Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội phát triển giao lưu với các nền kinh tế nhưng cũng là sự thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Một mặt nước ta phải khai thác những cơ hội mà nền kinh tế thế giới đem lại, một mặt phải thích ứng với nền kinh tế này. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngành hàng không là ngành kinh tế kỹ thuật kỹ thuật, du lịch, dịch vụ quan trọng, đồng thời là ngành kinh tế đối ngoại quan trọng của đất nước. Góp phần đưa nền kinh tế hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Muốn ngành hàng không phát triển thì kéo theo nguồn nguyên liệu cũng phải hoạt động một cách thường xuyên và liên tục. Trong những năm qua cùng với sự chuyển mình của đất nước, Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam là một đơn vị kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ quan trọng là cung ứng nhiên liệu cho ngành hàng không, Công ty là một đơn vị của Tổng công ty hàng không Việt Nam. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành hàng không nói riêng, Công ty đã phải liên tục đầu tư phát triển để đạt được doanh thu cũng như đưa ngành hàng không phát triển liên tục phục vụ đất nước.
Qua quá trình thực tập tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam, nhận thấy hoạt động đầu tư hiện nay tại các doanh nghiệp rất quan trọng. Vì vậy, mà em đã chọn đề tài cho chuyên đề của mình là “Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam”.
72 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2850 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 7
1.1. Giới thiệu chung về công ty xăng dầu hàng không Việt nam 7
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 7
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 8
1.1.2.1. Chức năng 8
1.1.2.2. Nhiệm vụ 8
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 8
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất của công ty 12
1.1.5. Hoạt động kinh doanh của công ty 15
1.1.5.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu 15
1.1.5.2. Mặt hàng kinh doanh và đặc điểm của các mặt hàng kinh doanh 15
1.1.5.3. Nguồn cung ứng hàng hoá của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 16
1.1.6. Cơ chế chính sách quản lý của công ty 17
1.1.7. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sự nghiệp phát triển hiện nay của Công ty 18
1.1.8. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 21
1.2. Tình hình đầu tư phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam trong những năm vừa qua 24
1.2.1.Tổng quan về hoạt động đầu tư của công ty 24
1.2.2.Hoạt động đầu của công ty xét theo nội dung 26
1.2.2.1. Thực trạng đầu tư tài sản hữu hình (trang thiệt bị công nghệ) của công ty 26
1.2.2.2. Thực trạng đầu tư tài sản vô hình của công ty 29
1.2.2.3 Thực trạng đầu tư về nguồn nhân lực 30
1.2.3.Hoạt động đầu tư tại công ty xét theo chu kỳ dự án 30
1.2.3.1.Tình hình đầu tư năm 2002 của công ty: 31
1.2.3.2 Tình hình đầu tư năm 2003 của công ty : 33
1.2.3.3. Tình hình đầu tư năm 2004 của công ty: 35
1.2.3.4. Tình hình đầu tư năm 2005 của công ty: 37
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong những năm vừa qua 39
1.3.1. Những thành tích đạt được trong hoạt động đầu tư phát triển 39
1.3.1.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 39
1.3.2. Những thách thức, khó khăn, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty 41
1.3.2.1. Những thách thức trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty 41
1.3.2.2. Những khó khăn, hạn chế trong hoạt đông đầu tư phát triển của công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 43
CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 45
2.1. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 45
2.1.1. Dự báo thị trường kinh tế xã hội. 45
2.1.1.1. Môi trường kinh tế trong nước 45
2.1.1.2. Môi trường kinh tế xã hội thế giới và khu vực 45
2.1.2. Dự báo thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam 46
2.1.2.1. Nhóm các công ty kinh doanh xăng dầu của Việt Nam 46
2.1.2.2. Nhóm các tập đoàn dầu khí nước ngoài 47
2.1.3. Dự báo thị trường nhiên liệu 48
2.1.3.1. Tình hình tiêu thụ xăng dầu trong cả nước và dự báo 48
2.2. Mục tiêu phát triển của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 53
2.2.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 53
2.3. Các giải pháp cho đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 55
2.3.1. Nhóm giải pháp 1: Giải pháp về huy động nguồn vốn đầu tư 55
2.3.2. Nhóm giải pháp 2: Giải pháp nâng cao hoạt động đầu tư 59
2.3.3. Nhóm giải pháp khác 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
* SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 12
Sơ đồ 1.2: Vận chuyển xăng dầu của công ty xăng dầu hàng không 14
* BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tình hình vốn đầu tư của Công ty trong 5 năm 25
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị 29
* BẢNG SỐ LIỆU
Bảng số liệu 1.1: Kết quả về sản lượng nhiên liệu bay 22
Bảng số liệu 1.2: Vốn chủ sở hữu qua các năm gần đây của VINAPCO 24
Bảng 1.3. Tình hình vốn đầu tư của công ty 24
Bảng 1.4:Tình hình mua sắm trang thiết bị của công ty trong những năm qua 28
Bảng1.5: Tình hình đầu tư năm 2002 của c ông ty 31
Bảng1.6: Tình hình đầu tư năm 2003 của công ty 33
Bảng 1.7: Tình hình đầu tư năm 2004 của công ty 35
Bảng1.8: Tình hình đầu tư năm 2005 của công ty 37
Bảng số liệu 1.9: Báo Cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ( Đơn vị:triệu đồng) 40
Bảng số liệu 2.1: Thị phần xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước 46
Bảng số liệu 2.2: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước giai đoạn 1996-2000 49
Bảng số liệu 2.4: Mức tăng trưởng GDP của cả nước giai đoạn 1996-2000 50
Bảngsố liệu 2.5: Mức tăng trưởng GDP của cả nước giai đoạn 2002-2006 50
Bảng số liệu 2.6: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước giai đoạn 2007- 2010 52
Bảngsố liệu 2.7: Phương án tiêu thụ nhiên liệu của VINAPCO 53
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội phát triển giao lưu với các nền kinh tế nhưng cũng là sự thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Một mặt nước ta phải khai thác những cơ hội mà nền kinh tế thế giới đem lại, một mặt phải thích ứng với nền kinh tế này. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngành hàng không là ngành kinh tế kỹ thuật kỹ thuật, du lịch, dịch vụ quan trọng, đồng thời là ngành kinh tế đối ngoại quan trọng của đất nước. Góp phần đưa nền kinh tế hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Muốn ngành hàng không phát triển thì kéo theo nguồn nguyên liệu cũng phải hoạt động một cách thường xuyên và liên tục. Trong những năm qua cùng với sự chuyển mình của đất nước, Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam là một đơn vị kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ quan trọng là cung ứng nhiên liệu cho ngành hàng không, Công ty là một đơn vị của Tổng công ty hàng không Việt Nam. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành hàng không nói riêng, Công ty đã phải liên tục đầu tư phát triển để đạt được doanh thu cũng như đưa ngành hàng không phát triển liên tục phục vụ đất nước.
Qua quá trình thực tập tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam, nhận thấy hoạt động đầu tư hiện nay tại các doanh nghiệp rất quan trọng. Vì vậy, mà em đã chọn đề tài cho chuyên đề của mình là “Thực trạng và giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam”. Chuyên đề bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam.
Chương 2: Định hướng và giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam.
Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em không thể tránh được những sai sót nhất định. Em rất mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Hà và các anh chị trong toàn Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu chung về công ty xăng dầu hàng không Việt nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty xăng dầu hàng không Việt Nam
Công ty Xăng Dầu Hàng không (VINAPCO) được thành lập theo quyết định số 847/ QĐ-TCCBLĐ ngày 09/06/1994 của bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.
Khi thành lập VINAPCO có 4 đơn vị thành viên gồm:
- Xí nghiệp Xăng Dầu Hàng không Miền Bắc có chức năng tra nạp nhiên liệu hàng không tại các sân bay ở Miền Bắc.
- Xí nghiệp Xăng Dầu hàng không miền Nam có chức năng tra nạp nhiên liệu hàng không tại các sân bay ở miền Nam.
- Xí nghiệp Xăng Dầu Hàng không Miền Trung có chức năng tra nạp nhiên liệu hàng không tại các sân bay và kinh doanh nhiên liệu thông dụng ở khu vực Miền Trung.
- Xí nghiệp dịch vụ vận tải, vật tư kỹ thuật xăng dầu hàng không có chức năng vận tải xăng dầu phục vụ cho công tác kinh doanh nhiên liệu.
Tháng 06/1996 VINAPCO thành lập chi nhánh kinh doanh bán lẻ xăng dầu (Miền Bắc) và đến năm 2000 đổi tên là Xí nghiệp Thương Mại Dầu Khí Hàng không Miền Bắc với chức năng, nhiệm vụ kinh doanh nhiên liệu ngoài sân bay tại phía bắc.
Tháng 06/1997, VINAPCO thành lập chi nhánh kinh doanh bán lẻ xăng dầu (Miền Nam) và đến năm 2000 đổi tên là Xí Nghiệp Thương Mại Dầu Khí hàng không miền Nam với chức năng, nhiệm vụ kinh doanh nhiên liệu ngoài sân bay tại khu vực phía nam.
Tháng 01/1998, VINAPCO chính thức thành lập văn phòng đại diện tại cộng hoà SINGAPORE. Cũng trong năm 1998, VINAPCO thành lập văn phòng đại diện tại Cần Thơ, đến năm 2000 thành lập chi nhánh tại Nghệ An.
Như vậy, cho đến nay VINAPCO có 5 đơn vị kinh doanh xăng dầu, một đơn vị dịch vụ vận chuyển nhiên liệu, một chi nhánh tại Nghệ An, một văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh (văn phòng II), một văn phòng đại diện tại Cần Thơ và một văn phòng đại diện tại SINGAPORE.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.1.2.1. Chức năng
Công ty xăng dầu hàng không có chức năng chủ yếu là cung ứng nhiên liệu JET-A1 cho máy bay trong nước và Quốc tế hạ cánh và cất cánh tại các sân bay của Việt Nam, đồng thời kinh doanh buôn bán, bán lẻ các loại xăng dầu mỡ mặt đất như xăng ô tô, dầu diesel và các loại nhiên liệu khác tại thị trường trong nước.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện xuất, nhập khẩu xăng dầu và vận tải xăng, dầu mỡ, dung dịch đặc chủng hàng không, các loại xăng dầu mặt đất khác và phụ tùng thiết bị trong ngành xăng dầu.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
* Ban giám đốc công ty:
- Chức năng: Giám đốc Công ty được Tổng Giám đốc Công ty hàng khôngViệt Nam đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám độc Công ty hàng khôngViệt Nam thực hiện các chức năng nhập khẩu xăng dầu hàng không và kinh doanh các mặt hàng dân dụng khác.
- Nhiệm vụ:
+ Duy trì thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước, các Bộ, các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu.
+ Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, duy trì hoạt động theo điều lệ của Công ty được Tổng Giám đốc Công ty hàng khôngViệt Nam phê duyệt và theo quy định hoạt động của Nhà nước - bảo toàn phát triển vốn.
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của toàn Công ty, lập chương trình, kế hoạch và nâng cao đời sống bằng giá trị vật chất tăng trưởng.
+ Thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động mọi mặt của Công ty lên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty hàng không Việt Nam.
+ Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về công tác bảo mật Công ty, ngành và Quốc gia.
* Phòng Tài chính kế toán:
Phòng tài chính kế toán đảm bảo vừa là một phòng hoạt động chức năng vừa là phòng đảm bảo là phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đúng luật pháp và hiệu quả với các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện công việc quản lý tài chính chung cho toàn Công ty như tình hình về tài sản, chi phí, thuế, lương, thanh toán...
- Lập kế hoạch tài chính (ngắn, trung, dài hạn):
+ Kế hoạch về bảo toàn và phát triển vốn được giao.
+ Kế hoạch góp vốn, huy động vốn, quản lý vốn doanh nghiệp.
+ Kế hoạch về thu, chi, trang bị, mua sắm, khấu hao.
+ Kế hoạch về lập quả, trích quỹ.
+ Kế hoạch về thực hiện thuế và các hình thức thu nộp.
- Tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh cho toàn Công ty qua theo dõi, quản lý hợp đồng về tài chính theo các công việc sau:
+ Tổng hợp, theo dõi, quản lý trị giá các hợp đồng.
+ Theo dõi và tiến hành công tác thanh toán các hợp đồng (thực hiện các điều khoản liên quan đến công tác thanh toán hợp đồng: Mở L/C, điện chuyển tiền, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng để làm cơ sở cho việc thanh toán).
- Chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán tài chính trong từng thời kỳ.
* Phòng tổ chức cán bộ:
Lo nhiệm vụ căn cứ vào tình trạng hoạt động của Công ty qua các năm các thời kỳ để phân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu cuảt khách hàng, lên kế hoạch hoạt động của Công ty trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ:
- Quản lý hành chính chung cho toàn Công ty bao gồm: Quản lý nhân sự trong Công ty, quản lý tài sản cố định của Công ty, quản lý công văn.
- Quản lý việc giao nhận hàng, quản lý kho và đội xe.
- Quản lý chung các hợp đồng: Chuẩn bị ký kết hợp đồng của các phòng nghiệp vụ, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng.
- Tổng hợp các báo cáo của các phòng ban cho Giám đốc báo cáo lên cấp quản lý bao gồm:
+ Báo cáo tình hình nhập khẩu (tháng, quý, năm) cho Bộ Thương mại.
+ Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty lên cấp quản lý (Tổng Công ty hàng khôngViệt Nam)
+ Báo cáo thường ký cho Ban giám đốc (tuần).
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm đối tác nhập khẩu xăng dầu và vật tư thiết bị của ngành. Phối hợp điều hành sản xuất, kinh doanh với các xí nghiệp.
* Phòng kế hoạch đầu tư:
Lập kế hoạch chiến lược đầu tư chung trong toàn Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch trang thiết bị mới của Công ty.
* Phòng kỹ thuật - công nghệ:
Đảm bảo công tác chất lượng xăng dầu, chất lượng trang thiết bị kỹ thuật cho hệ thống sản xuất, kinh doanh của Công ty.
* Phòng thống kê - tin học:
Đảm bảo công tác thống kê, xử lý số liệu, quản lý và điều hành hệ thống tin học trong công ty.
* Các xí nghiệp xăng dầu hàng không miền (Bắc, Trung, Nam), xí nghiệp vật tư kỹ thuật xăng dầu hàng không, xí nghiệp thương mại dầu khí miền Bắc, miền Nam.
Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp này là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty xăng dầu
hàng không Việt Nam
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất của công ty
- Ngành nghề kinh doanh: Xăng dầu hàng không, xăng dầu mặt đất và các sản phẩm dầu khí.
- Sản phẩm kinh doanh: Nhiên liệu Jet - A1, nhiên liệu DIESEL, xăng ôtô các loại, dầu mỡ nhờn chuyên dùng.
- Dịch vụ: Nhận chuyển, chứa trữ, nhập khẩu uỷ thác xăng dầu và vật tư xăng dầu cho mọi đối tượng theo yêu cầu của khách hàng.
- Cơ sở vật chất gồm:
+ Kho bể tại xí nghiệp xăng dầu hàng khôngmiền Bắc: Tổng sức chứa 16.000 m3 = 12.000 tấn.
+ Kho bể tại xí nghiệp xăng dầu hàng khôngmiền Trung: Tổng sức chứa 7.000 m3 = 5.250 tấn.
+ Kho bể tại xí nghiệp xăng dầu hàng khôngmiền Nam: Tổng sức chứa 12.000 m3 = 9.000 tấn.
+ Xe ô tô tra nạp xăng dầu tại các sân bay tổng số 40 xe có sức chở 800 m3 = 600 tấn.
+ Xe làm công tác vận chuyển xăng dầu tổng số 80 xe x 15 m3 = 900 tấn.
+ Các cửa hàng xăng dầu phục vụ cho kinh doanh bán lẻ trên cả nước có: tổng sức chứa 2.000 m3 = 1.500 tấn.
+ Xà lan vận chuyển xăng dầu đường sông tổng số 5 xà lan x 200 m3 = 1.000 m3 = 750 tấn.
Tổng sức chứa của toàn Công ty là: 40.000 m3 = 30.000 tấn.
Trong đó: . Sức chứa của bể = 27.750 tấn.
. Sức chứa của xe vận chuyển = 900 tấn.
. Sức chứa của xe tra nạp = 600 tấn.
. Sức chứa của xà lan vận chuyển đường sông = 750 tấn.
Sơ đồ 1.2: Vận chuyển xăng dầu của công ty xăng dầu hàng không
`* Nhận xét chung
Khả năng về sức chứa xăng dầu tại các kho của Công ty được phân bổ tại 3 Xí nghiệp (miền Bắc, miền Nam, miền Trung) là hợp lý. Khả năng sức chứa đối với xăng dầu hàng không hiện nay là đủ đáp ứng nhu cầu cho máy bay quốc nội và máy bay Quốc tế. Các xe tra nạp tại sân bay có khả năng làm nhiệm vụ cung ứng nhiên liệu cho tất cả các máy bay đi và đến Việt Nam. Lực lượng xe xà lan làm công tác vận chuyển xăng dầu đủ đáp ứng vận chuyển xăng dầu từ kho cảng về kho sân bay cũng như đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Tuy nhiên, về tương lai công ty cần đầu tư xây dựng các kho cảng đàu nguồn để chủ động trong kinh doanh và giảm chi phí. Vì hiện nay Công ty xăng dầu hàng phải thuê kho cảng đầu nguồn của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
1.1.5. Hoạt động kinh doanh của công ty
1.1.5.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhiên liệu hàng khôngvà xăng dầu mặt đất.
Trong đó: Nhiên liệu hàng khôngchủ yếu là nhiên liệu Jet - A1 để cung ứng cho các máy bay.
Xăng dầu mặt đất gồm: Các loại nhiên liệu dùng cho các phương tiện đường bộ và đường thuỷ hoạt động như: Xăng Mogas 83, xăng Mogas 92 và nhiên liệu Diesel.
1.1.5.2. Mặt hàng kinh doanh và đặc điểm của các mặt hàng kinh doanh
Xăng dầu nói chung và xăng dầu hàng khôngnói riêng là hàng hoá ở dạng lỏng, tính độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ thẩm thấu và tính bay hơi cao do đó yêu cầu từ khâu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, cấp phát đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy trình, quy định, kịp thời, chính xác. Đồng thời, đòi hỏi con người đảm nhiệm các mặt công việc từ quản lý đến lao động trực tiếp phải có chuyên môn, hiểu biết về xăng dầu cũng như các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh phải đảm bảo theo tiêu chuẩn Quốc tế cũng như tiêu chuẩn trong nước.
Do yêu cầu của nhiên liệu hàng khôngđòi hỏi chất lượng cao mà xăng dầu lại phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên đòi hỏi phải rất chặt chẽ và đồng bộ kể từ khi ký hợp đồng cho đến nhập, xuất, bảo quản là cả một quá trình có liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận, nhiều công đoạn phải thực hiện.
1.1.5.3. Nguồn cung ứng hàng hoá của Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam
Toàn bộ nhiên liệu cung cấp cho máy bay và nhiên liệu mặt đất của VINAPCO được nhập từ nước ngoài. Chủ yếu từ những hãng xăng dầu nổi tiếng thế giới như: BP, SHELL, TOTAL và được nhập khẩu từ thị trường Singapore và thị trường Trung Quốc.
Hàng năm vào khoảng tháng 3 công ty thông báo chào thầu đến tất cả các hãng xăng dầu lớn trên thế giới, trong nội dung chào thầu Công ty đặt ra các tiêu chuẩn chọn nhà thầu cơ bản gồm:
- Chất lượng nhiên liệu.
- Giá cả (theo tiêu chuẩn mặt hàng chung cho khu vực Đông Nam Á).
- Chi phí vận chuyển.
- Thời gian giao hàng.
- Thời gian cho chậm thanh toán.
Trên cơ sở đó các hãng tranh thầu với nhau chủ yếu ở 3 điểm: chất lượng xăng dầu, chi phí vận chuyển và thời gian cho chậm thanh toán. Qua các tiêu chuẩn chọn lựa nhà thầu, Công ty ký hợp đồng với từ 3 đến 4 hãng có chi phí vận chuyển thấp nhất, thời gian cho chậm thanh toán dài nhất và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt nhất (về chất lượng Công ty căn cứ vào bản chỉ tiêu kỹ thuật được Quốc tế công nhận mà hãng đó cung cấp cho Công ty bản chỉ tiêu này là văn bản cam kết và làm tài liệu kèm theo trong hợp đồng). Công ty căn cứ vào tình hình biến động của thị trường nhiên liệu hàng không trong khu vực và trên thế giới để đặt ra thời hạn hợp đồng và số lượng hàng hoá cần thiết sao cho tối ưu nhất.
1.1.6. Cơ chế chính sách quản lý của công ty
VINAPCO là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty hàng khôngViệt Nam nên hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động ban hành và kèm theo Quyết định số 1694/HĐQT. Công ty chịu sự quản lý của các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước như luật doanh nghiệp Nhà nước và các thông tư hướng dẫn thi hành.
Cụ thể:
- Về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003, Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ.
- Quản lý tài chính:
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý DNNN (thông tư số 59 và số 27).
Nghị định của Chính phủ số 59/CP ngày 03/10/1996 ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN.
Nghị định của Chính phủ số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh đối với DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ.
- Quản lý lao động và tiền lương:
Theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội đối với DNNN.
- Quy chế đấu thầu:
Hoạt động theo Nghị định của Chính phủ số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 về việc ban hành quy chế đấu thầu.
- Hoạt động thương mại:
Hoạt động theo Luật thương mại ngày 23/5/97 và các quy định của Chính phủ và Bộ Thương mại đối với DNNN mà trực tiếp là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Đồng thời Công ty hoạt động dưới sự quản lý của các quy chế ban hành của Nhà nước như:
+ Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu.
+ Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTM ngày 17/11/2003 của Bộ Trưởng B