Chuyên đề Tình hình vay vốn của sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh An Giang từ 2007-2009

1.1) Cơ sở hình thành đề tài: Như chúng ta đã biết, sinh viên là một trong những nguồn lực quan trọng của đất nước, là lực lượng kế thừa đưa đất nước phát triển cùng Thế giới. Do vậy, việc đầu tư cho nguồn nhân lực này là rất quan trọng. Để đạt được kết quả học tập tốt, ngoài việc nổ lực, chăm chỉ học tập, sinh viên cũng cần nhiều điều kiện khác. Và một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên đó chính là vấn đề tài chính. Tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên, nhất là sinh viên ở xa nhà. Đối với những gia đình khá giả thì không có gì đáng lo, nhưng đối với những gia đình khó khăn thì việc để cho con em đi học là vấn đề vô cùng nan giải. Như thấu hiểu với nỗi lo của các bậc cha mẹ, đầu năm học 2007 – 2008, Chính phủ đã ban hành Chính sách tín dụng về việc hỗ trợ cho sinh viên vay vốn với lãi suất thấp mà không cần phải thế chấp. Quyết định này đã giúp đỡ rất nhiều cho sinh viên, cũng như vơi bớt phần nào nỗi lo tài chính cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, quá trình vay vốn còn gặp nhiều khó khăn, chính những khó khăn này đã làm cho thời gian giải ngân kéo dài, sinh viên chậm nhận tiền vay, ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập của sinh viên như chậm đóng học phí; không mua được giáo trình; việc ăn uống, sinh hoạt, đi lại gặp nhiều khó khăn Để giải quyết phần nào khó khăn trong quá trình vay vốn, chúng ta cần tìm hiểu thực tế quá trình vay vốn của sinh viên tại các NHCSXH từ lúc lập hồ sơ cho đến lúc giải ngân. Và đó cũng chính là lý do em chọn đề tài nghiên cứu của mình: “Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007 – 2009” 1.2) Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu và đánh giá tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007 – 2009. - Tìm ra hạn chế và tồn tại trong quá trình vay vốn. - Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc vay vốn dành cho sinh viên. 1.3) Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: chỉ nghiên cứu tại NHCSXH tỉnh An Giang. - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ 2007 – 2009. - Phạm vi về nội dung: chỉ phân tích tình hình cho vay của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang. 1.4) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập và tổng hợp các số liệu từ các bảng Báo cáo tài chính, các số liệu tại ngân hàng liên quan đến tình hình vay vốn của sinh viên như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ - Thu thập thông tin qua cán bộ tín dụng ngân hàng về các vấn đề xung quanh đề tài. - Thu thập thông tin từ internet, sách báo Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp so sánh số liệu thực tế trong 3 năm: 2007, 2008, 2009. - Phương pháp phân tích thông qua các bảng số liệu và hình minh họa. Phương pháp tham khảo tài liệu: - Tham khảo tài liệu seminar, luận văn tốt nghiệp của các anh chị khóa trước. - Tham khảo thông tin trên internet, tạp chí, sách báo có liên quan.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình vay vốn của sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh An Giang từ 2007-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QTKD -----o0o----- HUỲNH THỊ MAI LÝ TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TẠI NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG TỪ 2007-2009 Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QTKD -----o0o----- CHUYÊN ĐỂ NĂM 3 TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TẠI NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG TỪ 2007-2009 Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Thiên Hương Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Mai Lý Lớp: DH8NH MSSV: DNH073314 CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Thị Thiên Hương Người chấm, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Chuyên đề được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2010 LỜI CẢM ƠN Với vốn kiến thức quý báu được thầy cô truyền đạt trong các năm học tại trường Đại Học An giang cũng như sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang đã giúp đỡ và hỗ trợ cho em rất nhiều để có thể hoàn thành chuyên đề năm 3 của mình một cách thuận lợi. Vì vậy, trước hết em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD - Ttrường ĐHAG đã trang bị vốn kiến thức quý báu và cần thiết cho em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin kính lời cảm ơn đến cô Lê Thị Thiên Hương đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực hiện chuyên đề này. Về phía ngân hàng, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc đã tạo cơ hội cho em được kiến tập tại ngân hàng. Cảm ơn các cô chú, anh chị trong ngân hàng đã trực tiếp truyền đạt thông tin và kinh nghiệm giúp em có được những thông tin và hiểu thêm một số kiến thức về ngân hàng và hoàn thành được chuyên đề. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do kiến thức và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Ban lãnh đạo ngân hàng và sự chỉ dẫn của Thầy Cô để em có thể vận dụng một cách tốt hơn những kiến thức đã học vào thực tế. Em xin kính chúc quý Thầy Cô cùng Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị trong ngân hàng luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành tốt công việc của mình và thành công hơn nữa trong tương lai. Chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Mai Lý MỤC LỤC Chương 1: MỞ ĐẦU: 1 1.1) Cơ sở hình thành đề tài: 1 1.2) Mục tiêu nghiên cứu: 1 1.3) Phạm vi nghiên cứu: 1 1.4) Phương pháp nghiên cứu: 1 Phương pháp thu thập số liệu: 1 Phương pháp xử lý số liệu: 2 Phương pháp tham khảo tài liệu: 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 2.1) Ngân hàng chính sách xã hội: 3 2.2) Tín dụng: 3 2.2.1) Khái niệm: 3 2.2.2) Phân loại tín dụng: 3 2.2.3) Chức năng của tín dụng: 5 2.2.4) Vai trò của tín dụng: 5 2.3) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: 5 2.3.1) Hệ số thu nợ: 5 2.3.2) Vòng quay vốn tín dụng: 5 2.3.3) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: 5 Chương 3: GIỚI THIỆU NHCSXH TỈNH AN GIANG 6 3.1) Giới thiệu: 6 3.1.1)Lịch sử hình thành và phát triển: 6 3.1.2) Chức năng hoạt động: 7 3.2) Sơ đồ cơ cấu hoạt động tại NHCSXH tỉnh An Giang: 7 3.3) Những thuận lợi và khó khăn của NHCSXH: 8 3.3.1) Thuận lợi: 8 3.3.2) Khó khăn: 8 a) Khó khăn về cơ chế chính sách: 8 b) Khó khăn về sự phối hợp giữa các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác: 9 c) Khó khăn về tổ chức thực hiện: 9 3.4) Kết quả hoạt động của NHCSXH từ 2007-2009: 10 3.5) Định hướng và mục tiêu phát triển trong năm 2010: 11 3.5.1) Phương hướng, nhiêm vụ trong năm 2010: 11 3.5.2) Mục tiêu phát triển trong năm 2010: 11 Chương 4: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TẠI NHCSXH TỈNH AN GIANG TỪ 2007 – 2009: 12 4.1)Mục đích cho sinh viên vay vốn của NHCSXH: 12 4.2) Mục đích sử dụng vốn vay của sinh viên: 12 4.3) Quy trình, cách thức vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang: 12 4.3.1) Điều kiện vay vốn: Để được vay vốn, sinh viên phải có các điều kiện sau: 12 4.3.2) Mức vốn cho vay: 13 4.3.3) Lãi suất cho vay: 14 4.3.4) Thời hạn cho vay: 14 4.3.5) Hồ sơ vay vốn: 14 a) Đối với hộ gia đình: 14 b)Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng: 15 c) Đối với sinh viên và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, nếu có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới, thì kể từ ngày 01/10/2007 được điều chỉnh theo mức cho vay mới và lãi suất mới theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 15 4.3.6) Quy trình cho vay: 15 a) Đối với hộ gia đình: 15 b) Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng: 16 c) Đối với sinh viên và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, có nhu cầu xin vay theo mức cho vay mới: 16 4.3.7) Tổ chức giải ngân: 16 4.3.8) Cam kết trả nợ: 16 4.3.9) Định kỳ trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay: 17 a) Định kỳ trả nợ: 17 b) Thu nợ gốc: 17 c) Thu lãi tiền vay: 17 4.3.10) Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: 17 4.3.11) Kiểm tra vốn vay của sinh viên: 18 4.4) Doanh số vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang qua 3 năm 2007, 2008, 2009: 19 4.5) Doanh số vay vốn sinh viên phân theo khu vực của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang từ 2007-2009: 21 4.5.1) Vùng thành thị: 21 4.5.2) Vùng cù lao: 22 4.5.3) Vùng núi: 23 4.5.4) So sánh DSCV sinh viên giữa các vùng của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009: 24 4.6) Khó khăn gặp phải trong quá trình vay vốn: 24 4.7) Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quá trình vay vốn: 25 4.8) Những giải pháp nhằm giải quyết phần nào khó khăn gặp phải trong quá trình vay vốn: 25 Chương 5: KẾT LUẬN: 27 5.1) Kết luận: 27 5.2) Hạn chế của đề tài: 27 5.3) Kiến nghị: 27 5.3.1) Đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang: 28 5.3.2) Đối với UBND các cấp trực thuộc và TổTK&VV: 28 5.3.3) Đối với sinh viên và hộ gia đình: 28 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.4: Biểu đồ cân đối thu chi qua 3 năm tại NHCSXH tỉnh An Giang 10 Biểu đồ 4.4.a: Biểu đồ so sánh doanh số cho vay sinh viên và tổng doanh số cho vay qua 3 năm 19 Biểu đồ 4.4.b: Biểu đồ so sánh tỷ trọng doanh số cho vay sinh viên trên tổng doanh số cho vay 19 Biểu đồ 4.4c: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên và DSTN sinh viên qua 3 năm 20 Biều đồ 4.5.1: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên vùng thành thị từ 2007-2009 21 Biểu đồ 4.5.2: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên vùng cù lao từ 2007-2009 22 Biểu đồ 4.5.3: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên vùng núi từ 2007-2009 23 Biểu đồ 4.5.4: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên giữa các khu vực của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009 24 DANH MỤC BIỂU BẢNG VÀ HÌNH Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu hoạt động tại NHCSXH tỉnh An Giang 7 Hình 4.3.6a: Quy trình cho vay đối với hộ gia đình 15 Hình 4.3.6b: Quy trình cho vay Đối với sinh viên mồ côi vay trực tiếp tại ngân hàng 16 Bảng 4.4c: Bảng so sánh DSCV sinh viên và DSTN sinh viên qua 3 năm 20 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH: Ngân hàng NHTW: Ngân hàng trung ương NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội NHTM: Ngân hàng thương mại BĐD HĐQT: Ban đại diện Hội đồng quản trị TCTD: Tổ chức tín dụng TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn UBND: Ủy ban nhân dân TDSV: Tín dụng sinh viên DSCV SV: Doanh số cho vay sinh viên DSVV: Doanh số vay vốn DSTN: Doanh số thu nợ ∑DSCV: Tổng doanh số cho vay ∑DSTN: Tổng doanh số thu nợ Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1) Cơ sở hình thành đề tài: Như chúng ta đã biết, sinh viên là một trong những nguồn lực quan trọng của đất nước, là lực lượng kế thừa đưa đất nước phát triển cùng Thế giới. Do vậy, việc đầu tư cho nguồn nhân lực này là rất quan trọng. Để đạt được kết quả học tập tốt, ngoài việc nổ lực, chăm chỉ học tập, sinh viên cũng cần nhiều điều kiện khác. Và một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên đó chính là vấn đề tài chính. Tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên, nhất là sinh viên ở xa nhà. Đối với những gia đình khá giả thì không có gì đáng lo, nhưng đối với những gia đình khó khăn thì việc để cho con em đi học là vấn đề vô cùng nan giải. Như thấu hiểu với nỗi lo của các bậc cha mẹ, đầu năm học 2007 – 2008, Chính phủ đã ban hành Chính sách tín dụng về việc hỗ trợ cho sinh viên vay vốn với lãi suất thấp mà không cần phải thế chấp. Quyết định này đã giúp đỡ rất nhiều cho sinh viên, cũng như vơi bớt phần nào nỗi lo tài chính cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, quá trình vay vốn còn gặp nhiều khó khăn, chính những khó khăn này đã làm cho thời gian giải ngân kéo dài, sinh viên chậm nhận tiền vay, ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập của sinh viên như chậm đóng học phí; không mua được giáo trình; việc ăn uống, sinh hoạt, đi lại gặp nhiều khó khăn… Để giải quyết phần nào khó khăn trong quá trình vay vốn, chúng ta cần tìm hiểu thực tế quá trình vay vốn của sinh viên tại các NHCSXH từ lúc lập hồ sơ cho đến lúc giải ngân. Và đó cũng chính là lý do em chọn đề tài nghiên cứu của mình: “Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007 – 2009” 1.2) Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu và đánh giá tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007 – 2009. - Tìm ra hạn chế và tồn tại trong quá trình vay vốn. - Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc vay vốn dành cho sinh viên. 1.3) Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: chỉ nghiên cứu tại NHCSXH tỉnh An Giang. - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ 2007 – 2009. - Phạm vi về nội dung: chỉ phân tích tình hình cho vay của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang. 1.4) Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập và tổng hợp các số liệu từ các bảng Báo cáo tài chính, các số liệu tại ngân hàng liên quan đến tình hình vay vốn của sinh viên như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ… - Thu thập thông tin qua cán bộ tín dụng ngân hàng về các vấn đề xung quanh đề tài. - Thu thập thông tin từ internet, sách báo… Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp so sánh số liệu thực tế trong 3 năm: 2007, 2008, 2009. - Phương pháp phân tích thông qua các bảng số liệu và hình minh họa. Phương pháp tham khảo tài liệu: - Tham khảo tài liệu seminar, luận văn tốt nghiệp của các anh chị khóa trước. - Tham khảo thông tin trên internet, tạp chí, sách báo…có liên quan. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1) Ngân hàng chính sách xã hội: Ngân hàng chính sách xã hội (viết tắt là NHCSXH) là một Tổ chức tín dụng Nhà nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại NHNN, kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo. NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm, không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bộ máy quản lý NHCSXH bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện. Đối tượng phục vụ: hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2.2) Tín dụng: 2.2.1) Khái niệm: Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn. 2.2.2) Phân loại tín dụng: Dựa vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà cửa, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà cửa, xây dựng các xí nghiệp mới hoặc các công trình thuộc cơ sở hạ tầng… Dựa vào mục đích tín dụng: - Cho vay sản xuất – lưu thông hàng hóa: Là loại cho vay nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ và cá nhân để trực tiếp tiến hành sản xuất hàng hóa và kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay hộ, cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, sửa chữa nhà và các tư liệu tiêu dùng. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: - Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Dựa vào phương thức cho vay: Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo Quy chế và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng, khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo tài sản sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả chi hạn mức tín dụng dự phòng. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm rút tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành, sử dụng thẻ tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Các phương thức cho vay khác: Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm phù hợp với quy định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.2.3) Chức năng của tín dụng: - Tập trung và phân phối vốn. - Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Kiểm soát và phản ánh các hoạt động kinh tế. 2.2.4) Vai trò của tín dụng: - Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. - Thúc đẩy kinh tế phát triển, hoạt động của trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này phân tán khắp mọi nơi. - Góp phần tác động tới việc tăng cường chế độ hoạch toán kinh tế của các xí nghiệp, do đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sơ hoàn trả có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. - Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. 2.3) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: 2.3.1) Hệ số thu nợ: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn của đồng vốn khi ngân hàng cho vay. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Nghĩa là trên 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì sẽ thu lại bao nhiêu đồng. Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu nợ càng khả quan. 2.3.2) Vòng quay vốn tín dụng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng được phản ánh thông qua vòng quay vốn tín dụng. Vòng quay càng nhanh thì càng chứng tỏ ngân hàng có khả năng sử dụng vốn càng hiệu quả đáp ứng tốt quá trình hoạt động trong tương lai. Vòng quay này được tính trên tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và tổng dư nợ. 2.3.3) Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng và cũng là chỉ tiêu mà các ngân hàng sử dụng để so sánh chất lượng tín dụng của nhau để tìm biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời, hệ số còn phản ánh tình trạng nợ quá hạn ở ngân hàng tốt hay xấu, công tác quan tâm đến tín dụng như thế nào… Chương 3: GIỚI THIỆU NHCSXH TỈNH AN GIANG 3.1) Giới thiệu: 3.1.1)Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 1993, hộ nghèo không có tài sản thế chấp hoặc nếu có cũng không đáng kể. Do vậy, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng là điều khó khăn trong bối cảnh thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Sau khi xin ý kiến và được cấp trên cho phép, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh An Giang đã lần lượt kết hợp cùng các tổ chức, đoàn thể quần chúng như Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Tỉnh hội phụ nữ và Tỉnh đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh triển khai thực hiện cho vay tín chấp có sự giới thiệu, bảo lãnh của các đoàn thể với mức cho vay ban đầu là 500.000đồng/hộ, sau đó nâng lên 1.000.000 đồng/hộ nhưng chỉ với khối lượng nhỏ vì điều kiện tín dụng thương mại chưa phù hợp điều kiện thực tế của hộ nghèo. Đến giữa năm 1994, Chính phủ cho phép thành lập “Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo” trong phạm vi cả nước với vốn ban đầu tại An Giang là 7,7 tỷ đồng. Ngày 31/08/1995, Thủ tướng có Quyết định số 525/TTg về việc thành lập Ngân hàng về phục vụ người nghèo. Mục tiêu nhằm tạo lập loại hình Ngân hàng chính sách để thực thi nhiều chính sách hợp lý bằng phương pháp tín dụng để hổ trợ người nghèo thiếu vốn sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Ngân hàng người nghèo hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, tăng vốn, bù đắp chi phí hoạt động và rủi ro lợi nhuận. Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ – CP của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002 QĐ-TTg ngày 04/12/2002 của Thủ tướng chính phủ hình thành một định chế tài chính tín dụng đặc thù của Nhà nước, nhằm tách bạch hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động của hệ thống NHTM. Nằm trong mạng lưới hoạt động của ngành, NHCSXH chi nhánh Tỉnh An Giang được thành lập theo Quyết định số 76/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH, chính thức đi vào hoạt động ngày 09/05/2003. Từ khi thành lập và hoạt động cho đến nay, NHCSXH tỉnh An Giang luôn được sự chỉ đạo, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Chi nhánh đã được cấp 2 căn nhà. BĐD HĐQT NHCSXH được thành lập theo
Luận văn liên quan