Chuyên đề Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011-2013

Ngày nay khi nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. Chính vì thế để có được những hướng đi đúng hướng thì việc vạch ra một chiến lược điều cần thiết nên thực hiện và đây cũng là nguyên nhân hình thành nghiên cứu. Để có viết một chiến lược cho một doanh nghiệp thì căn cứ quan trọng đó là việc phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng cơ hội và thách thức là rất quan trọng. Hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động, nhu cầu tiêu dùng nông sản đang tăng, những chính sách thông thoáng của chính phủ Việt Nam về việc xuất khẩu đang mở ra cơ hội lớn cho công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên Ngoài những cơ hội đó thì môi trường bên ngoài cũng mang lại nhiều khó khăn về tình hình kinh tế trong nước có xu hướng gia tăng lạm phát, lãi suất đang ở mức cao, cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong nông sản rất lớn. Do đó sau khi phân tích tình hình bên trong công ty cổ phần Tam Phong nhận thấy công ty hiện đang có một số thế mạnh vượt hơn so với các đối thủ về tài chính, khả năng kiểm soát nguồn cung nguyên liệu khá tốt, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên Tam Phong cũng có một số điểm cần khắc phục là hoạt động marketing chưa hiệu quả, khả năng am hiểu về thị trường nước ngoài chưa nhiều, uy tín thương hiệu chưa cao. Nhận thấy với tình hình hiện nay là cơ hội để công ty đẩy mạnh vào công tác tự xuất khẩu để có thể tận dụng được các cơ hội và cải thiện được những điểm yếu đang có. Do đó nghiên cứu đã đề xuất hai chiến lược nên thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 là phát triển thị trường và tích hợp dọc về phía trước để có thể tăng sản lượng cung ứng nông sản thêm 10% mỗi năm. Và để thực hiện được các chiến lược này thì cần tuyển thêm các chuyên viên về quản trị, marketing, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin với số lượng là khoảng tám người và đầu tư thêm một số trang thiết bị cũng như các chi phí cần thiết khác với tổng kinh phí đầu tư cho chiến lược khoảng 600.000.000 đ.

doc53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN VĂN TÍNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG GIAI ĐOẠN 2011–2013 Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 05 năm 2011 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG GIAI ĐOẠN 2011–2013 Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TRẦN MINH HẢI Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN TÍNH Lớp: DH8QT – MSSV: DQT073408 Long Xuyên, tháng 05 năm 2011 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : ThS. Trần Minh Hải (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) LỜI CÁM ƠN ((( Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cô trường đại học An Giang nói chung và các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian bốn năm học vừa qua. Với sự nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cũng như những kiến thức chuyên ngành quý báu cho cuộc sống, giúp tôi có một hành trang vững chắc bước vào đời. Đặc biệt tôi vô vàng cám ơn thầy Trần Minh Hải đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề, truyền đạt cho tôi những bài học kinh nghiệm vô giá. Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cám đến các anh chị và cô chú trong công ty cổ phần Tam Phong đã tạo cho tôi một môi trường thực tập thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thu thập những dữ liệu cần thiết để hoàn thành chuyên đề và hoàn thành tốt khóa thực tập. Từ đó đã giúp cho tôi hoàn thành được chuyên đề, đồng thời học hỏi và tích lũy được những kinh nghiệm làm việc thực tiễn sau này. Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến cha mẹ người đã dạy dỗ và cung cấp cho tôi đầy đủ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi không biết nói gì hơn chỉ xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe, thành đạt đến các thầy cô của trường, các cô chú trong công ty và cha mẹ của tôi. Tôi xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tính TÓM TẮT ( ( ( Ngày nay khi nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. Chính vì thế để có được những hướng đi đúng hướng thì việc vạch ra một chiến lược điều cần thiết nên thực hiện và đây cũng là nguyên nhân hình thành nghiên cứu. Để có viết một chiến lược cho một doanh nghiệp thì căn cứ quan trọng đó là việc phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng cơ hội và thách thức là rất quan trọng. Hiện nay tình hình thế giới có nhiều biến động, nhu cầu tiêu dùng nông sản đang tăng, những chính sách thông thoáng của chính phủ Việt Nam về việc xuất khẩu đang mở ra cơ hội lớn cho công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên Ngoài những cơ hội đó thì môi trường bên ngoài cũng mang lại nhiều khó khăn về tình hình kinh tế trong nước có xu hướng gia tăng lạm phát, lãi suất đang ở mức cao, cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong nông sản rất lớn. Do đó sau khi phân tích tình hình bên trong công ty cổ phần Tam Phong nhận thấy công ty hiện đang có một số thế mạnh vượt hơn so với các đối thủ về tài chính, khả năng kiểm soát nguồn cung nguyên liệu khá tốt, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên Tam Phong cũng có một số điểm cần khắc phục là hoạt động marketing chưa hiệu quả, khả năng am hiểu về thị trường nước ngoài chưa nhiều, uy tín thương hiệu chưa cao. Nhận thấy với tình hình hiện nay là cơ hội để công ty đẩy mạnh vào công tác tự xuất khẩu để có thể tận dụng được các cơ hội và cải thiện được những điểm yếu đang có. Do đó nghiên cứu đã đề xuất hai chiến lược nên thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 là phát triển thị trường và tích hợp dọc về phía trước để có thể tăng sản lượng cung ứng nông sản thêm 10% mỗi năm. Và để thực hiện được các chiến lược này thì cần tuyển thêm các chuyên viên về quản trị, marketing, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin với số lượng là khoảng tám người và đầu tư thêm một số trang thiết bị cũng như các chi phí cần thiết khác với tổng kinh phí đầu tư cho chiến lược khoảng 600.000.000 đ. ( ( ( CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2 1.6 Kết cấu bài báo cáo 2 CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG 3 2.1 Sơ lược về công ty cổ phần Tam Phong 3 2.2 Giới thiệu về ngành hàng nông sản của công ty 3 2.3 Sơ đồ tổ chức công ty 5 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6 3.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 6 3.2 Quản trị chiến lược 6 3.3 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh 6 3.3.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 7 ( Ảnh hưởng về kinh tế: 8 ( Ảnh hưởng văn hóa – xã hội: 8 ( Ảnh hưởng chính trị - pháp luật: 8 ( Ảnh hưởng nhân khẩu học: 8 (Ảnh hưởng tự nhiên: 8 ( Ảnh hưởng công nghệ: 8 3.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp 8 ( Đối thủ cạnh tranh. 9 ( Khách hàng 10 ( Nhà cung cấp 10 ( Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 11 ( Sản phẩm thay thế. 11 ( Xây dựng Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. 11 3.3.3 Phân tích môi trường nội bộ 12 3.3.3.1 Các hoạt động chủ yếu: 12 3.3.3.2 Các hoạt động hỗ trợ 12 3.4 Các ma trận xây dựng chiến lược 13 3.4.1 Ma trận SPACE (Strategic Position & Action Evaluation) 13 3.4.2 Ma trận Swot 13 3.4.3 Ma trận chiến lược chính ( Grand strategy matrix) 14 3.4.3 Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng) 14 3.5 Mô hình nghiên cứu 15 CHƯƠNG 4: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 4.1 Thiết kế nghiên cứu 17 4.2 Quy trình nghiên cứu 17 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 19 5.1 Phân tích môi trường bên ngoài 19 5.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 19 5.1.1.1 Ảnh hưởng về kinh tế 19 5.1.1.2 Ảnh hưởng văn hóa – xã hội 20 5.1.1.3 Ảnh hưởng nhân khẩu học 20 5.1.1.4 Ảnh hưởng chính trị - pháp luật 20 5.1.1.5 Ảnh hưởng tự nhiên 21 5.1.1.6 Ảnh hưởng công nghệ 21 5.1.2 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vi mô 21 5.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh 21 5.1.2.2 Khách hàng 25 5.1.2.3 Nhà cung cấp 25 5.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 25 5.1.2.5 Sản phẩm thay thế 25 5.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 26 5.2 Phân tích môi trường bên trong 27 5.2.1 Các hoạt động chủ yếu: 27 5.2.1.1 Hậu cần đầu vào 27 5.2.1.2 Vận hành 27 5.2.1.3 Hậu cần đầu ra 28 5.2.1.4 Marketing và bán hàng 28 5.2.1.5 Dịch vụ 28 5.2.2 Các hoạt động hỗ trợ 29 5.2.2.1 Thu mua 29 5.2.2.2 Nghiên cứu và phát triển công nghệ 29 5.2.2.3 Quản trị nguồn nhân lực 29 5.2.2.4 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp 29 5.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty 31 CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 32 6.1 Tầm nhìn Sứ mệnh công ty: 32 6.2 Mục tiêu 32 6.3 Các phương án xây dựng chiến lược 32 6.3.1 Ma trận Space 32 6.3.2 Ma trận chiến lược chính 33 6.3.3 Ma trận Swot 34 6.3.4 Ma trận QSPM 37 6.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược 40 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 7.1 Kết luận 42 7.2 Hạn chế của đề tài 42 7.3 Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Một số hình ảnh nông sản của công ty 4 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức công ty Tam Phong 5 Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các loại môi trường 7 Hình 3.2: Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter 9 Hình 3.3: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh 10 Hình 3.4: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp 12 Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu 15 Hình 4.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 18 Hình 5.1 Chuỗi giá trị của công ty Tam Phong 27 Hình 6.1 Ma trận SPACE 33 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Các bước nghiên cứu 17 Bảng 5.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Tam Phong 24 Bảng 5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty Tam Phong 26 Bảng 5.3 Một số tỷ số tài chính quan trọng của công ty Tam Phong 30 Bảng 5.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty 31 Bảng 6.1 Ma trận SPACE 32 Bảng 6.2: Ma trận chiến lược chính 34 Bảng 6.3 Ma trận Swot của công ty Tam Phong 36 Bảng 6.4 Ma trận QSPM của công ty tam Phong nhóm chiến lược tập trung 38 Bảng 6.5 Ma trận QSPM của công ty tam Phong nhóm chiến lược tích hợp 39 Bảng 6.6 Kinh phí đầu tư vào nguồn nhân lực 41 Bảng 6.7 Kinh phí đầu tư trang thiết bị và các chi phí cần thiết 41 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Cơ sở hình thành đề tài Ngày nay, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mở ra nhiều cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Một thị trường lớn được mở ra tạo sân chơi rộng hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sẽ có nhiều cơ hội để đến với thị trường đầy tiềm năng và trong đó có ngành xuất nhập khẩu nông sản. Hàng năm, Việt Nam cung cấp một lượng lớn các loại nông sản cho thị trường quốc tế và bên cạnh đó cũng nhập một số loại nông sản cần thiết. Do đó nhu cầu xuất nhập khẩu đối với ngành hàng này khá lớn. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra những cơ hội thì việc hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là hiện nay nền kinh tế thế giới có nhiều biến động bất thường gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Từ đó làm cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu của ngành cũng trở nên khó khăn hơn và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn. Tuy việc hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức cho việc xuất nhập khẩu nông sản nhưng sẽ phát huy được những nguồn lực tiềm năng của ngành này. Việt Nam có diện tích trải dài phân thành những vùng miền sản xuất nông nghiệp khá đa dạng và có sản phẩm dặc trưng riêng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Việt Nam có năng lực cung ứng nông sản là khá lớn. Nằm trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước nhà nên An Giang là tỉnh có nền nông nghiệp khá phát triển, có lợi thế về tự nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp: diện tích đất trồng lớn, khí hậu ít bị biến động, nguồn nước dồi dào,… Đây là một trong những nơi cung cấp nguồn nông sản quan trọng của cả nước. Và tại đây cũng có nhiều công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản nên có sự cạnh tranh khá lớn giữa các công ty. Công ty cổ phần Tam Phong là một công ty kinh doanh nhiều ngành trong lĩnh vực nông nghiệp trong đó ngành mua bán nông sản đây là ngành kinh doanh có sự cạnh tranh lớn. Và đây cũng lại là một trong những ngành kinh doanh chủ lực của công ty. Do đó sự ảnh hưởng của ngành này đối với công ty là rất lớn nên để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh thì đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ đó có thể thấy việc “Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011-2013“ là cần thiết nên thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả hiện trạng kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong. - Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong. - Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành hàng này tại công ty cổ phần Tam Phong. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 tại công ty cổ phần Tam Phong. Nội dung nghiên cứu chỉ sử dụng những dữ liệu từ năm 2008-2010 để mô tả và phân tích thực trạng kinh doanh của ngành hàng nông sản tại công ty cổ phần Tam Phong và trong phần phân tích các đối thủ cạnh tranh chỉ tập trung các đối thủ trong nước. Từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành hàng này trong giai đoạn 2011-2013. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu cần thiết cho đề tài được thu thập chủ yếu từ hai nguồn : Thứ nhất là những dữ liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu từ tạp chí, internet để phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, và sử dụng những dữ liệu có được từ công ty để phân tích các yếu tố của môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ. Thứ hai là những dữ liệu sơ cấp: sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp sẽ tiến hành quan sát thực tế kết hợp với việc phỏng vấn quản lý, nhân viên phòng kinh doanh để hoàn thiện hơn nguồn dữ liệu. Từ hai nguồn dữ liệu thu thập sẽ kết hợp chúng lại để có những dữ liệu cần thiết cho đề tài. Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh và các ma trận, để phân tích môi trường kinh doanh ngành mua bán nông sản của công ty. Sau đó sử dụng các ma trận SWOT, ma trận QSPM để xây dựng các chiến lược kinh doanh cho công ty. Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho công ty trong việc thực hiện các chiến lược kinh doạnh. Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu còn giúp bản thân tiếp xúc được với thực tế trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh và hoàn thiện thêm những kiến thức cần thiết đã học, có kinh nghiệm để vững bước hơn khi làm việc trong tương lai. Kết cấu bài báo cáo Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Sơ lược về công ty cổ phần Tam Phong Chương 3: Cơ sở lý thuyết Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh Chương 6: Xây dựng các chiến lược kinh doanh Chương 7: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG 2.1 Sơ lược về công ty cổ phần Tam Phong Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG Tên tiếng anh: TAM PHONG JIONT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TPC Trụ sở chính: số 290/14, tỉnh lộ 943, ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Điện thoại: 076.3878788 Fax: 076.3721122 Email: info.tamphong.com, Website: www.tamphong.com Vốn điều lệ: 65 000 000 000 đồng Trong đó; Tiền Việt Nam: 65 000 000 000 đồng Mệnh giá cổ phần: 10 000 đồng (Mười ngàn đồng). Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp: 6 500 000 cổ phần phổ thông có giá trị 65 000 000 000 đồng. Công ty cổ phần Tam Phong được chuyển đổi từ Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại- Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Tam Phong là công ty hoạt động trong lĩnh vực lương thực và nông sản với hơn 25 năm kinh nghiệm. Với nhiều ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực như: chế biến lương thực, nông sản, thực phẩm, các chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi,… Hiện công ty đã đầu tư: Nhiều triệu USD cho nhà máy chế biến gạo và nông sản xuất khẩu với diện tích 10.000 m2, kỹ thuật tối tân cho ra những sản phẩm chất lượng cao. Nguồn nhân lực quản lý giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên nghiệp. Mạng lưới thu mua rộng khắp Việt Nam và nguyên liệu đầu vào được chọn lọc kỹ lưỡng. Công suất nhà máy khoảng 100.000 tấn/năm và kho hàng với sức trữ đến 20.000 tấn đáp ứng những đơn hàng lớn. Công ty quan hệ chặt chẽ với các đối tác sản xuất – kinh doanh lương thực, nông sản lớn nhất ĐBSCL.Và cam kết sẽ đạt kết quả sản lượng xuất khẩu hàng năm lên đến 300.000 tấn gạo xuất khẩu và hàng trăm ngàn tấn nông sản các loại. Các thị trường xuất khẩu gạo chính: Philippines, Malaysia, Nigeria, South Africa, UAE, . . . là những khách hàng lớn truyền thống. Và đang tiếp cận mở rộng những thị trường mới như EU, USA, Australia, Japan, . .. 2.2 Giới thiệu về ngành hàng nông sản của công ty Đối với ngành hàng nông sản thì công ty hiện thu mua và xuất khẩu một số nông sản nổi tiếng của Việt Nam: cà phê hạt, nhân hạt điều, bắp vàng, tiêu, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, mè đỏ, mè vàng,… Đây cũng là một trong những ngành kinh doanh chủ lực của công ty trong những năm vừa qua. Sau đây là một số hình ảnh minh họa cho các nông sản của công ty Cà phê hạt Nhân hạt điều Tiêu đen Đậu xanh Đậu nành Mè vàng Hình 2.1 Một số hình ảnh nông sản của công ty 2.3 Sơ đồ tổ chức công ty Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức công ty Tam Phong CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó (Alfred Chandler). Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu, các chính sách và các trình tự hành động thành một thể thống nhất (James B.Quinn). Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Liên Diệp, 2003). Jhonson và Scholes định nghĩa chiến lược như sau: “Chiến lược là hướng đi và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, là cái giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua cách bố trí các nguồn lực của tổ chức trong môi trường thách thức, để thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thỏa mãn các kỳ vọng của đối tượng hữu quan”. 3.2 Quản trị chiến lược Có nhiều khái niệm về quản trị chiến lược nhưng sau đây là hai khái niệm được sử dụng phổ biến. “ Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai”. “ Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt những mục tiêu đề ra”. 3.3 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là một căn cứ quan trọng để xây dựng các chiến lược kinh doanh. Vì sau khi phân tích môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp thì có thể thấy được đâu là cơ hội, đâu là đe dọa và điểm mạnh đang có, điểm yếu cần khắc phục. Từ đó mới xây dựng chiến lược phú hợp cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm 3 cấp độ: vĩ mô, vi mô, nội bộ và được phân thành hai nhóm chính đó là: môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường bên trong. Mối quan hệ giữa các môi trường này được thể hiện qua hình dưới đây: Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các loại môi trường 3.3.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô tác động rất nhiều đến các ngành nghề kinh doanh. Nó có thể tạo ra ra những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tận dụng hoặc gây ra những đe dọa mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà có mức ảnh hưởng khác nhau bởi các yêu tố của môi trường này. ( Ảnh hưởng về kinh tế: Môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều nhân tố tác động trực tiếp tới doanh nghiệp bao gồm: ( Xu hướng của GDP/GNP: Số liệu về tốc độ tăng GDP và GNP hàng năm cho ta biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc đô tăng thu nhập bình quân đầu người. Dựa vào đó, có thể dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. Ngoài ra, dự báo tăng trưởng GDP trong tương lai là thước đo sức khỏe của nền kinh tế trong tương lai. Khi nền kinh tế ở vào tình trạng khỏe mạnh thì công ty sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế ở vào tình trạng yếu thì công ty có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. ( Lãi suất và xu hướng lãi suất: hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới xu thế tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do đó ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung lãi suất tăng sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngược lại. ( Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến mức độ đầu tư của các doanh nghiệp. Mức lạm phát cao khiến người dân muốn tiết kiệm, tạo nên rủi ro lớn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, làm giảm sức mua của nền kinh tế từ đó làm nền kinh tế trở nên trì trệ. (Phân phối thu nhập: Trong nhiều ngành chính phân phối thu nhập chứ không phải GDP bình quân đầu người mới là yếu tố quan trọng quyết định sức mua của thị trường. (Hệ thống thuế và mức thuế: Sự thay đổi của thuế làm thay đổi chi phí và/hoặc thu nhập của doanh nghiệp nên có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Chính phủ thường sử dụng thuế như công cụ để
Luận văn liên quan