Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống, ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một mảng quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là tham vọng trở thành người đứng đầu mà có thể chỉ là sự thành công trong một lĩnh vực nào đó hay là sự đạt được một mục tiêu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh luôn bị chi phối nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất chính là cạnh tranh. Cạnh tranh luôn gắn với thị trường vì cạnh tranh được hình thành và phát triển trong lòng thị trường. Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã đi dần vào quỹ đạo của sự ổn định với xu hướng chủ đạo là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước, thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó.

doc88 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường I-cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1-Khái niệm, tính tất yếu và vai trò của cạnh tranh 1.1-Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống, ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một mảng quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là tham vọng trở thành người đứng đầu mà có thể chỉ là sự thành công trong một lĩnh vực nào đó hay là sự đạt được một mục tiêu. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh luôn bị chi phối nhiều bởi tính kinh tế khắc nghiệt. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất chính là cạnh tranh. Cạnh tranh luôn gắn với thị trường vì cạnh tranh được hình thành và phát triển trong lòng thị trường. Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Dưới thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc Mác đã quan niệm rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã đi dần vào quỹ đạo của sự ổn định với xu hướng chủ đạo là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước, thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là: Quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia. Ngược lại những ngành, lĩnh vực nào có tỷ lệ lợi nhuận thấp thì sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc là có sự rút lui của các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng một sớm một chiều là có thể thực hiện được mà là cả một chiến lược lâu dài đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng. Như vậy, Cạnh tranh là một quy luật của nền kinh tế thị trường, là mục tiêu là lẽ sống của doanh nghiệp. Một cách chung nhất cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua giữa các Doanh nghiệp Kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có thể thay thế được cho nhau, trên cùng một thị trường nhằm chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh số và lợi nhuận. Trong cuộc chạy đua đó Doanh nghiệp nào dành chiến thắng sẽ có uy tín lớn trên thị trường còn những Doanh nghiệp thua sẽ bị tổn thất rất lớn và thậm chí nhiều khi nó còn bị đào thải trong nền kinh tế thị trường. 1.2-Tính tất yếu của Cạnh tranh Trước tiên ta nhận thấy, Cạnh tranh là một quy luật tất yếu bắt buộc các Doanh nghiệp phải chấp nhận và tuân thủ. Việc tăng khả năng của các doanh nghiệp thực chất là việc tạo ra ngày càng nhiều các ưu thế về tất cả các mặt: Giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, tiêu thụ . . . Trong cơ chế thị trường Cạnh tranh là một tất yếu khách quan, các Doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân thủ các quy luật cạnh tranh. Các điều kiện về cạnh tranh ngày một khó khăn hơn, buộc các Doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí để giảm giá thành, giá bán sản phẩm, hoàn thiện giá trị sử dụng của các sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh thị trường. ở Nước ta, trong điều kiện nền kinh tế bao cấp trước đây, Cạnh tranh không xảy ra, Doanh nghiệp không phải lo lắng cả đầu vào lẫn đầu ra, không phải lo cạnh tranh và do đó thụ động chỉ biết sản xuất theo lệnh của cấp trên, chứ không biết đến nhu cầu của xã hội. Vì vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều Doanh nghiệp đã gặp phải rất nhiều những khó khăn vất vả để thích nghi với cơ chế mới. Để Cạnh tranh và đứng vững trước các đối thủ mới là các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty liên doanh với nước ngoài. Hơn nữa, với các công ty trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, việc thực hiện quốc tế hoá không còn là một lựa chọn nữa mà là một tất yếu. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay dẫn tới việc các quốc gia đều mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Việc này, đã tạo ra các điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và vì vậy rào cản xâm nhập được giảm xuống và ngỡ bỏ. Sự tự do hoá làm các nhà Cạnh tranh khó có thể dự đoán được sự xâm nhập của các đối thủ Cạnh tranh trên toàn cầu, đặc biệt là những tập đoàn lớn. Như vậy, trong quá trình hội nhập thì Cạnh tranh càng trở lên khốc liệt hơn. Cho nên, việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết các Doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, xã hội ngày càng văn minh. Nhu cầu của con người thay đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu, các Doanh nghiệp phải không ngừng điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp nào nhanh chân hơn, doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng và điều này làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. 1.3-Vai trò của Cạnh tranh Có thể nói rằng, ngày nay Cạnh tranh diễn ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều thừa nhận và khuyến khích Cạnh tranh lành mạnh coi cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sự tác động tích cực của Cạnh tranh đến đời sống xã hội được thể hiện như sau: a-Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Bởi lẽ, Cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng, phức tạp của người tiêu dùng. Hơn nữa Cạnh tranh góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản suất. Cạnh tranh đảm bảo cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể lợi dụng được ưu thế của người kia trên thị trường. Như vậy,Cạnh tranh còn là lực lượng điều tiết trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm mà họ đánh giá là tốt nhất. Nếu một sản phẩm không đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng lập tức sẽ bị đào thải. Vì vậy, Cạnh tranh kích thích các nhà sản xuất phải ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn, thoả mãn những yêu cầu của thị trường. Cạnh tranh tạo ra các áp lực giúp các nhà kinh tế phải luôn vươn lên, khuyến khích sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên. Đó là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm lãng phí cho xã hội. Bởi vì dưới áp lực và sức mua của người tiêu dùng, các nhà sản xuất sẽ cố gắng sử dụng hiệu quả hơn nguyên liệu, thiết bị và lao động để tạo ra nhiều hàng hoá với chất lượng cao hơn. Chính điều đó buộc các Doanh nghiệp phải quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm làm tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm ngày càng cao. Độc quyền giờ chỉ còn tồn tại trong ngắn hạn bởi vì về lâu dài bất cứ nhà độc quyền nào cũng đều bị đe doạ bởi những đối thủ trẻ nặng ký, áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật. b- Đối với doanh nghiệp: Nếu lợi nhuận là động lực cho hoạt động sản xuất Kinh doanh thì Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các Doanh nghiệp điều hãnh sản xuất Kinh doanh có hiệu quả: - Cạnh tranh khuyến khích các Doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. - Cạnh tranh tạo ra những nhà Kinh doanh giỏi, những người Công nhân lành nghề và có đầu óc sáng tạo trong công việc. Nó còn là môi trường thử thách các Doanh nghiệp. Những Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại những Doanh nghiệp yếu kém phải lỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh nếu không sẽ bị thị trường đào thải. Như vậy Cạnh tranh tạo điều kiện vươn lên cho các Doanh nghiệp có năng lực để thích ứng thị trường. - Cạnh tranh là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo các nhà Kinh doanh giỏi, chân chính. Qua đó ta thấy Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nó được xem như liều thuốc bổ nuôi dưỡng nền kinh tế. Song Cạnh tranh phải theo đúng nghĩa của nó tức là Cạnh tranh lành mạnh, Cạnh tranh mang tính thi đua với mục đích tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo được đời sống của người lao động. Nhưng trong thực tế để dành được lợi thế trong cạnh tranh đã có một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật, sử dụng mọi thủ đoạn như nhái tên sản phẩm, có uy tín, làm hàng giả, quảng cáo so sánh . . . khiến cho Cạnh tranh trên thị trường thiếu lành mạnh, gây ra thiệt hại cho người lao động, người tiêu dùng. 2-Các loại hình Cạnh tranh Có nhiều cách phân loại Cạnh tranh dựa trên các tiêu thức sau: 2.1-Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, có ba loại cạnh tranh : -Cạnh tranh giữa người bán và người mua -Cạnh tranh giữa những người mua với nhau -Cạnh tranh giữa những người bán với nhau *Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Người bán thì muốn bán với giá cao, còn người mua thì muốn mua với giá thấp. Mâu thuẫn đó được giải quyết bởi sự thoả thuận giữa người mua và người bán thông qua mặc cả. *Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Là cuộc Cạnh tranh dựa trên sự tranh mua, trên cơ sở của quy luật cung cầu. Khi cung mà nhỏ hơn cầu thì người mua sẽ tranh nhau mua hàng hoá, giá cả hàng hoá sẽ tăng lên và người mua sẵn sàng chấp nhận giá. *Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, thủ tiêu nhau để giành giật khách hàng và thị trường làm cho giá cả thị trường không ngừng giảm xuống và người mua sẽ được lợi, kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc sẽ tăng doanh số tiêu thụ, tăng tỷ lệ thị phần cùng với nó là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất. 2.2-Căn cứ vào mức độ, tính chất của Cạnh tranh trên thị trường ta có: - Cạnh tranh hoàn hảo - Cạnh tranh không hoàn hảo - Cạnh tranh độc quyền * Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức Cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán và không có người nào có ưu thế để cung ưng một số lượng hàng hoá, dịch vụ đủ quan trọng để ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường. Điều đó có nghĩa là họ sản xuất và bán sản phẩm hàng hoá của mình tại mức giá hiện hành trên thị trường. Vì vậy, một hãng cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán với mức giá rẻ hơn mức giá của thị trường. Hơn nữa, nó cũng không thể tăng mức giá của mình lên cao hơn mức giá của thị trường vì nếu thế Doanh nghiệp sẽ chẳng bán được gì và người tiêu dùng sẽ đi mua hàng hoá với mức giá rẻ hơn từ phía người cung ứng khác. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính của Nhà nước.Vì vậy trong thị trường này, giá cả thị trường sẽ dần tiến tới mức chi phí sản xuất. * Cạnh tranh không hoàn hảo: Là một thị trường cạnh tranh bình thường và nó là một loại hình rất phổ biến trong điều kiện hiện nay. Đây là một thị trường mà phần sức mạnh thị trường về một số doanh nghiệp sản xuất Kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường nay, Kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khác nhau, các sản phẩm là không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Mỗi loại nhãn hiệu lại có uy tín, hình ảnh khác nhau. Các điều kiện mua bán rất khác nhau. Người bán có thể có uy tín, sự độc đáo khác nhau đối với người mua do nhiều lý do khác nhau như: Khách hàng quen thuộc gây được lòng tin, tên tuổi sản phẩm . . . Trong thị trường này, người bán lôi kéo khách hàng về phía mình bằng cách: Quảng cáo,khuyến mại, phương thức thanh toán, bán hàng. Đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. * Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một vài sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị trường. Thị trường này có sự pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh nên được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. ở đây xảy ra sự cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường này có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do bí quyết về công nghệ. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng loại hàng hoá cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá của các nhà độc quyền. Trong thực tế, có thể có tình trạng độc quyền sảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho việc phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy ở một số nước có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh giữa các nhà Kinh doanh. 2.3-Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, ta có: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành - Cạnh tranh giữa các ngành * Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này các chủ doanh nghiệp tìm mọi cách thôn tính lẫn nhau, giành khách hàng về phía mình. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh là kỹ thuật sản xuất phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá được xác định lại, tỷ xuất lợi nhuận giảm xuống. Đồng thời các doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp Kinh doanh, thậm chí còn bị phá sản. * Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh giữa các nhà doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm giành được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn bị hấp dẫn bởi các ngành có lợi nhuận cao, nên đã có sự chuyển dịch vốn từ các ngành có lợi nhuận thấp sang các ngành có mức lợi nhuận cao hơn. Sự di chuyển này sau một thời gian nhất định, vô hình chung đã hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất để rồi kết quả cuối cùng là: Các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành. 3-Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp Sáng tạo, khai thác các thế mạnh cạnh tranh về phía mình, các doanh nghiệp bao giờ cũng phải lựa chọn công cụ cạnh tranh cho phù hợp để giành thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh khác. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp: Là tập hợp các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược, chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt lên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng, để thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, từ đó tiêu thụ được sản lượng nhiều hơn và dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu: (xét theo các doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng một ngành hàng) 3.1- Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm. Đặc tính và chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, bởi nó thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao, tức là mức độ thoả mãn nhu cầu càng tăng, dẫn tới kích thích thị trường sản phẩm từ phía khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khả năng thắng thế của cạnh tranh. Đặc biệt trong điều kiện gần đây, khi mà thu nhập người dân tăng lên, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán được của người tiêu dùng tăng lên, thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng nhường cho vị trí cho cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm còn là các đặc tính của sản phẩm về nhãn hiệu bao bì mẫu mã và tính hữu dụng. Trước đây, Chúng ta thường xem nhẹ yếu tố này ( yếu tố mang tính hình thức ) nhưng ngày nay trong sự cạnh tranh khốc liệt của vô số các loại hàng hoá thì yếu tố này trở lên vô cùng quan trọng và có thể coi là một bộ phận của công cụ cạnh tranh không kém phần quan trọng. Cụ thể là khách hàng khi mới bắt đầu mua hàng thường cảm nhận bằng tri giác. Nếu khách hàng đã quen thuộc với một loại bao bì nhãn hiệu nào rồi thì lần sau họ tiếp tục mua loại đó. Nếu mẫu mã sản phẩm đẹp mang tính độc đáo mới lạ thì sẽ thu hút được khách hàng. Những sản phẩm nào có tính hữu dụng cao, phải thuận tiện và đa năng trong sử dụng thì khả năng thắng thế trong cạnh tranh là cao. Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau tính chất cơ lý, hoá đúng như các chỉ tiêu quy định hàng hoá hình dáng mầu sắc hấp dẫn với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì chỉ tiêu chất lượng là khác nhau, tuy nhiên vấn đề chính là chất lượng sản phẩm cùng loại với các doanh nghiệp khác nhau phải luôn được giữ vững và nâng cao hơn. Thực tế cho thấy, tất cả các doanh nghiệp thành đạt trong Kinh doanh, đều là các doanh nghiệp có thái độ tích cực như nhau trong quản lý chất lượng sản phẩm. Nguyên tắc chung của họ là đảm bảo chất lượng sản phẩm tuyệt đối với độ tin cậy cao khi sử dụng và lòng trung thực trong quan hệ mua bán. Đặc biệt là các doanh nghiệp phải luôn coi việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một chiến lược cạnh tranh trên thị trường có phạm vi rộng lớn, chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh: - Chất lượng sản phẩm tăng lên nhờ đó thu hút khách hàng, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, tăng uy tín cho sản phẩm, mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. - Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa nâng cao hiệu quả sản xuất. 3.2- Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm Giá cả có thể hiểu là số tiền của người mua trả cho người bán về mặt cung ứng một số hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Hay giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi sản phẩm trên thị trường . Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí lưu thông chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng. - Các nhân tố không thể kiểm soát được: Quan hệ cung cầu trên thị trường, sự cạnh tranh tên thị trường, sự điều tiết của Nhà nước . Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với thị trường và có sự kết hợp với một số điều kiện khác. Định giá là việc ổn định có hệ thống giá cả cho đúng với hàng hoá hay dịch vụ bán cho khách hàng, việc định giá căn cứ vào các mặt