Chuyên đề Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái

Hiện nay nền kinh tế trên thế giới đang từng giờ đổi thay, để có được sự đổi thay nhanh chóng như vậy là nhờ có hoạt động thương mại trên toàn thế giới hay còn gọi là thương mại quốc tế. Nước ta từ khi ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã và đang thực hiện hoạt động thương mại theo xu hướng quốc tế, để tranh thủ ngững ưu đãi của WTO đối với Việt Nam .Các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thích nghi nhanh chóng và bước đầu ổn định trong kinh. Đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức hành chính sự nghiệp không ngừng có những sửa đổi về các biểu thuế, điều luật và các chính sách ưu tiên khác nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại là một hoạt động không thể thiếu trong tổ chức bởi bản thân nó chứa đựng các yêu cầu cần thiết trong tổ chức. Một tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có những chính sách hợp lý về thương mại bởi nó mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất và điều tiết thị trường Tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi vùng cao nhưng hoạt động thương mại tương đối phát triển, còn một số ít huyện, xã thì hoạt động thương mại chưa thực sự được quan tâm. Tuy vậy trong thời gian tới hoạt động thương mại sẽ có những đổi thay to lớn hơn, vì trong thời gian tới sở thương mại sẽ mở rộng các mạng lưới chợ, siêu thị trên phạm vi toàn tỉnh. Hơn nữa sở thương mại và sở tài nguyên môi trường đã và đang quy hoạch các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc, di tích lịch sử để thu hút du khách đến với yên bái Hoạt động thương mại trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, song nhìn một cách tổng thể thì vẫn còn nhiều nơi chưa thực sự cung cấp đầy đủ nhu cầu cần thiết cho người dân, có nơi thừa hàng hoá ,

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay nền kinh tế trên thế giới đang từng giờ đổi thay, để có được sự đổi thay nhanh chóng như vậy là nhờ có hoạt động thương mại trên toàn thế giới hay còn gọi là thương mại quốc tế. Nước ta từ khi ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã và đang thực hiện hoạt động thương mại theo xu hướng quốc tế, để tranh thủ ngững ưu đãi của WTO đối với Việt Nam .Các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thích nghi nhanh chóng và bước đầu ổn định trong kinh. Đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức hành chính sự nghiệp không ngừng có những sửa đổi về các biểu thuế, điều luật và các chính sách ưu tiên khác nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại là một hoạt động không thể thiếu trong tổ chức bởi bản thân nó chứa đựng các yêu cầu cần thiết trong tổ chức. Một tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có những chính sách hợp lý về thương mại bởi nó mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất và điều tiết thị trường … Tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi vùng cao nhưng hoạt động thương mại tương đối phát triển, còn một số ít huyện, xã thì hoạt động thương mại chưa thực sự được quan tâm. Tuy vậy trong thời gian tới hoạt động thương mại sẽ có những đổi thay to lớn hơn, vì trong thời gian tới sở thương mại sẽ mở rộng các mạng lưới chợ, siêu thị trên phạm vi toàn tỉnh. Hơn nữa sở thương mại và sở tài nguyên môi trường đã và đang quy hoạch các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc, di tích lịch sử … để thu hút du khách đến với yên bái … Hoạt động thương mại trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, song nhìn một cách tổng thể thì vẫn còn nhiều nơi chưa thực sự cung cấp đầy đủ nhu cầu cần thiết cho người dân, có nơi thừa hàng hoá , có nơi thiếu hàng hoá …Chính vì vậy em chọn đề tài “ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn -Yên Bái” làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá. Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp có sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn thạch sỹ Lê Thanh Ngọc và các thầy, cô trong khoa chỉ dẫn, cùng với sự giúp đỡ của chú : Nguyễn Cao Cường và các cô, chú trong phòng tài chính kế hoạch huyện . Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ . I.Khái niệm về quy hoạch và kế hoạch thương mại - dịch vụ - du lịch. 1. Khái niệm về thương mại dịch vụ. 1.1 Khái niệm về thương mại. Thương mại theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như các hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lời thuộc các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Thương mại theo nghĩa hẹp:Thương mại là quá trình mua bán hàng hoá trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. 1.2 Khái niệm về dịch vụ. Dịch vụ theo nghĩa rộng:Dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu nàycác hoạt động kinh tế nằm ngoài hai nghành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc lĩnh vực dịch vụ Dịch vụ theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động hỗ trợ trước trong và sau khi bán hàng, là phần mền của sản phẩm cung ứng cho khách hàng. Cách tiếp cận khác coi dịch vụ là một hoạt động bao gồm cá nguyên tố không điểm dừng giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà khong có sự thay đổi quyền sở hữu, sản phẩm dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc ngoài phạm vi của sản phẩm vật chất. 2.Khái niệm về quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. 2.1. Khái niệm về quy hoạch: Quy hoạch là việc khoanh vùng và chuẩn bị cơ sở vật chất trong tương lai để pháy triển một lĩnh vực nào đó được tổ chức, cá nhân xây dựng và lên kế hoạch thực hiện. Quy hoạch còn được hiểu là tất cả các hoạt động nhằm khoanh vùng một nơi, một khu nào đó để đầu tư phát triển trong thời gian sắp tới hoặc trong tương lai. 2.2. Khái niệm về kế hoạch: Kế hoạch là quá trình hoạt động có ý thức của một tổ chức hay cá nhân thuộc cộng đồng nhằm xác định các chương trình mục tiêu trong tương lai và các biện pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu đã định ra. Kế hoạch bao gồm các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu và phát triển các mục tiêu đó phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ. II. Vai trò của quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại đối với kinh tế địa phương. Trước những xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và kinh tế trên thế giới .Trong sự phát triển ấy ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng và gần như quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy ban lãnh đạo Huyện Văn Chấn thấy rằng muốn phát triển ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện cần có sự cân nhắc và phát triển như thế nào mới phù hợp với địa phương mình.Nhờ co sự cân nhắc đó mà ban lãnh đạo huyện đã lên kế hoạch khoanh vùng dể phát triển ngành thương mại dịch vụ lấy vùng đô thị (thị trấn, thị xã, trung tâm huyện lỵ…) là vùng trọng điểm và lấy vùng, khu chợ xã, thôn bản là quan trọng. Do đó ngành thương mại dịch vụ đã đáp ứng tương đối đầy nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn huyện. Hiện nay với mức sống ngày càng cao của người dân và nhu cầu đòi cũng không ngừng tăng lên, để thoả mãn nhu cầu ấy cần quy hoạch và lên kế hoạch phát triển các siêu thị, nhà hàng ngang tầm với nhu cầu đó. Quy hoạch và lên kế hoạch phát triển thương mại là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu trong mục tiêu phát triển kinh tế chung của huyện .Quy hoạch và lên kế hoạch thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian dài, bởi vậy khi có nhu cầu thì cứ thế mà đưa vào xây dựng và sửng dụng không phải làm thủ tục và các giấy tờ liên quan tới khu đã quy hoạch đó nữa .Quy hoạch giúp cho ban lãnh đạo chủ động trong việc xây dựng và lên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển ngành thương mại nói riêng. Quy hoạch còn giúp cho ban lãnh đạo định hướng được con đường phát triển của ngành thương mại cũng như các ngành khác. Quy hoạch và phát triển thương mại dịch vụ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn huyện, chuyển căn bản xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động . 1. Vai trò của thương mại dịch vụ đối với các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Vai trò của thương mại dịch vụ được gắn kết trong sự phát triển ngành công nghiệp xây dựng, ngành nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác,được đánh giá theo các mục tiêu từng năm, từng kỳ kế hoạch đề ra.Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng …Hàng hoá sản xuất ra của các ngành, các lĩnh vực rất cần đén mạng lưới thương mại để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, thực hiện khâu trung gian để điều tiết cung cầu.Nhờ có thương mại mà hàng năm trên địa bàn huyện đã tiêu thụ được hang nghìn tấn lương thực như : Lúa gạo, cam quýt, nhãn, chè, quế… 2. Vai trò trong việc phân phối các nguồn lực. Huyện Văn Chấn là một huyện rộng và dân số đông nên nguồn lao động tương đối dòi dào, đa dạng. Vì vậy nhu cầu lao động cũng không kém phần đa dạng, chính những đối tượng này đã góp phần trong việc chọn ngành nghề và thúc đẩy lưu thông hàng hoá dịch vụ trong địa bàn.Thương mại dịch vụ không những là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà còn là trung gian phân phối nguồn lực tài chính để tham gia kinh doanh, thực hiện lưu thông và luân chuyển hàng hoá trên thị trường, giúp sản xuất tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Trong những năm qua nguồn lực xét trên địa bàn huyện là khá rõ nét, cùng với sự phát triển chung của vùng kinh tế trong và ngoài huyện được xác định là vùng đang phát triển theo tiêu chí khu vực miền núi. Nguồn đầu tư chue yếu của các hộ gia đình, tư nhân vào các lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả cao như:Sản xuất chế biến chè, trồng cây ăn quả, hàng tiêu dùng, điển tử. Các xã vùng sâu, vùng xa của huyện xác định là vung kinh tế kém phát triển do nguồn đầu tư, huy động vốn cho các vùng này còn chưa cao. Trong tổng số 31 xã, thị trấn có khoảng 55% số xã thị trấn thuộc vùng thương mại đang phát triển, 45% các xã thuộc vùng thương mại kém phát triển. Tuy nhiên ta cũng không thể đánh giá một cách mất thiện cảm với các xã này, cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách chính xác, khách quan .Bởi trong mặt bằng chung còn nhiều xã kinh tế chưa phát triển, thu nhập bình quân thấp, sản xuất tự cung tự cấp vẫn còn, trình độ dân trí thấp, cuộc sống còn phụ thuộc vào tự nhiên nên tỷ lệ nghèo đói còn cao( theo thống kê tổng hợp về tỷ lệ nghèo đói của huyện trên 40%). Vì vậy cần có sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các cụm kinh tế, trung tâm cụm xã, các điểm du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, xây dựng chợ để thúc đẩy các xã các vùng phát triển kinh tế .Ngoài ra còn phải hướng dẫn chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho người dân nhất là đồng bào dân tộc ít người ở vung cao vùng sâu, từ đó tạo tiền đề phát triển thương mại dịch vụ các xã còn khó khăn . 3. Tác động của thương mại đối với các ngành khác của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động với xu thế xã hội hoá cung cầu và cạnh tranh gay gắt.Vai trò của thương mại trong nền kinh tế chung là: Kích thích phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, đổi mới chất lượng số lượng lao động và tư duy kinh doanh ,thể hiện đáp ứng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm như :Máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng …Đưa tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các chương trình chuyển giao công nghệ. Tác động tới trình phân công, phân phối các nguồn lực, thực hiện chuyên môn hoá hình thành cơ cấu ngành nghề kinh doanh có hiệu quả và tạo ra các nhu cầu mới. Thông qua các hợp đồng thương mại (bán buôn, bán lẻ ) được ký kết với cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành từ đó đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường. Cũng nhờ có sự lưu thông này mà mối quan hệ giữa ngành thương mại và các ngành khác ngày càng chặt chẽ cùng thúc đẩy nhau phát triển. 4. Kích thích nhu cầu và tạo ra các nhu cầu mới . Ngoài sự tác động của thương mại đối với sản xuất thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong đời sống xã hội là rất lớn. Hoạt động thương mại sẽ kích thích đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng bằng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ góp phần ổn định, nâng cao đời sống cho người lao động ,đồng thời góp phần phân phối luân chuyển hàng hoá giỡa các vùng các nghành nghề sản xuất .Thương mại còn đóng vai trò hướng dẫn tiêu dùng phù hợp với điều kiện và khả năng cho phép của người tiêu dùng, đặc biệt là nhân dân lao động. Do vậy nhu cầu tiêu thụ hiện nay chủ yếu vẫn là sản phẩm hàng hoá sản xuất và tiêu dùng phổ thông chơa có đột biến lớn về nhu cầu.Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường ngoài các sản phẩm phổ thông còn có các sản phẩm có chất lượng cao như: Điện tử, điện lạnh, xe máy, ôtô, điện thoại di động …mỗi năm tiêu thụ hàng nghìn chiếc. Theo sự đánh giá và nhận định qua các năm trên thị trường luôn tạo ra các nhu cầu mới (Nhu cầu mua sắm mới, nhu cầu thauy thế và chuyển đổi…)tuy vậy các sản phẩm chỉ đáp ứng một bộ phận cho các đơn vị và người tiêu dùng, thậm chí có những sản phẩm gọi là mới và cần thiết như:Máy vi tính thì một số cơ quan và nhiều xã thị trấn trong huyện không có. 5. Vai trò góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hệ thống thương mại chung đã góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho thương mại giữa huyện thâm nhập được thị trường ngoài nước (xuất khẩu chè, quế, long nhãn…).Trong những năm qua sản phẩm xuất khẩu của huyện chủ yếu là :chè đen, chè sơ chế, chè ôlong năm 2007 tiêu thụ khoảng 40 nghìn tấn chè búp tươi (chưa kể sản lượng chè trôI nổi, tiêu thụ ngoài huyện ).Ước đạt gần 26 nghìn tấn chè đen thành phẩm và bán thành phẩm. Dự tính trong năm 2008 sản lượng chè sẽ tăng gần 6,5 ha và tiêu thụ thêm khoảng 6 nghìn tấn chè đen nội địa và xuất khẩu. Vai trò hoạt động thương mại trong nền kinh tế của huyện với quan hệ kinh tế quốc tế là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chung ta đã đạt được nhịp độ xuất khẩu hàng năm tại thị trường một số nước. Vì thế cần duy trì các mặt hàng xuất khẩu hiện có, tăng thêm các mặt hàng xuất khẩu mới, đầu tư toàn diện về quy trình sản xuất ở các đơn vị, công ty. Tăng tỷ trọnh xuất khẩu nhằm giúp tiêu thụ sản phẩm, nguyên vật liệu chè ,hoa quả cho người sản xuất. Thực hiện nghiên cứu khảo sát phát triển thị trường và sản phẩm, thu nhập, sử lý và phổ biến thông tin tư vấn kinh doanh ,tham vấn chính sách cho các cá nhân doanh nghiệp, tổ chức tham gia tập huấn ,đào tạo hợp tác, liên doanh góp cổ phần trong và ngoài nước, tham gia hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại tong bước thành lập các thương hiệu sản phẩm nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, hàng hoá của địa phương. 6. Quy hoạch và kế hoạch có vai trò định hướng cho sự vận động của thị trường theo những mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Quy hoạch và kế hoạch bảo đảm một cơ cấu kinh tế hợo lý, khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất nước cho mục tiêu phát triển đã định ; bảo đảm cho nền kinh tế phát triển cao và bền vững là mục tiêu cơ bản và lâu dài của kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân ở nước ta. Quy hoạch và kế hoạch đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ thương mại ở tầm vĩ mô và vi mô, xây dựng những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và xác ddinhj các cân đối lớn ; đồng thời đề xuất các cơ chế chính sách để hướng dẫn nền kinh tế theo mục tiêu đã định. Quy hoạch và kế hoạch còn đóng vai trò phối hợp, trợ giúp hoạt động của các doanh nghiệp, các thành viên trong xã hội theo nững phương hướng chung tạo nên sức mạnh tổng hợp cho nền kinh tế phát triển một cách đồng bộ, có hiệu quả, có tóc độ tăng trưởng cao và ổn định. Điều đó thực hiện bằng việc cung cấp thông tin ,định hướng cơ cấu kinh tế trong tương lai;dự báo về thay đổi giá cả, cung cầu thị trường và xu hướng biến đổi của môI trường trong nước, quốc tế …giúp các chủ thể kinh tế và kinh doanh đưa ra các quyết định phù hợp. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại ở nước ta là một tất yếu cần thiết. III. Nội dung và quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ. 1. Sự cần thiết của việc xây dựng quy hoạch và kế koạch phảt thương mại dịch vụ. Quy hoạch và kế hoạch tthường được chất nhận ở các nước phát triển và ở các nước đang phát triển là vì: 1.1. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức . Con người trước khi bắt tay làm bất cứ một việc gì đều hình dung trước công việc và suy nghĩ cách làm tối ưu nhất cho mình. Họ đã dự kiến trước các tình huống xảy ra để chủ động ứng phó và điều chỉnh ngay cho phù hợp với yêu cầu mới đặt ra.Con người thường có lòng tham do đó họ không bằng lòng với hiện tại, cho dù họ đã có rất nhiều của cải vật chất để nuôi sống gia đình họ và cho cả đời con cháu của họ nhưng họ vẫn không bằng lòng với chúng mà muốn phấn đấu vươn lên để có kết quả ngày càng tốt đẹp hơn.Do đó con người thường đề ra các chỉ tiêu để mình và mọi người cùng phấn đấu và thực hiện. Quy hoạch và kế hoạch là cách thức để con người phối hợp hành động trong tương lai có hiệu quả nhất. Mặt khác trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng chỉ có thể phát triển và tồn tại trong trạng thái cân đối, khi mất cân đối sự vật ấy sẽ không phát triển bình thường như nó vón có. Tuy nhiên trạng thái cân đối chỉ là tạm thời, mất cân đối là thương xuyên xảy ra .Vì vậy xu thế phát triển là phá vỡ cân đối cũ để hình thành cân đối mới tốt hơn tiến bộ hơn .Sự cân đối khách quan nằm trong bản thân sự vật.Con người nhận thức yêu cầu cân đối khách quan của sự vật và tác động để bảo đảm sự cân đối vững chắc, tạo lập cân đối tích cực, thúc đẩy sự vật phát theo ý muốn.Quy hoạch và kế hoạch là quá trình xây dựng và thực hiện các cân đối. 1.2. Những khuyết điểm của thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Thị trường trong sản xuất hàng hoá có những chức năng rất quan trọng để tự điều tiết, tự điều chỉnh nền kinh tế.Sự điều tiết của “bàn tay vô hình “ đã được khẳng định trong nhiều học thuyết kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, thị trường cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết mà tự nó không thể khắc phục được. Đó là tính tự phát ngày càng gia tăng, them chí có nguy cơ bùng nổ những cơn sốt trên thị trường ; sự phát triển không đồng đều giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực mà hậu quả là các nguồn lực bị phân bổ bất hợp lý;thị trường không bảo đảm cho các quyết định của cá nhân sẽ được tối ưu hoá theo những mục đích ưu tiên của xã hội ; vấn đề môi, trường chích sách xã hội, ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài, vấn đề phá sản…có những hậu quả mà thị trường chịu bất lực. Quy hoạch và kế hoạch giúp “bàn tay hữu hình” của Nhà nước phối hợp với “bàn tay vô hình” là thị trường tạo hợp lực điều tiết nền kinh tế. Thị trường là căn cứ ,là noi kiểm tra tính đúng đắn của quy hoạch và kế hoạch. Quy hoạch và kế hoạch tác động vào thị trường để tác động vào thực thể mới “thị trường có sự điều tiết vĩ mô”. 1.3. Khả năng phân phối các nguồn lực. Sự phát triển của kinh tế nước ta rất cần tập trung các nguồn lực hạn chế của mình, đặc biệt là lao động lành nghề và vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất. Do đó, những dự án đầu tư vào thương mại phải được chọn lựa không những trên cơ sở phân tích hiệu quả đầu tư mà còn phải tính đến những yếu tố phát triển tổng thể của ngành, những tác động trước mắt và lâu dài về kinh tế-xã hội chung cả nước. Quy hoạch và kế hoạch bảo đảm sự phân phối hợp lý các nguồn lực và chủ động tạo nguồn lực cho sự phát triển của thương mại. Yêu cầu của quy luật tiết kiệm, sự tác động của quy luật khan hiếm các nguồn lực đặt ra cho quy hoạch và kế hoạch những yêu cầu sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có hạn .Quy hoạch và kế hoạch còn bảo đảm bằng các chương trình quốc gia để tập trung phát triển các mũi nhọn quan trọng, các hkhâu then chốt, hạn chế khâu yếu kém… 1.4. Quy hoạch và kế hoạch là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý,điều tiết thị trường và thương mại. Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã được khẳng định. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua kế hoạch và các công cụ vĩ mô khác. Quy hoạch và kế hoạch giúp cho Nhà nước điều chỉnh và hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường. Quy hoạch và kế hoạch là quá trình hoạt động mang tính tổng hợp, tính liên ngành, tính khoa học và thực tiễn cao từ khâu phân tích, dự báo, xác định mục tiêu, lựa chọn biện pháp cho đến khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra.Trong lĩnh vực thương mại có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia. Trước đây chủ yếu là quốc doanh và hợp tác xã nên quy hoạch và kế hoạch là cho các thành phần này. Nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hoá sở hữu và tự do hoá trong kinh doanh là đặc trưng nổi bậc khi chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta. Hoạt động khinh doanh thương mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường, theo sự điều tiết của thị trường. Xu hướng quốc tế hoá và hội nhập đang trên quá trình trở thành hiện thực ở nước ta .Quy hoạch và kế hoạch phải bảo đảm cho nền kinh tế nước ta hội nhập có hiệu quả với khu vực và quốc tế. 1.5. Quy hoạch và kế hoạch có tính định hướng Xác định một cách đúng đắn, phương hướng, mục tiêu phát triển của nền kinh tế quốc dân, có cơ chế chính sách để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển theo phương, mục tiêu đã đề ra. 1.5.1.Tính định hướng tổng quát Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch Nhà nước tính toán cân đối trực tiếp mọi nhu cầu cho toàn xã hội. Cơ cấu sản xuất và cơ chế tiêu dùng được kế hoạch hoá một cách trực tiếp.Nhưng hiện nay kế hoạch Nhà nước mang tính tổng quát về điịnh hướng phát triển nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch và kế hoạch Nhà nước không làm thay, bố tríu thay cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng cụ thể của hàng vạn mặt hàng cho nhu cầu phong phú, đa dạng của cuộc sống, mà tập trung vào việc thiết lập một cách đúng đắn các quan hệ cân đối lớn củ nền kinh tế quốc dân như:Cân đối tích luỹu và tiêu dùng ; cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp ; cân đối giữa nhập khẩu và xuấ khẩu; cân đối giữa kinh tế và an ninh quốc
Luận văn liên quan