Chuyên đề Tín dụng doanh nghiệp

1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người cho vay (người sở hữu) sang người đi vay (người sử dụng) và đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng lớn hơn lượng giá trị ban đầu 1.2. Phân loại tín dụng Dựa vào từng đặc điểm riêng mà ta có thể phân tín dụng thành các một số loại sau: 1.2.1. Căn cứ vào mục đích của tín dụng - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp - Cho vay tiêu dùng cá nhân - Cho vay mua bán bất động sản - Cho vay sản xuất nông nghiệp - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 1.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng không kì hạn - Tín dụng ngắn hạn - Tín dụng trung hạn - Tín dụng dài hạn 1.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng - Tín dụng tín chấp - Tín dụng thế chấp 1.2.4. Căn cứ vào phương thức cho vay - Cho vay theo món vay - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi 1.2.5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay - Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ - Cho vay có nhiều kì hạn trả nợ - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn nợ cụ thể 1.2.6. Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động - Tín dụng nội địa - Tín dụng quốc tế 1.2.7. Căn cứ vào tiêu thức hình thái cho vay - Tín dụng hiện vật - Tín dụng tiền tệ - Tín dung hỗn hợp 1.2.8. Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng - Tín dụng thương mại - Tín dụng ngân hàng - Tín dụng nhà nước - Tín dụng tiêu dùng

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tín dụng doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KINH TẾ- QTKD MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LỚP: TC-NH3A GVHD: NGUYỄN THỊ CẨM TUYỀN NHÓM 9 Danh sách sinh viên thực hiện Lâm Thái Anh Lương Tú Anh Nguyễn Kim Diệu Cao Vũ Hây Nguyễn Minh Hiển CHUYÊN ĐỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại Khái niệm tín dụng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người cho vay (người sở hữu) sang người đi vay (người sử dụng) và đến hạn phải hoàn trả lại với một lượng lớn hơn lượng giá trị ban đầu Phân loại tín dụng Dựa vào từng đặc điểm riêng mà ta có thể phân tín dụng thành các một số loại sau: Căn cứ vào mục đích của tín dụng Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp Cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay mua bán bất động sản Cho vay sản xuất nông nghiệp Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng không kì hạn Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung hạn Tín dụng dài hạn Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng Tín dụng tín chấp Tín dụng thế chấp Căn cứ vào phương thức cho vay Cho vay theo món vay Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ Cho vay có nhiều kì hạn trả nợ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn nợ cụ thể Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động Tín dụng nội địa Tín dụng quốc tế Căn cứ vào tiêu thức hình thái cho vay Tín dụng hiện vật Tín dụng tiền tệ Tín dung hỗn hợp Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng Tín dụng nhà nước Tín dụng tiêu dùng Tín dụng doanh nghiệp Các vấn đề chung về cho vay doanh nghiệp Cho vay khách hàng doanh nghiệp là loại cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó còn là loại cho vay phức tạp và rủi ro nhất. Do vậy, nhân viên tín dụng phải am hiểu và nắm vững những vấn đề chung liên quan đến cho vay doanh nghiệp Khái niệm Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Nguyên tắc vay vốn Việc cấp tín dụng của ngân hàng thương mại liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung, khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo 2 nguyên tắc: Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay đối với doanh nghiệp và khả năng thu hồi nợ sau này của ngân hàng Đối với ngân hàng Cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng trước khi cho vay Phải kiểm tra xem khách hàng có nhu cầu vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không Việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không rất quan trọng vì vốn vay nếu không được sử dụng đúng mục đích sẽ dẫn đến thất thoát và lãng phí gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này của ngân hàng Đối với khách hàng: việc sử dụng vốn vay đúng mục đích: Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay Giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng Nâng cao uy tín của khách hàng doanh nghiệp đối với ngân hàng Củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Do đại đa số nguồn vốn mà khách hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền. Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi Điều kiện vay vốn Đối với khách hàng là pháp nhân nước ngoài Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi nhân sự theo quy định của pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch Có mục đích vay vốn hợp pháp Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả thi và có hiệu quả Đối với khách hàng là doanh nghiệp Các doanh nghiệp theo quy định tại luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành Các công ty nước ngoài Các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước Mục đích vay vốn Khách hàng phải có mục đích vay vốn hợp pháp và cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận Tùy theo mỗi ngân hàng sẽ có cách miêu tả khác nhau về việc xác định thế nào là vay vốn hợp pháp, ta có thể thấy rằng có 2 cách để diễn tả: Nêu rõ những mục đích mà ngân hàng đồng ý cho khách hàng donah nghiệp vay vốn. Ví dụ: Sacombank đồng ý cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn để sử dụng vào các mục đích như sau: Bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ Tài trợ vốn để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu Thanh toán tiền hàng trong nước theo hợp đồng mua bán Thanh toán tiền nhập khẩu mua nguyên vật liệu, hàng hóa Thực hiện các phương án mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất Thực hiện các dự án di dời nhà máy vào khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư xây dựng mới Chỉ ra những mục đích nào là bất hợp pháp, vậy còn lại là những mục đích được xem là hợp pháp và ngân hàng có thể cho vay. Ví dụ: Vietcombank cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống trừ những nhu cầu vốn sau: Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm Để đáp ứng các nhu cầu tài chính cho các giao dịch mà pháp luật cấm Hồ sơ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng một bộ hồ sơ vay vốn gồm giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho các tổ chức tín dụng Thông thường, bộ hồ sơ vay vốn gồm có: Giấy đề nghị vay vốn Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng (như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động,…) Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoach trả nợ, hoặc dự án đầu tư Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết Khi cụ thể hồ sơ vay vốn, ngoài những hướng dẫn chung về các tài liệu mà khách hàng phải xuất trình trong hồ sơ vay vốn thì tùy theo từng ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng nộp những tài liệu cần thiết phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng đó Phân tích tín dụng và quyết định cho vay Là một khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng Mục đích phân tích tín dụng Phân tích tín dụng nhằm hiểu rõ thêm về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc cấp tín dụng cho khách hàng Qua phân tích tín dụng, ngân hàng sẽ thay thế những cảm nhận chủ quan của mình về khách hàng và phương án vay vốn bằng những chứng cứ và lý lẽ khoa học, dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin Mục tiêu của phân tích tín dụng: đánh giá một cách chính xác và khách quan khả năng trả nợ của khách hàng Nội dung của phân tích tín dụng Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng hay phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Về cơ bản, khả năng trả nợ của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi: Tình hình tài chính của khách hàng vay vốn Tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh Thái độ của khách hàng đối với việc hoàn trả nợ vay Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Mục đích: nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý Tài liệu sử dụng cho phân tích: khi vay vốn, khách hàng phải nộp loại báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản: để thu nhận một số dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, bao gồm: Tổng tài sản, trong đó có tài sản lưu động, tài sản cố định năm trước và năm nay Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm trước và năm nay Báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh: để sử dụng trong công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm: Doanh thu ròng Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí lãi vay Lợi nhuận trước và sau thuế Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo dòng ngân lưu Thuyết minh các báo cáo tài chính Phân tích phương án sản xuất kinh doanh Khi vay vốn ngắn hạn, khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh, trong đó chỉ rõ: Tình hình thị trường Dự báo doanh thu Ước lượng chi phí Ước lượng lợi nhuận gộp Ước lượng lợi nhuận ròng Đánh giá khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi Mục đích: để ngân hàng đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay khách hàng vì doanh nghiệp có khuynh hướng thổi phồng doanh thu và giảm chi phí sao cho phương án sản xuất kinh doanh có vẻ khả thi và hiệu quả. Chính vì thế, nhân viên tín dụng phải phân tích và thẩm định lại phương án sản xuất kinh doanh để xem lại mức độ tin cậy như thế nào Có 2 vấn đề cần lưu ý khi phân tích phương án sản xuất kinh doanh: Phân tích tình hình thị trường và dự báo doanh thu: nhằm đánh giá chung về tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh Phân tích các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh: phán quyết những khoản mục chi phí nào hợp lý, khoản mục nào không hợp lý để đánh giá độ tin cậy của phương án sản xuất kinh doanh Phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ngoài việc chỉ phân tích tình hình tài chính và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh thì khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng còn phụ thuôc vào thái độ và sự sẵn lòng trả nợ của họ. Trong phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay, thường thì ta tập trung vào một số đức tính của khách hàng hình thành nhóm nội dung phân tích. Chẳng hạn phân tích 5C bao gồm: Character - Tư cách của khách hàng vay vốn: sự trng thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành và lập trường của họ Capacity - Năng lực của khách hàng: khả năng kiếm tiền thể hiện ở khả năng có thể tạo ra được ngân lưu bao gồm ngân lưu từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài trợ Capital - Vốn riêng của khách hàng: xem xét khách hàng có tài sản lưu động nào có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ cho ngân hàng hay không Collateral - tài sản đảm bảo nợ vay: là xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo hay không và khả năng thanh lý tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp, cầm cố khi vay tiền ngân hàng Conditions - điều kiện trả nợ : xem xét những yếu tố kinh tế và hoàn cảnh môi trường nằm ngoài sự kiểm soát nhưng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Hợp đồng tín dụng Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về: Điều kiện vay Mục đích sử dụng vốn vay Phương thức cho vay Số vốn vay Lãi suất Thời hạn cho vay Hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm Phương thức trả nợ Những cam kết khác đươc các bên thỏa thuận Ngoài ra, hợp đồng tín dụng cũng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên: khách hàng và ngân hàng Về khách hàng Có quyền: Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật Về nghĩa vụ: Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Về ngân hàng Có quyền: Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ và nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn Miễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xóa nợ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Về nghĩa vụ: Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Luôn giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật Giới hạn và hạn chế cho vay Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn. Giới hạn tín dụng khi cho vay bao gồm: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tố chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo quy định vừa nêu khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngoài ra, còn có một số hạn chế như ngân hàng không được cho vay không có đảm bảo, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật các Tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó Trường hợp không được cho vay Những đối tượng không được vay Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của ngân hàng sở tại Cán bộ công nhân viên của ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thấm định, quyết định cho vay Bố, mẹ, vợ (chồng), con của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của ngân hàng sở tại Giám đốc, phó giám đốc sở giao dịch, chi nhánh các cấp Vợ (chồng), con của giám đốc, phó giám đốc sở giao dịch, chi nhánh các cấp Những nhu cầu vốn không được cho vay Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi Để thanh toán chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm Các phương thức cho vay Là cách thức thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng cảu ngân hàng Ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận lựa chọn phương thức cho vay thích hợp tùy theo đặc điểm chu chuyển vốn của khách hàng Tùy theo hoàn cảnh vay vốn khác nhau được thực hiện ở những ngân hàng khác nhau sẽ có những phương thức cho vay khác nhau dành cho khách hàng doanh nghiệp Trên thực tế có nhiều phương thức cho vay đa dạng phù hợp với từng nhu cầu vay vốn khác nhau của khách hàng như: Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Cho vay hợp vốn Cho vay theo hạn mức thấu chi Cho vay trả góp Cho vay ủy thác Thuận lợi và khó khăn đối với cho vay doanh nghiệp Thuận lợi: Ngân hàng có quyền thỏa thuận lãi suất cho vay trung dài hạn với khách hàng. Hệ thống ngân hàng phân bố rộng nên dễ tiếp cận với khách hàng Nhu cầu vốn ngày càng tăng từ phía doanh nghiệp khiến thị trường luôn được mở rộng Nhiều doanh nghiệp uy tín có rủi ro không cao thường mang đến những hợp đồng có giá trị lớn Khó khăn: Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng Vướng mắc một số quy định của nhà nước (đối tượng, mặt hàng, cơ chế thế chấp, tín chấp…) khiến thủ tục gặp một số trở ngại Một số doanh nghiệp có trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập, phân tích và đánh giá tính khả thi của dự án. Cho nên không nhiều doanh nghiệp có thể lập dự án một cách bài bản và khoa học Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó. Báo cáo chính thức thường không như tình trạng thực tế, nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng Doanh nghiệp bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng. Do đó, ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay Vốn kinh doanh của doanh nghiệp quá ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít, rủi ro cho ngân hàng khi đầu tư là rất lớn Các doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện để được bảo lãnh như: “Doanh nghiệp không có nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại, và các tổ chức kinh tế; doanh nghiệp không nợ đóng thuế; doanh nghiệp dùng chính tài sản bảo đảm hình thành vốn vay của Ngân hàng thương mại” Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn với doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầ tư vào tài sản lưu động. Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động, doanh nghiệp cần phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên: xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp về thời gian và quy mô giữa tiền vào và tiền ra của doanh Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu hoặc hàng hóa dự trữ cho sản phẩm kinh doanh, doanh nghiệp có dòng tiền ra. Ngược lại,khi doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về thì doanh nghiệp có dòng tiền vào Để xác định được hạn mức tín dụng, cán bộ tín dụng cũng cần chú ý đến dòng tiền chi ra và dòng tiền thu vào của doanh nghiệp. Nếu dòng tiền chi ra lớn hơn dòng tiền thu vào, doanh nghiệp cần bổ sung thiếu hụt. Khoản thiếu hụt này trước hết bổ sung từ vốn chủ sở hữu và các khoản
Luận văn liên quan