Chuyên đề Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng của nhiều nước, nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế làm cho các mặt khác của nền kinh tế được cải thiện, gia tăng. Để có được sự tăng trưởng kinh tế, điều kiện thiết yếu là phải có đầu tư và nguồn vốn bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài. Bởi vì vốn đầu tư là một mắt xích quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện của xu thế quốc tế hoá đời sống, kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Đối với các nước đang phát triển nhất là Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng phát triển. Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa đất nước từ một nền kinh tế kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu sớm trở thành một nước công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Nhận thức được điều này, cùng với việc hội nhập về kinh tế, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước bắt nhịp với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong chặng đường đầu khi tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn có thể từ trong nước nhưng thực tế cho thấy tỉ lệ tiết kiệm này rất thấp chưa đủ tài trợ cho đầu tư đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vô cùng cần thiết. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài càng có vai trò quan trọng hơn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu điểm hơn nhiều so với các nguồn vốn nước ngoài khác và nó có tác động sâu rộng đến nền kinh tế đất nước. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới. Do vậy, nước ta luôn tìm mọi cách đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư đồng thời cần phải có chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này để phục vụ tăng trưởng kinh tế. Và thực tế là sau hơn 10 năm đổi mới đã khẳng định: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua, cho nên em đã chọn đề tài “Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay”. Chuyên đề được bố cục thành 3 chương lớn: Chương I : Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương II : Thực trạng và vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chương III : Một số các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

doc77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng của nhiều nước, nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế làm cho các mặt khác của nền kinh tế được cải thiện, gia tăng. Để có được sự tăng trưởng kinh tế, điều kiện thiết yếu là phải có đầu tư và nguồn vốn bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài. Bởi vì vốn đầu tư là một mắt xích quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng. Nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện của xu thế quốc tế hoá đời sống, kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ và phân công lao động quốc tế ngày càng tăng. Đối với các nước đang phát triển nhất là Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng phát triển. Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa đất nước từ một nền kinh tế kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu sớm trở thành một nước công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Nhận thức được điều này, cùng với việc hội nhập về kinh tế, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước bắt nhịp với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong chặng đường đầu khi tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn có thể từ trong nước nhưng thực tế cho thấy tỉ lệ tiết kiệm này rất thấp chưa đủ tài trợ cho đầu tư đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vô cùng cần thiết. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài càng có vai trò quan trọng hơn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu điểm hơn nhiều so với các nguồn vốn nước ngoài khác và nó có tác động sâu rộng đến nền kinh tế đất nước. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới. Do vậy, nước ta luôn tìm mọi cách đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư đồng thời cần phải có chiến lược khai thác và sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này để phục vụ tăng trưởng kinh tế. Và thực tế là sau hơn 10 năm đổi mới đã khẳng định: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua, cho nên em đã chọn đề tài “Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay”. Chuyên đề được bố cục thành 3 chương lớn: Chương I : Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương II : Thực trạng và vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Chương III : Một số các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn đề án không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn cô giáo Đinh Thị Thanh Long đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để bài chuyên đề của em được hoàn thiện. Hà nội, tháng 3 năm 2004. Sinh viên. Trương Thị Thanh Hiền. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI. 1.1.1 Khái niệm FDI. Khái niệm đầu tư quốc tế ra đời từ thế kỷ XIX khi trên thế giới xuất hiện hiện tượng nhập khẩu tư bản từ nước thừa sang nước thiếu, khái niệm đầu tư quốc tế ra đời. Theo các nhà kinh tế học, đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng của kinh tế đối ngoại, trong đó có sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thực hiện các dự án đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hay tham gia quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment - FDI ) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này. Trên thực tế có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về FDI. FDI luôn được xem như là một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế kèm theo chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế-xã hội khác đối với nước nhận đầu tư. 1.1.2. Bản chất của FDI. FDI là một hình thức đầu tư quốc tế, do vậy nó mang đầy đủ bản chất của đầu tư quốc tế. - FDI là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia với nhau. khi một quốc gia này đầu tư vào một quốc gia khác và các quốc gia đó đạt được hiệu quả cao, đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Thực tế cho thấy,FDI có tác động rất lớn đến việc làm tăng trưởng kinh tế, sử dụng các nguồn tài nguyên… - Đó là quá trình di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khácđể thực hiện dự án đầu tư nhằm đem lại lợi nhuận cho các bên tham gia.Trong nền kinh tế thị trường, hiện tưọng thừa thiếu hoặc thiếu vốn tương đối là một tất yếu. Để giải quyết mâu thuẫn trên đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia thì cần thiêt phải có sự di chuyển vốn từ nước thừa (nước chủ đầu tư) sang nước thiếu vốn (nước nhận đầu tư), Mục tiêu của các nhà đầu tư trong hình thức này là lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến dòng di chuyển của FDI vào các quốc gia. - FDI là hình thức đầu tư mà trong đó quyền sở hữu vốn đầu tư thống nhất với quyền sử dụng vốn của họ. chủ đầu tư có toà quyền quyết định sử dụng vốn vào mục đích nào. Chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình sử dụng vốn của mình tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp vốn, nước nhận đầu tư không trở thành con nợ như các hình thức đầu tư khác. Hơn nữa đây lại là hình thức đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, có tính ổn định cao nên các chủ đầu tư không thể rút vốn trong khoản thời gian ngắn, không gây tác động xấu đến nền kinh tế. - FDI không chỉ đầu tư vốn mà còn kèm theo công nghệ, bí quyết kinh doanh và năng lực marketing, kéo theo sự ra đời và phát triển của các ngàng công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ-kỹ thuật cao và nhiều vốn. Việc chuyển giao công nghệ còn góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của các nước nhận đầu tư. Có thể thấy rằng FDI là hình thức đầu tư có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho các nước nhận đầu tư. Với những ưu điểm nổi bật trên, FDI ngày càng là hình thức đầu tư phổ biến và hiệu quả. 1.1.3. Xu hướng vận động của FDI hiện nay. Trong hình thức FDI, lợi nhuận mà các nhà đầu tư dự tính thu được chi phối mạnh mẽ quyết định đầu tư của họ. Các chủ đầu tư thường đầu tư vốn vào những nước có diều kiện kinh tế - chính trị và môi trường đầu tư ổn định, nơi họ có thể sử dụng vốn của mình hiệu quả nhất. Hoạt động FDI có nhiều biến đổi sâu sắc: ngày càng tăng về số lượng, quy mô, thị trường, lĩnh vực đầu tư và có xu hướng vận động chủ yếu như sau: FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài.Bởi vì FDI có những ưu điểm vượt trội so với các hình thức đầu tư khác. + FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới. + FDI gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp. + FDI tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo điều kiện, cơ sở cho sự hoạt động của các công ty đa quốc gia (Multi-national company-MNCs), các công ty xuyên quốc gia(Trans- national company- TNCs) cũng như các doanh nghiệp quốc tế . Luồng vốn FDI hướng vào các nước phát triển (CDs). Đây là xu hướng ngược với những năm của thập kỷ 50-60. Dòng vốn FDI không chảy từ nước thừa vốn sang nước thiếu vốn mà lại chảy chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển ( chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư thế giới). Các nước này đồng thời cũng là nước xuất khẩu FDI lớn nhất, chiếm khoảng 80% FDI toàn thế giới. Nguyên nhân của sự chuyển hướng FDI là do: + Sự phát triển như vũ bão của khoa học- kỹ thuật đã dẫn đến sự ra đời của các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, hứa hẹn một tỷ suất lợi tức cao. + Môi trường đầu tư của các nước phát triển hoàn thiện, chế độ chính trị khá ổn định, trình độ công nghệ và lao động phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư lớn. + Xu thế hình thành các khối kinh tế - đầu tư trong khu vực đang gia tăng, do đó các chủ đầu tư tăng cường đầu tư vào các khối hợp tác kinh tế như EU, AFTA, NAFTA…để được hưởng tự do thương mại và đầu tư. + Việc đầu tư lẫn nhau giữa các tập đoàn lớn để tránh đối đầu trực diện trong kinh doanh ngày càng tăng. Trong hoạt động FDI xuất hiện hiện tượng đa cực, đa biên. Tương quan lực lượng giữa các nước đầu tư thực tế có nhiều thay đổi. Ngày nay không còn tình trạng chỉ có một trung tâm phát ra luồng tư bản như trước nữa. Nếu như ở thế kỷ XX, Pháp, Mĩ, Đức, Hà Lan là những nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vốn nước ngoài thì đến giữa thế kỷ này, Mĩ nhảy lên dẫn đầu, sau đó đến Anh, Pháp. Đến thập kỷ 90, do sự cạnh tranh của các công ty Tây Âu, Nhật Bản và các nền kinh tế công nghiệp mới, đặc biệt là các nước Châu Á, tính chất "đa cực" đã thay thế hoàn toàn tính "một cực" trong hoạt đồng FDI. ngoài ra không chỉ có sự cạnh tranh của các nước nhận đầu tư mà còn diễn ra sự cạnh tranh không kém phần quyết liệt của các nước đi đầu tư . Một nước vừa nhận đầu tư vừa đi đầu tư ra nước ngoài tạo nên hiện tượng "đa biên" trong hoạt động này. Mĩ là một điển hình,vừa là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất ( chiếm khoảng 17% FDI thế giới ), lại vừa là nước thu hút FDI lớn nhất (chiếm khoảng 30% FDI thế giới).Việc xuất hiện xu hướng "đa cực","đa biên" đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá. Cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tập trung vào công nghiệp chế biến và dịch vụ. Do sự phát triển của nền kinh tế thế giới dưói tác động của khoa học- công nghệ, các ngành và lĩnh vực hấp dẫn vốn đầu tư không giống nhau. Đầu thế kỷ XX, vốn đầu tư thường di chuyển vào các ngành cần nhiều lao động để khai thác nguồn nhân công rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của các nước khác. Ngày nay, lĩnh vực đầu tư có những thay đổi cơ bản. Các nhà đầu tư thường tập trung vào lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và lĩnh vực dịch vụ. Xu hướng này đã trở nên phổ biến trên thế giới. Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đã trở thành chủ thể đầu tư trực tiếp quan trọng, xu hướng mua lại, sáp nhập ngày càng tăng. Hiện nay, các TNCs là một trong những lực lượng đang vận hành nền kinh tế thế giới, nắm gữi nguồn vốn kỹ thuật và kiểm soát thương mại quốc tế (chiếm 40% sản xuất công nghiệp của thế giới tư bản,60%về ngoại thương và 80% về kỹ thuật mới). Có thể nói không có một trương trình hay đượcự án đầu tư trực tiếp nào lại không liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới các TNCs. Kết quả nghiên cứu 100TNCs lớn nhất thế giới cho thấy các TNCs này chiếm 1/3 FDI toàn thế giới và tổng tài sản ở nước ngoài của họ lên tới 1400 tỷ USD, sử dụng tới 72 triệu lao động. Xuất hiện làn sóng tự do hoá về đầu tư. Nhận thức được vai trò quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm nên tất cả các nước đều chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài. uộc cạnh tranh thu hút FDI giữa các đang phát triển diễn ra hết sức gay gắt, hình thành nhiều định chế về hợp tác đầu tư. Với việc hình thành các định chế này, môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn cạnh tranh do được mở cửa và tự do hoá ở mức độ cao. Xu hướng tự do hoá đầu tư thể hiện trên ba bình diện là quốc gia, khu vực và quốc tế. Các nước NICs Châu Á trở thành các chủ đầu tư quan trọng. Đây là hiện tượng mới trong đầu tư quốc tế. Mặc dù các nước này chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư quốc tế, nhưng nó là biểu hiện sự vươn lên cảu các nước đang phát triển. Các chủ đầu tư lớn ấy tập trung ở khu vực Đông và Đông Nam Châu Á, cụ thể là các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo và một số nước ASEAN. Đông Nam Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Đây là một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. Mặt khác, khu vực này có nhiều điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư như giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường đầu tư liên tục được cải thiện. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu hướng vào các lĩnh vực truyền thống như các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp bằng cách đầu tư vào các đồn điền và các ngành chế biến nông sản, các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như việc xây dựng một số đô thị quan trọng, đầu tư về giáo dục và y tế. 1.1.4. Các hình thức FDI. Từ khi xuất hiện đến nay, FDI có nhiều biến đổi mạnh mẽ và ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước. Tất cả các nước đang tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI. Các nhà đầu tư có điều kiện lựa chọn các hình thức đầu tư khác nhau. Trên thực tế có ba hình thức FDI là: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Thành lập doanh nghiệp liên doanh, Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinh doanh. - Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại. Hình thức này có đặc trưng là: chủ đầu tư rót vốn vào nước sở tại để thành lập chi nhánh của các công ty con thuộc quyền sở hữu của mình ở nước sở tại để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động, gia tăng ảnh hưởng của mình trên phạm vi quốc tế. Các công ty đầu tư theo hình thức này đều là các coong ty lớn có uy tín cao như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia. Hiện nay hình thức này được thực hiện khá phổ biến trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, theo luật định, đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thảo luận với chủ doanh nghiệp mua lại một phần vốn của doanh nghiệp để chuyển thành doanh nghiệp liên doanh. - Thành lập doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Company-JVC).Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh ngiệp của nước sở tại trên cơ sở hợp đồng lien doanh. Điều đó có nghĩa là các bên cùng nhau tham gia điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận và gánh chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn điều lệ của công ty. Theo luật phát của Việt Nam, phần vốn góp của bên nước ngoài không bị hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác nhưng không ít hơn 30% vốn pháp định. Đối với những cơ sở sản xuất quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam trong lien doanh. - Hợp tác kinh doanh. Là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm, phân chia lợi nhuận cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết trong đó mỗi bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng mà không tạo ra một tư cách pháp nhân mới. Khác với hai hình thức đầu tư nói trên, hình thức này các bên thường ký kết hợp đồng BOT(Build- Transfer- Operate: Hợp đồng Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), hợp đồng BOT (Build- Operate-Trasfer: Hợp đồng Xây dựng- chuyển giao-kinh doanh ), hay hợp đồng BT(Build-Transfer: Hợp đồng Xây dựng- chuyển giao). 1.1.5. Vai trò của FDI. 1.1.5.1 Những tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Một trong những ảnh hưởng tích cực nhất của FDI là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của các nước như: Sử dụng tối ưu hơn các yếu tố sản xuất nhờ chuyên môn hoá quốc tế. Sử dụng các nguồn tài nguyên (vật chát và nhân lực) nhàn rỗi. Nâng cấp nguồn lực của nước chủ nhà. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào FDI cũng dẫn đến sự tăng trưởng hoặc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước. Từ thế kỷ thứ XX khi việc xuất khẩu tư bản phát triển nhanh chóng, các nhà kinh tế học nổi tiếng đều thống nhất cho rằng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu của các nước kém phát triển(LDCs) là thiếu vốn, và để giải quyết vấn đề này là mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài.Vấn đề mở cửa cho FDI có ý nghĩa sống còn đối với các nước đang phát triển, giúp các nước này vươn tới thị trường mới,tiếp cận khoa học-kỹ thuật-công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý có hiệu quả. Để tăng trưởng kinh tế, trong tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thì phải thu hút được FDI. FDI có vai trò trong việc chuyển giao công nghê và bí quyết kĩ thuật. Rõ ràng là khi đầu tư vào một nước, chủ đầu tư không chỉ chuyển vốn bằng tiền vào đó mà còn chuyển cả vốn hiện vật như thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu(công nghệ cứng) và vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng marketing…cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào đào tạo chuyên gia bản xứ về lĩnh vực đó sang nước được đầu tư để sản xuất, nước tiếp nhận đầu tư không chỉ được chuyển giao công nghệ đơn thuần mà còn nắm vững nguyên lý của nó, bí quyết kĩ thuật thông qua việc sử dụng các máy móc thiết bị này. Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ và bí quyết kỹ thuật diễn ra dưới hai phương thức, đó là: chủ đầu tư chuyển giao cho chi nhánh của mình ở nước ngoài (Internal transfer) và việc chủ đầu tư chuyển giao thông qua dự án liên doanh (External transfer). Việc chuyển giao kỹ thuật nhằm mục đích tìm kiếm tỉ suất lợi nhuận cao hơn cho các chủ đầu tư. Việc chuyển giao ở hình thức công ty 100% vốn nước ngoài diễn ra phổ biến hơn ở các công ty liên doanh, vì thông thường các công ty liên doanh không đáp ứng yêu cầu từ phía đối tác tốt bằng công ty 100% vốn nước ngoài.Việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI đóng vai trò to lớn trong việc kích thích những doanh nghiệp trong nước học hỏi, tự nâng cao trình độ kỹ thuật- công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế.Và có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh và nâng cao kiến thức kinh doanh hiện đại cho cán bộ, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân như: kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, kỹ năng marketing…Từ đó tạo ra phong cách lao động khoa học và tư duy lao động mới ở các nước đang phát triển. FDI giúp cho việc sử dụng tài nguyên ở các nước nhận đầu tư được tiết kiệm và hiệu quả hơn. Tài nguyên ở đây được hiểu là chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Rõ ràng với dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại hơn, chủ đầu tư sẽ sử dụng ít lao động hơn, làm cho chi phí nhân công giẩm nhưng vẫn đẩm bảo cho việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nhờ có nguồn vốn FDI mà cả tài nguyên con người và cả tài nguyên thiên nhiên được kết hợp một cách tối ưu và do đó tài nguyên này được sử dụng tiết kiệm hơn, hợp lí hơn, và có hiệu quả hơn. Cũng nhờ có vốn FDI mà các nước nhận đầu tư có thể khai thác hiệu quả những lợi thế, những nguồn lực của đất nước mà tự nước đó không thể thực hiện được do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ, khoáng sản… FDI góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Khi các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn của mình để tiến hành sản xuất kinh doanh thì tất yếu họ phải thuê nhân công bởi vì cho dù công nghệ có hiện đại tới đâu cũng cần phải có người điều hành. Việc làm ở đây không chỉ có việc làm trực tiếp mà còn có cả việc làm gián tiếp,nghĩa là không chỉ có việc làm do doanh nghiệp tuyển dụng và trả lương mà còn có cả những việc làm được tạo ra trong hoạt động của các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp ngoà
Luận văn liên quan