Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Từ Liêm

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được thành lập ngày 27/5/1957với tên gọi ban đầu là: Ngân hàng kiến thiết Hà Nội, nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc bộ tài chính. Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhận vốn từ Ngân hàng nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 1982, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Việt Nam. Căn cứ vào pháp lệnh Ngân hàng ban hành tháng 5/1990 ngày 14/11/1991 chủ tịch HĐBT đã ban hành quyết định số 401 về việc thành lập Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, trụ sở đóng tạI 194 Trần Quang Khải – Hà Nội . Vốn đIều lệ là 200 tỷ đồng, có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành, đặc khu trực thuộc trung ương. Do đó, Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Hà Nội được chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội. Ban hành kèm theo quyết định đổi tên đó, 4 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Hà Nội được đổi tên thành chi nhánhNgân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm, chi nhánhNgân hàng Đầu Tư và Phát Triển thanh trì, chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Anh, chi nhánhNgân hàng Đầu Tư và Phát Triển Gia Lâm. Ngày 01/01/1995 bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam thành tổng cục đầu tư Phát Triển trực thuộc bộ tài chính. Bắt đầu từ mốc này trở đi, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội( (trong đó có chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm) mới chính thức đi vào hoạt động như một Ngân hàng Thương Mại thực thụ, còn trước đó kể từ ngày thành lập đến 01/01/1995, Ngân hàng chỉ là một kiểu của Ngân hàng Quốc Doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách nhà nước và tiến hành cấp phát vốn và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản .

doc13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Từ Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo tổng hợp I. Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm Hà Nội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được thành lập ngày 27/5/1957với tên gọi ban đầu là: Ngân hàng kiến thiết Hà Nội, nằm trong hệ thống Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc bộ tài chính. Nhiệm vụ của Ngân hàng là nhận vốn từ Ngân hàng nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 1982, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Việt Nam. Căn cứ vào pháp lệnh Ngân hàng ban hành tháng 5/1990 ngày 14/11/1991 chủ tịch HĐBT đã ban hành quyết định số 401 về việc thành lập Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, trụ sở đóng tạI 194 Trần Quang Khải – Hà Nội . Vốn đIều lệ là 200 tỷ đồng, có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành, đặc khu trực thuộc trung ương. Do đó, Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Hà Nội được chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội. Ban hành kèm theo quyết định đổi tên đó, 4 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và xây dựng Hà Nội được đổi tên thành chi nhánhNgân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm, chi nhánhNgân hàng Đầu Tư và Phát Triển thanh trì, chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Đông Anh, chi nhánhNgân hàng Đầu Tư và Phát Triển Gia Lâm. Ngày 01/01/1995 bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam thành tổng cục đầu tư Phát Triển trực thuộc bộ tài chính. Bắt đầu từ mốc này trở đi, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội( (trong đó có chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm) mới chính thức đi vào hoạt động như một Ngân hàng Thương Mại thực thụ, còn trước đó kể từ ngày thành lập đến 01/01/1995, Ngân hàng chỉ là một kiểu của Ngân hàng Quốc Doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách nhà nước và tiến hành cấp phát vốn và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản . II. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm. Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội bao gồm 33 cán bộ công nhân viên trong đó nữ là 25 cán bộ, nam là 8 cán bộ. Ban Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh và được sự giúp đỡ của một Phó Giám đốc. Chi nhánh trực thuộc hạch toán kinh doanh phụ thuộc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội từ khâu lập kế hoạch kinh doanh cho đến khâu thực hiện và tuân thủ các quy định ban hành từng thời kỳ như: - Quyết định thay đổi lãi suất huy động, cho vay; các quy trình nghiệp vụ; - Chính sách khách hàng, chính sách thu nhập và chi phí… Tuy nhiên Giám đốc các chi nhánh trực thuộc đã được giao quyền phán quyết cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng là doanh nghiệp nhà nước là 10 tỷ đồng. Điều đó đã tạo điều kiện chủ động cho chi nhánh trong việc ra quyết định cho vay, bảo lãnh, và cùng với Ngân hàng đầu tư và Phát Triển Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chung trong giai đoạn phát triển mới là: huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Hiện nay, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội trong đó có chi nhánh Từ Liêm hoạt động như một Ngân hàng thương mại nhưng lĩnh vực kinh doanh chính có bề dày kinh nghiệm là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống là các đơn vị thuộc khối xây lắp. Dưới ban Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội gồm 4 phòng chức năng: 1. Phòng tín dụng: Gồm 7 cán bộ công nhân viên với 1 trưởng phòng và một phó phòng chức năng của phòng là tham mưu cho giám đốc, trực tiếp thẩm định kinh tế kỹ thuật, kinh tế đầu tư và cho vay theo các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam. Phòng tín dụng cũng chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu của các dự án và kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng; 2. Phòng Tài chính kế toán- Ngân quỹ : Phòng này gồm 10 cán bộ công nhân viên. Phòng này có nhiệm vụ tổ chức lập kế hoạch, cân đối nguồn vốn và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành và hướng dẫn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội, cán bộ ngân quỹ làm nhiệm vụ thu, chi, lưu trữ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu và các ấn chỉ, ấn phẩm như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu trắng, các chứng từ có giá khách hàng vay vốn cầm cố tại Ngân hàng. 3. Phòng huy động vốn (bộ phận tiết kiệm ): Phòng có 9 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng và một phó phòng. Phòng huy động vốn là một bộ phận của phòng kế toán huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ mọi thành phần kinh tế và dân cư: 4. Phòng hành chính nhân sự, bảo vệ, lái xe: Gồm 5 cán bộ công nhân viên với chức năng hành chính, phòng hành chính nhân sự thực hiện công tác văn thư, hành chính, tuyên truyền, tiếp thị lễ tân, tiếp khách nhằm mục tiêu xây dựng chi nhánh văn minh, lịch sự. Cán bộ bảo vệ thực hiện nhiệm vụ dảm bảo an toàn cho tài sản và hoạt động của Ngân hàng. III. Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội : 1. Huy động vốn: Các hình thức huy động và chi nhánh Ngân hàng được phép huy động gồm: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của mọi tổ chức kinh tế và cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng của các tổ chức kinh tế, cá nhân. 2. Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với mọi tổ chức kinh tế và cá nhân. 3. Dịch vụ chuyển tiền nhanh cho các cá nhân, tổ chức kinh tế. 4. Dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ bảo lãnh, tư vấn về đầu tư phát triển và các dịch vụ Ngân hàng khác. IV. Thực trạng hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội A. Bối cảnh ảnh hưởng tới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm: 1. Các khó khăn: Trên dịa bàn chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội hoạt động, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra rất gay gắt về các dịch vụ mới, các kỹ năng Ngân hàng, đặc biệt là có sự cạnh tranh về lãi suất, Chi nhánh nằm trên địa bàn chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp như trường học, viện nghiên cứu, ít nhà máy xí nghiệp cho nên gây khó khăn cho hoạt động chính của Ngân hàng. 2. Thuận lợi: Nền kinh tế đất nước nói chung và trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng bắt đầu có nhiều khởi sắc và có chiều hướng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh. Với chính sách, cơ chế hoạt động mở nền kinh tế đất nước đã tạo điều kiệncho các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản phát triển. Cùng với quyết tâm cao của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại chi nhánh, sự ủng hộ rất lớn và hợp tác có hiệu quả của khách hàng, với sự lãnh đạo chỉ đạo của Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội nên chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Kết quả hoạt động kinh doanh: 1. Công tác nguồn vốn: Cùng với toàn hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát Triển Từ Liêm đã trưởng thành và đạt được những kết quả tốt trong việc lo vốn cho đầu tư và Phát Triển nền kinh tế ở thủ đô Hà Nội, bằng các hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm bằng nội ngoại tệ để có vốn phục vụ cho đầu tư và Phát Triển với mức tăng trưởng năm sau cao hơn so với năm trước Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Mức đạt(trđ) Tăng/giảm so với 1995 Tăng giảm so với 1998 Mức đạt(trđ) Tăng/giảm Huy động vốn 308523 7,67lần +1,5 lần 441084 +43% Năm 2000: Được sự quan tâm giúp đỡ của khách hàng trong mọi thành phần inh tế, nên chi nhánh đã đạt được 441084 triệu đồng, tăng 43%so với cuối năm 1999, trong đó: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 49292 triệu đồng, tăng 73% so với cuối năm 1999. - Huy động vốn dân cư đạt 391792 triệu đồng, tăng 40%so với cuối năm 1999. - Chi nhánh đảm bảo đủ nguồn vốn để cho vay và có nguồn vốn hỗ trợ cho nơi khác thiếu vốn. Cơ cấu nguồn vốn huy động Việt Nam đồng và ngoại tệ thay đổi Tỷ trọng bằng Việt Nam đồng giảm từ 71% tại thời điểm 31/12/1999 xuống 39% tại thời điểm 31/12/2000 Tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ tăng lên từ 29% tại thời điểm 31/12/1999 lên 41% tị 31/12/2000 2. Công tác tín dụng : Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước cuối năm 1999 so với cuối năm 1995 là 72650 triệu đồng /25980 triệu đồng tăng 49,670 triệu đồng (2,6 lần) trong đó: - Vay ngắn hạn 45009 triệu đồng /21550triệu đồng = 2,1 lần (+23,459 triệu đồng) - Vay dài hạn 27641 triệu đồng/4430 triệu đồng = 6,2 lần (+23111triệu đồng) Tổng dư nợ năm 1999 so với năm 1998 là 72650 trđ/52260 triệu đồng = 1,39 lần (+20388 triệu đồng) trong đó: - Ngắn hạn 45009 triệu đồng/44444 triệu đồng = 1,01 lần - Dài hạn là 27641 triệu đồng/7818 triệu đồng = 3,53 lần (+19823 triệu đồng) Năm 2000: Tổng dư nợ đạt 105605 triệu đồng tăng 45% so với cuối năm 1999 trong đó: Vay ngắn hạn đạt 74716 triệu đồng tăng 66% so với cuối năm 1999. Doanh số cho vay 210367 triệu tăng 1,4 lấn so với năm 1999, vòng quay vốn ngắn hạn đạt 3,56 vòng / năm. Tín dụng đầu tư phải trả đạt 30859 triệu đồng, tăng 12% so với năm 1999, tín dụng đầu tư phải trả phát triẻn chậm là do vay theo kế hoạch nhà nước bị thu hẹp, chi nhánh đã có nhiều cố gắng tìm kiếm dự án có hiệu quả để cho vay thương mại, năm 2000 chi nhánh đã ký hợp đồng tín dụng và giải ngân 3 dự án nhỏ là 3 tỷ đồng. Bên cạnh chỉ tiêu số lượng, chỉ tiêu chất lượng luôn luôn được quan tâm, dảm bảo an toàn, không có nợ quá hạn, không để xảy ra trường hợp mất vốn. 3. Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lảnh năm 1999 so với năm 1995 tăng 15408 triệu đồng/640 triệu đồng = 24 lần (+14768 triệu đồng). Bảo lãnh năm 1999 so với năm 1998: 15408 triệu đồng/7935 triệu đồng =1,94 lần Năm 2000: Đáp ứng đầy đủ,kịp thời nhu cầu của khách hàng với tổng số món bảo lãnh là 102 mónvới giá trị 24 tỷ đồng,tăng 1,6 lần so với năm 1999. 4. Công tác thanh toán: Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác, an toàn. Doanh số thanh toán 897904 triệu đồng/năm, tăng 2,3 lần so với năm 1999. 5. Công tác kế toán kho quỹ - Công tác kế toán: Thực hiện thanh toán tập trung và thanh toán bù trừ đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn, nâng cao doanh số thanh toán năm 1999 so với năm 1995 là381117 triệu đồng/154423 triệu đồng. Năm 1999 so với 1998: 381117 trệu đồng/309434 triệu đồng =1,23 lần. - Thực hiện thanh toán chuyển tiền nhanh đối với các thành phần kinh tế năm 1999 doanh số thanh toán chuyển tiền nhanh là 18,2 tỷ đồng so với năm 1995 là 12 tỷ dồng =1,5 lần. Năm 1999 so với năm 1998: 18,2 tỷ đồng/16,5 tỷ đồng = 1,1 lần. - Công tác thanh toán bằng tiền mặt hàng năm doanh số thu chi từ năm 1995: 60698 triệu đồng lên 187331 triệu đồng. Năm 1999 = 3,05 lần, năm 1999 so với năm 1998 là 187331 triệu đồng/132444 triệu đồng = 1,4 lần. + Ngân phiếu thanh toán 49812 triệu đồng/52847 triệu đồng = 1,08 lần. Năm 1999 so với 1998: 52847 triệu đồng/73062 triệu đồng = 0,72 lần, giảm do các doanh nghiệp thanh toán bằng hình thức thanh toán khác như: thanh toán bằng séc, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi. + Ngoại tệ 1999 so với 1995 là 4029107$/571264$ = 7,07lần. Năm 1999 so với năm 1998 là 4029107$/3267071$ = 1,23 lần. - Công tác kho quỹ: Đảm bảo an toàn tuyệt đối + Doanh số thu, chi tiền mặt 367757 triệu đồng tăng 1,96 lần so với năm 1999 + Doanh số thu, chi ngân phiếu thanh toán 73385 triệu đồng, tăng 1,4 lần so với năm 1999 + Doanh số thu, chi ngoại tệ 8532,078 USD, tăng 2,12 lần so với năm 1999 Bộ phận thủ quỹ kiểm ngân đã nêu cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ Ngân hàng, Trong năm 2000 đã trả tiền thừa cho khách 69 món với số tiền là 10.515.000 đồng, phát hiên và thu giữ tiền giả nộp về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội là: 5.970.000 đồng 6. Công nghệ Ngân hàng: Từng bước đạt được hiện đại hoá, đến nay chi nhánh có 14 máy vi tínhđảm bảo phục vụ kịp thời, nhanh chóng cho khách hàng 7. Công tác khách hàng: Chất lượng phục vụ khách hàng được nâng lên, phong cách, thái độ, phục vụ của cán bộ công nhân viên có những bước tiến mới, tận tình chu đáo, văn minh lịch sự và gần gũi với khách hàng, thể hiện phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Vì vậy năm 2000 đã tăng thêm 34 khách hàng tiền gửi và 10 khách hàng có quan hệ tín dụng. Từ đó đã nhận được sự tin cậy và ủng hộ của khách hàng. Những cố gắng bắt đầu của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được quý khách hàng ghi nhận và hợp tác chặt chẽ. 8. Công tác đảng và công tác đoàn thể: Công tác xây dựng Đảng luôn luôn được chi bộ quan tâm tới công tác phát triển Đảng, xây dựng chi bộ vững mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền và các đoàn thể. Chi bộ liên tục các năm được Quận uỷ Cầu giấy công nhận là chi bộ trong sạch và vững mạnh. Hoạt động của các đoàn thể công đoàn, thanh niên và lực lượng dân quân tự vệ luôn luôn được chú trọng, phát huy tốt vai trò của mình mà trong các phong trào thi đua đẩy mạnh hoạt động king doanh của chi nhánh kết quả trong năm 2000. - Công đoàn đạt loại vững mạnh . - Thanh niên đạt loại tốt. - Lực lượng dân quân tự vệ được Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy tặng giấy khen là đơn vị có thành tích tốt trong phong trào dân quân tự vệ quận Cầu Giấy . Về chuyên môn được Giám đốc đánh giá là đơn vị hoàn thành vượt mức toàn diên các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2000 là 100% cán bộ công nhân viênchi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có 21 cán bộ được công nhận là lao động giỏi, một đồng chí được UBND thành phố công nhận là người tốt việc tốt, 5 đồng chí được hội đồng thi đua Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội xét duyệt và đề nghị tổng Giám đốc khen thưởng. Năm qua Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm hoàn thành nhiệm vụ được giao. V. Nhân lực và đào tạo nhân lực: Số lượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội không nhiều 33 người. Chi nhánh đã tiếp tục củng cố nhân sự và tăng cường biên chế cho các phòng. Đội ngũ này thường xuyên được phổ biến các văn bản, quy định của ngành, của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội cũng như được bồi dưỡng phong cách giao dịch tận tình, văn minh, lịch sự, nhất là với cán bộ giao dịch. Chi nhánh đã tham gia các hoạt động đoàn thể chung của ngành, thường xuyên tổ chức học tập, tự học tập chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong chi nhánh, từng bước nâng cao khả năng tự giải quyết công việc trong phạm vi chức trách được phân công của mỗi cán bộ, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ khách hàng và chi nhánh. VI. Phương hướng niệm vụ năm 2001 của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Từ Liêm Hà Nội: Căn cứ chủ tiêu kế hoạch GĐ Ngân hàng đầu tư và Phát Triển Hà Nội tạm giao đầu năm 2001. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát Triển quyết tâm phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2001 như sau: Tổng nguồn vốn tự huy động tăng: 48% Tổng dư nợ tăng: 85% Dịch vụ phí tăng: 54% Tỉ lệ nợ quá hạn: không Các giải pháp: - Phát động thi đua để mọi người trong chi nhánh đều tham gia công tác tiếp thị nhằm phát triển thêm khách hàng mới. - Giữ vững và mở rộng khách hàng truyền thống. - Mở thêm một quỹ tiết kiệm mới bên ngoài. - Giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng phòng. - Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc, rút ngắn thời gian giao dịch. - Sử dụng chính sách lịch sự mềm dẻo đối với khách hàng lớn và khách hàng mới, có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả. - Tích cực tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay trung dài hạn cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Bố trí cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn: ngoại ngữ, vi tính - Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo an toàn trong các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, huy động vốn trong nghiệp vụ kế toán. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhằm phát huy tối đa nội lực, xây dựng chi nhánh Từ Liêm vững mạnh.
Luận văn liên quan