Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại tổng công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty tập trung vào các nhóm ngành nghề chính, nhìn chung hoạt động của Công ty bao gồm: Tư vấn, thiết kế, sản xuất, cung cấp, lắp đặt trọn gói các dự án điện nguồn, điện công nghiệp, đường dây tải điện cao thế, các hệ thống phân phối đóng cắt điện, các dự án tự động hoá điều khiển, bảo vệ Thiết kế, sản xuất các sản phẩm cơ khí, kết cấu, khung hàn, cơ khí chính xác, khuôn mẫu. Thiết kế, sản xuất các loại thiết bị điện, hệ thống bảo vệ điều khiển, thiết bị đóng cắt điện, thiết bị đo điện, thiết bị điện tử. Sản xuất các loại dây cáp điện, dây đồng, dây nhôm, dây hợp kim. Xây dựng các công trình điện, các công trình công nghiệp và dân dụng. Kinh doanh, dịch vụ bất động sản. Khai thác, chế biến khoáng sản, đá xây dựng. Sản xuất, cung cấp vi sinh. Công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ phần mềm tin học. Tổ chức và dịch vụ đào tạo nghề, đào tạo quản lý. Xuất khẩu tổng hợp.

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại tổng công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á. 1. Khái quát hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Thương Mại Công Nghiệp Việt Á. 1.1. Giới thiệu chung - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á. - Tên giao dịch tiếng anh: VIET A INVESTMENT COMMERCIAL INDUSTRAL GROUP HOLDINGS COMPANY. - Tên giao dịch viết tắt tiếng anh: Viet A Group holdings Co. - Tên thương hiệu: Việt Á, VAPOWER - Trụ sở chính: Nhà 18/2, ngõ 370 đường Cầu Giấy, TP. Hà Nội. - Điện thoại: 84. 4. 37919999 - Fax: 84. 4. 37931555 - Email: vieta@vieta.com.vn - Website: www.vieta.com.vn www.vieta.vn - Ngày thành lập: 20/10/1995 - Nơi thành lập: Hà Nội - Vốn điều lệ: 189 tỷ - Người sáng lập: Bà Phạm Thi Loan - Chức vụ: Chủ tịch Hội Đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc - Số lượng công nhân viên chức: gần 2000 người - Số lượng văn phòng đại diện: 2 - Số lượng nhà máy: 6 - Tổng diện tích các nhà máy: 273.500 m2 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tổng công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á có quá trình hình thành và phát triển như sau: + Năm 1995: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Việt Á ngày 20/10/1995. Văn phòng thuê tại 37 Láng Hạ (số cũ 11B Láng Hạ) với diện tích 25m2. tổng số nhaan sự 5 người. Trở thành nhà phân phối độc quyền cho Công ty 3M, Seoul Cabla và ABB SACE Italy. + Năm 1996: Mở rộng thị trường cà phát triển các sản phẩm kinh doanh như thiết bị đóng cắt trung và hạ thế, thiết bị phụ kiện đường dây và trạm đến 110KV. Thiết lập quan hệ với các hãng sản xuất thiết bị điện danh tiếng trên thế giới. + Năm 1997: Mở rộng thị trường tại khu vực miền Trung và miền Nam , bắt đầu cung cấp thiết bị trạm trọn bộ. + Năm 1998: Mở rộng loại hình kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất. Thuê nhà xưởng tại 262 Nguyễn Huy Tưởng và bắt đầu lắp ráp các loại tủ bảng điện hạ thế, hộp công tơ…. + Năm 1999: Mua đất và xây dựng trụ sở của chính mình tại phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và chuyển văn phòng công ty về trụ sở mới. Thành lập công ty con đầu tiên ( Công ty Lê Pha ) của Việt Á chuyên về xây lắp điện và các công trình công nghiệp. Bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. + Năm 2000: Được chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:1994. Đồng thời thành lập website của Việt Á. Từ những năm 2001 đến nay thì Việt Á không ngừng đạt được thành tựu to lớn và phát triển mạnh mẽ, thành lập nhiều công ty khác như: Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á, Công ty TNHH Cơ khí Việt Á, Công ty TNHH Cáp điện Việt Á .v.v. Trong thời gian này Việt Á cũng liên tiếp đạt được nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng chất lượng Vàng Việt Nam, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, đạt Giải thưởng quốc tế về Chất lượng và Uy tín kinh doanh, Giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam, đại cúp vàng ISO, được Chính phủ tặng Bằng khen .v.v. Cho đến nay Việt Á đã thành lập được 14 công ty, đơn vị thành viên và 6 nhà máy. 1.3. Các lĩnh vực hoạt động. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty tập trung vào các nhóm ngành nghề chính, nhìn chung hoạt động của Công ty bao gồm: Tư vấn, thiết kế, sản xuất, cung cấp, lắp đặt trọn gói các dự án điện nguồn, điện công nghiệp, đường dây tải điện cao thế, các hệ thống phân phối đóng cắt điện, các dự án tự động hoá điều khiển, bảo vệ … Thiết kế, sản xuất các sản phẩm cơ khí, kết cấu, khung hàn, cơ khí chính xác, khuôn mẫu. Thiết kế, sản xuất các loại thiết bị điện, hệ thống bảo vệ điều khiển, thiết bị đóng cắt điện, thiết bị đo điện, thiết bị điện tử. Sản xuất các loại dây cáp điện, dây đồng, dây nhôm, dây hợp kim. Xây dựng các công trình điện, các công trình công nghiệp và dân dụng. Kinh doanh, dịch vụ bất động sản. Khai thác, chế biến khoáng sản, đá xây dựng. Sản xuất, cung cấp vi sinh. Công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ phần mềm tin học. Tổ chức và dịch vụ đào tạo nghề, đào tạo quản lý. Xuất khẩu tổng hợp. 1.4. Phương hướng hoạt động. Trong thời gian sắp tới Công ty tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu: chú trọng thị trường Trung Đông, Châu Phi, Đông Dương, Đông Âu, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu,…. Tiếp tục xây dựng hệ thống đối tác, khách hàng, nhà cung cấp chiến lược vững chắc trong các lĩnh vực, làm tiền đề cho quá trình phát triển bền vững. Góp phần tích cực vào các hoạt động từ thiện giúp đõ người nghèo, các chương trình tài trợ nhằm phát triển tài năng trẻ cho đất nước. Tăng doanh thu tối thiểu 30%/năm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển đưa Việt Á thành tập đoàn kinh tế hoạt động ở quy mô toàn cầu trong một thập kỷ tới. 2. Hệ thống tổ chức bộ máy của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng giám đốc của công ty bao gồm 1 Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc (Tổ chức nhân sự, kinh doanh điện, kinh doanh công nghiệp, thương mại) trong đó Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động hàng ngày của công ty, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Tông giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công. Ban Tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác tổ chức, công tác quản lý lao động, công tác đào tạo, chính sách về nhân sự, chính sách tiền lương, …; tham mưu xây dựng sửa đổi các quy chế quản lý, điều hành công ty. Ban Tài chính - Kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính và theo dõi, quản lý sử dụng nguồn vốn của Công ty; tham mưu, đề xuất, các biện pháp phát triển nguồn vốn; lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ quý và năm để phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tổ chức diều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán, … Ban Marketting - xuất khẩu: Khai thác thị trường lập kế hoạch sản xuất kinh doanhngắn hạn và dài hạn. Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế của Công ty với các đối tác và theo dõi tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu các hàng hoá của Công ty ra nước ngoài. Ban Kinh doanh: Thực hiện chức năng kế hoạch hoá kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Sau khi nhận được hợp đồng thì tiến hành triển khai việc mua nguyên vật liệu, nhập nguyên liệu cân đối vật tư. Giao kế hoạch xuống các công ty thành viên và chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất, kịp thời giao hàng đúng tiến độ đã ký với khách hàng. Ban Kế hoạch vật tư - kỹ thuật: Có chức năng đảm bảo cho thiết bị cùng các vật tư thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất của Công ty. Đảm bảo công tác quản lý kỹ thuật chất lượng, quản lý tiến độ thi công các công trình, ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng, giám sát kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý các hợp đồng thầu và thủ tục pháp lý. Ngoài các ban và các phòng, công ty còn có các 3 trung tâm và 2 văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. II. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC. 1. Thực trạng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của Công ty là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Đây là bộ phận quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiêu quả hoạt động của Công ty. Do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á là tập đoàn lớn, bao gồm nhiều công ty con, công ty thành viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nên ở dây chỉ đề cập đến nhân lực tại Tổng công ty. Số lao động đầu năm 2010 của Tổng công ty là 84 người, tuy nhiên đến hết năm 2010 thì tổng số nhân viên làm việc tại Tổng công ty là 97 người, do trong năm Tổng công ty tiếp nhận thêm 13 nhân viên mới. Bảng 1: Cơ cấu lao động của Tổng công ty năm 2010 STT  Tiêu chí  Số lượng ( người )  Tỷ lệ ( % )   1  Giới tính Nam Nữ  97 61 36  100 62.89 37.11   2  Trình độ học vấn Trên Đại học Đại học – Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp  97 13 74 10 0  100 13.40 76.29 10.31 0   3  Số lao động gián tiếp Số lao động trực tiếp  97 0  100 0   4  Độ tuổi Trên 50 tuổi Từ 45 – 50 tuổi Từ 30 – 44 tuổi Dưới 30 tuổi  97 7 9 45 36  100 7.22 9.28 46.39 37.11   (Nguồn: Ban Tổ chức hành chính - Tập đoàn Việt Á) Nhìn vào bảng thống kê tình hình lao động của Tổng công ty năm 2010 chúng ta nhận thấy lao động Nam chiếm phần lớn trong tổng số lao động làm việc tại Tổng công ty là 61 người (chiếm 62.89%), lao động Nữ chiếm 37.11% tương ứng với 36 người. Cũng do đặc thù của công việc, lĩnh vực hoạt động của công ty nên lao động làm việc tại Tổng công ty chủ yếu là Nam giới. Về trình độ học vấn: Số lao động làm việc tại Tổng công ty là 97 người thì có 13 lao động ở trình độ trên Đại học (chiếm 13.40%), trình độ Đại học – Cao đẳng có 74 người (chiếm 76.29%), ở trình đổtung cấp thì chỉ chiếm 10.31% và không có lao động ở trình độ sơ cấp.từ đó ta có thể thấy trình độ học vấn trung bình của lao động làm việc tại Tổng công ty là tương đối cao,từ đó có thể đáp ứng tốt công việc của Công ty. Đây cũng là một lợi thế để cạnh tranh với các Công ty khác. Làm việc tại Tổng công ty hầu hết là lao động về lĩnh vực quản lý nên có 100% số lao động là lao động gián tiếp tương ứng với 97 người, và không có lao động làm công việc trực tiếp là ra sản phẩm. Về độ tuổi của lao động làm việc tại Tổng công ty thì ở độ tuổi trên 50 chiếm phần nhỏ, chỉ có 7 người (chiếm 7.22%), đây là những người có thâm niên công tác dài, gắn bó với công ty và ó ngiều công hiến với công ty. Từ 45 đến 50 tuổi có 9 người (chiếm 9.28%), lực lượng này cũng có nhiều kinh nghiệm trong công việc, nhưng cần bố trí công việc cho hợp lý. Từ 30 đến 44 tuổi có 45 người (chiếm 46.39%). Đây là lực lượng tương đối trẻ, còn có nhiều cống hiến cho công ty và dần tích luỹ được kinh nghiệm. Chính vì vậy cần có kế hoạch đào tạo lực lượng này. Còn lại là độ tuổi dưới 30 có 36 người (chiếm 37.11%).Đây là lực lượng lao động trẻ có nhiều sáng tạo, năng động trong công việc, nhưng lại còn thiếu kinh nghiêm trong công việc. Vì vậy, cần phải đào tạo cho lực lượng này để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật làm cho họ gắn bó với công ty. 2. Thực trạng tổ chức công tác quản trị nhân lực. 2.1. Bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực. ` Bộ máy thực hiện chức năng quản trị nhân lực tại Tổng công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á là: “ Ban Tổ chức hành chính ”. Chức năng cơ bản của Ban Tổ chức hành chính là: tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác tổ chức, công tác quản lý lao động, công tác đào tạo, chính sách nhân sự, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động; tham mưu xây dựng và sửa đổi các quy chế quản lý, điều hành công ty; tổ chức thực hiện công tác hành chính. Về cán bộ nhân sự thì bao gồm có 3 người. Cụ thể là: Bảng 2: Quy mô cụ thể về cán bộ nhân sự: STT  Họ và tên  Tuổi  Giới tính  Trình độ  Thâm niên (năm)  Chức danh công việc   1  Vũ Thị Hằng  43  Nữ  Đại học  6  Trưởng Ban   2  Đặng Thị Tuấn Oanh  36  Nữ  Đại học  3  Cán bộ nhân sự   3  Hà Thị Yến  29  Nữ  Đại học  1  Cán bộ nhân sự   (Nguồn: Ban Tổ chức hành chính - Tập đoàn Việt Á) 2.2. Tổ chức công tác quản trị nhân lực. Nhiệm vụ cụ thể của từng người : Vũ Thu Hằng : + Quản lý chung các nghiệp vụ, hoạch định nhân lực, trình lên Tổng giám đốc. + Quản lý kỷ luật lao động, điều động lao động nội bộ, khen thưởng, kỷ luật. + Quản lý tài liệu lưu trữ doanh nghiệp, bao gồm : Các văn bản quy chế, điều lệ, nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, sổ đăng ký cổ đông của công ty. Đặng Thị Tuấn Oanh : + Giải quyết các chế độ chính sách, Bảo hiểm xã hội – y tế, hưu trí, thôi việc. + Lập kế hoạch quỹ tiền lương và xây dựng đơn giá tiền lương. Đăng ký đơn giá tiền lương với cơ quan có liên quan. + Quản lý, thanh toán tiền lương, nâng lương viên chức. + Lập kế koạch nhân lực, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Hà Thị Yến : + Phân tích công việc. + Tuyển dụng lao động. + Hàng năm, lập kế hoạch phát triển nhân lực, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên chuyên môn kỹ thuật. + Quản lý hồ sơ nhân sự. 2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện một số hoạt động chức năng cơ bản ở Việt Á: 2.3.1. Phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc : - Phân tích công việc : Trong việc phân tích công việc được Việt Á thực hiện rất tốt. Do công ty có bộ phận chuyên trách riêng về quản trị nhân lực nên công tác thu nhập, phân tích và đánh giá các thông tin có liên quan đến công việc để đưa ra được những kết quả của phân tích công việc có tính chính xác và hiệu quả cao. Để có được kết quả như vậy thì Việt Á giao cho cán bộ kiêm nhiệm chính công việc này, cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ về đào tạo, hoạch định nhân lực ... và các phòng ban khác, giúp các cán bộ này có cơ sở cho công tác phân tích công việc. Công tác này được thực hiện theo đúng trình tự. Từ việc thu thập thông tin đến việc xác minh những thông tin đó. Kết quả của quá trình này sẽ cho ra được bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đựơc chính xác và hiệu quả. - Đánh giá thực hiện công việc : Do đã xây dựng được bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách chính xác thì việc xác định các tiêu chuẩn đối với người thực hiện với từng chức danh công việc sẽ được hiệu quả hơn. Từ những hiệu quả đó thì Việt Á đã có được một hệ thống đánh giá thực hiện công việc mang tính thực tiễn và nhạy bén cao. Với việc tổ chức đánh giá định kỳ 1 tháng/lần nên có thể đánh giá kịp thời và hiệu quả quá trình thực hiện công việc của từng nhân viên. 2.3.2. Công tác tuyển dụng nhân lực : Tuyển dụng nhân lực là một quá trình tìm kiếm và thu hút những người có khả năng từ những nguồn khác nhau và sắp xếp người lao động sao cho phù hợp với vị trí công việc còn trống của tổ chức. Quá trình tuyển dụng gồm: Tuyển mộ và tuyển chọn. Tuyển mộ là cơ sở quan trọng ban đầu của tuyển chọn. Do đó, trong quá trình tuyển mộ, các cán bộ nhân sự trong Ban Tổ chức hành chính đã được lãnh đạo Tập đoàn quán triệt rất rõ ràng quan điểm là làm thế nào để lượng ứng viên dự tuyển so với số người sẽ ở lại làm việc cho Tập đoàn sẽ không quá nhiều hoặc quá ít, để tránh tình trạng gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển dụng. Do đó đòi hỏi các cán bộ nhân lực phải lên kế hoạch cụ thể trong các khâu nhằm thu hút đủ ứng viên để tuyển chọn. Quá trình tuyển dụng nhân sự tại Việt Á 1. Xác định nhu cầu tuyển dụng 2. Phê duyệt 3. Thông báo tuyển nhân sự 4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và lập kế hoạch tuyển 5. Phỏng vấn vòng 1, kiểm tra trình độ chuyên môn, chọn short list 6. Lập bảng đánh giá nhân sự và đề xuất chuyển TGĐ/GĐ 7. Phỏng vấn vòng 2 8. Phê duyệt 9. Xác minh điều tra 10. Tiếp nhận thử việc 11. Phê duyệt 12. Ký hợp đồng lao động 2.3.3. Công tác đào tạo nhân lực: (Vấn đề này sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần II của bài báo cáo này) Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để công ty có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Do đó, Việt Á luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển đặc biệt là công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cụ cho CBCNV trong công ty. Vì vậy, Công tác đào tạo nhân lực tại Việt Á được thực hiện rất tốt. Hằng năm, Tổng công ty thường cử những cán bộ ưu tú, có năng lực, có đạo đức đi đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý cho họ. Sau khi kết thúc khoá đào tạo tiến hành kiểm tra đánh giá các học viên. Ban Tổ chức hành chính lấy ý kiến của cán bộ công nhân viên tham gia khoá đào tạo về các vấn đề liên quan đến khoá đào tạo để rút kinh nghiệm cho khoá sau. 2.3.4. Công tác thù lao, phúc lợi cho người lao động. - Nguồn hình thành quỹ lương: Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xác định nguồn hình thành quỹ tiền lương tương ứng để trả lương cho người lao động bao gồm: + Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao, + Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của nhà nước, + Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao, + Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang, + Quỹ tiền lương được tính từ lợi nhuận tăng thêm so với lợi nhuận kế hoạch. Nguồn tiền lương nêu trên được gọi là tổng quỹ lương. - Hệ thống tiền lương đang áp dụng tại công ty. Việt Á áp dụng chế độ trả lương theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước. Việt Á cũng áp dụng chế độ xét nâng lương 2 lần/năm, mức nâng bằng 20% tiền lương hiện hưởng. Hiện nay công ty đang áp dụng hai hệ thống tiền lương: Hệ thống tiền lương cơ bản áp dụng để đóng BHXH, BHYT, BHTN và giải quyết một số chế độ cho người lao động. Còn hệ thống tiền lương kinh doanh là số tiền lương thực trả cho người lao động. Hệ thống tiền lương cơ bản: Hệ thống tiền lương cơ bản áp dụng trong doanh nghiệp được xác định trên cơ sở quy định hệ thống thang bảng lương của Nhà Nước (ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ- CP, ngày 14/12/2004 của Chính Phủ) và được cụ thể hóa tới từng đối tượng, chức danh nghề nghiệp trong đơn vị. Tiền lương tháng của người lao động được tính theo công thức sau: TLi = Hi x TLmin + PCi Trong đó : TLi : Tiền lương tháng của người lao động thứ i Hi : Hệ số lương theo thang, bảng lương TLmin : Tiền lương tối thiểu của Nhà nước PCi : Các khoản phụ cấp Các khoản phụ cấp có thể là phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp lưu động Hệ thống tiền lương kinh doanh : Hệ thống tiền lương kinh doanh là hệ thống tiền lương được xây dựng theo chức danh công việc, mỗi vị trí công việc sẽ có các mức Hi tương ứng.Tiền lương tháng sẽ được tính sau : Si = ĐG x Ni x Hi x Ki Trong đó : Si : Tiền lương tháng của người thứ i ĐG: Đơn giá tiền lương ( đã xét tới yếu tố khu vực ) Ni : Số ngày công thực tế của người thứ i Hi: Số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm mà người thứ i đảm nhận. Ki : Hệ số mức độ hoàn thành công việc của người lao động thứ i - Hoàn thành xuất Sắc : K = 1.2 - Hoàn thành tốt : K = 1.0 - Hoàn thành công việc ở mức độ trung bình : K = 0.8 - Chưa hoàn thành công việc, ý thức trách nhiệm kém : K = 0.6 Hàng tháng, mỗi phòng ban sẽ theo dõi số ngày công làm việc thực tế của các cán bộ nhân viên trong phòng theo bảng chấm công. Cuối tháng, các phòng sẽ tổng hợp và chuyển cho Ban Tổ chức hành chính để thực hiện tính lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đơn giá tiền lương ( ĐG ) được xây dựng như sau : ĐG = V : Quỹ tiền lương trả cho người lao động n : Số lao động hưởng lương Đơn giá tiền lương của từng vùng miền được nhân với hệ số khu vực (L), quy định như sau : Khu vực miền Bắc từ Vinh trở ra : L = 1.00 Khu vực miền trung từ Quảng Bình trở vào : L = 1.0 Khu vực miền Nam từ Hồ Chí Minh trở vào : L = 1.10 Như vậy, với mức lương đang được áp dụng tại công ty đã bộc lộ nhiều ưu điểm : + Thứ nhất: Việt Á xét duyệt tăng bậc lương theo quy định của Nhà nước và tình hình kết quả kinh doanh của mình. Như vậy, việc tăng bậc lương đều dựa vào những căn cứ rất xác đáng. + Thứ hai: Theo những quy định và các chính sách của Việt Á thì mỗi cán bộ công nhân viên sẽ được xét duyệt tăng lương theo mức tương ứng. Hay mức tăng lương sẽ được dựa vào vị trí công việc mà nhân viên đó đảm nhận, mức độ
Luận văn liên quan