Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Trong những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản đang dần khẳng định được lợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước phục vụ cho quá trình tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt đựợc những thành quả như mong đợi thì cần thiết phải có một sự nhìn nhận đúng đắn từ phía thực tiễn, phân tích thực tiễn đó để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam” để nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề môn học của mình. 1. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước trong năm vừa qua. Xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong các năm tiếp theo. 2. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu. - Thực trạng của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản năm 2011 vừa qua. - Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường các nước. 3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong các năm kế tiếp. Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu được thu thập vào năm 2011 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng một số phương pháp sau đây: • Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu. • Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về môn Quản trị Xuất Nhập Khẩu Chương 2: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất Nhập Khẩu

docx55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC Môn: Quản Trị Xuất Nhập Khẩu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM GVHD: PGS.TS NGUYỄN MINH TUẤN SVTH: PHAN THỊ THU THẢO MSSV: 08102291 TPHCM, ngày 5 tháng 2 năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN LỜI CẢM ƠN ((( Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam”, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, các Thầy Cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh và đặc biệt là từ phía PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn – Giảng Viên trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này và Th.s Nguyễn Thành Long – người trực tiếp giảng dạy bộ môn Quản trị Xuất Nhập khẩu, đã trang bị cho em những bài học quý báu làm nền móng cho nghiên cứu sâu hơn sau này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến BGH nhà trường, Quý Thầy Cô Giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Xin gửi đến Quý Thầy Cô Giáo và toàn bộ CBNV nhà trường, lời chúc sức khoẻ dồi dào và gặt hái được nhiều thành công. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ! MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 1 1.1. Những kiến thức cơ bản về Xuất Nhập Khẩu 1 1.1.1. Một số khái niệm 1 1.1.2. Vai trò của hoạt động Xuất Nhập Khẩu 1 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu 3 1.2. Giới thiệu chung về Incoterms 5 1.3. Các phương thức thanh toán chủ yếu 6 1.4. Tổ chức và thực hiện hợp đồng ngoại thương 7 1.4.1. Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu 7 1.4.2. Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh Xuất Nhập Khẩu………. 8 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 10 2.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 10 2.1.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 10 2.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 11 2.1.3. Về thị trường xuất khẩu 16 2.2. Nhận xét 17 2.2.1. Thuận lợi 17 2.2.2. Khó khăn 19 2.3. Giải pháp 23 2.3.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 23 2.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản 27 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 32 3.1. Đánh giá về môn học Quản Trị Xuất Nhập Khẩu 32 3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng dạy 32 3.1.2. Cơ sở vật chất 32 3.1.3. Tính hữu ích và thiết thực của môn học 32 3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu 33 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt  Nội dung chữ viết tắt bằng tiếng việt   1. EU 2. UAE 3. ASEAN 4. VASEP 5.USD 6.WTO  Liên minh Châu Âu Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất Đông Nam Á Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Đơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ Tổ chức thương mại thế giới   PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản đang dần khẳng định được lợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước phục vụ cho quá trình tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt đựợc những thành quả như mong đợi thì cần thiết phải có một sự nhìn nhận đúng đắn từ phía thực tiễn, phân tích thực tiễn đó để từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam” để nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề môn học của mình. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước trong năm vừa qua. Xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong các năm tiếp theo. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu. - Thực trạng của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản năm 2011 vừa qua. - Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường các nước. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong các năm kế tiếp. Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu được thu thập vào năm 2011 Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng một số phương pháp sau đây: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh… để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về môn Quản trị Xuất Nhập Khẩu Chương 2: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất Nhập Khẩu Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU Những kiến thức cơ bản về Xuất Nhập Khẩu Một số khái niệm Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Ngoại thương (hay còn gọi là thương mại quốc tế) là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu và các hoạt động gia công với nước ngoài. Ngoại thương giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về mặt vật chất và tài chính, các quan hệ diễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực khoa học – công nghệ có liên quan đến tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất, giữa các quốc gia với nhau và giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế. Vai trò của hoạt động Xuất Nhập Khẩu Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào có thể tự sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết cho mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia phải thông qua trao đổi, mua bán với các quốc gia nhằm thoả mản nhu cầu của mình. Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng vào sự phát triển hay suy thoái, lạc hậu của quốc gia so với thế giới. Ích lợi của hoạt động xuất khẩu được thể hiện như sau: Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất và sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà mình không có lợi thế. Xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguôn lực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên. Bên cạnh đó xuất khẩu góp phần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng, chủ yếu để quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất. Ở các nước kém phát triển vật ngăn cản chính đối với nền kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn trong quá trình phát triển. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cở sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trả nợ. Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Xuất khẩu có ích lợi kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất. Để có thể đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới về qui cách phẩm chất sản phẩm thì một sản phẩm sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, xuất khẩu còn đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải luồng đổi mới công hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Đối với doanh nghiệp: Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing…, cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu Sự cạnh tranh: Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu cầu tạo ra giá trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu thực sự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì nhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả. Khi đó, vấn đề định giá chỉ còn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường đó. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu có một số quyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù hợp với những phân khúc thị trường đã được chọn lựa trước, và thông thường họ có quyền định giá sản phẩm xuất khẩu ở mức cao hơn so với giá thị trường trong nước. Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp: Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật pháp nước ngoài sở tại về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, luật chống bán phá giá, kể cả chính sách tiền tệ. Thuế quan Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách. Hạn ngạch Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu… Trợ cấp xuất khẩu Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho gia thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối. Giới thiệu chung về Incoterms Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Khi được chọn, tạo thành một điều khoản của hợp đồng mua bán quy định về vấn đề chuyên chở hàng hóa và thông quan xuất nhập khẩu. Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterms, và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP. 11 điều kiện Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt: Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW: Giao tại xưởng FCA: Giao cho người chuyên chở CPT: Cước phí trả tới CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới DAT: Giao tại bến DAP: Giao tại nơi đến DDP: Giao hàng đã nộp thuế Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: FAS: Giao dọc mạn tàu FOB: Giao lên tàu CFR: Tiền hàng và cước phí CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển. Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển. Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. Các phương thức thanh toán chủ yếu Trả tiền mặt (In Cash): Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua. Phương thức ghi sổ (Open Account): Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định người mua sẽ trả tiền cho người bán. Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade) Nghiệp vụ Barter: là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử dụng tiền trong thanh toán. Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu, nhưng có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán. Nghiệp vụ Buy – Back: là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn. Trong đó, một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại sản phẩm do bên kia sử dụng máy móc đó làm ra. Phương thức nhờ thu (Collection) Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD) Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán. Phương thức tín dụng chứng từ (Ducumentary Credits) Là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Tổ chức và thực hiện hợp đồng ngoại thương Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu Đối với hợp đồng xuất khẩu: Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu Làm thủ tục hải quan Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu Lập bộ chứng từ thanh toán Khiếu nại Thanh lý hợp đồng Đối với hợp đồng nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Nhận hàng Kiểm tra hàng nhập khẩu Khiếu nại Thanh toán Thanh lý hợp đồng Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người mua đòi người bán phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,… Vận đơn đường biển Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Chứng từ bảo hiểm Là chứng từ do người/tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, ngằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate Of Quality) Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate Of Quantity/ Weight) Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin) Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc,… Phiếu đóng gói (Packing List) Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng và toàn bộ lô hàng được giao. Chương
Luận văn liên quan