1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một nước nông nghiệp trên 70% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp, vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nhằm sử dụng lực lượng lao động rất lớn trong nông nghiệp, phân công lại lực lượng lao động và tạo nguồn ban đầu cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Thế Giới, việc xuất khẩu của các quốc gia có vai trò rất quan trọng. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam ngày càng quan trọng và cần thiết bởi nước ta vẫn là nước đang phát triển, có hội nhập thì chúng ta mới phát triển được.
Với những điều kiện hết sức thuận lợi như nước ta hiện nay, việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản đang là một xu hướng tất yếu để góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sự phát triển của nền kinh tế, nhất là khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Trong bối cảnh thế giới đang suy thoái toàn cầu. Hiện nay thì Việt Nam phải có những hướng đi đúng đắn và có biện pháp thích hợp trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như thế nào.
Ý thức được điều này, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu”
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu nhằm
- Tình hình tăng hay giảm xuất nhập khẩu nông sản ở Việt Nam
- Những thành công và hạn chế
- Vị thế của nông sản Việt Nam trên thế giới
Nêu ra một số giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu như
- Dự báo xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2010- 2020
- Quan điểm phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2010-2020
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong năm 2007-2009
Một số mặt hàng nông sản chủ yếu như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu
4. Phương pháp sử dụng nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thay thế liên hoàn
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về suy thoái kinh tế toàn cầu và những ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản
- Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
- Chương III: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu.
70 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một nước nông nghiệp trên 70% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp, vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nhằm sử dụng lực lượng lao động rất lớn trong nông nghiệp, phân công lại lực lượng lao động và tạo nguồn ban đầu cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Thế Giới, việc xuất khẩu của các quốc gia có vai trò rất quan trọng. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam ngày càng quan trọng và cần thiết bởi nước ta vẫn là nước đang phát triển, có hội nhập thì chúng ta mới phát triển được.
Với những điều kiện hết sức thuận lợi như nước ta hiện nay, việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản đang là một xu hướng tất yếu để góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sự phát triển của nền kinh tế, nhất là khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Trong bối cảnh thế giới đang suy thoái toàn cầu. Hiện nay thì Việt Nam phải có những hướng đi đúng đắn và có biện pháp thích hợp trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như thế nào.
Ý thức được điều này, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu”
Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu nhằm
Tình hình tăng hay giảm xuất nhập khẩu nông sản ở Việt Nam
Những thành công và hạn chế
Vị thế của nông sản Việt Nam trên thế giới
Nêu ra một số giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu như
Dự báo xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2010- 2020
Quan điểm phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong năm 2007-2009
Một số mặt hàng nông sản chủ yếu như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu…
4. Phương pháp sử dụng nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp thay thế liên hoàn
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về suy thoái kinh tế toàn cầu và những ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Chương III: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
I. VÀI NÉT VẾ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
1. Lý luận chung về suy thoái kinh tế
1.1 Khái niệm:
Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được goi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp hay đổ vỡ kinh tế.
Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp để điều hòa kinh tế (học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuyếch đại chu kỳ kinh tế (lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra chu kỳ kinh tế (chủ nghĩa tiền tệ).
Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái kinh tế là:
Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dich vụ khó giảm nhưng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất cũng giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
1.2 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế:
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.
2. Thực trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới đã đẩy nền sản xuất bị sa sút nhanh chóng; vốn đầu tư cơ bản bị rút bớt; nạn thất nghiệp tràn lan, nguồn nhân lực bị xáo trộn, rối loạn; đời sống của những người lao động bị xuống cấp; số công ty, hãng, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị phá sản ngày càng nhiều; thị giá cổ phần sụt xuống; lạm phát tăng lên; thị trường chứng khoán rơi tự do, không ít thị trường chứng khoán mất tới 50% giá trị; nguồn dự trữ của nhà nước bị cạn kiệt vì phải bơm tiền vào thị trường; đồng tiền của nhiều quốc gia bị mất giá, phải cầu cứu IMF; bất động sản bị chao đảo; những biến động kinh tế liên tục diễn ra tại nhiều nước, đẩy nền kinh tế của nhiều nước rơi vào suy thoái. Mỹ, Anh, Nhật, Đức,... đều phải gánh chịu hậu quả.
Dư luận Đức hiện nay đang nóng lòng vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động khá mạnh đến hệ thống ngân hàng, trong đó, Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức tuyên bố quý 4-2008, đã lỗ 4,8 tỷ euro. Royal Bank của Xcốtlen, là một trong 5 ngân hàng lớn nhất thế giới, đã chịu mức thua lỗ 39 tỷ USD lớn nhất trong lịch sử Anh quốc. Nhiều ngân hàng nước ngoài do cần tiền đã bán bớt cổ phần cho các ngân hàng Trung Quốc. Tổng giá trị tài chính toàn cầu giảm 50 nghìn tỷ USD. Trị giá tài sản "tài chính" của châu á đã bị mất đi 9.600 tỷ USD, một khoản tiền cao hơn một năm GDP của toàn châu á. Đồng tiền Hàn Quốc giảm 35% giá trị so với mức bình quân của năm 2006-2007.
Các ngân hàng liên tục bị phá sản. Đến nay, thế giới mất gần 400 tỷ phú USD, từ 1.125 người của năm 2008, đến đầu năm 2009 chỉ còn 793 người. Với 332 người bị loại ra khỏi làng tỷ phú (trong đó có 18 người chết) đã làm cho danh sách các nhà tỷ phú vơi đi tới 30%. Đây là lần đầu tiên, số lượng các nhà tỷ phú lừng danh trên thế giới bị giảm nhanh. Tổng tài sản của các nhà tỷ phú cũng giảm tới 2 nghìn tỷ USD. Điều này, tác động mạnh tới mọi lĩnh vực kinh doanh, từ cổ phiếu, thị trường nguyên liệu, bất động sản, nhà đất, công nghệ, tín dụng đóng băng, sức mua yếu. Có người cho rằng, sự phá sản của các nhà tỷ phú là sự mở đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này.
Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, thế giới đã xảy ra 13 cuộc khủng hoảng (crisis) kinh tế - tài chính lớn vào các năm 1892-1893, 1902-1903, 1916-1921, 1929-1933 (nặng nhất), 1944-1947, 1955-1956, 1961-1962, 1973-1975, 1980-1982, 1990-1992, 1997- 1998, 2000-2001. Cuộc khủng hoảng lần này phát sinh từ cuối năm 2007 và đang còn có những diễn biến hết sức phức tạp.
Đặc điểm của cuộc khủng hoảng lần này là bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính và nó đánh vào tất cả các nước với mức độ cao, thấp khác nhau. Những nước rất ổn định về kinh tế - xã hội như Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan,..., sự khủng hoảng nhẹ hơn so với các nước khác. Nặng nhất vẫn là những nước phát triển, trong đó phải kể đến Mỹ, Anh, Đức, kế đó là những nước đang phát triển. Nền kinh tế Anh tăng trưởng -1,3%, Đức - 0,8%, Mỹ- 0,7%, Tây Ban Nha - 0,7%,...
Theo Ngân hàng thế giới (WB), có tới 94/116 nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế. Những nước này đang phải đương đầu với sự sụt giảm nghiêm trọng của kim ngạch xuất khẩu; giá nguyên liệu sa sút; đầu tư nước ngoài đi xuống và tín dụng bị hao hụt. Khoảng 46 triệu người bị đẩy vào cảnh nghèo đói trong năm 2009 bởi mất việc làm. WB dự đoán sẽ có 53 triệu người tái nghèo, làm tăng vọt con số 155 triệu người hiện nay đang sống với thu nhập ít hơn 2 USD/ ngày. 2,8 triệu trẻ em sẽ bị chết trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, vì suy dinh dưỡng và thiếu thuốc men cứu chữa. Tỷ lệ tử vong đối với trẻ sơ sinh tăng do khủng hoảng kinh tế - tài chính. Một số nước ở châu Âu, như Ba Lan, Hunggari, Czech đang chịu tác động nghiêm trọng do kim ngạch xuất khẩu sang Tây Âu sụt giảm và tình trạng thắt chặt tín dụng tại các ngân hàng lớn của châu Âu sau khi các ngân hàng đó bị thua lỗ nghiêm trọng. Các nước Đông Á và Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng từ sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, trong đó, nhu cầu thương mại từ Mỹ giảm mạnh.
Tình hình kinh tế thế giới theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) và bình luận của các nhà khoa học kinh tế thế giới, thì năm 2009, sản lượng công nghiệp thế giới sẽ thấp hơn tới 15% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi giá trị thương mại sẽ giảm mạnh nhất trong vòng 80 năm trở lại đây. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này sẽ gây thiệt hại cho cả nước giàu lẫn nước nghèo, trong đó, các nước đang phát triển có thể đối mặt với các khoản thâm hụt tài chính lên tới 700 tỷ USD. Giá trị thương mại tại khu vực Đông Á sẽ suy giảm mạnh nhất, vì đây là khu vực có nhiều nước xuất khẩu lớn.
3. Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu vào Việt Nam
Kinh tế thế giới bước sang 2009 với nhiều lo âu và thấp thỏm. Đầu tầu kinh tế toàn cầu sau khi lên dốc không thành vào quý III/2008, đã trượt dốc không phanh. Các kế hoạch cứu trợ khẩn cấp liên tiếp được đưa ra, mà riêng ở Hoa Kỳ đã lên tới hơn 2.000 tỷ USD, nhưng không làm sao ngăn được sự bốc hơi của lượng tài sản tài chính (bao gồm cả bất động sản đã tiền tệ hóa) lên tới hơn 30.000 tỷ USD.
Toàn thế giới đã rung động. Sốt lạm phát. Giá hàng hóa vật tư sản xuất tăng cao. Giá dầu ngự trị trên 149 USD, và đã từng được tiên đoán có thể vượt 200 USD. Rồi co rút tín dụng và mất thanh khoản dòng vốn toàn cầu. Giá dầu tụt xuống ngưỡng 40 USD chẳng bao lâu sau cái đỉnh suýt 150 kia.
Đối với Việt Nam, khó khăn về nguốn vốn và tín dụng quốc tế chưa qua đi. Thu hút vốn FDI trong năm 2009 sẽ gặp nhiều khó khăn. Qui mô vốn cam kết mới khó lòng vượt qua con số kỷ lục của 2008. Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và tăng cường giải ngân các dự án đã có cam kết vốn trong những năm trước là lựa chọn hợp lý so với nỗ lực thu hút thêm các cam kết đầu tư mới. WB dự báo dòng vốn tư nhân chảy sang các nước đang phát triển sẽ giảm mạnh từ 1.000 tỷ USD (2007) xuống còn 530 tỷ USD trong năm 2009.
Bên cạnh đó, giá các tài sản tài chính tại Việt Nam đang ở mức rất thấp. Có thể coi đây là thời điểm thuận lợi cho khoản 10 tỷ USD- đang nằm tại các quỹ đầu tư, giải ngân vào Việt Nam. Lượng vốn FPI này gần tương đương với vốn FDI đã thực hiện trong năm 2008. Ưu thế của dòng vốn này là có khả năng nhân lên trong thời gian ngắn và tiếp tục vận động trong nền kinh tế Việt Nam cho tới hết thời gian hoạt động của quỹ, thường từ 7 đến 10 năm. Khả năng xuất hiện tình trạng rút vốn hàng loạt (capital flight) như từng xảy với nhiều quốc gia Đông Á trong khủng hoảng 1997 hầu như không có với Việt Nam. Lý do căn bản là vì TTCKVN đã qua rất lâu thời kỳ đỉnh cao. Muốn khai thác hiệu quả dòng vốn FPI, cùng với hỗ trợ chính sách từ Chính phủ, tự thân các doanh nghiệp cần làm tốt công tác truyền thông tài chính, đẩy mạnh và phát triển thương hiệu.
Tạo đủ công ăn việc làm cũng là một thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm 2009. Khu vực doanh nghiệp, đặc biệt khối tư nhân, còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thu hẹp qui mô và giãn sản xuất, đồng nghĩa với cắt giảm nhân công hoặc sử dụng không hết thời gian làm việc, là những giải pháp phổ biến tại nhiều đơn vị sản xuất thời gian qua. Ngay trong khu vực vốn tạo nên cơn sốt nhân lực trong năm 2006-2007 là tài chính, ngân hàng, và chứng khoán cũng hình thành xu thế cắt giảm mạnh. Giá cổ phiếu xuống thấp cộng với qui mô giao dịch giảm mạnh đẩy không ít công ty chứng khoán lâm vào cảnh thua lỗ và hoạt động cầm chừng.
Mặt bằng lãi suất đã được điều chỉnh giảm dần suốt sáu tháng cuối năm 2008 nhưng trên thị trường tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa tìm được tiếng nói thống nhất. Quá trình tự điều chỉnh sẽ dẫn tới điểm chung. Vấn đề của hệ thống ngân hàng là sàng lọc tốt và lựa chọn các dự án thực sự có chất lượng, chỉ cần được tiếp đủ vốn là sẽ đạt tới qui mô sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong thời gian TTCKVN tăng trưởng đầy hào hứng kể từ giữa 2006 đến hết 2007, nhiều dự án đầu tư mở rộng hoặc phát triển mới đã được triển khai mà không có các đánh giá đầy đủ và cẩn trọng về mức độ khả thi thương mại. Đa phần các ngân hàng hiện này đều có qui trình tín dụng với nhiều thủ tục nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao cho các khoản vay. Tuy nhiên, phần cơ bản nhất là đánh giá tín nhiệm để phân cấp tín dụng, làm căn cứ xác định lãi suất và hạn mức cho từng khách hàng hay nhóm khách hàng thì vẫn chưa hoàn chỉnh.
Tỷ giá USD/VND diễn biến phức tạp và khó lường, tâm lý găm giữ ngoại tệ của các tổ chức và doanh nghiệp khiến cho cung cầu USD trở nên căng thăng.
Do suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng trong năm 2009 giảm mạnh. Từ đó, có thể nhận định nhiều khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam đang ở phía trước. Mặc dù giá nhập khẩu cũng có xu thế giảm nhưng muốn đảm bảo nhập siêu ở mức an toàn, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu và cổ vũ thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng và đầu tư.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
Đối với các yếu tố cung
Trong thập niên từ 1997-2007, nền kinh tế Việt nam khởi sắc cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối năm 1998 và hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết năm 2000. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng kể từ các thời điểm quan trọng đó. Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế đã đưa Việt Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ. Cuôc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, châu Á. Việt Nam, cho dù có trễ hơn so với các quốc gia khác, cũng bị ảnh hưởng do độ mở khá lớn của nền kinh tế.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường.
Một thách thức khác của thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá.
Đối với các yếu tố cầu
Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó, làm giảm tăng trưởng của Việt Nam. Năm 1997, thế giới cũng đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xuất phát từ Thái Lan nhưng nền kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng nặng nề do mức độ hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam lúc đó còn khiêm tốn và chưa chính thức gia nhập thị trường vốn toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2008, với độ mở lớn của nền kinh tế sau 10 năm gia nhập APEC và 2 năm gia nhập WTO, mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế Việt nam chắc chắn sẽ bị tác động nhiều hơn cho dù mức độ tác động ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từng ngành hàng, từng lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như lĩnh vực nông sản, thị trường nông sản cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong năm 2008 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm.
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU
Thái Lan
Thái Lan là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Nhưng cũng không tránh khỏi tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, Thái Lan cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ, cụ thể là giá gạo xuất khẩu năm 2009 cũng bị giảm mạnh.
Theo Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2009 chỉ còn 530 – 540 USD/tấn, giảm mạnh so với mức 1.080 USD/tấn hồi tháng 4 năm 2008.
Xuất khẩu gạo của nước này năm 2009 có thể đạt từ 8,5 – 9,5 triệu tấn. Tháng 1 năm 2009, xuất khẩu gạo của Thái là 628.792 tấn gạo, đạt 331 triệu USD, giảm mạnh so với 1,02 triệu tấn, tương đương 421 triệu USD hồi cùng kỳ năm 2008. Theo bà Apiradi Tantraporn, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương cho biết, xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2008 là một hiện tượng lạ khi những nỗi lo về thiếu hụt gạo đã khiến cho các nhà nhập khẩu nhập nhiều gạo để tích trữ. Thêm vào đó, vài nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ và Việt Nam đã áp dụng những biện pháp hạn chế hoặc cấm xuất khẩu, điều này đã tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu gạo của Thái. Do đó, xuất khẩu gạo của Thái năm 2008 đạt 10,02 triệu tấn, tăng mạnh so với 9,5 triệu tấn năm 2007. Tuy nhiên, năm 2009 với tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng đã khiến thị trường gạo trên thế giới thắt chặt hơn, hợp đồng mua bán gạo giảm mạnh. Thái Lan có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi chính phủ Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo năm 2008 do lo sợ về tình trạng thiếu hụt gạo tại thị trường trong nước.
Ấn Độ
Xuất khẩu chè của Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm 2009 giảm 24% do sản lượng nội địa giảm, nhu cầu nội địa ổn định và tinh trạng suy giảm kinh tế thế giới tác động đối với hoạt động xuất khẩu.
Số lương xuất khẩu chè của Ấn Độ tháng 1 đến tháng 3 chỉ đạt 38.900 tấn so với 50.940 tấn so với cùng kỳ năm 2008. Một lý do chính đáng là không đủ ngu