Tiền thân của Công ty TNHH Gốm Thiện Chí là Công ty TNHH Gạch Trường An. Công ty TNHH Gạch Trường An sau 8 năm hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh liên tục thua lỗ không có khả năng thanh toán các khoản công nợ nên đã chính thức tuyên bố phá sản vào năm 2002 và chuyển nhượng lại cho Ông Phạm Thiện Chí và Bà Vũ Thị Thanh Vân đổi tên thành Công ty TNHH Gốm Thiện Chí
Công ty TNHH Gốm Thiện Chí được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/06/1999 và đăng kí kinh doanh tại trụ sở kế hoạch và đầu tư tại thành phố Hải Phòng. Công ty là doanh nghiệp tư nhân trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận cũng chia lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định hiện hành. Mọi hoạt động của công ty tuân thủ theo pháp luật, công ty có quyền kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh được quyền sở hữu về tư liệu sản xuất,quyền thừa kế vốn, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác
Công ty TNHH Gốm Thiện Chí được phép sản xuất, kinh doanh đồ gốm, vật liệu xây dựng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 020200059 cấp lần đầu vào ngày 21/2/2002 của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng với số vốn điều lệ ban đầu là 6.000.000.000 đồng. Sau đó do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty đã đăng ký thay đổi lần 1 vào ngày 02/12/2004 với số vốn điều lệ là 9.000.000.000 đồng. Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ Xã Trường Sơn – Huyện An Lão – Thành Phố Hải Phòng với mã số thuế là 0200450214
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyen_de_thuc_tap_969, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
Tiền thân của Công ty TNHH Gốm Thiện Chí là Công ty TNHH Gạch Trường An. Công ty TNHH Gạch Trường An sau 8 năm hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh liên tục thua lỗ không có khả năng thanh toán các khoản công nợ nên đã chính thức tuyên bố phá sản vào năm 2002 và chuyển nhượng lại cho Ông Phạm Thiện Chí và Bà Vũ Thị Thanh Vân đổi tên thành Công ty TNHH Gốm Thiện Chí
Công ty TNHH Gốm Thiện Chí được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/06/1999 và đăng kí kinh doanh tại trụ sở kế hoạch và đầu tư tại thành phố Hải Phòng. Công ty là doanh nghiệp tư nhân trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận cũng chia lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định hiện hành. Mọi hoạt động của công ty tuân thủ theo pháp luật, công ty có quyền kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh được quyền sở hữu về tư liệu sản xuất,quyền thừa kế vốn, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác
Công ty TNHH Gốm Thiện Chí được phép sản xuất, kinh doanh đồ gốm, vật liệu xây dựng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 020200059 cấp lần đầu vào ngày 21/2/2002 của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng với số vốn điều lệ ban đầu là 6.000.000.000 đồng. Sau đó do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty đã đăng ký thay đổi lần 1 vào ngày 02/12/2004 với số vốn điều lệ là 9.000.000.000 đồng. Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ Xã Trường Sơn – Huyện An Lão – Thành Phố Hải Phòng với mã số thuế là 0200450214
1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
Công việc kinh doanh đòi hỏi các nhà lãnh đạo quản lý phải nhạy cảm, phản ánh nhanh. Do đó để sắp xếp bộ máy nhân viên đúng người, đúng việc đảm bảo hiệu quả, trước hết phải phân loại theo bộ phận kinh doanh. Trên cơ sở đó mà sắp xếp nhân viên một cách hợp lý đúng năng lực và sở trường của họ. Để đáp ứng sự phát triển của công ty cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của thị trường trong giai đoạn mới, công ty TNHH Gốm Thiện Chí đã tổ chức bộ máy như sau:
Sơ đồ 5- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Gốm Thiện Chí
Tổ bán hàng
Tổ
đốt lò
Tổ
ra lò
Giám đốc
Phòng kinh doanh
Tổ cơ khí
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch VT
Tổ chế biến tạo hình
Tổ đóng ngói
Tổ than
Tổ chất lượng mộc
+ Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
* Ban giám đốc công ty bao gồm
- Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, là người điều hành sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, do các thành viên sáng lập ra công ty bầu chọn, làm theo nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân, là người đứng đầu, chịu trách nhiệm với Nhà nước về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành công việc theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc trong từng công việc cụ thể bao gồm:
+ Một phó giám đốc phụ trách vật tư, chế biến tạo hình nung đốt gạch.
+ Một phó giám đốc phụ trách tiêu thụ bán hàng.
* Phòng kỹ thuật đảm bảo về số lượng,chất lượng hàng hoá và xuất theo tiêu chuẩn của công ty. Chủ động xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa cho tất cả các thiết bị của công ty, tích cực áp dụng khoa học mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tổ chức kí kết hợp đồng mua bán thiết bị máy móc mới như dây chuyền sản xuất lò Tuynel, máy vi tính....
* Phòng kế toán tài vụ: Giúp việc cho giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính, kế toán của công ty. Theo dõi việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, mở tài khoản tiền gửi ngân hàng, hàng tháng lên bảng cân đối, lập báo cáo định kỳ.
Trợ giúp cho Giám đốc công ty trong việc quản lý, sử dụng vốn và nguồn vốn kinh doanh.
Tổ chức công tác thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của Công ty.
Lên kế hoạch tài chính cho từng tuần, tháng, quý, năm.
Báo cáo các thông tin tài chính kế toán.
* Phòng kế hoạch vật tư: Chịu trách nhiệm về việc cung ứng vật tư trong công ty. Theo dõi vật tư để cung cấp kịp thời, tìm hiểu thị trường để đảm bảo giá cả mua vật tư được chính xác, dự toán và ghi chép những số liệu về các mặt hàng nguyên vật liệu, tình hình NVL trong công ty ở các thời điểm sử dụng như thế nào
* Phòng kinh doanh: Là bộ phận tham mưu chính cho Ban Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận có nhiệm vụ tìm hiểu chung về nhu cầu thị trường, thu thập kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích những dữ liệu thông tin cẩn thiết cho việc biên lập và quản lý kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ cơ khí : phụ trách công tác lắp đặt bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Lên kế hoạch dự toán các hạng mục đại tu, trùng tu dây chuyền thiết bị.
* Tổ chế biến tạo hình: thực hiện các kĩ thuật thiết kế mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm
* Các tổ đóng ngói ,tổ lò, tổ than, tổ chất lượng mộc, tổ đốt lò, tổ ra lò…thực hiện các công việc đóng gạch ngói, phơi khô, nhào than, đưa vào lò, đốt lò và cho ra sản phẩm cuôi cùng
1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty TNHH Gốm Thiện Chí là đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng tư liệu sản xuất phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cụ thể:
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng như ngói, gạch… phục vụ cho các công trình xây dựng tháp, đền, chùa lớn và nổi tiếng.
- Cung cấp vật liệu cho các dự án xây dựng với nhiều chủng loại mẫu mã đa dạng phong phú đảm bảo chất lượng, uy tín.
Công ty TNHH Gốm Thiện Chí kinh doanh theo phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng của các công ty, các cơ quan tổ chức, dự án; bán buôn cho các cửa hàng, các công ty thương mại kinh doanh mặt hàng xây dựng… Địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp ở cả 2 miền là miền Bắc và miền Nam nhưng chủ yếu là ở miền Bắc từ nông thôn đến các thành phố lớn.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
a) Sản phẩm bao gồm
- Ngói các loại: ngói tây, ngói hài, ngói vẩy cá, ngói âm dương, ngói ống cổ, ngói lưu ly, ngói màn, ... ngói tráng men nhẹ lửa phục vụ theo đơn đặt hàng của các công trình xây dựng.
- Gạch lát các loại: gạch men tách, gạch lá dừa, gạch chẻ quạt, ... phục vụ đông đảo nhu cầu của cơ quan tổ chức.
- Tượng gốm, đôn trụ gỗ, đèn tường, đèn treo ....
- Gạch xây các loại: gạch đặc 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, gạch chống nóng, men nhẹ lửa và các mẫu tráng trên chất liệu gốm
b) Công nghệ:
Sơ đồ 1: Ép bán khô, Sản xuất gạch lát nền phục cổ
Đất
Phong hóa
Sấy tự nhiên
Nung tuynel
Pha phối liệu
Trộn ẩm
Ủ
Ép thủy lực
Sấy cưỡng bức
Sàng
Nghiền
Phơi khô
Sơ đồ 2- Ép bán dẻo: Sản xuất các loại ngói lợp
Đất
Phong hóa
Đun hút
chân không
Ép dẻo
Pha phối liệu
Trộn ẩm
Ủ
Nhào lọc
Ga ép
Sấy
Nghiền
Phơi khô
Sấy tự nhiên
Sấy cưỡng bức
Nung tuynel
Sơ đồ 3 - Đun hút chân không: Sản xuất các loại gạch xây dựng.
Sấy tự nhiên
Nung tuynel
Cán mịn
Nhào lọc
Đun hút
chân không
Sấy cưỡng bức
Đất
Phong hóa
Cấp liệu
Cán năng
Cán thô
Sơ đồ 4- Đúc rót: Sản xuất gốm trang trí ( con vật, đèn rỗng…).
Sấy tự nhiên
Nung lò gas
Đất
Phong hóa
Tạo lò
Rót khuôn
Hoàn thiện
1.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
Hình thức tổ chức công tác kế toán: Để phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý, phù hợp với khả năng trình độ của nhân viên kế toán đồng thời xây dựng bộ máy kế toán nói riêng cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn công ty nói chung, công ty TNHH Gốm Thiện Chí đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Theo phương thức này toàn bộ công tác kế toán đều tiến hành tập trung tại phòng kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty TNHH Gốm Thiện Chí gồm 5 người: 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên phụ trách các phần hành cụ thể, các nhân viên kế toán đều là những người có trình độ được đào tạo từ các trường đại học và cao đẳng kế toán chính quy, có năng lực, có kỹ năng nghề nghiệp thường xuyên tham gia các khoá học về nghiệp vụ, trung thực, nắm vững các quy định hiện hành về kế toán.
Sơ đồ 6- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Gốm Thiện Chí
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán và ngân hàng
Kế toán kho thành phẩm
Kế toán nguyên vật liệu
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở công ty, là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán, có nhiệm vụ theo dõi tất cả các phần hành nghiệp vụ kế toán, kiểm tra các báo cáo biểu, kiểm tra cân đối các khoản thu chi quản lý mọi mặt chi phí được hạch toán lên báo cáo tài chính trình giám đốc công ty duyệt.
+ Kế toán nguyên vật liệu: Tập hợp tính toán chính xác, trung thực kịp thời các số liệu phản ánh giá trị NVL, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhập xuất dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhằm làm cơ sở tính giá thành được chính xác. Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình mua, bán, vận chuyển, bảo quản, lập bảng kê, phiếu báo hạch toán theo nội dung, tính chất phù hợp với đối tượng sử dụng.
+ Kế toán thanh toán và ngân hàng: Có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi các khoản công nợ giữa Công ty với khách hàng, phải thu của người mua, phải trả người bán và các khoản phải thu phải trả khác bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng , tiền vay…
+ Kế toán tổng hợp: Sau khi các bộ phận đã lên báo cáo, cuối kỳ kế toán tổng hợp kiểm tra, lên các bảng tổng hợp, bảng tổng kết tài sản, bảng xác định kết quả kinh doanh, bảng chi phí sản xuất và chi phí quản lý điều hành của công ty, lập báo cáo tài chính và hàng quý báo cáo với Giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Kế toán kho thành phẩm: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, từng chủng loại sản phẩm đối với thành phẩm sản xuất đồng thời đảm nhiệm công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm các loại hàng hóa của Công ty.
2.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán kinh tế tại đơn vị. Hiện nay Công ty TNHH Gốm Thiện Chí đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách, tài khoản sử dụng phù hợp theo đúng chế độ kế toán của nhà nước ban hành.
2.2.1. Các chính sách kế toán của doanh nghiệp
+ Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định 15 /2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
+ Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết 31/12 hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng
+ Phương pháp hạch toán tồn kho: kê khai thường xuyên có sản phẩm tồn kho.
+ Phương pháp hạch toán chi tiết NVL áp dụng theo phương pháp chứng từ ghi sổ
+ Phương pháp khấu hao: phương pháp khấu hao bình quân.
+ Phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ
+ Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: phương pháp thực tế đích danh.
2.2.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán của doanh nghiệp
a) Chứng từ kế toán tại công ty TNHH Gốm Thiện Chí gồm có 2 loại là :
Chứng từ gốc: là chứng từ phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế xảy ra: như các chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi .....
Chứng từ tổng hợp : là các chứng từ được dùng để tổng hợp các tài liệu từ các chứng từ gốc cùng loại, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được thuận tiện VD : như các bảng tổng hợp chứng từ gốc .
b) Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kê toán tại công ty TNHH Gốm Thiện Chí.
Việc xử lý và luân chuyển chuyển chứng từ kế toán tại công ty bao gồm các bước sau :
- Kiểm tra chứng từ kế toán : Khi nhận được các chứng từ kế toán , kế toán phải tiến hành kiểm tra tính hợp lý , hợp pháp , nội dung nghiệp vụ ghi trong chứng từ , kiểm tra các yếu tố trong chứng từ đã đầy đủ chưa , đã rõ ràng, chính xác chưa .
- Hoàn chỉnh chứng từ : Là bước tập hợp , phân loại chứng từ phục vụ ghi sổ kế toán . Hoàn chỉnh các yếu tố như giá tiền ,sau đó phân loại chứng từ , tổng hợp số liệu và định khoản kế toán .
- Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán : Chứng từ kế toán liên quan đến nhiều bộ phận , cá nhân có liên quan vì thế kế toán trưởng phải dựa vào vào tính chất của từng chứng từ để xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ , thiết lập đường đi cho từng loại chứng từ .
- Bảo quản chứng từ : Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý và là tài liệu quan trọng của đơn vị , do đó sau khi sử dụng chứng từ cần được bảo quản , lưu trữ cẩn thận để sử dụng lại khi cần thiết .
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp
Việc áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ này phù hợp với trình độ quản lý của Công ty, đơn giản, thuận tiện, dễ kiểm tra đối chiếu. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty đều được phản ánh trên chứng từ gốc trước khi ghi vào sổ cái chúng đều phải được tổng hợp, phân loại và lập chứng từ ghi sổ
Hê thống sổ sách tại công ty TNHH Gốm Thiện Chí gồm :
- Các sổ chi tiết : sổ chi tiết tất cả các tài khoản phát sinh
- Sổ tổng hợp : gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản
Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số
Phát sinh
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán
Chi tiết
Sổ quỹ
(1c) (1d)
(1a)
(1a)
(1b) (4)
(2)
(3)
(5a)
(5b)
(6)
(7a)
(7b)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải thích sơ đồ:
(1a,1b)- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập các chứng từ ghi sổ
(1d)- Đồng thời từ những chứng từ gốc kế toán ghi vào các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan
(1c)- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan kế toán ghi vào sổ quỹ
(2 )- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán phải đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
(3)- Hàng ngày căn cứ vào số liệu trên chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái các tài khoản.
(4)- Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
(5a,5b)- Cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu số liệu giữa sổ đăng kí chứng từ ghi sổ với bảng cân đối số phát sinh xem có khớp đúng không.
(6)- Cuối tháng căn cứ vào số liêu trên sổ cái tài khoản kế toán lập bảng cân đối số phát sinh.
(7a,7b)- Căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối số phát sinh, cuối kỳ kế toán lập báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH GỐM THIỆN CHÍ
2.1.1. Đặc điểm về chi phí
Chi phí bán hàng của công ty là tất cả những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá bao gồm: lương và chi phí nhân viên bán hàng, hoa hồng trả cho đại lý, chi phí vận chuyển hàng đi tiêu thụ, khấu hao TSCĐ phục vụ cho bán hàng, chi phí quảng cáo, marketing....
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh của các phòng ban phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động chung của toàn công ty, bao gồm: Lương nhânviên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, các dịch vụ mua ngoài, khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý...
*Tài khoản sử dụng:
-TK641: Chi phí bán hàng
-TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ngoài ra, còn một số tài khoản liên quan khác.
*Chứng từ sử dụng:
-Hoá đơn GTGT đầu vào của chi phí hàng hoá và dịch vụ
-Hoá đơn thanh toán với đại lý
-Phiếu Chi
-Bảng thanh toán tiền lương
-Bảng trích và phân bổ khấu hao
2.1.2. Đặc điểm về doanh thu
Công ty TNHH Gốm Thiện Chí là đơn vị sản xuất và kinh doanh đồ gốm và vật liệu xây dựng cho nên nguồn thu chủ yếu được hình thành từ doanh thu. Do đặc điểm kinh doanh của đơn vị nên doanh thu của Công ty cũng được phân thành nhiều loại.
- Đối với trường hợp bán trực tiếp tại kho: Khi khách hàng mua nguyên vật liệu trực tiếp tại kho sau khi đã thoả thuận về giá cả, số lượng, chủng loại, màu sắc. Nhân viên bán hàng của phòng Thị trường sẽ gửi thông báo cho phòng kế toán yêu cầu xuất nguyên vật liệu. Căn cứ vào thông báo đó, kế toán sẽ lập hoá đơn tài chính và phiếu xuất kho hàng hoá. Để nhận được hàng, khách hàng phải xuất trình cho thủ kho một số giấy tờ như: Phiếu thu, phiếu xuất kho.
- Đối với trường hợp bán buôn, bán theo đơn đặt hàng: Công ty thường xuyên gửi báo giá cho các công ty thương mại kinh doanh mặt hàng xây dựng, căn cứ vào báo giá của Công ty, các đơn vị mua hàng sẽ gửi đơn đặt hàng bằng đường chuyển phát nhanh, qua Fax, thậm chí với những khách hàng quen thì có thể đặt hàng qua điện thoại. Đơn đặt hàng gồm các khoản mục: Số lượng, chủng loại, yêu cầu về hàng hoá, màu sắc, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán. Căn cứ vào đơn đặt hàng. Công ty soạn thảo một bản hợp đồng, sau đó fax lại cho đơn vị mua. Đơn vị mua chấp nhận mua sẽ ký tên, đóng dấu và Fax lại cho Công ty. Công ty sẽ lập thành 04 bản hợp đồng chính có ký tên, đóng dấu gửi kèm theo hàng hay gửi qua đường bưu điện cho đơn vị mua để đơn vị mua ký tên, đóng dấu sau đó giữ lại 02 bản, 02 bản còn lại gửi cho Công ty làm căn cứ pháp lý kinh tế.
* Doanh thu bán hàng
Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau do đó doanh thu bán hàng của Công ty cũng có nhiều loại khác nhau:
+ Doanh thu bán hàng đại lý: thực chất là những khoản hoa hồng Công ty nhận được sau khi bán hàng hoá của các Công ty khác theo đúng giá mua vào
+ Doanh thu bán hàng kinh doanh của cửa hàng giới thiệu sản phẩm
+ Doanh thu từ bán hàng hoá cho khách hàng
* Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Doanh thu dịch vụ vận tải: Doanh thu này được hình thành từ việc cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá. Ngoài ra còn bao gồm doanh thu từ việc cho thuê kho của Công ty và phí gửi kho đối với những hàng hoá của đơn vị khác nhập mua nhưng không vận chuyển ngay về đơn vị mình mà gửi lại kho của Công ty rồi vận chuyển dần về.
b) Thời điểm ghi nhận doanh thu
+ Doanh thu bán hàng hoá: Doanh thu bán hàng hoá là doanh thu hình thành từ việc bán các sản phẩm vật liệu xây dựng: thép xây dựng các loại, xi măng, gỗ dán chịu nước các loại….do Công ty nhập bán cho các đơn vị xây dựng.
Các đơn vị xây dựng có nhu cầu về vật liệu xây dựng đến giao dịch tại phòng kinh doanh, sau khi thoả thuận hai bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, các xác nhận đơn hàng đính kèm(nếu có). Phòng kinh doanh lập các hợp đồng mua bán với giá mua, chủng loại, vật tư,…gửi cho đơn vị để ký kết hợp đồng. Dựa vào hợp đồng đó nhân viên phòng kinh doanh sẽ viết hoá đơn GTGT giao cho khách hàng. Hàng tháng nhân viên phòng kinh doanh sẽ chuyển giao cho phòng kế toán, để kế toán chuyên trách vào doanh thu trên máy.
Doanh thu bán hàng hoá Công ty thường ghi nhận vào cuối tháng.
+ Doanh thu vận tải
Vào đầu mỗi năm, kế toán phòng thủ tục giao nhận ký kết các hoạt động vận tải, quy định rõ giá vận tải hàng hoá, các chi phí mà các bên phải chịu rồi gửi cho kế toán bán hàng và thanh toán công nợ để làm căn cứ tính toán ghi nhận doanh thu.
Sau khi vận chuyển hàng hoá cho các đơn vị, phòng thủ tục và các lái xe giao lại hoá đơn, chứng từ cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán phân chia chứng từ ra theo tờ khai, phiếu giao hàng theo từng đơn vị. Sau đó cuối tháng, từ chứng từ gốc, kế toán thanh toán tập hợp toàn bộ chi phí vận chuyển, bốc xếp theo từng đơn vị và tuỳ theo từng hợp đồng, từng phương thức vận chuyển mà kế toán thanh toán lên các bảng kê thanh toán cước vận chuyển, bốc xếp…. Sau đó kế toán viết hoá đơn GTGT, từ hoá đơn GTGT vào doanh thu trên máy.
Doanh thu vận tải được ghi nhận vào cuối tháng, sau khi tập hợp chi phí và viết hoá đơn GTGT gửi cho cá