Khi nói đến đầu tư quốc tế, người ta luôn nói đến công nghệ và chuyển giao công nghệ. Vì khi nhà đầu tư đến một nơi nào đó để đầu tư, ngoài việc chuyển vốn đến địa điểm đầu tư, nhà đầu tư còn mang theo công nghệ để áp dụng vào công việc sản xuất công việc kinh doanh của mình nhằm rút ngắn thời gian khởi động và duy trì nguồn cung cấp cho bạn hàng truyền thống.
Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Do yªu cÇu b¶o vệ và xây dựng đất nước, ô tô đã được sử dụng ở Việt Nam khá sớm và có nhu cầu ngày càng mạnh. Những năm gần đây, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, mục tiêu chính mà Việt Nam đặt ra không phải chỉ cung cấp một lượng xe cho thị trường hay tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà là xây dựng một ngành công nghiệp ô tô độc lập. Muốn thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần mở cửa thị trường ô tô nội địa cho các nhà đầu tư nhằm vào các mục đích sau:
- Thu hút vốn.
- Nhận chuyển giao công nghệ
- Tiếp thu phương thức sản xuất mới
- Tạo việc làm.
Ở giai đoạn hiện nay, cả 4 mục tiêu trên đều rất quan trọng với Việt Nam, nhưng nếu xét về lâu về dài và tính toán cả lợi ích của ngành công nghiệp ôtô thì mục tiêu công nghệ có ý nghĩa hàng đầu.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4259 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
BÀI THẢO LUẬN
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ Ở VIỆT NAM
DANH SÁCH NHÓM:
1. BÙI ĐÌNH LUÂN - Nhóm trưởng
2. NGUYỄN THỊ ANH
3. PHẠM XUÂN ĐƯỜNG
4. VŨ THỊ LÝ
5. PHAN BÁ PHƯƠNG
6. TRẦN THỊ QUỲNH
7. NGUYỄN VÕ TOÀN
8. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Vinh, tháng 8 năm 2010
Mục lục
A - Mở đầu ………………………………………………………
3
B - Phần nội dung ……………………………………………….
4
I – Những vấn đề về chuyển giao công nghệ đối với ngành công nghiệp ô tô …………………………………………………..
4
1.1 – Khái quát về chuyển giao công nghệ ……………………….
4
1.1.1 – Khái niệm …………………………………………………...
4
1.1.2 - Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận …………………...
4
1.1.3 - Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao …………………….
5
1.1.4 - Các phương thức chuyển giao ………………………………
5
1.2 – Vai trò của chuyển giao công nghệ ………………………….
5
1.3 – Vai trò của ngành công nghiệp ô tô …………………………
6
II - Hoạt động chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam ..
7
2.1 - Chính sách phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ...
7
2.1.1 - Định hướng phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam .
7
2.1.2 - Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nội địa hoá ………...
9
2.2 - Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ………………………………………….
10
III - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô những năm tới …..
15
3.1 - Phát triển nguồn nhân lực …………………………………….
15
3.2 - Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính ……………………...
16
3.3 - Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - bản quyền ………………
16
C - KẾT LUẬN …………………………………………………...
17
Tài liệu tham khảo …………………………………………….
18
A – MỞ ĐẦU
Khi nói đến đầu tư quốc tế, người ta luôn nói đến công nghệ và chuyển giao công nghệ. Vì khi nhà đầu tư đến một nơi nào đó để đầu tư, ngoài việc chuyển vốn đến địa điểm đầu tư, nhà đầu tư còn mang theo công nghệ để áp dụng vào công việc sản xuất công việc kinh doanh của mình nhằm rút ngắn thời gian khởi động và duy trì nguồn cung cấp cho bạn hàng truyền thống.
Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Do yªu cÇu b¶o vệ và xây dựng đất nước, ô tô đã được sử dụng ở Việt Nam khá sớm và có nhu cầu ngày càng mạnh. Những năm gần đây, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, mục tiêu chính mà Việt Nam đặt ra không phải chỉ cung cấp một lượng xe cho thị trường hay tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà là xây dựng một ngành công nghiệp ô tô độc lập. Muốn thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần mở cửa thị trường ô tô nội địa cho các nhà đầu tư nhằm vào các mục đích sau:
- Thu hút vốn.
- Nhận chuyển giao công nghệ
- Tiếp thu phương thức sản xuất mới
- Tạo việc làm.
Ở giai đoạn hiện nay, cả 4 mục tiêu trên đều rất quan trọng với Việt Nam, nhưng nếu xét về lâu về dài và tính toán cả lợi ích của ngành công nghiệp ôtô thì mục tiêu công nghệ có ý nghĩa hàng đầu.
B – PHẦN NỘI DUNG
I – Những vấn đề về chuyển giao công nghệ đối với ngành công nghiệp ô tô
1.1 – Khái quát về chuyển giao công nghệ
1.1.1 – Khái niệm
Theo luật quốc tế về chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là việc tiếp nhận công nghệ mới giữa bên giao và bên nhận. Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra:
- Từ một ngành công nghiệp sang một ngành công nghiệp khác
- Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế
- Giữa các nước phát triển
- Giữa các nước đang phát triển
- Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ
1.1.2 - Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận
- Tình hình chính trị
- Hệ thống hành chính, pháp luật và việc chấp hành pháp luật được phép chuyển giao công nghệ theo những quy định nào. Ba hệ thống hỗ trợ trong việc tiếp nhận công nghệ là : cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
- Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ : 4 cơ sở pháp luật để chống lại sự truyền bá không hợp lệ công nghệ: thiết lập hệ thống luật về sở hữu trí tuệ, hiện đại hóa hệ thống luật về sở hữu trí tuệ, thi hành và áp dụng luật nhanh chóng và đơn giản, tham gia vào các hiệp ước và công ước quốc tế
- Tình hình kinh tế
- Cơ sở hạ tầng và nhân lực KH – CN
- Chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ : nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của công nghệ thông qua phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu lợi ích của công nghệ qua các buổi hội thảo và hội chợ, xuất bản các tạp chí công nghệ, khuyến khích đổi mới
1.1.3 - Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao
- Kinh nghiệm
- Chính sách chuyển giao công nghệ
- Vị thế thương mại và công nghệ
1.1.4 - Các phương thức chuyển giao
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài kết hợp với phương tiện sản xuất, các kiến thức được cấp patent, các know - how, quản trị và marketing
- Hợp đồng license sử dụng patent, tên hãng, nhãn hiệu và các đối tượng khác
Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật
- Các hợp đồng quản lý
- Các hợp đồng marketing
- Cung cấp dịch vụ kỹ thuật và tư vấn, các nghiên cứu khả thi và các dịch vụ khác cho hoạt động đầu tư và tái đầu tư
- Các hợp đồng chìa khóa trao tay
- Bán và mua phương tiện SX
- Các hoạt động R & D
1.2 – Vai trò của chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi nước nói riêng. Chuyển giao công nghệ có lợi cho cả hai bên bên giao và bên nhận.
Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cùng với trình độ phân công lao động, chuyên môn hoá ở tầm chuyên sâu đến từng chi tiết sản phẩm. Hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển cho phép khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Mặt khác nó còn làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.
Công nghệ tạo năng xuất lao động cao hơn cùng sự phong phú về chủng loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. nó là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp, các nền kinh tế, có vai trò to lớn đối với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình chế tác, sử dụng.
1.3 – Vai trò của ngành công nghiệp ô tô
Ôtô là sản phẩm hàng tiêu dùng, vừa là phương tiện sản xuất, có giá trị cao nhất trong đời sống xã hội của con người (chỉ sau các bất động sản) và được sản xuất với số lượng lớn. Trong tương lai, khi nhu cầu sản lượng tới vài trăm ngàn xe ôtô một năm thì ngành công nghiệp ôtô cùng các ngành sản xuất phụ tùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Chính vì vậy, công nghiệp ôtô tuy chỉ là ngành sản xuất phương tiện giao thông, nhưng sự phát triển của nó lại thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác, nên công nghiệp ôtô sẽ cung cấp việc làm trên diện rộng và sự tăng trưởng cao cho cấu trúc công nghiệp, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một chương trình do đại hội 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhằm đưa nước ta từ nước kinh tế nông nghiệp là chính chuyển sang nước có nền công nghiệp hiện đại trong vòng 20 năm tới.
Đất nước Việt Nam với diện tích 331211,6 và dân số hiện nay là hơn 85 triệu người, có tỷ lệ tăng dân số gần 2%. Nếu chúng ta giảm được tỷ lệ tăng dân số xuống còn 1,5% thì sau 20 năm nữa, dân số Việt Nam sẽ là khoảng 95 triệu người. Còn với mức tăng dân số như hiện nay, sau 20 năm nữa, dân số Việt Nam sẽ là khoảng trên 100 triệu người. Một quốc gia công nghiệp với dân số trên 100 triệu người thì không thể không có công nghiệp ôtô riêng của mình.
Hiện nay, các nước thành viên ASEAN (trừ Singapore do dân số nhỏ bé) đều đã xây dựng ngành công nghiệp ôtô của riêng mình. Và theo dự tính, trong tương lai ASEAN sẽ phát triển thành một trung tâm công nghiệp ôtô của thế kỷ 21 sau Nhật, Mỹ và Tây Âu.
Bởi vậy, để tránh tụt hậu thì Việt Nam cũng sẽ phải xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô của mình thành một ngành công nghiệp trọng yếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
II - Hoạt động chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
2.1 - Chính sách phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
2.1.1 - Định hướng phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Nghiên cứu và tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô của các nước phát triển trên thế giới, ta thấy công nghiệp ôtô của các nước phát triển với tốc độ khác nhau, có nhiều mô hình quản lý khác nhau. Như xét về bước đi và phân chia giai đoạn của các nước sau:
Các bước phát triểncủa công nghiệp ôtô các nước ASEAN và châu Á
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Phát triển công nghiệp lắp ráp ôtô trong nước
Bắt đầu sản xuất chi tiết và bộ phận ở trong nước
Đẩy mạnh sản xuất các chi tiết và bộ phận trong nước
Coi trọng tự do cạnh tranh và thị trường tự do
Giai đoạn của chính sách bảo hộ và phát triển
Giai đoạn khuyến khích tự do cạnh tranh
Nguồn: Quy hoạch ngành ôtô Việt Nam đến năm 2010 (Tài liệu Bộ Thương mại)
Để tiến nhanh và vững chắc, Việt Nam đã chọn một mô hình quản lý của riêng mình: nhập công nghệ tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển, hạn chế số lượng nhà sản xuất, duy trì sự cạnh tranh nhưng có bảo hộ cho ngành công nghiệp non trẻ này bằng các biện pháp thuế và phi thuế. Đặc biệt, chính sách nội địa hoá là một trong những công cụ chủ yếu để thúc đẩy và phát triển công nghiệp ô tô, đồng thời là một biện pháp nhằm cụ thể hoá chiến lược của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010.
Theo dự báo trong quy hoạch thì đến năm 2010, VN cần bổ sung khoảng 274.000 xe ôtô các loại mới đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoại trừ loại xe con đến 5 chỗ ngồi và loại xe 26 - 46 chỗ ngồi không cần đầu tư thêm do đã đủ sản lượng, còn tất cả các loại xe khác đều phải đầu tư thêm và nhiều nhất là các loại xe tải (cần bổ sung hơn 110.00 xe). Vì vậy, mục tiêu cụ thể mà quy hoạch đưa ra đối với các loại xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con phải đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phải đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số 90%). Tương tự đối với các loại xe chuyên dùng là 60% vào năm 2010. Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ vào khoảng 100.000 chiếc cho năm 2010 và 200.000 chiếc vào năm 2020, trong đó các loại động cơ từ 100 - 400 mã lực chiếm tới 70% và tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 50%. Tương tự là bộ hộp số, cụm truyền động nhưng tỷ lệ sản xuất trong nước phải đạt 90% vào năm 2010. Một vấn đề quan trọng đối với bản quy hoạch là việc giao cho 4 doanh nghiệp nhà nước gồm Tổng Công ty CN ôtô VN, Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (Veam), Tổng Công ty Than, Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong ngành công nghiệp ôtô VN, xây dựng và triển khai các dự án theo các hướng riêng rẽ và các dự án này phải đáp ứng các tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô do Bộ Công nghiệp soạn thảo, ban hành, tỷ lệ sản xuất trong nước phải cao hơn mức định hướng chung. Đối với các doanh nghiệp trong nước khác nếu muốn sản xuất, lắp ráp ôtô, các dự án phải phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, khuyến khích các dự án có quy mô đầu tư lớn, có sản phẩm xuất khẩu, các dự án sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động.
Trước thực tế ngành Công nghiệp ô tô nước ta không hoàn thành mục tiêu, các sản phẩm ô tô mới chỉ dừng lại ở hạng mục lắp ráp, giá xe vẫn cao hàng đầu thế giới, người tiêu dùng không bằng lòng với thái độ của các hãng xe. Sau khi gia nhập WTO các ngành kinh tế nội địa hoá khó để đứng vững Nhiều chuyên gia cho rằng, định hướng mới cho ngành công nghiệp ô tô là rất cần thiết để cải thiện thực trạng hiện nay. Theo đó, nhiều ý kiến đồng tình với việc phải để ngành công nghiệp ô tô “tự bơi” bằng chính thực lực của mình. Cụ thể, các hãng xe nội địa phải cạnh tranh trực tiếp với xe nhập khẩu. Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương cần phải có sự liên thông, vừa giảm thuế nhập khấu xe nguyên chiếc vừa giảm thuế nhập khẩu các linh kiện, thiết bị, phụ tùng để đầy nhanh lộ trình gia nhập WTO như cam kết.
2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nội địa hoá
Chính sách nội địa hoá được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực:
- Chế tạo ô tô (bao gồm cả lắp ráp).
- Chế tạo phụ tùng ô tô
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh ô tô và phụ tùng phục vụ cho nội địa hoá
Để nhanh chóng xây dựng và phát triển công nghiệp ô tô, Việt Nam cần phải nhanh chóng nội địa hoá các phụ tùng ô tô từ đơn giản đến phức tạp, tức là phải tự sản xuất được trong nước các phụ tùng ô tô cơ bản với tỷ lệ ngày càng cao. Chính sách nội địa hoá được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nhà nước chỉ đạo và kiểm soát ngành công nghiệp ô tô nhằm thúc đẩy sự phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra cho từng giai đoạn.
- Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô theo quy mô lớn, mở rộng hợp tác, hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.
- Phát triển tối đa sản xuất trong nước, đồng thời phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế, trong đó, lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu. Ưu tiên cho việc khai thác năng lực sản xuất sẵn có trong nước.
- Trong giai đoạn đầu, cho phép tự lựa chọn các chi tiết nội địa hoá và chưa quy định phụ tùng bắt buộc nội địa hoá, chỉ áp dụng tỷ lệ nội địa hoá quy định: tỷ lệ nội địa hoá sau 5 năm là 10%, sau 10 năm là 30%.
Tỷ lệ nội địa hoá được xác định như sau:
N = (Z -I)/Z x 100%
Trong đó:
N: Tỷ lệ nội địa hoá loại sản phẩm hoặc phụ tùng.
Z: Giá trị nhập khẩu (CIF) của sản phẩm hoặc phụ tùng nguyên chiếc
I: Giá trị nhập khẩu (CIF) của bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết và bộ phận
2.2 - Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Trước thập kỷ 90, có thể nói Việt Nam chưa có một ngành công nghiệp ô tô. Gần 20 năm hình thành và phát triển, đến nay chúng ta đã có 11 liên doanh và trên 160 doanh nghiệp lắp ráp và sửa chữa xe ô tô ra đời, với hơn 20 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thực hiện kèm với các dự án đầu tư. Trung bình nỗi năm, 11 liên doanh đã lắp ráp dạng CKD 2 cung cấp cho thị trường nội địa 80.000 xe/năm. Hiện nay hơn 40 DN lắp ráp được khoảng 8 vạn xe/năm, làm giảm nhập khẩu, tiết kiệm nhiều tỉ USD, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động trong ngành này và các ngành CN phụ trợ. Dự kiến năm 2010 có thể sẽ có hơn 1,2 triệu ô tô và năm 2020 có hơn 3 triệu ô tô hoạt động. Đặc biệt là các hãng đã tìm tòi và xuất xưởng các xe có chủng loại khá đa dạng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất ôtô gốc. Cụ thể là đến nay, các xe sản xuất lắp ráp nội địa được tung ra thị trường Việt Nam gồm 50 kiểu xe các loại, các cỡ, thuộc 15 nhãn mác xe tên tuổi trên thế giới, trong đó có 18 kiểu xe chở người loại 4-5 chỗ ngồi và 32 kiểu xe thương dụng.
Như vậy nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể.
Tuy nhiên, mục tiêu chính của chuyển giao công nghệ mà Việt Nam đặt ra không phải chỉ cung cấp một lượng xe cho thị trường hay tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà là xây dựng một ngành công nghiệp ôtô độc lập. Hiện nay, mục tiêu theo quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ với ô tô mà Hà Nội là một trung tâm lớn thì đến 2010 phải hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước đạt 65%, đến 2020 là 75% cho xe khách, 85% xe tải, từng bước tham gia xuất khẩu linh kiện... Cho đến nay, nhìn chung, việc chuyển giao công nghệ của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu và đồng thời vẫn còn một số hạn chế.
Không thể phủ nhận, các doanh nghiệp (DN) ô tô như Trường Hải, Xuân Kiên, Tổng công ty Công nghiệp ô tô, Toyota VN… gần đây đã cố gắng đầu tư và trở thành những DN có sản lượng tiêu thụ và doanh thu lớn nhất trong số 54 DN đang sản xuất, lắp ráp ô tô tại VN (gồm 12 DN có vốn đầu tư nước ngoài và 42 DN trong nước). Đáng chú ý trong bối cảnh thị trường ô tô thế giới sụt giảm liên tiếp, ngành công nghiệp ô tô VN đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và phát triển khá ổn định, với sản lượng sản xuất lắp ráp và nhập khẩu ô tô từ đầu năm 2008 và tính đến hết tháng 4/2010 liên tục tăng từ 6 - 10%. Với đà này, mục tiêu tới năm 2030 sẽ có 3 triệu xe, trong đó một nửa là xe con được sử dụng tại VN là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tế, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô VN mới hình thành và đang phát triển. Mặc dù đến thời điểm này đã có trên 60 DN sản xuất phụ tùng phục vụ công nghiệp ô tô tại VN, song phần lớn có quy mô đầu tư nhỏ. Tổng giá trị tài sản của mỗi DN không quá 20 tỷ đồng, với sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, hàm lượng công nghệ cao còn ít và có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hoá sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, tăng sức cạnh tranh. Điển hình là trong thời gian qua Vinaxuki đã đầu tư 450 tỷ đồng cho sản xuất xe tải với các dự án như tạo khuôn mẫu dập ca-bin và gầm bệ xe... Xe tải của Vinaxuki hiện đã có tỷ lệ nội địa hoá 40%. Hay như công ty Trường Hải cũng tăng mạnh vốn đầu tư cho sản xuất ô tô trong năm 2008. giai đoạn I công ty đầu tư sản xuất xe con với sự chuyển giao công nghệ của hãng Kia (Hàn Quốc) với số vốn 300 tỷ đồng đã hoàn tất, vào tháng 1/2008 sắp tới mẫu xe Kia Morning sẽ được xuất xưởng và tung ra thị trường. Năm 2008 tiếp tục đầu tư giai đoạn II với số vốn 350 tỷ đồng để hoàn tất toàn bộ dự án với các dây chuyền tự động và cho ra đời thêm nhiều mẫu xe mới mang thương hiệu trong và ngoài nước. Ngoài ra Trường Hải cũng đang đầu tư 380 tỷ đồng cho hệ thống dập thân xe, gầm bệ dành cho xe tải. Tổng vốn đầu tư của các dự án này là hơn 1.000 tỷ đồng sẽ hoàn tất vào cuối năm 2008. Đặc biệt xe Innova của Toyota có tỷ lệ nội địa hoá cao (33%). Toyota Việt Nam cho biết sẽ quyết tâm đưa Innova trở thành “chiếc xe Việt Nam” bằng việc tiếp tục gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của chiếc xe này lên mức cao nhất lên 37% vào năm 2008 và 40-45% trong tương lai gần.
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong các hợp đồng liên doanh ôtô
Trong tất cả các hợp đồng liên doanh ô tô của Việt Nam đều có chứa hợp đồng chuyển giao công nghệ. Các hợp đồng này đều quy định rõ nội dung và hạch toán thời điểm chuyển giao công nghệ sản xuất các chi tiết hoặc cụm chi tiết ô tô nhằm làm tăng tỷ lệ nội địa hoá của ô tô được lắp ráp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong hợp đồng còn quy định về các tài liệu kỹ thuật để lắp ráp và chế tạo ô tô. Nếu chương trình này được thực hiện đúng như trong hợp đồng quy định thì kết quả sẽ rất khả quan. Nó sẽ vượt xa mức tỷ lệ nội địa hoá mà Nhà nước đặt ra. Trong các công ty đã đi vào hoạt động, Công ty Toyota Việt Nam đã thực hiện được tốt nhất các hoạt động chuyển giao công nghệ ô tô vào Việt Nam, tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm của mình.
Ngay từ khi đầu tư vào Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam (TMV) đã rất coi trọng vấn đề nội địa hóa. Với số vốn đầu tư ban đầu trên 49 triệu USD TMV đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất lắp ráp hiện đại với 3 trong tổng số 4 công đoạn chính trong quy trình sản xuất một chiếc xe hơi hoàn thiện đó là Hàn, Sơn và Lắp Ráp. Tháng 3 năm 2003, với việc đưa Xưởng Dập chi tiết thân xe vào hoạt động, TMV đã chính thức hoàn tất cả 4 công đoạn trong quy trình sản xuất xe. Bên cạnh đó, TMV còn thực hiện sản xuất, chế tạo nhiều linh kiện, phụ tùng khác ngay tại nhà máy như: Khung xe, Ống dầu, Ống xả…
Bên cạnh việc nội địa hóa ngay tại nhà máy, TMV cũng rất chú trọng đến việc mở rộng hợp tác với các đối tác tại