Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hóa của loài người, lao động của con người còn là một trong ba yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm dọ doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tích kiệm chi phí về lao động góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp
56 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .. 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.4
1.1.1Khái niệm, đặc điểm tiền lương.................4
1.1.2 Phân loại lao động, các hình thức trả tiền lương và quỹ tiền lương của doanh nghiệp..6
1.3 Nội dung các khoản trích theo lương .9
1.2 Lý luận tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 10
1.2.1 Nhiệm vụ kế toán . 10
1.2.2Chứng từ sử dụng . 10
1.2.3 Tài khoản sử dụng. 10
1.2.4 Kế toán chi tiết. 12
1.2.5 Kế toán tổng hợp ..13
1.2.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN SẮC VIỆT 20
2.1 Khái quát về công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt ...20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt.... 20
2.2 Khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Tiếp Vân Sắc Việt.. 22
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán. 22
2.2.2 Chính sách và phương pháp kế toán.................................................................................. 24
2.3 Thực trạng tổ chức kế toán tại công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt........................................ 25
2.3.1 Đặc điểm vấn đề nghiên cứu................................................................................................ 25
2.3.2 Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt .................................................................................................................................27
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng :
Sơ đồ1.2 Hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ2.1 Tổ chức Công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán.
Bảng 2.1 Danh sách lao động của công ty
Bảng 2.2 Bảng hệ số lương
Bảng 2.3 Bảng hệ số trách nhiệm
Bảng 2.4 Bảng chấm công
Bảng 2.5 Bảng thanh toán tiền lương
Bảng 2.6: Bảng tiền thưởng
Bảng 2.7 Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty
Bảng 2.9 Bảng thanh toán BHXH
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương
Bảng 2.11 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Biểu số 2.1: Sổ chi tiết 334
Biểu số 2.2: Sổ chi tiết các tài khoản – 338.2
Biểu số 2.3: Sổ chi tiết các tài khoản – 338.3
Biểu số 2.4: Sổ chi tiết các tài khoản – 338.4
Biểu số 2.5: Sổ chi tiết các tài khoản – 338.9
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
BH
Bảo hiểm
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
CNV
Công nhân viên
CP QLDN
Chi phí quản lý doanh nghiệp
CP CNTT
Chi phí công nhân trực tiếp
CP SX
Chi phí sản xuất
TTBH
Tổ trưởng bán hàn
TTSX
Tổ trưởng sản xuất
TTKT
Tổ trưởng kỹ thuật
GĐ
Giám đốc
KTT
Kế toán trưởng
KTV
Kế toán viên
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN SẮC VIỆT 52
3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt ............................52
KẾT LUẬN
Lời mở đầu
Không chỉ là tiền đề cho sự tiến hóa của loài người, lao động của con người còn là một trong ba yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm dọ doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tích kiệm chi phí về lao động góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp
Tiền lương (hay tiền công) là một vấn đề nhạy cảm có liên quan không những đối với người lao động mà còn liên quan mật thiết đến tất cả doanh nghiệp mà toàn. Vì nó là một phần sản phẩm của xã hội được nhà nước phân phối cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả lao động mỗi người cống hiến cho xã hội. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã thực hiện. Mặt khác tiền lương là một trong nhũng công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Một sự thay đổi nhỏ trong chính sách tiền lương của nhà nước kéo theo sự thay đổi về cuộc sống và sinh hoạt của hàng triệu người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp hiện nay việc trả lương cho công nhân viên có nhiều hình thức khác nhau. Họ phải tự hạch toán để đảm bảo doanh nghiệp mình hoạt động tối đa hóa lợi nhuận. Đối với nhân viên, tiền lương là một khoản thu nhập cơ bản và quan trọng nuôi sống bản thân và gia đinh họ. Còn đối với doanh nghiệp tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của mình. Một công ty sẽ hoạt động và có kết quả tốt khi kết hợp hài hòa hai vấn đề này.
Do vậy, việc hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Hạch toán chính xác chi phí về lao động có ý nghĩ cơ sở, căn cứ để xách định nhu cầu về số lượng, thời gian lao động và xác định kết quả lao động. Qua đó nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất và lao động riêng, cho nên cách thức hạch toán tiền lương của mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Từ sự khác nhau này mà có sự khác biệt trong kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Từ nhận thức như vậy nên trong thời gian thực tập tại công tyTNHH Tiếp Vận Sắc Việt em đã chọn đề tài “ Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt”để nghiên cứu thực tế và tiến hành viết chuyên đề này.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt.
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt.
Bài viết này hoàn thành được là nhờ sự tận tình hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót nhất định em rất mong được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
1.1.1Khái niệm, đặc điểm tiền lương:
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, chính trị xã hội. Nó không chỉ phản ánh thu nhập thuần tuý quyết định sự ổn định và phát triển của người lao động mà nó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, của xã hội.
Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động.
Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.
Theo quan điểm kinh tế: “Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh”.
Bản chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động, tiền lương tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động.
Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố chi phí đầu vào sản xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của họ, nói cách khác tiền lương là động lực, là cuộc sống.
Tiền lương phản ánh nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (người mua sức lao động) trả cho người lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Đó là quan hệ xã hội.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tâp trung, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh sự trả công cho người lao động dựa trên nguyên tắc lao động nhằm tái sản xuất sức lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được định nghĩa như sau: “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc” (theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993).
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, sức lao động được nhìn nhận như là một hàng hoá, tiền lương là giá cả sức lao động. Do vậy, người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một số tiền nhất định để đổi lấy quyền sử dụng sức lao động của họ.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với chủ doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố nằm trong chi phí sản xuất kinh doanh. Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải biết cách quản lý và tính toán chi phí tiền lương hợp lý. Đồng thời, tiền lương cũng là một phương tiện kích thích và động viên người lao động làm việc có hiệu quả.
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất tiêu dùng, quan hệ trao đổi. Do vậy, chính sách tiền lương luôn luôn là vấn đề trọng yếu ở mọi thời kỳ kinh tế, ở mọi quốc gia.
Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm của tiền lương:
- Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp. Mọi khoản tiền ma người sử dụng lao động trả cho người lao động (gồm tiền lương, phụ cấp, phúc lợi) đều là tiền lương danh nghĩa. Tuy nhiên, bản thân tiền lương danh nghĩa chưa phản ánh đầy đủ mức trả công thực tế cho người lao động.
- Tiền lương thực tế: là toàn bộ những tư liệu sinh hoạt và các dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng góp và trừ các khoản theo quy định. Rõ ràng tiền lương thực tế phản ánh đúng mức sống của người lao động và giá trị tiền lương mà người lao động nhận được.
1.1.2 Phân loại lao động, các hình thức trả tiền lương và quỹ tiền lương của doanh nghiệp
*Phân loại lao động
Tại các doanh nghiệp kế toan lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương là một bộ phận công việc phức tạp trong kế toán chi phí kinh doanh vì cách trả thù lao cho lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị, các thời kỳViệc kế toán chính xác cho chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương có vị trí quan trọng, là cơ sở xác định giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm. Đồng thời là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội.
Do lao động doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động và các nhóm khác nhau theo từng đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu thức sau:
- Phân loại lao động theo thời gian lao động:
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên(trong danh sách), lao động tạm thời ( mang tính thời vụ). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước được chính xác.
- Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:
+ Lao động trực tiếp sản xuất:
Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ . Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển máy móc, thiết bị để sản xuất sản phẩm (Kể cả cán bộ trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất ( vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất..)
+ Lao động gián tiếp sản xuất:
Đây là bộ phận lao động tham gia một các gián tiếp vào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính
Các phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp.
- Phân theo chức năng lao động của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Theo cách này toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm ba loại:
+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến.
+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng.
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý.
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
*Các hình thức trả tiền lương và quỹ tiền lương của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng sao cho phù hợp tính chất công việc của doanh nghiệp mình.
Hình thức trả lương theo thời gian:
Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ. Thực tế trong các Doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 các tính lương như sau:
Hình thức 1:
Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế
Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Cách tính thường là:
Lương tháng =lương tháng / ngày công chuẩn của tháng X số ngày nghỉ không lương.
Với hình thức trả lương này người lao động không hề băn khoăn về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.
(Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật)
Hình thức 2:
Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / 26 X ngày công thực tế làm việc
(Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)
Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.
Lưu ý: Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau: khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản). Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động.
Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đă hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.
Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm
Hình thức trả lương Lương khoán:
Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.
Lương = Mức lương khoán X Tỷ lệ % hoàn thành công việc
Lương /thưởng theo doanh thu:
Là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.
Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng... Hưởng lương theo doanh thu
Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:
Lương/thưởng doanh số cá nhân
Lương/thưởng doanh số nhóm
Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,
- Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. Trên phương diện hoạch toán tiền lương thì tiền lương của công nhân viên gồm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chỉnh của họ, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như lương phụ cấp chức vụ.
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, đi họp, đi học
Việc chia tiền lương chính và phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích các khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường hạch toán trực tiếp và chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất có quan hệ trực tiếp với khối lượng công việc hoàn thành.
1.3 Nội dung các khoản trích theo lương.
*Quỹ bảo hiểm xã hội:
Quỹ bảo hiểm xã hội ( BHXH) được hình thành bằng cách trích theo tỷlệquy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 26% trong đó 18% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh; 8% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được trích lập nhằm hỗ trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
-Trợ cấp công nhân viên ốm đau thai sản.
-Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghền ghiệp.
-Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
-Chi phí công tác quản lí quỹ BHXH.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lí quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm, thai sản...Trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng doanh nghiệp, phải thanh quyết toán với cơ quan quản lí quỹ BHXH.
*Quỹ bảo hiểm y tế:
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHYT là 4,5%. Trong đó 3% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh; 1,5%còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHYT được trích lập nhằm hỗ trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp trong trường hợp: Tiền thuốc, tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí nhập viện,