Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư phát triển quan trọng nhằm tạo ra hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế luôn là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh đã đạt được một số thành tựu quan trọng, tạo ra hạ tầng cơ sở, kỹ thuật vững chắc, tạo ra động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như đầu tư dàn trải, tình tráng thất thoát lãng phí vốn còn xảy ra nhiều, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ và phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó, em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong” nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB trong thời gian tới.
92 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư phát triển quan trọng nhằm tạo ra hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế luôn là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh đã đạt được một số thành tựu quan trọng, tạo ra hạ tầng cơ sở, kỹ thuật vững chắc, tạo ra động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như đầu tư dàn trải, tình tráng thất thoát lãng phí vốn còn xảy ra nhiều, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ và phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó, em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong” nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB trong thời gian tới.
Kết cấu đề tài gồm hai phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương thời gian qua.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian tới.
Em xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên và các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
I, Những đặc điểm kinh tế xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có địa giới chung với 6 tỉnh là: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh ở phía Bắc; Thái Bình ở phía Nam; Hưng Yên ở phía Tây và Hải Phòng ở phía Đông.
Nằm ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia như quốc lộ 5, 18, 183, 37 chạy qua. Hải Dương là điểm trung chuyển giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng theo trục quốc lộ 5; phía Bắc có 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay Nội Bài với cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Vì vậy Hải Dương rất thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh khác cũng như giao lưu với nước ngoài.
1.2. Đặc điểm địa hình
Hải Dương được chia ra làm 2 phần rõ rệt :
Phần đồi núi thấp chiếm 11% diện tích tự nhiên, thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, độ cao trung bình dưới 1000m. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng. Độ cao trung bình 3 - 4 m, đất đai bằng phẳng, tương đối màu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phía đông có một số vùng trũng xen lẫn vùng đất cao.
Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng và mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3oC. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 84 - 88% tổng số giờ nắng trong năm là 1500 - 1600 giờ, lượng mưa trung bình năm từ 1400 - 1700 mm.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Tài nguyên rừng:
Hải Dương có hơn 9000 ha rừng, tập trung ở vùng đông bắc tỉnh, thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Tuy diện tích rừng không lớn nhưng thành phần loài khá phong phú và đa dạng, nhất là rừng Chí Linh, bao gồm 117 họ; 304 chi và 400 loài thực vật; có gỗ lát hoa, lim xanh, tán một, cây dược liệu, cây cảnh. Rừng Chí Linh còn có một số loài động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng, sáo mỏ gà, cu li lớn, ếch xanh, tắc kè, kỳ đà hoa, trăn mốc…
Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loại nhưng một số có trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho TW và một số tỉnh khá. Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 - 5 triệu tấn. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh và một số tỉnh khác. Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác. Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn.
Tài nguyên nước:
Mạng lưới sông ngòi khá dày và trải đều trên phạm vi toàn tỉnh. Các dòng chính thuộc hệ thống sông Thái Bình (vùng hạ lưu) chảy qua địa phận Hải Dương dài 63km và phân thành 3 nhánh: sông Kinh Thầy, sông Gùa và sông Mysa. Các sông này có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc lòng sông nhỏ, có khả năng bồi đắp phù sa cho các cánh đồng, tưới nước cho cây trồng, là điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hoá bằng đường thuỷ giữa Hải Dương và các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Hải Dương còn có diện tích ao, hồ, đầm khá lớn như hồ Bến Tắm (35ha), hồ Tiên Sơn (50ha), hồ Mật Sơn (30ha), hồ Bình Giang (45ha)… Những hồ, đầm này không chỉ cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, là nguồn thuỷ sản lớn của tỉnh mà cảnh quan xung quanh đẹp là những điểm du lịch, vui chơi giải trí nhiều triển vọng.
Tài nguyên du lịch:
Hải Dương là một trong những cái nôi văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam, với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gần với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân nước Việt như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi với địa danh nổi tiếng Côn Sơn, Kiếp Bạc, cùng với những tên tuổi khác như Mạc Đĩnh Chi, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Tuệ Tĩnh… Vùng đất này còn có nhiều ngôi chùa nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc: đền Côn Sơn và lễ hội Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và lễ hội Kiếp Bạc, đền Yết Kiêu và lễ hội Yết Kiêu và những danh thắng: Kính Chủ An Phụ, Phượng Hoàng, Bến Bình Than, Bàn Cờ Tiên… Hải Dương cũng chính là mảnh đất đã tạo nên những làng nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ như chạm khắc đá ở Kính Chủ, làm bánh đậu xanh ở thành phố Hải Dương, sản xuất gốm sứ ở làng Cậy, thêu ở Xuân Ngô, chạm khắc gỗ ở Đông Giao, kim hoàn Châu Khê.
Dân số và nguồn lao động: nguồn nhân lực được coi là một lợi thế phát triển quan trọng. Quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số. Theo số liệu gần đây nhất, dân số Hải Dương năm 2006 là 1697 ngàn người, trong đó dân số ở độ tuổi lao động là 937 ngàn người, chiếm khoảng 55,21% dân só toàn tỉnh. Số lao động ở khu vực nông thôn là 756 ngàn người chiếm gần 81% và ở thành thị chiếm 19%. Là một tỉnh nông nghiệp với nguồn lao động như trên đang gây sức ép về việc làm và cải thiện đời sống, đồng thời đây cũng là nguồn lao động dồi dào và rẻ để hấp dẫn các nhà đầu tư vào sản xuát kinh doanh. Mặt khác, lao động nông nghiệp chiếm đến 70%, lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 30%, trong số đó đã được đào tạo ngành nghề là 14% khoảng 129 ngàn người. ở nông thôn thời gian nông nhàn còn nhiều mà cơ hội gia tăng việc làm ở khu vực nông nghiệp là không đáng kể, có chăng chỉ là rải rác ở nhưng nơi có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với tay nghề gia truyền là chính, không qua đào tạo cơ bản. Thực tế Hải Dương có nguồn lao động dồi dào nhưng lao động phổ thông chưa được đào tạo còn khá nhiều và thiếu lao động kỹ thuật đã qua đào tạo, nhất là lao động có kỹ thuật cao.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hải Dương là một tỉnh mới được tái lập và đi vào hoạt động từ năm 1997. Với thời gian ngắn lại phải trải qua nhiều khó khăn thử thách do mới chia tách, nhưng tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng uỷ tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, tập trung khắc phục những khó khăn góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tiến bộ và đang đi vào ổn định. Nền kinh tế tăng trưởng khá, GDP thời kỳ 1996 - 2001 tăng bình quân 9,2%/năm cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nước (8,5% trong cùng thời kỳ); thời kỳ 2001 - 2005 tốc độ tăng bình quân là 10.5 %/năm, vượt mục tiêu đề ra (9-10%/năm), cao hơn bình quân chung của cả nước, năm 2006 tôc độ tăng GDP là 11%. Thu ngân sách nhà nước luôn tăng theo từng năm, đặc biệt năm 2003 là năm có bước đột phá về thu ngân sách 1.135 tỷ đồng đã đưa tỉnh Hải Dương lần đầu tiên đứng vào đội ngũ các tỉnh có thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng; thu ngân sách các năm sau luôn tăng hơn các năm trước.
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng
8157
9789
11563
13665
16380
Nông, lâm , thuỷ sản
2607
2935
3270
3713
4406
Công nghiệp, xây dựng
3229
4063
4903
5916
7158
Dịch vụ
2321
2791
3390
4036
4816
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Từ bảng số liệu trên ta thấy giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh đã có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng từ công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ năm 2002 sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2006. Đây là một sự thay đổi hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước, theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp và sự vươn lên của ngành dịch vụ khẳng định giá trị của mình trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trong đó ngành công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh nhất, giá trị công nghiệp năm 2006 tăng 122% so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ là 107,5%, ngành nông nghiệp có tốc độ tăng thấp nhất chỉ là 69%. Nếu so với năm 2005 thì công nghiệp tăng 21%, dịch vụ tăng 19,32%, còn nông nghiệp chỉ tăng 18,66%. Những kết quả đó đã chứng minh cho nhận định ban đầu, hoàn toàn phù hợp vói xu thế phát triển kinh tế xã hội.
Biểu đồ 1 : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế
(Giá thực tế) (%)
/
Năm 2001 Năm 2006
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Qua mô hình trên ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương phát triển theo hướng tích cực, tỷ trọng nông lâm thuỷ sản – công nghiệp + xây dựng - dịch vụ từ 33%-38%-29% năm 2001 sang 27%-43%-30% năm 2006, đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp cho GDP xứng đáng với vai trò đầu tầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng của nông nghiệp và dịch vụ trong GDP thì có sự hoán đổi vị trí cho nhau, trong đó giảm đáng kể là ngành nông nghiệp từ chỗ đóng góp 33% GDP năm 2001 đến 2006 chỉ còn 27%, điều này là phù hợp với xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tuy nhiên về tỷ trọng tuyệt đối so với các năm trước thì ngành nông nghiệp lại tăng (xem bảng 1.1) vì trong nông nghiệp đã tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất dẫn đến làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Ngành dịch vụ tăng không đáng kể từ 29% lên 30%, chứng tỏ đầu tư cho các ngành dịch vụ còn chưa mạnh; tuy nhiên đây cũng là một chỉ tiêu đáng kể.
3, Thực trạng huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển
Những năm gần đây, vận dụng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tỉnh Hải dưong ban hành nhiều cơ chế chính sách thông thoáng và cởi mở nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển. Đặc biệt 3 năm gần đây công tác thu hút vốn đầu tư đã đạt được những kết quả rất khả quan, cụ thể như sau:
3.1, Vốn đầu tư đăng ký:
Trong 5 năm ( 2001-2005), tổng vốn đầu tư đăng ký 30.178 tỷ đồng (mục tiêu 14.480 tỷ đồng), đạt 208,4% mục tiêu. Trong đó
+ Tổng nguồn vốn trong nước 25.662 tỷ đồng chiếm 85% tổng vốn đầu tư, tăng 185,6% so với mục tiêu (11.130 tỷ đồng)
+ Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, NGOs) 4.516 tỷ đồng, chiếm 15% tổng vốn đầu tư thu hút, tăng 51,2% so với mục tiêu (3.350 tỷ đồng).
3.2, Vốn đầu tư thực hiện:
Tổng vốn đầu tư từ các nguồn được thực hiện 21.121 tỷ đồng đạt 145,6 % mục tiêu. Trong đó:
* Tổng nguồn vốn trong nước là 17.811 tỷ đồng, chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư, đạt 163,2 % so với mục tiêu chương trình, bao gồm
- Vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương 2.597,5 tỷ đồng chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư
- Vốn ngân sách địa phương là 2006, 6 tỷ đồng chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển 8.905 tỷ đồng, chiếm 42,2% tổng vốn đầu tư
- Vốn dân doanh 3.625 tỷ đồng, chiếm 17,2 % tổng vốn đầu tư
* Vốn nước ngoài (FDI, ODA, NGOs) 3.310,5 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư.
Bảng 1.2: Đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Đ/v: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Thời kỳ 2001 - 2005
Tổng số
2001
2002
2003
2004
2005
2001-2005
2006
Tổng đầu tư toàn xã hội
3211
3546
4082
4890
5391
21121
5675
1. Vốn đầu tư NSNN
499
585
912
1052
1310
4538
1320
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
15.5
16.5
22.3
21.5
24.3
20.6
23.3
2. Vốn tín dụng ĐTPTNN
2177
2059
1310
1433
1926
8905
2010
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
67.8
58.1
32.1
29.3
35.7
42.2
35.4
3. Vốn đầu tư DNNN
92
130
190
205
305
922
355
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
2.9
3.7
4.7
4.2
5.7
4.4
6.3
4. Dân cư và DN ngoài QD
325
400
800
850
1250
3625
1280
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
10.1
11.3
19.6
17.4
23.2
17.2
22.6
5. Đầu tư trực tiếp NN
118.5
372
870
1350
600
3310.5
710
Tỷ lệ % so với tổng VĐT
3.7
10.5
21.3
27.6
11.1
15.7
12.5
Nguồn: “ Số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương ”
Tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày càng tăng qua các năm, từ 3211 tỷ năm 2001 đến năm 2006 là 5675 tỷ, điều đó thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế Hải Dương là rất khả quan ; trong bảng trên thì nguồn vốn tín dụng ĐTPTNN chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể từ 67.8% tổng đầu tư năm 2001 đến năm 2006 chỉ còn chiếm 35.4%; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trung bình khoảng 20% và vẫn là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh. Trong khi đó nguồn vốn của khu vực dân cư và ngoài quốc doanh cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng thể hiện đúng phương châm phát triển của kinh tế hiện nay đó là tăng cường thu hút nguồn lực bên ngoài đồng thời phát huy mạnh mẽ nguồn nội lực bên trong đặc biệt là nguồn vốn trong dân; điều này càng chứng tỏ môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện và tạo được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài; và nguồn nội lực trong dân là rất lớn cần phải có các chính sách tích cực để thu hút nguồn lực này cho phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp nhà nước lại chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn dưới 6%, điều này chứng tỏ các DNNN làm ăn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến tỷ lệ đầu tư cho các năm sau thấp.
II, Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1, Tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Trong những năm qua tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó có 2 lĩnh vực được đặc biệt quan tâm là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất.
Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất là 11.672 tỷ đồng bằng 112% mục tiêu và chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng là 10.943 tỷ đồng, bằng 183,9% mục tiêu và chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư, trong đó vốn ngân sách trung ương 2.457,6 tỷ đồng ( chiếm 22,5%), vốn ngân sách địa phương 1,991,6 tỷ đồng ( chiếm 18,2%), vốn tài trợ 375,7 tỷ đồng (chiếm 3,4%), vốn tín dụng 3.149,3 tỷ đồng (chiếm 28,8%), vốn dân doanh 2.969,2 tỷ đồng (chiếm 27,1%).
Hầu hết các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có vốn đầu tư vượt so với mục tiêu đề ra. Một số lĩnh vực có vốn đầu tư lớn như: nông-lâm- thuỷ sản 950,6 tỷ đồng (chiếm 8,7%), giao thông 2584,1 tỷ đồng (chiếm 23,6%), điện 625 tỷ đồng( chiếm 5,7%), cấp thoát nước 1.117,8 tỷ đồng (chiếm 10,2%), hạ tầng công nghiệp 851,7 tỷ đồng (chiếm 7,8%).
Một số lĩnh vực được quan tâm đầu tư là: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ giới hoá nông nghiệp, phát triển đô thị và nhà ở, an ninh quốc phòng với tổng vốn đầu tư 1.933,0 tỷ đồng (chiếm 17,7%) tổng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực không đạt mục tiêu về mặt khối lượng như: tu bổ đê điều, làm đường giao thông (đường tỉnh, đường huyện). Vốn đầu tư cho một số lĩnh vực đạt thấp như: điện (bằng 87% mục tiêu đề ra), văn hoá-xã hội, thể dục thể thao (bằng 55% mục tiêu đề ra), khoa học công nghệ và vệ sinh môi trường (bằng 48% mục tiêu đề ra)…
Bảng 1.3: Vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng vốn đầu tư phát triển và tổng chi ngân sách.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Chi ngân sách
1.093
1.485
2.256,3
2.237
2.552
Tỷ lệ %
100
100
100
100
100
Chi ĐTPT
224,4
294
584,7
1.047,99
1.267,5
Tỷ lệ %
20,53
19,79
25,9
46,84
49,66
Chi XDCB
198,7
292
532
646
953,6
Tỷ lệ %
18,17
19,66
23,57
28,87
37,37
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Những năm qua vốn đầu tư chi cho đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách của tỉnh Hải Dương tăng lên nhanh chóng, từ chỗ chỉ đạt 224 tỷ đồng năm 2002 (chiếm 20,53% tổng chi ngân sách) đã tăng gấp 5 lần lên 1.267,5 tỷ đồng năm 2006 ( chiếm 49,66% tổng chi ngân sách). Trong chi đầu tư phát triển thì chi cho đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế. Nếu như năm 2002 chi cho đầu tư XDCB chỉ đạt 198,7 tỷ đồng (chiếm 18,17% chi ngân sách) thì con số này đã nhanh chóng tăng qua các năm và đạt 953,6 tỷ đồng (chiếm 37,37% chi ngân sách) năm 2006. Điều này chứng tỏ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương và cũng chứng tỏ được tầm quan trọng của xây dựng cơ bản trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương vì đầu tư XDCB tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần thiết cho nền kinh tế, góp phần tăng cường khả nămg khoa học công nghệ, thúc đẩy và thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra tích luỹ cho nền kinh tế. Có thể nói đầu tư XDCB là chỉ tiêu quan trọng quyết định nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
2, Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản.
Theo tiêu chí này vốn đầu tư có thể được phân loại như sau;
2.1, Vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đây là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng,lãnh thổ…
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Vói cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Bên cạnh đó vốn tín dụng đầu tư của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vì mô.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: Là nguồn vốn đầu