Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt với chiến tranh. Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta phải gánh chịu và khắc phục. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là vô cùng to lớn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những con người của thời chiến, những người đã trực tiếp tham gia và cả những người đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Điều đó đã tạo ra không ít thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Những người đang sống trong thời bình như chúng ta hiện nay, không thể không thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những người lính đã trực tiếp ra chiến trường và những người giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh để lại. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy, mỗi người trong chúng ta có một lúc nào đó trong cuộc sống đã tự hỏi: Chúng ta phải làm gì để bù đắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công cách mạng – những người mà sức khỏe và điều kiện sống của họ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn? Chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những chính sách cho người có công cách mạng như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp. đã được ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công cách mạng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta vẫn thiếu các nguồn lực để có thể thực hiện một cách tốt nhất công việc này. Việt Nam là một nước nghèo. Thêm vào đó, những năm qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, của thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên nên điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước càng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng vẫn chưa có điều kiện quan tâm, đầu tư đúng mức. Như chúng ta đã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đối với những người có công CM, nhất là những thương, bệnh binh vấn đề này càng cấp thiết và cần quan tâm nhiều hơn hết. Tại Hội thảo Công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người có công, được Cục người có công (Bộ Lao động-TBXH) tổ chức ngày 15/4/2010, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã khẳng định “Công tác điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, được xem như là một yêu cầu bức thiết vì rất nhiều đối tượng người có công đã bày tỏ nguyện vọng và mong muốn được đi thăm quan, nghỉ ngơi điều dưỡng sức khoẻ dù chỉ là một lần”. Trên thực tế, nhu cầu được điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe của người có công CM tại các cơ sở chăm sóc người có công là rất cao nhưng số lượng được đi điều dưỡng hàng năm rất ít, còn lại đa số điều dưỡng tại nhà. Tình trạng này cũng là phổ biến tại Huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đây là một huyện thuộc căn cứ cách mạng cũ nên số người có công cách mạng khá đông (2459 người trong đó thương, bệnh binh là 1567 người, chiếm phần đông là 3 xã Ân nghĩa:79 người, Ân Tường Tây: 75 người, Ân Tường Đông là: 75 người) [12]. Trong những năm vừa qua, mỗi năm chỉ có khoảng 60 người được đưa đi điều dưỡng tại Trung tâm chăm sóc người có công CM tại thành phố Quy Nhơn. Để giải quyết vấn đề bất cập này, Sở LĐTB và XH tỉnh Bình Định đã ra công văn số 225/LĐTBXH – NCC ngày 14/02/2011, nêu rõ “Đối với các đối tượng thuộc diện điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải căn cứ danh sách các năm trước để rà soát, đối chiếu, tránh trùng lặp, nếu địa phương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định”. Mặc dù vậy, công văn này cũng có mặt chưa thỏa đáng và gây lúng túng cho nhiều địa phương trong quá trình thực hiện bởi ở một số địa phương đối tượng đủ 5 năm thì thiếu chỉ tiêu, trong khi đó nhiều đối tượng chưa đủ 5 năm lại có nguyện vọng được đi điều dưỡng tiếp. Những nhu cầu, nguyện vọng của người có công cách mạng về chăm sóc sức khỏe nếu không được giải quyết tốt, trước hết sẽ trực tiếp tác động xấu đến sức khỏe và cuộc sống của những người có công cách mạng, sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của gia đình họ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Huyện và của đất nước nói chung. Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích và từ thực tế bất cập giữa nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, nhất là tại một huyện miền núi còn vô vàn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống của người dân như Hoài Ân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng: Thực trạng và giải pháp (điển cứu tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)” làm khóa luận tốt nghiệp.

pdf74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan