Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta được bắt đầu từ năm 1986 tới nay đã gần
30 năm. Với thời gian đó, cùng với sự chuyển mình của cả nước, Hà Nội đã thay
đổi và lớn mạnh hơn lên, xứng đáng là một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế
của cả nước, “Thành phố vì Hòa bình” của nước Việt Nam độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội.
Sau gần 30 năm đổi mới, Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của
cả nước, đã và đang thay da đổi thịt với nhiều thành tựu vượt bậc. Thành phố Hà
Nội hiện nay là một đô thị lớn với 30 đơn vị hành chính, gồm 12 quận, 1 thị xã
và 17 huyện, với diện tích là 3,3 nghìn km2, dân số hơn 7 triệu người. Thủ đô
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất phía Bắc và đứng thứ hai của cả nướ c, sau
Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà
Nội chiếm tỷ trọng 10% cả nước, đóng góp hơn 16% tổng thu ngân sách nhà
nướ c. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành
dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản. Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và con người đạt được nhiều
thành tựu. An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân Thủ đô ngày càng được cải thiện.
Chuyên đề "Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 30 năm đổi mới (từ 1986-nay)” , ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm
các phần chính sau:
I. Tính cần thiết xây dựng chuyên đề
II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong giai đoạn
30 năm đổi mới (từ 1986-nay)
III. Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong
thời gian tới
23 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình phát triển kinh tế - Xã hội Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 30 năm đổi mới (từ 1986 - nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN ĐỀ CHIẾN SỸ THI ĐUA
Tên chuyên đề: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 30 năm đổi mới (từ 1986-nay)
Người thực hiện: Nguyễn Thúy Chinh
Đơn vị công tác: Phòng TK Tổng hợp
Cục Thống kê TP Hà Nội
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
2
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
I. Tính cần thiết xây dựng chuyên đề 4
II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 30 năm đổi mới (từ 1986-nay) 5
2.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 5
2.1.1. Giai đoạn từ 1986 đến trước khi mở rộng địa giới hành chính
(1986-2008) 5
2.1.2. Giai đoạn sau khi mở rộng địa giới hành chính đến nay (2009-2015) 12
2.2. Những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 19
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội 20
III. Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
trong thời gian tới 21
Kết luận 23
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 1996-2000 8
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2001-2005 10
Bảng 3. Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu giai đoạn 2001-2005 11
Bảng 4. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2009-2013 15
Đồ thị 1. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 1991-1995 7
Đồ thị 2. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2001-2005 9
4
LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta được bắt đầu từ năm 1986 tới nay đã gần
30 năm. Với thời gian đó, cùng với sự chuyển mình của cả nước, Hà Nội đã thay
đổi và lớn mạnh hơn lên, xứng đáng là một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế
của cả nước, “Thành phố vì Hòa bình” của nước Việt Nam độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội.
Sau gần 30 năm đổi mới, Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của
cả nước, đã và đang thay da đổi thịt với nhiều thành tựu vượt bậc. Thành phố Hà
Nội hiện nay là một đô thị lớn với 30 đơn vị hành chính, gồm 12 quận, 1 thị xã
và 17 huyện, với diện tích là 3,3 nghìn km2, dân số hơn 7 triệu người. Thủ đô
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất phía Bắc và đứng thứ hai của cả nước , sau
Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà
Nội chiếm tỷ trọng 10% cả nước , đóng góp hơn 16% tổng thu ngân sách nhà
nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành
dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản. Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và con người đạt được nhiều
thành tựu. An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân Thủ đô ngày càng được cải thiện.
Chuyên đề "Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 30 năm đổi mới (từ 1986-nay)” , ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm
các phần chính sau:
I. Tính cần thiết xây dựng chuyên đề
II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong giai đoạn
30 năm đổi mới (từ 1986-nay)
III. Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong
thời gian tới
5
I. Tính cần thiết xây dựng chuyên đề
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề
ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế được xác định là trọng
tâm. Đường lối đổi mới này được tiếp tục khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ
Đại hội VII, VIII, XI và X. Các kỳ kế hoạch 5 năm được triển khai để thực hiện
đường lối của Đảng.
Bằng những cải biến sâu sắc và toàn diện, quá trình đổi mới đã đem lại
những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta nói chung, Thủ
đô Hà Nội nói riêng đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng
kém phát triển, gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Trong liên tục nhiều năm, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, góp phần
đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, nâng cao đời sống nhân dân. Chính trị-xã hội đất
nước ổn định; quốc phòng an ninh được tăng cường; văn hóa-xã hội có bước
phát triển tích cực. Đó là tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công
cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển sáng tạo, sớm đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốc năm
châu.
Tuy nhiên, thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của Hà Nội vẫn chưa ổn
định, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của Thủ đô. Nhiều nguồn
lực quan trọng và những yếu tố thuận lợi là thế mạnh của Thành phố chưa được
khai thác triệt để. Kinh tế còn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững, chất lượng
và hiệu quả cạnh tranh chưa cao.
Nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của
kinh tế - xã hội Thủ đô 30 năm qua, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sẽ đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong
việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế của các nhà quản lý trong thời
gian tới.
6
II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong giai
đoạn 30 năm đổi mới (từ 1986-nay)
2.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1. Giai đoạn từ 1986 đến trước khi mở rộng địa giới hành chính
(1986-2008)
Kỳ kế hoạch 5 năm 1986-1990, kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói
riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài và mất cân đối nghiêm trọng do
hậu quả của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Kế hoac̣h phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 1986 - 1990 của Hà Nội được tiến hành chủ yếu bằng việc đổi mới cơ chế
quản lí kinh tế theo định hướng : chuyển cơ chế quản lí kế hoac̣h hoá tâp̣ trung
cao đô ̣sang cơ chế thi ̣ trường có sư ̣quản lí của nhà nước bằng pháp luâṭ và các
công cu ̣khác , chuyển viêc̣ bao cấp , cấp phát hiêṇ vâṭ sang sử duṇg qui luâṭ giá
trị của sản xuất hàng hoá , tư ̣hac̣h toán ; chuyển viêc̣ phát triển kinh tế nhà nước
và kinh tế tập thể ồ ạt sang phát triển kinh tế n hiều thành phần , chuyển hoaṭ
đôṇg kinh tế đối ngoaị theo phương châm đa daṇg hoá , đa phương hoá . Nhờ
vâỵ, đến năm 1990, Hà Nội cơ bản đã chia tay với cơ chế quản lí cũ và cơ bản
xác lập cơ chế quản lí mới. Trong Kế hoac̣h 5 năm này, tuy không đẩy maṇh đầu
tư như trước đây , nhưng viêc̣ chuyển đổi thành công cơ chế quản lí kinh tế đa ̃
tạo động lực ổn định, giải phóng sức sản xuất và phát huy tích cực vai trò của nó
trước khi Liên Xô và các nước xa ̃hôị chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã hình thành, tạo động lực thúc đẩy
kinh tế Thủ đô không ngừng tăng trưởng, tạo đà cho các năm tiếp theo.
Trong thời kỳ 1986-1990, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) bình quân hàng năm đạt 4,5%, trong đó kinh tế nhà nước tăng 5,2%,
kinh tế ngoài nhà nước tăng 2,8%; Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1989 (tính
theo giá so sánh 1982) đa ̃tăng 24,0% so với năm 1985; Sản lượng lúa năm 1989
đaṭ trên 426,8 nghìn tấn tăng 14,9% so với năm 1986. Do sản xuất lương thưc̣
phát triển , nên măc̣ dù dân số tăng với tốc đô ̣cao , nhưng sản lươṇg lúa bình
quân đầu người của Hà Nôị vâñ tăng từ 132 kg (năm 1986) lên 142 kg (năm
1989); Trồng troṭ p hát triển đã tạo điều kiện đẩy mạnh chăn nuôi gia súc , gia
cầm. Năm 1989, đàn trâu có 52,8 nghìn con, tăng 6,2% so với năm 1986; đàn bò
có 91,3 nghìn con, tăng 43,7%; đàn lơṇ có 480,7 nghìn con, tăng 2,7%. Giá trị
tổng sản lươṇg công nghiêp̣ trên điạ bàn năm 1989 cũng đã tăng 3,9% so với
năm 1986, thể hiêṇ khả năng tru ̣vững trong khó khăn . Hoạt động kinh tế đối
7
ngoại bắt đầu khởi sắc. Kim ngac̣h xuất khẩu do điạ phương quản lí tăng từ 20,7
triêụ rúp-USD (năm 1986) lên 37,7 triêụ rúp-USD (năm 1990). Giá bán lẻ hàng
hoá trên địa bàn từ mức tăng ba chữ số (so với năm trước , năm 1986 gấp 4,8
lần; năm 1987 gấp 4,1 lần; năm 1988 gấp 4,2 lần) giảm xuống chỉ còn tăng 32%
(năm 1990), thấp hơn mức tăng 67,4% của thị trường cả nước . Tổng thu ngân
sách trên địa bàn năm 1990 đaṭ 587 tỉ đồng, trong đó thu ngân sách điạ phương
là 226,5 tỉ đồng, chi ngân sách điạ phương 220,6 tỉ đồng, bôị thu 5,9 tỉ đồng.
Giai đoạn 5 năm từ năm 1991đến năm 1995, Hà Nội lần đầu tiên đạt và
vượt kế hoạch, trong đó có nhiều mục tiêu hoàn thành vượt mức cao và trước
thời hạn. Kinh tế Thủ đô không chỉ khắc phục được tình trạng đình đốn, mà còn
liên tục tăng trưởng cao, bước đầu có tích luỹ. Tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) tăng bình quân 12,5% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3%
năm, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng
16,5% năm. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 32 nghìn tỷ đồng.
Đồ thị 1. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 1991-1995
Kế hoạch 5 năm 1996-2000 được tiến hành trong lúc công cuộc đổi mới
đang được tiến hành toàn diện và dần dần đi vào chiều sâu, là thời kỳ bắt đầu
đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá với yêu cầu hoàn thành vượt mức chỉ
tiêu kinh tế xã hội 10 năm 1991-2000, tạo tiền đề vững chắc bước vào thế kỷ 21.
Trong thời kỳ này, Hà Nội đã đạt được những kết quả khá nổi bật, đặc biệt là
trên các mặt phát triển kinh tế, huy động vốn đầu tư và hiện đại hoá hạ tầng đô
thị, cơ sở vật chất y tế, văn hoá, giáo dục. GRDP năm 2000 bằng 1,66 lần so với
năm 1995 và bằng 3,8 lần năm 1985; bình quân giai đoạn 1996-2000 tăng
10,7%, vốn đầu xây dựng cơ bản tăng 17,3% năm. Sự phát triển của kinh tế đã
góp phần đáng kể cho việc động viên ngân sách nhà nước: Thu ngân sách trên
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
1990 1991 1992 1993 1994 1995
Tổng số
Nông, lâm
nghiệp, thủy sản
Công nghiệp-Xây
dựng
Dịch vụ
8
địa bàn từ chỗ chiếm 9,2% trong tổng thu ngân sách của cả nước (năm 1990) lên
tới 16,3% (năm 2000). Thành phố đã bắt đầu phát triển mạng lưới giao thông
công cộng, quy hoạch đường vành đai, cầu vượt và hệ thống xe buýt. Công tác
phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở trong quy hoạch, nhà chung cư cao tầng có
tiến bộ vượt bậc. Đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Sự nghiệp
giáo dục và y tế đã được đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất. Bộ mặt của Thủ đô có
nhiều thay đổi, vị thế của Thủ đô được nâng lên.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 1996-2000
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
1996 1997 1998 1999 2000
1/ Tổng sản phẩm trên địa
bàn (giá so sánh 1994) Tỷ đồng 13582 15613 17128 18288 19999
Chia ra:
- Nông, lâm, thủy sản “ 696 725 732 728 776
- Công nghiệp - Xây dựng “ 4361 5162 5794 6437 7178
- Dịch vụ “ 8525 9726 10602 11123 12045
2/ Giá trị sản xuất công
nghiệp (giá so sánh 1994) Tỷ đồng 10351 12172 13865 14919 17298
3/ Giá trị sản xuất nông
nghiệp (giá so sánh 1994) Tỷ đồng 1084 1155 1196 1252 1320
4/ Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 1038 1201 1235 1375 1402
5/ Dân số Người 2395,9 2467,2 2553,7 2688,0 2737,3
Chia ra:
- Nam “ 1176,6 1211,6 1253,4 1344,8 1369,6
- Nữ “ 1219,3 1255,6 1300,3 1343,2 1367,7
- Thành thị “ 1291,6 1384,2 1455,3 1548,0 1582,5
- Nông thôn “ 1104,3 1083,0 1098,4 1140,0 1154,8
6/ Giáo dục phổ thông
- Trường Trường
+ Tiểu học “ 253 262 265 267 267
+ Trung học cơ sở “ 212 221 222 223 226
+ Trung học phổ thông “ 51 62 72 82 103
- Giáo viên Giáo viên
+ Tiểu học “ 7115 7366 7530 7626 8229
+ Trung học cơ sở “ 7814 8371 8936 8940 9319
+ Trung học phổ thông “ 2647 3455 4083 4576 5147
- Học sinh Học sinh
+ Tiểu học “ 226269 233193 231130 231075 228275
+ Trung học cơ sở “ 189884 186759 182819 171693 169105
+ Trung học phổ thông “ 54442 82413 91939 94855 103743
9
Bước vào những năm đầu của thời kì thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế xã hội 2001-2005, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ tăng
bình quân năm tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân thời kỳ 2001-
2005 đạt 11,3%. Cơ cấu kinh tế mới hình thành từ sau đổi mới chuyển biến tích
cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tỷ trọng trong cơ cấu của
ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 3,0% (năm 2000) xuống còn 1,6% (năm
2005); ngành công nghiệp- xây dựng từ 37% (năm 2000) tăng lên 40,8% (năm
2005). Cơ cấu kinh tế nội ngành, cơ cấu sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cũng
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có chất lượng cao và
xuất khẩu.
Đồ thị 2. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2001-2005
Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm 2001- 2005 bình quân tăng
18,6%/năm. Hoạt động thương mại, dịch vụ cũng khá phát triển. Hà Nội đã phát
huy thế mạnh của một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của Vùng đồng
bằng sông Hồng và của cả nước với hơn 60 siêu thị và trung tâm thương mại, gần
300 cửa hàng tự chọn và 600 văn phòng đại diện thương nhân của nước ngoài.
Các ngành dịch vụ trình độ cao như tư vấn tài chính, ngân hàng, sản xuất phần
mềm máy tính, thiết kế, tạo mẫu, giáo dục và đào tạo, y tế đã bước đầu phát
triển... Hoạt động thương mại quốc tế đã mở rộng đáng kể với khoảng 2000
doanh nghiệp có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Hà Nội trở thành trung
tâm du lịch của cả nước, là đầu mối phân phối khách cho các địa phương phía
Bắc. Với 104 công ty du lịch, 663 khách sạn, nhà nghỉ, 13,3 nghìn buồng và
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số
Nông, lâm
nghiệp, thủy sản
Công nghiệp-Xây
dựng
Dịch vụ
10
20,4 nghìn giường, hàng năm Hà Nội đã thu hút được từ 3 đến 5 triệu khách du
lịch, trong đó từ 0,5 đến 1,1 khách quốc tế. Trong điều kiện diện tích canh tác
đang dần bị thu hẹp, các cây, con, và phương pháp canh tác truyền thống không
còn có ảnh hưởng nhiều đến tăng năng suất, nông nghiệp Thủ đô đã có bước
chuyển biến lớn về cơ cấu sản phẩm. Kinh tế trang trại phát triển khá, góp phần
chuyển hướng nông nghiệp Thủ đô theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2001-2005
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005
1/ Tổng sản phẩm trên địa
bàn (giá so sánh 1994) Tỷ đồng 22004 24654 27472 30653 34150
Chia ra:
- Nông, lâm, thủy sản “ 785 843 860 845 860
- Công nghiệp - Xây dựng “ 7841 8894 10423 11867 13124
- Dịch vụ “ 13379 14917 16189 17941 20166
2/ Giá trị sản xuất công
nghiệp (giá so sánh 1994) Tỷ đồng 19662 25230 30474 36598 41643
3/ Giá trị sản xuất nông
nghiệp (giá so sánh 1994) Tỷ đồng 1334 1392 1433 1443 1479
4/ Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 1502 1641 1819 2311 2861
Cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội tiếp tục đạt được thành tựu nổi bật
trong sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội và con người, dần dần tạo nên sức
mạnh và độ bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Quy mô,
chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và mở rộng ở một số bậc học, ngành
học; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 77%; tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt
100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98,4%; 100% số giáo viên phổ thông
(trên 23 nghìn người) đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đến năm 2005, Hà Nội
đã có 32 bệnh viện tuyến Thành phố và trung ương được đầu tư lớn gắn liền tiến
bộ khoa học kỹ thuật. Chất lượng dân số được cải thiện; tỷ lệ suy dinh dưỡng
của trẻ em dưới 5 tưổi giảm xuống chỉ còn dưới 15%. Chương trình dân số kế
hoạch hoá gia đình được quan tâm thực hiện, tiếp tục đem lại kết quả tốt: tỷ suất
sinh còn 16,04%o, tỷ lệ sinh con thứ ba của người mẹ còn 5,3%. Công tác lao
động và việc làm đã có những tiến bộ nhất định với kết quả trong 5 năm 2001-
2005 đã giải quyết việc làm cho trên 21,6 vạn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị năm 2005 còn 6,2%.
11
Bảng 3. Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu giai đoạn 2001-2005
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005
1/ Dân số Người 2790,8 2926,6 3007,5 3088,7 3182,7
Chia ra:
- Nam “ 1396,9 1463,2 1505,3 1545,7 1592,8
- Nữ “ 1393,9 1463,4 1502,2 1543,0 1589,9
- Thành thị “ 1614,0 1699,1 1731,6 2019,9 2078,8
- Nông thôn “ 1176,8 1227,5 1275,9 1068,8 1103,9
2/ Giáo dục phổ thông
- Trường Trường
+ Tiểu học “ 270 272 273 274 274
+ Trung học cơ sở “ 223 213 212 213 218
+ Trung học phổ thông “ 103 100 98 96 98
- Giáo viên Giáo viên
+ Tiểu học “ 8365 8382 8611 8819 8811
+ Trung học cơ sở “ 9355 9520 9620 9713 9788
+ Trung học phổ thông “ 5084 4931 4940 4986 5098
- Học sinh Học sinh
+ Tiểu học “ 224932 218568 214823 207224 203475
+ Trung học cơ sở “ 173651 179604 182477 185484 180278
+ Trung học phổ thông “ 100536 100221 100606 103300 108532
Năm 2006 và 2007, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trên địa bàn Hà
Nội có tốc độ tăng khá (so với năm trước, năm 2006 tăng 11,5%, năm 2007 tăng
12,07%). Trong sản xuất nông nghiệp, nhờ có đầu tư mấy năm qua cho các loại
sản phẩm, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nên mặc dù diện tích canh tác
liên tục giảm nhưng tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm vẫn tăng so
với năm trước. Đồng thời, do giá gia súc gia cầm tăng, chăn nuôi có lãi nên nông
dân không ngừng mở rộng sản xuất. Sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng cao
ở tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và
khu vực kinh tế ngoài nhà nước do một số doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng
sản xuất, đồng thời nhiều doanh nghiệp mới thành lập bắt đầu đi vào sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới qui trình
công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí đầu vào
để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong năm
12
2007, có 54 doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và 38 doanh nghiệp nhà nước
địa phương đã đầu tư gần 1200 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nhà xưởng gần 700
tỷ đồng, đầu tư cho máy móc thiết bị 500 tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ lực do
có thị trường tiêu thụ nên sản xuất tăng khá cao: bia tăng 13,8%, thuốc lá tăng
21,4%, quần áo may sắn tăng 13,8%, máy biến thế điện tăng 30,7%, quạt điện
tăng 51,3%...
Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng nhanh ngoài nguyên nhân có
nhiều công ty Nhà nước cổ phần hoá chuyển sang còn có nguyên nhân một số
doanh nghiệp có qui mô lớn chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng cao hợp nhu cầu người tiêu dùng, nên tiêu thụ tốt (Công ty
sản xuất thức ăn chăn nuôi Tân Minh Hà, Công ty dây cáp điện Yên Viên, Xí
nghiệp tư doanh Xuân Kiên, Công ty Nhật Linh, HTX Song Long, Công ty Sơn
Kova, Công ty Hiệp Hưng...). Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của doanh
nghiệp ngoài nhà nước do có thị trường tiêu thụ tăng khá cao so với thời kỳ
trước. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến nay đã có mặt ở hầu hết các ngành, nhưng
tập trung phát triển cao ở một số ngành như: sản xuất sản phẩm bằng kim loại,
chế tạo thiết bị máy móc, sản xuất thiết bị điện, sản xuất xe có động cơ, sản xuất
cao su, plastic và sản xuất giường tủ đồ khác. Tuy sản xuất công nghiệp trên địa
bàn Thành phố hiện vẫn duy trì mức tăng cao nhưng còn thiếu tính ổn định, tỷ
trọng công nghiệp gia công còn lớn, một số doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư
đổi mới trang thiết bị, đồng thời lệ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập
ngoại. Trong nhóm các ngành dịch vụ, một số ngành duy trì được mức tăng
trưởng khá, có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng chung của khu vực dịch vụ như:
thương nghiệp, tài chính tín dụng. Ngành tài chính tín dụng có tốc độ tăng
trưởng khá cao do những năm của thời kỳ này, các ngân hàng nhà nước và ngân
hàng thương mại cổ phần phát triển nhanh về số lượng mạng lưới và nâng cao
chất lượng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động của thị trường chứng
khoán cũng diễn ra khá sôi động.
2.1.2. G