Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007. Gia nhập WTO, một trong những thuận lợi đầu tiên được kể đến là việc Việt Nam sẽ được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ lợi ích cho quốc gia mình. Điều này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dệt may, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Hơn nữa, kể từ ngày 01/01/2005, khi chế độ hạn ngạch hết hiệu lực, dệt may trở thành một mặt hàng thông thường thuộc khuôn khổ pháp lý chung của WTO mà cụ thể là tuân theo các quy định chung của GATT năm 1994. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp trong thương mại hàng dệt may giữa các nước thành viên WTO, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là có tính bắt buộc.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng dựa trên nền tảng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT năm 1947. Trong thời gian tồn tại hơn 47 năm, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT được đánh giá là đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc giải quyết tranh chấp giữa các nước tham gia GATT. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thương mại thế giới, cơ chế này cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập; ví dụ như: việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận thuận (consensus) để thông qua các quyết định hay việc giải quyết tranh chấp chỉ được xét xử ở một cấp là Ban Hội thẩm, Ngày 01/01/1995, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ra đời đã loại bỏ nhiều bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã chứng tỏ được tầm quan trọng cũng như những ưu điểm hơn hẳn cơ chế của GATT, như là: việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch (negative consensus) để ra quyết định, quy định hoàn thiện hơn về cơ quan giải quyết tranh chấp với sự xuất hiện của Cơ quan Phúc thẩm, hay những quy định thuận lợi dành riêng cho các nước đang và kém phát triển, Mặc dù còn một số hạn chế nhưng có thể nói cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiệu quả hơn và công bằng hơn so với cơ chế của GATT. Trên thực tế, các nước thành viên WTO thường xuyên phải sử dụng cơ chế này và tuân theo phán quyết được đưa ra. Theo số liệu mới cập nhật, đến tháng 07/2007 đã có 366 vụ tranh chấp giữa các nước thành viên được giải quyết theo cơ chế của WTO, trong đó có 19 vụ tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may.
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4378 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007. Gia nhập WTO, một trong những thuận lợi đầu tiên được kể đến là việc Việt Nam sẽ được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ lợi ích cho quốc gia mình. Điều này còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dệt may, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Hơn nữa, kể từ ngày 01/01/2005, khi chế độ hạn ngạch hết hiệu lực, dệt may trở thành một mặt hàng thông thường thuộc khuôn khổ pháp lý chung của WTO mà cụ thể là tuân theo các quy định chung của GATT năm 1994. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp trong thương mại hàng dệt may giữa các nước thành viên WTO, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là có tính bắt buộc.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng dựa trên nền tảng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT năm 1947. Trong thời gian tồn tại hơn 47 năm, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT được đánh giá là đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc giải quyết tranh chấp giữa các nước tham gia GATT. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thương mại thế giới, cơ chế này cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập; ví dụ như: việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận thuận (consensus) để thông qua các quyết định hay việc giải quyết tranh chấp chỉ được xét xử ở một cấp là Ban Hội thẩm, … Ngày 01/01/1995, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ra đời đã loại bỏ nhiều bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã chứng tỏ được tầm quan trọng cũng như những ưu điểm hơn hẳn cơ chế của GATT, như là: việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch (negative consensus) để ra quyết định, quy định hoàn thiện hơn về cơ quan giải quyết tranh chấp với sự xuất hiện của Cơ quan Phúc thẩm, hay những quy định thuận lợi dành riêng cho các nước đang và kém phát triển, … Mặc dù còn một số hạn chế nhưng có thể nói cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiệu quả hơn và công bằng hơn so với cơ chế của GATT. Trên thực tế, các nước thành viên WTO thường xuyên phải sử dụng cơ chế này và tuân theo phán quyết được đưa ra. Theo số liệu mới cập nhật, đến tháng 07/2007 đã có 366 vụ tranh chấp giữa các nước thành viên được giải quyết theo cơ chế của WTO, trong đó có 19
vụ tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may.
Từ việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, nhóm nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích kinh nghiệm thực tế vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong thương mại hàng dệt may của một số nước đang phát triển trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Khi lựa chọn một số nước đang phát triển để phân tích, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn Trung Quốc -nước láng giềng có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam-, Ấn Độ và Pakistan -hai nước đang phát triển có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng dệt may.
Hiện nay, Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, sau khi chế độ hạn ngạch MFA hết hiệu lực, dệt may của Trung Quốc được dự báo sẽ là một mối đe doạ lớn đối với ngành dệt may của nhiều nước trên thế giới và có thể phải đối mặt với rất nhiều tranh chấp trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại, theo thống kê trong WTO, Trung Quốc mới chỉ tham gia vào hai
vụ tranh chấp về thương mại hàng dệt may và đều với tư cách là bên thứ ba, điển hình là trong vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may. Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng đã đạt được những lợi ích về mặt tăng cường nắm bắt luật pháp của WTO cũng như tăng khả năng phân tích, lập luận và nói lên tiếng nói của mình. Điều này cũng góp phần xây dựng hình ảnh và khẳng định vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế. Kinh nghiệm tham gia với tư cách là bên thứ ba có thể sẽ là một bài học hữu ích cho Việt Nam khi phải đối mặt với những tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong tương lai.
Với đặc điểm là một nước đang phát triển và cũng là một nước ở Châu Á, dệt may Pakistan có nhiều đặc điểm tương đối giống dệt may của Việt Nam. Do đó, việc phân tích vụ kiện điển hình: chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào Mỹ, sẽ đem lại nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho dệt may Việt Nam khi vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Mặc dù đây là lần đầu tiên Pakistan sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ quyền lợi của mình trong thương mại hàng dệt may và gặp phải không ít khó khăn, nhưng cuối cùng nước này đã đạt được một phán quyết có lợi cho mình. Thành công của Pakistan có được phần lớn là do sự quyết tâm và sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, cơ quan nhà nước là Bộ Thương mại, Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may và cộng đồng doanh nghiệp Pakistan. Sau vụ kiện này, Pakistan cũng rút ra kinh nghiệm là phải đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo đội ngũ, nguồn nhân lực chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế. Bên cạnh đó một kinh nghiệm quan trọng nữa là phải biết chấp nhận hy sinh để tạo ra một tiền lệ tích cực hướng về tự do và bình đẳng trong thương mại quốc tế.
Có thể nói, Ấn Độ là một trong những nước tích cực sử dụng cơ chế giải quyết của tranh chấp WTO, với 19 lần khởi kiện, 17 lần làm bị đơn và tới 49 lần tham gia với tư cách bên thứ ba trong các vụ tranh chấp
. Riêng trong lĩnh vực hàng dệt may, Ấn độ đã khởi kiện đến 6 lần
(trong tổng số 19 vụ tranh chấp) mà tiêu biểu là vụ kiện: Cộng đồng Châu Âu về thuế chống bán phá giá với ga và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ. Trong suốt quá trình diễn ra vụ kiện, các chuyên gia pháp lý của Ấn Độ theo dõi các tình tiết rất sát sao, đưa ra những lập luận hợp lý, sắc bén và không lúc nào chịu “thua thiệt” trước EC. Điều đó chứng tỏ Ấn Độ có một nguồn nhân lực có trình độ cao về pháp luật thương mại quốc tế, đặc biệt là pháp luật của WTO. Với nền tảng như vậy, và với quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng bằng việc tin vào lập luận và sự hiểu biết của mình, Ấn Độ đã thuyết phục được cả Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Trên thực tế, EC đã chấp nhận phán quyết cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm, nhưng họ lại không thực hiện đầy đủ các đề xuất mà bản báo cáo đưa ra. Mặc dù vụ kiện chỉ thắng lợi về mặt danh nghĩa, Ấn Độ vẫn quyết tâm theo đến cùng, quyết tâm giữ vững vị thế của nước mình trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng.
Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm thực tế rút ra cho Việt Nam thông qua các vụ tranh chấp điển hình của các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới và từ phân tích thực tế thương mại hàng dệt may tại Việt Nam, đề tài đề xuất những giải pháp để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may. Theo đó, những đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về thương mại quốc tế nói chung và pháp luật của WTO nói riêng; thành lập bộ phận chuyên trách để đặc biệt theo dõi tiến trình về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng. Về phía Hiệp hội dệt may, giải pháp đề ra là cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ; sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may. Bên cạnh đó Hiệp hội cũng cần thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyết tranh chấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trong nước cần phải nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng; đồng thời phải tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động đối phó với tranh chấp có thể xảy ra. Ngoài ra, việc tham gia vụ kiện với tư cách bên thứ 3 cũng là một giải pháp khác được khuyến khích sử dụng trong thời gian tới; cùng với nó, công tác vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (public relations) cũng cần được đẩy mạnh như là một thứ công cụ đắc lực để bảo vệ lợi ích quốc gia trong các vụ tranh chấp.
CHỮ VIẾT TẮT
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
ADA
Anti-dumping Agreement
Hiệp định chống bán phá giá của WTO
ATC
Agreement on Textiles and Clothing
Hiệp định hàng Dệt may
DSB
Dispute Settlement Body
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
DSU
Dispute Settlement Understanding
Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp
GATT
Genenral Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
LTA
Long Term Arrangement regarding International Trade in Cotton textiles
Hiệp định dài hạn về Thương mại quốc tế Bông sợi
MFA
Multifibre Arrangement
Hiệp định hàng Đa sợi
MFN
Most Favoured Nation
Quy chế tối huệ quốc
PNTR
Permanent Normal Trade Relations
Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
RO
Rules of Origin Agreement
Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ của WTO
STA
Short Term Arrangement regarding International Trade in Cotton textiles
Hiệp định ngắn hạn về Thương mại quốc tế Bông sợi
TMB
Textiles Monitoring Body
Cơ quan giám sát hàng dệt
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
CÁC PHỤ LỤC (được xếp số trang riêng và được đánh ở bên dưới của trang)
Phụ lục số 1: Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) 2
Phụ lục số 2: Trích dẫn một số điều của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1947 31
Phụ lục số 3: Trích dẫn một số điều của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ 33
Phụ lục số 4: Hiệp định hàng Dệt may 35
Phụ lục số 5: Trích dẫn một số điều của Hiệp định chống bán phá giá 50
Phụ lục số 6: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp 64
Phụ lục số 7: Cơ cấu tổ chức của Tổ chức Thương mại Thế giới 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
LỜI NÓI ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải tuân theo “luật chơi chung” của WTO, cụ thể phải thực hiện các cam kết trong các hiệp định đa biên, trong đó có Hiệp định hàng Dệt may (ATC) và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được đánh giá là có nhiều ưu việt hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trước đây. Và việc vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong trường hợp có sự vi phạm từ phía các thành viên khác, cũng như trong việc tự bảo vệ mình khi bị các nước khác khiếu kiện. Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc vận dụng thành công cơ chế này cũng là một thách thức lớn. Điều này đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, cụ thể hơn cả trên lý thuyết cũng như việc giải quyết tranh chấp trong thực tế. Ngoài ra, nghiên cứu việc vận dụng cơ chế này còn đặc biệt quan trọng trong thương mại hàng dệt may, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch trên 5,8 tỷ đôla Tổng cục Hải quan: Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu, ngày 28/01/2007, của Cục công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan.
vào năm 2006. Ngay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, nhiều thành viên khác của WTO như EU, Mỹ, ... cũng đang tìm những sơ hở của những doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, .... Trong hoàn cảnh như vậy, việc tìm hiểu kỹ để vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vào giải quyết các tranh chấp về thương mại hàng dệt may là rất cần thiết.
Với tất cả những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề “Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2007” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, yếu của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may, đề tài đề xuất giải pháp để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may có thể sẽ xảy ra giữa Việt Nam với các nước thành viên khác của WTO trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của WTO liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả các quy định của Việt Nam, của WTO về xuất khẩu hàng dệt may và kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may thuộc khuôn khổ của WTO.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của một đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, do hạn chế về thời gian và cả về thời lượng, đề tài không có tham vọng phân tích mọi vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở phân tích về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO. Khi lựa chọn một số nước đang phát triển để phân tích, nhóm nghiên cứu cũng giới hạn sự lựa chọn chỉ ở ba nước là Trung Quốc – một nước Châu Á nhưng cũng là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và Ấn Độ, Pakistan – hai nước cũng ở Châu Á, tuy có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam nhưng cũng là hai nước có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng dệt may. Ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan đã gia nhập WTO trước Việt Nam và cũng đã theo đuổi các vụ kiện về thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích, thống kê, hệ thống hoá và luận giải. Phương pháp so sánh luật học cũng được áp dụng để nêu bật những điểm mạnh trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng như làm rõ những vị trí khác nhau của ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan khi những nước này tham gia vào quá trình tố tụng tại WTO.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may.
Chương 2: Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may và rút ra bài học cho Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may.
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY
I. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
1. Từ cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hình thành cùng với sự ra đời của WTO. Khi nghiên cứu sự ra đời của WTO, một thực tế đương nhiên được thừa nhận là WTO ra đời trên cơ sở kế thừa GATT, trong đó có sự kế thừa những thành tựu mà GATT đã có được trong hơn 47 năm tồn tại (1947-1995), trong đó có sự kế thừa cả cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO không thể không điểm qua, dù ở mức khái quát nhất, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.
1.1. Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1948. Cùng với sự ra đời của GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước tham gia GATT cũng được xây dựng. Hoạt động trong hơn 47 năm, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT được đánh giá là có nhiều đóng góp to lớn trong việc giải quyết tranh chấp giữa các nước tham gia GATT. Về điều này, ông Ernst-Ulrich Petersmann Ông Ernst-Ulrich Petersmann là giáo sư môn Luật của trường Đại học Geneva và Học viện nghiên cứu quốc tế Geneva, Thuỵ Sỹ. Ông trở thành chuyên gia tư vấn pháp lý của GATT/WTO từ năm 1981. Cho đến nay, ông đã xuất bản 14 cuốn sách và hơn 100 bài báo viết về Luật quốc tế, Luật Cộng đồng Châu Âu và Quan hệ kinh tế quốc tế
, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về GATT/WTO đã có nhận xét như sau "cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT có tầm quan trọng sống còn đối với việc duy trì một hệ thống thương mại quốc tế mở cửa, bởi vì cơ chế đó không chỉ đơn thuần giải quyết êm thấm các tranh chấp mà nó còn là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của các chính phủ, và quan trọng hơn cả đó là một vũ khí dùng để răn đe những nước chủ trương chính sách ngoại giao thương mại dựa trên sức mạnh". Tuy nhiên cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng thể hiện nhiều điểm bất cập. Những bất cập đó là:
Thứ nhất, theo cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT các quyết định được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận thuận (consensus). Đồng thuận thuận có nghĩa là không có sự phản đối từ bất kỳ bên ký kết nào đối với quyết định được đưa ra. Theo nguyên tắc này, Ban Hội thẩm chỉ được thành lập và báo cáo của Ban Hội thẩm chỉ được thông qua khi có sự nhất trí của tất cả các thành viên trong Hội đồng GATT. Về lý thuyết, nguyên tắc này có ưu điểm là khuyến khích tất cả các bên tham gia tìm ra được một quyết định khả dĩ nhất mà tất cả đều có thể chấp nhận. Nhưng nhược điểm của nó lại là tốn thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận, bởi vì bất kỳ bên nào cũng có thể ngăn cản việc thành lập nhóm chuyên gia và phong toả việc thông qua báo cáo hay thậm chí là không cho phép trả đũa bằng việc không bỏ phiếu thuận. Nói cách khác, ngay cả bên bị khiếu kiện cũng có thể dùng quyền phủ quyết của mình để thể hiện sự không đồng thuận ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết tranh chấp. Chính điều này đã gây cản trở trong việc ra quyết định và dẫn tới sự bất lợi cho các nước đi kiện.
Thứ hai, do không có một quy trình ổn định và rõ ràng, việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của GATT thường bị kéo dài. Với việc áp dụng nguyên tắc đồng thuận thuận, các bên tham gia có thể trì hoãn ở mọi giai đoạn và gây khó khăn cho quá trình xét xử. Sự chậm trễ này trong nhiều trường hợp đã không đem lại tác dụng trên thực tế cho bên thắng kiện do sản phẩm hay ngành sản xuất đã mất khả năng cạnh tranh sau một khoảng thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài. Hơn nữa, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn cho phép các bên tranh chấp có thể trì hoãn vô thời hạn quyết định cuối cùng của GATT. Kết quả là rất nhiều vụ tranh chấp không được giải quyết trong nhiều năm và điều này đã tạo cơ sở cho chủ nghĩa bảo hộ phát triển ở các quốc gia được lợi từ sự yếu kém của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong GATT.
Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế của GATT chỉ được xét xử ở một cấp là Ban Hội thẩm. Các bên tham gia tranh chấp không có quyền kháng cáo và GATT cũng không có một Cơ quan Phúc thẩm độc lập để xem xét lại vụ tranh chấp một cách thoả đáng.
Thứ tư, việc thực thi phán quyết của các vụ tranh chấp cũng chưa thật hiệu quả. Thậm chí ngay cả khi báo cáo của Ban Hội thẩm đã được thông qua thì các phán quyết cũng không được thi hành một cách tự động mà vẫn phải dùng nguyên tắc đồng thuận thuận để quyết định. Thực tế cho thấy là khi yêu cầu cho phép đình chỉ nhượng bộ không được chấp thuận thì các bên đã tăng cường sử dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương và điều này càng cho thấy hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp vẫn còn hạn chế. Hơn thế nữa, vũ khí chủ yếu của GATT để đảm bảo sự tuân thủ của các bên tranh chấp -đó là biện pháp trả đũa- đã không thể hiện được hiệu quả trong việ