Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là bước phát triển tất yếu mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới phải trải qua trong tiến trình phát triển của mình. Trong đó xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, và trong hơn mười năm đổi mới chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rút ra được những bài học thực tiễn quý báu cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Kinh tế thị trường đòi hỏi sự gắn bó mật thiết giữa sản xuất và tiêu thụ, chính vì vậy thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn mà các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì một mặt phải củng cố thị trường đã có, mặt khác phải tìm kiếm và phát triển thị trường mới.
Ngày nay khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập với khu vực và toàn cầu thì vấn đề tồn tại và phát triển trên thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có mức sống cao, các nước đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp chưa thích ứng được với thị trường ngay ,các doanh nghiệp đòi hỏi phải có thời gian dài hoạt động ,trong khi đó vốn đầu tư cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng lại hạn chế. Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty 20 vốn đã từng trải qua thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Bởi vậy, khi chuyển sang kinh tế thị trường công ty không khỏi bỡ ngỡ trước những cơ hội và thách thức. Trong quá trình chuyển đổi công ty 20 đã từng bước khắc phục khó khăn, mạnh dạn, linh hoạt trong việc tìm kiềm thị trường mới và đã đạt được những thành quả nhất định. Càng cọ sát với thị trường, công ty 20 càng thấy rõ sự quan trọng của việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Một trong những thị trường xuất khẩu chính của công ty 20 trong những năm ngần đây là thị trường EU . Tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường EU của công ty còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Vì vậy phải đánh giá phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU những năm qua, để từ đó rút ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20" Mục đích nghiên cứu: Với mục đích đem lý thuyết ứng dụng với thực tế, qua đó làm sáng tỏ luận cứ khoa học về sử dụng Mar- mix. Trên cơ sở này đánh giá các ưu, nhược điểm, những tồn tại và hạn chế để từ đó tổng hợp, đề xuất những biện pháp Mar- mix nhằm hoàn thiện hoạt động Mar- mix xuất khẩu ở Công ty 20.
Kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia làm 3 chương :
Chương I:Thực trạng kinh doanh của công ty 20 và những vấn đề của Marketing.
Chương II: Những vấn đề trọng tâm của ứng dụng Marketing_Mix ở công ty 20
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix xuất khẩu hàng may mặc của Công ty 20
73 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ứng dụng mar - mix trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước là bước phát triển tất yếu mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới phải trải qua trong tiến trình phát triển của mình. Trong đó xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, và trong hơn mười năm đổi mới chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rút ra được những bài học thực tiễn quý báu cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Kinh tế thị trường đòi hỏi sự gắn bó mật thiết giữa sản xuất và tiêu thụ, chính vì vậy thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn mà các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì một mặt phải củng cố thị trường đã có, mặt khác phải tìm kiếm và phát triển thị trường mới.
Ngày nay khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập với khu vực và toàn cầu thì vấn đề tồn tại và phát triển trên thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có mức sống cao, các nước đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp chưa thích ứng được với thị trường ngay ,các doanh nghiệp đòi hỏi phải có thời gian dài hoạt động ,trong khi đó vốn đầu tư cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng lại hạn chế. Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty 20 vốn đã từng trải qua thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Bởi vậy, khi chuyển sang kinh tế thị trường công ty không khỏi bỡ ngỡ trước những cơ hội và thách thức. Trong quá trình chuyển đổi công ty 20 đã từng bước khắc phục khó khăn, mạnh dạn, linh hoạt trong việc tìm kiềm thị trường mới và đã đạt được những thành quả nhất định. Càng cọ sát với thị trường, công ty 20 càng thấy rõ sự quan trọng của việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Một trong những thị trường xuất khẩu chính của công ty 20 trong những năm ngần đây là thị trường EU . Tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường EU của công ty còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Vì vậy phải đánh giá phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU những năm qua, để từ đó rút ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20" Mục đích nghiên cứu: Với mục đích đem lý thuyết ứng dụng với thực tế, qua đó làm sáng tỏ luận cứ khoa học về sử dụng Mar- mix. Trên cơ sở này đánh giá các ưu, nhược điểm, những tồn tại và hạn chế để từ đó tổng hợp, đề xuất những biện pháp Mar- mix nhằm hoàn thiện hoạt động Mar- mix xuất khẩu ở Công ty 20.
Kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia làm 3 chương :
Chương I:Thực trạng kinh doanh của công ty 20 và những vấn đề của Marketing.
Chương II: Những vấn đề trọng tâm của ứng dụng Marketing_Mix ở công ty 20
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix xuất khẩu hàng may mặc của Công ty 20
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 20 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA MARKETING.
I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY20.
Tên công ty: Công ty 20
Logo:
Địa chỉ giao dịch: 35Phan Đình Giót_Phương Liệt_Q.Thanh Xuân_Hà Nội.
Điên thoại: (04) 8645077
Fax: (04) 8641208
Email: xnkcongty20@vnn.vn
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty 20 – Tổng Cục Hậu Cần – Bộ Quốc Phòng là một trong những doanh nghiệp ra đời sớm nhất của ngành Hậu Cần quân đội . 45 năm xây dựng và trưởng thành của Công ty gắn liền với quá trình phát triển của ngành Hậu Cần nói riêng và Công nghiệp Quốc Phòng của đất nước ta nói riêng .
+ Quyết định thành lập Công ty :
Công ty được thành lập theo quyết định số 467/QĐ-QP ngày 04/08/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và theo quyết định số 1119/ĐM –DN ngày 13/3/1996 của Văn phòng Chính phủ .
+ Chức năng , nhiệm vụ của Công ty :
- Sản xuất các sản phẩm Quốc phòng , chủ yếu là hàng dệt , may theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của TCHC – BQP .
- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt , may phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và tham gia xuất khẩu .
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm , vật tư , thiết bị phục vụ cho sản xuất các mặt hàng thuộc ngành may và dệt của Công ty .
+Phạm vi kinh doanh:
Theo giấy phép được cấp,Công ty 20 được phép kinh doanh những ngành nghề sau:
-Sản xuất các sản phẩm phục vụ Quốc phòng,chủ yếu là hàng may mặc.
-Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt may phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
-Kinh doanh vật tư ,thiết bị ,nguyên vật liệu,hoá chất phục vụ ngành dệt, nhuộm.
+Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng ,bước đầu được chuẩn bị cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty.Hầu hết mọi trang thiết bị ,máy móc hiện đại,trụ sở giao dịch,nhà xưởng,…đều nhận được sự hỗ trợ từ phía Bộ Quốc Phòng.
Công ty có trụ sở chính tại số 35 Phan Đình Giót_Thanh Xuân_Hà Nội và các chi nhánh tại Thanh Hoá , Hà Nam ,Thành Phố Hồ Chí Minh…
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được kháI quát qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1957 – 1964 :
Công ty 20 được thành lập ngày 18/02/1957 . Ban đầu có tên là “ Xưởng may đo hàng kỹ ” gọi tắt là X20. Nhiệm vụ khi mới thành lập : đo may phục vụ Cán bộ trung cao cấp trong toàn quân , tham gia nghiên cứu chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang , quân phục cho quân đội .
Ban đầu X20 chỉ có trên 30 cán bộ, công nhân, đa số là mới tuyển theo chế độ hợp đồng, trong đó có 4 đảng viên .Cơ sở vật chất rất nghèo nàn lạc hậu ( chỉ có 22 thiết bị các loại ). Mô hình sản xuất : Gồm 3 tổ sản xuất , một bộ phận đo cắt , một tổ hành chính – hậu cần .
Tháng 12/1962 TCHC – BQP chính thức ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế xí nghiệp Quốc Phòng . Theo nhiệm vụ mới , ngoài nhiệm vụ trên , còn nghiên cứu tổ chức sản xuất dây chuyền hàng loạt và tổ chức mạng luới gia công ngoài xí nghiệp .
Giai đoạn từ năm 1965 – 1975 :
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước , cùng với sự phát triển nhanh chóng của quân đội . Nhu cầu bảo đảm quân trang cho Bộ đội không ngừng tăng lên về số lượng , đòi hỏi chất lượng , kiểu dáng ngày càng phải cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội chính quy hiện đại .
Để thực hiện nhiệm vụ ,xí nghiệp đã nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, tuyển thêm lao động , đưa tổng quân số lên hơn 700 người .Tổ chức đào tạo , bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân , tổ chức tiếp nhận và mua sắm thêm trang thiết bị mới kể cả máy hỏng của các xí nghiệp khác phục hồi, sửa chữa đưa vào sử dụng. Đến ngày 21 tháng 1 năm 1970 xí nghiệp đẫ thành lập các ban nghiệp vụ và các phân xưởng thay thế cho các tổ nghiệp vụ và tổ sản xuất ,bao gồm : 7 ban nghiệp vụ và 4 phân xưởng ( trong đó có 2 phân xưởng may , một phân xưởng cắt và một phân xưởng cơ khí ).
Giai đoạn từ năm 1975 – 1987 :
Năm 1975 , Miền nam được hoàn toàn giải phóng , cả nước độc lập thống nhất .lúc này chuyển hướng sản xuất từ thời chiến sang thời bình . Xí nghiệp đứng trước hai thử thách lớn : Bảo đảm cho sản xuất tiếp tục phát triển và bảo đảm ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên . Để hoàn thành nhiệm vụ , xí nghiệp đã tiến hành một loạt các biện pháp như : Tổ chức lại sản xuất , kiện toàn bộ máy quản lý tăng cường quản lý vật tư , đẩy mạnh sản xuất phụ để tận dụng lao động , phế liệu phế phẩm , liên kết kinh tế với các đơn vị bạn . Chuẩn bị tốt cho việc đi sâu vào hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN .
Năm 1985 , quân đội có sự thay đổi lớn trong việc tinh giảm biên chế , dẫn tới khối lượng quân trang sản xuất giảm nhiều . Xí nghiệp lâm vào tình trạng thiếu việc làm , không sử dụng hết năng lực sản xuất ,đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn . Được sự đồng ý của Tổ Chức Hậu Cần (TCHC) , sự giúp đỡ của Bộ Công nghiệp nhẹ và Liên hiệp các xí nghiệp gia công hàng xuất khẩu may mặc Việt Nam, Xí nghiệp đã lập luận chứng kinh tế kỹ thuật , vay 20 000 USD để mua sắm trang thiết bị chuyên dùng , đổi mới dây chuyền công nghệ , tham gia may gia công hàng xuất khẩu .
Năm 1988 Xí nghệp được chấp nhận là thành viên của Confectimex và tham gia chương trình 19/5 về làm hàng gia công xuất khẩu cho bạn hàng Liên Xô .
Giai đoạn từ năm 1988 – 1992 :
Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tạp trung bao cấp sang cơ chế thị trường .Xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển hướng sang sản xuất hàng gia công xuất khẩu cho các nước trong khu vực 2 như : Hồng Kông , Đài Loan , Nam Triều Tiên , Nhật Bản . Việc tiếp cận thị trường mới gặp nhiều khó khăn , đòi hỏi Xí nghiệp phải có những chuyển biến về công tác kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng .
Đảng bộ Xí nghiệp đã tìm ra con đường đi riêng cho Công ty. Dựa vào đặc thù của Xí nghiệp ,cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh để nhanh chóng đổi mới cơ cấu tổ chức , nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân , trình độ quản lý , tận dụng mọi cơ hội để đổi mới trang thiết bị ,tạo cho Xí nghiệp có đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ mới . Xí nghiệp may 20 đã thực sự “ lột xác” chuyển hẳn sang hoạt động kinh doanh theo phương thức hạch toán kinh doanh một cách vững chắc .Năm 1989 Xí nghiệp may 20 vinh dự được Hội dồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam tuyên dương danh hiệu cao quý : Đơn vị anh hùng lao động.
- Ngày 12/02/1992 BQP ra quyết định (số 74b/QP do Thượng tướng Đào Đình Luyện kí ) chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công ty may 20.
Công ty may 20 ra đời là bước nhảy vọt quan trọng trong 35 năm xây dựng và trưỏng thành của Xí nghiệp may 20 . Từ đây Công ty đã có đầy đủ điều kiện ,đặc biệt là đủ tư cách pháp nhân trên con đường sản xuất kinh doanh .
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay :
Năm 1993 là năm công ty chính thức hoạt động theo mô hình quản lý mới .Mô hình bao gồm 4 phòng nghiệp vụ ; 1 cửa hàng dịch vụ và giới thiệu sản phẩm ; 1 trung tâm đào tạo kỹ thuật may bậc cao ; 3 xí nghiệp thành viên là : Xí nghiệp may 1 ( chuyên may đo cho cán bộ trung cao cấp ); Xí nghiệp may 2 và xí nghiệp may 3 chuyên may hàng xuất khẩu.
Năm1995 Công ty thành lập thêm Xí nghiệp may 4 - chuyên may hàng loạt , địa điểm đóng tại Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội .
Theo hướng đa dạng hoá sản phẩm , trong năm 1995 Công ty xây dựng dự án đầu tư mới một dây chuyền máy may hàng dệt kim trị giá trên 2 tỷ đồng .Đồng thời thuê các trang thiết bị dệt khăn , dệt tất để sản xuất các mặt hàng phục vụ cho quân đội và thị trường .
Ngày 02/7/1996 TCHC ký quyết định số 112/QĐ - H16 chính thức cho phép thành lập 2 Xí nghiệp mới là Xí nghiệp 5 ( chuyên sản xuất hàng dệt kim) và Xí nghiệp may 6 .
Do yêu cầu của nhiệm vụ để đa dạng hoá ngành nghề Công ty đã phát triển thêm ngành dệt vải . Ngày 19/02/1998 , Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ký quyết định số 199/QĐ - QP cho phép thành lập Xí nghiệp dệt vải trực thuộc Công ty may 20 ( địa điểm của Xí nghiệp đóng tại thành phố Nam Định) .
Ngày 17/03/1998 , Trung tướng Trương Khánh Châu_Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, được uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, ký quyết định số 319/1998/QĐ - QP cho phép Công ty may 20 đổi tên thành Công ty 20 .
Mô hình tổ chức của Công ty 20 hiện nay bao gồm : 6 phòng nghiệp vụ; 1 trung tâm huấn luyện ; 1 trường Mẫu Giáo Mầm Non ; 7 Xí nghiệp thành viên trực thuộc Công ty , đóng quân tại 9 địa điểm từ thành phố Nam Định về Hà Nội . Tổng quân số của Công ty là hơn 3 nghìn người .
Với chặng đường 45 năm xây dựng và trưởng thành(Xưởng may đo hàng kĩ đến Công ty 20 ) là một quá trình phát triển phù hợp với tiến trình lịch sử của đất nước , của quân đội nói chung và của Nghành Hậu Cần , Cục Quân Nhu nói riêng . Đó là một quá trình phát triển thần kỳ , từ không đến có , từ nhỏ đến lớn , từ thô sơ đến hiện đại , từ sản xuất thủ công đến bán cơ khí toàn bộ , từ quản lý theo chế độ bao cấp đến hạch toán từng phần , tiến tới hoà nhập với thị trường trong nước , khu vực và thế giới .
2 . Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 20
2.1 . Giám đốc Công ty :
Giám đốc Công ty do cơ quan cấp trên bổ nhiệm , là người đại diện có tư cách pháp nhân cao nhất tại Công ty . Chịu trách nhiệm trước TCHC - BQP ( là cấp trên trực tiếp ), trước pháp luật và cấp uỷ về điều hành hoạt động của Công ty . Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty . Được quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt và nghị quyết của Đại hội CNVC hàng năm .
2.2 . Các phó giám đốc Công ty :
Phó giám đốc Công ty là người được Giám đốc lựa chọn đề nghị cấp trên bổ nhiệm , giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực , phần việc được phân công . Nội dung phân công nhiệm vụ của Giám đốc Công ty đối với từng phó Giám đốc sẽ được thông báo cho các đơn vị trong Công ty bằng văn bản cụ thể.
Các phó Giám đốc Công ty có thể được Giám đốc uỷ quyền trực tiếp làm đại diện có tư cách pháp nhân của Công ty trong từng phần việc và thời gian cụ thể .
Trong cơ cấu tổ chức của Ban lãnh đạo Công ty hiện nay gồm có 3 phó Giám đốc :
+ Phó Giám đốc kinh doanh : Giúp Giám đốc điều hành về các hoạt động kinh doanh của đơn vị , trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính Kế toán và phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu .
+ Phó Giám đốc kĩ thuật_công nghệ : Giúp giám đốc điều hành trong công tác tổ chức sản xuất và toàn bộ công tác kỹ thuật , chất lượng sản phẩm của Công ty . Trực tiếp chỉ đạo phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất và phòng kỹ thuật - chất lượng .
+ Phó Giám đốc chính trị : Giúp Giám đốc điều hành các Đảng , công tác chính trị trong toàn đơn vị . Trực tiếp chỉ đạo phòng chính trị và phòng Hành chính quản trị .
Ta thấy Công ty tổ chức quản lý theo kiểu "trực tuyến chức năng"_nghĩa là Công ty được quản lý theo cơ chế một thủ trưởng, người phụ trách các bộ phận chức năng đóng vai trò tham mưu cho thủ trưởng và hướng dẫn cấp dưới.
2.3 . Phòng KH - TCSX :
Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Giám đốc Công ty về mọi mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt : Công tác Kế hoạch hoá , tổ chức sản xuất , lao động tiền lương.
Chịu trách nhiệm tiếp nhận , quản lý , bảo quản và cung ứng đầy đủ các loại vật tư cho sản xuất theo kế hoạch của Công ty . Thanh quyết toán vật tư với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu về các đơn hàng sản xuất theo hợp đồng và các đơn hàng đã thực hiện . Nhận bảo quản thành phẩm của các đơn vị sản xuất nhập trả Công ty , tổ chức tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng đã ký kết .
Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng , nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên theo kế hoạch , đảm bảo cân đối lực lượng lao động theo biên chế .
Nghiên cứu xây dựng , đề xuất các phương án tiền lương , tiền thưởng, sử dụng lợi nhuận chung toàn Công ty . Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với người lao động , tình hình phân phối tiền lương , tiền thưởng của các đơn vị thành viên theo chức năng được phân công .
2.4 . Phòng tài chính - Kế toán :
Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán , sử dụng chức năng Giám đốc để kiểm tra giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty ,lập kế hoạch tài chính , cân đối nguồn vốn để đảm bảo mọi nhu cầu về vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh .Là cơ quan thực hiện chế độ ghi chép , tính toán , phản ánh chính xác , trung thực , kịp thời , liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình hình luân chuyển , sử dụng vốn , tài sản cũng như kết quả hoạt động , sản xuất của Công ty.Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm định kỳ tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn Công ty , chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra nhiệm vụ hạch toán , quản lý tài chính ở các Xí nghiệp thành viên .
2.5 . Phòng kinh doanh -xuất nhập khẩu :
Là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc Công ty xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ . Nghiên cứu chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu trên các lĩnh vực như :thị trường , sản phẩm , khách hàng …tăng cường công tác tiếp thị , không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động trên các địa bàn trong nước và nước ngoài . Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu , dịch vụ theo kế hoạch của Công ty trong từng thời kỳ .
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh .
2.6 . Phòng chính trị :
Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng , công tác chính trị của Công ty. Hoạt động dưới sự lãnh đạo , chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ và Giám đốc Công ty , sự chỉ đạo của cục chính trị - TCHC .Nhiệm vụ của Phòng Chính trị là giúp Giám đốc Công ty thực hiện công tác tuyên huấn , công tác tổ chức xây dựng Đảng , công tác cán bộ chính sách và công tác đoàn thể như công đoàn , phụ nữ , thanh niên trong đơn vị ….
2.7. Phòng kỹ thuật chất lượng :
Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về mặt công tác nghiên cứu , quản lý khoa học kỹ thuật , công nghệ sản xuất , chất lượng sản phẩm . phòng có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mốt để chế thử sản phẩm mới ; quản lý máy móc thiết bị ; bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn Công ty ; tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động , vệ sinh môi trường sinh thái và một số lĩnh vực hoạt động khác .
2.8 . Phòng hành chính quản trị (văn phòng,ban kiểm toán):
Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc Công ty , thực hiện các chế độ về hành chính , văn thư bảo mật .Thường xuyên bảo đảm trật tự an toàn cho Công ty . Đảm bảo an toàn trang thiết bị nơi làm việc , tổ chức phục vụ ăn ca , uống nước , sức khoẻ , nhà trẻ máu giáo và tiếp khách trong phạm vi Công ty .Quản lý và tổ chức đảm bảo phương tiện làm việc , xe ô tô phục vụ chỉ huy và cơ quan Công ty , phương tiện vận tải chung toàn Công ty .
2.9.Trung tâm đào tạo:
Có chức năng đào tạo, mở và đào tạo lại tay nghề cho lực lượng lao động các ngành dệt vảI ,dệt kim , may cơ khí của Công ty .Là cơ quan phối hợp tham gia trong công tác sát hạch tay nghề ,tuyển dụng lao động,thi nâng bậc ,thi thợ giỏi hàng năm của Công ty
2.10.Trường mầm non:
Là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác chăm sóc nuôI dạy các cháu ( chủ yếu là con ,cháu cán bộ công nhân viên chức trong Công ty theo đúng chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
2.11 . Các Xí nghiệp thành viên :
Về cơ cấu sản xuất của Công ty gồm nhiều Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ , mỗi xí nghiệp là những bộ phận thành viên của Công ty , chịu sự chỉ huy trực tiếp của Công ty trên tất cả các lĩnh vực , có chức năng trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty về mặt hàng dệt may phục vụ Quốc Phòng và tiêu dùng nội địa , xuất khẩu theo kế hoạch của Công ty giao hàng năm . Mỗi Xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được phân cấp .
Trong mỗi Xí nghiệp thành viên có một Giám đốc lãnh đạo trực tiếp , dưới Giám đốc là phó giám đốc và các ban nghiệp vụ : Ban tổ chức sản xuất, ban tài chính , ban kỹ thuật , các phân xưởng và các tổ sản xuất . Tính độc lập của các Xí nghiệp chỉ là tương đối vì so với công ty , chúng không có tư cách pháp nhân , không có quyền ký hợp đồng kinh tế với các cơ quan cá nhân khác, không được trực tiếp huy động vốn .
Hiện nay, một số Xí nghiệp lớn như Xí nghiệp 1, 2,3,… các Ban nghiệp vụ như TCSX , kỹ thuật đều được nâng cấp lên phòng nâng cao cả về quy mô và chất lượng giúp việc cho các Giám đốc Xí nghiệp thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình .
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh của Công ty:
Căn cứ vào định hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của cấp trên giao cho hàng năm .Công ty xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu cho các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty như sau:
Các xí nghiệp may và dệt có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng dệt , may (may đo lẻ và may hàng loạt ) phục vụ quốc phòng và tiêu dùng nội