Cơ sở lý thuyết về kiểm toán năng lượng

Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành chương trình kiểm soát năng lượng hiệu quả. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán năng lượng. Theo tài liệu kiểm toán năng lượng của Khoa Quản Lý Năng Lượng – Đại học Điện Lực, kiểm toán năng lượng được định nghĩa như sau: Kiểm toán năng lượng là quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định tiêu thụ năng lượng của đơn vị kinh doanh, dịch vụ, các nhà máy sản xuất hay hộ gia đình, đồng thời tìm ra các lĩnh vực sử dụng năng lượng lãng phí, đưa ra các cơ hội bảo tồn năng lượng và biện pháp mang lại tiết kiệm năng lượng.

doc62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6952 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở lý thuyết về kiểm toán năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 1.1. Khái niệm kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành chương trình kiểm soát năng lượng hiệu quả. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán năng lượng. Theo tài liệu kiểm toán năng lượng của Khoa Quản Lý Năng Lượng – Đại học Điện Lực, kiểm toán năng lượng được định nghĩa như sau: Kiểm toán năng lượng là quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định tiêu thụ năng lượng của đơn vị kinh doanh, dịch vụ, các nhà máy sản xuất hay hộ gia đình, đồng thời tìm ra các lĩnh vực sử dụng năng lượng lãng phí, đưa ra các cơ hội bảo tồn năng lượng và biện pháp mang lại tiết kiệm năng lượng. Các hoạt động chủ yếu của kiểm toán năng lượng bao gồm: Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về mức sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất. Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng. Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Phân tích hiệu quả đầu tư các hạng mục tiết kiệm năng lượng và xây dựng các hoạt động, giải pháp hỗ trợ sau kiểm toán. 1.2. Phân loại kiểm toán năng lượng Có nhiều tài liệu phân loại kiểm toán năng lượng khác nhau. Phân loại theo mức độ phức tạp, mức độ yêu cầu phạm vi thực hiện, kiểm toán năng lượng được phân thành hai loại chính là: Kiểm toán năng lượng sơ bộ Kiểm toán năng lượng chi tiết Ngoài hai loại kiểm toán trên, còn có kiểm toán năng lượng mô phỏng trên máy tính và một số kiểm toán năng lượng đặc biệt khác được dùng cho các thiết bị, hệ thống hoặc quá trình tiêu thụ năng lượng cụ thể như: kiểm toán hệ thống lò hơi, kiểm toán hệ thống lạnh và điều hòa không khí, kiểm toán hệ thống điện, kiểm toán hệ thống chiếu sáng... Kiểm toán năng lượng sơ bộ là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống. Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng để phân tích số lượng và mô hình sử dụng năng lượng, cũng như so sánh với các giá trị trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự. Kiểm toán sơ bộ là kiểm toán đơn giản và dễ thực hiện, chi phí kiểm toán này là không lớn nhưng có thể đánh giá sơ bộ tiết kiệm và đưa ra các cơ hội tiết kiệm với chi phí thấp nhờ các biện pháp quản lý như thay đổi thói quen vận hành và bảo dưỡng...Đồng thời kiểm toán này cũng là cơ hội để lựa chọn thông tin cho các kiểm toán chi tiết sau này. Kiểm toán năng lượng chi tiết là việc xác định lượng năng lượng sử dụng và tổn thất thông qua quan sát và phân tích các thiết bị, hệ thống và các đặc điểm vận hành, phân tích sâu hơn về mặt kỹ thuật, lợi ích kinh tế tài chính và mức tiết kiệm của các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Khi phân tích có thể bao gồm cả việc đo đạc và thí nghiệm để xác định số lượng năng lượng sử dụng và hiệu suất của các hệ thống khác nhau. Sử dụng các phương pháp tính toán khoa học để phân tích hiệu suất và tính toán tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí thông qua việc cải tiến và thay đổi từng hệ thống. Chi phí và thời gian kiểm toán năng lượng chi tiết lớn hơn nhiều so với kiểm toán năng lượng sơ bộ, những giải tiết kiệm năng lượng đưa ra trong kiểm toán năng lượng chi tiết sẽ đầy đủ và chính xác cao hơn. 2. MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG Sử dụng các công nghệ lạc hậu, thiết kế chưa tối ưu, vận hành chưa phù hợp, sử dụng chưa hiệu quả...là những nguyên nhân gây thất thoát năng lượng. Theo khảo sát thực trạng tiêu thụ năng lượng và nhiều báo cáo kiểm toán năng lượng cho thấy tiềm năng áp dụng các giải pháp đối với các doanh nghiệp của Việt Nam thường mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng từ 5% - 40% tổng năng lượng tiêu thụ. Thông qua kiểm toán năng lượng, người ta có thể: Đánh giá được tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị hiện tại. Nhận biết được những vị trí sử dụng năng lượng đang tiết kiệm, những vị trí sử dụng năng lượng chưa tốt, còn lãng phí năng lượng. Sau đó, từ các phân tích có thể nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí dựa trên thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng của đơn vị. Kiểm toán năng lượng sẽ đưa ra các cơ hội và giải pháp tiết kiệm năng lượng với mức độ ưu tiên với từng giải pháp, đánh giá được những tác động của các giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và những tác động tới môi trường. Giảm chi phí năng lượng và tăng cường nhận thức về tiết kiệm và sử dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp. Kiểm toán năng lượng giúp xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng lượng và các nguy cơ hiện tại và tiềm ẩn thông qua đánh giá chi tiết các hệ thống, thiết bị khác nhau như: động cơ, bơm, hệ thống thông gió, máy nén, hệ thống hơi, nhiệt... 3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG Quy trình kiểm toán năng lượng được chia làm hai giai đoạn chính là kiểm toán năng lượng sơ bộ và kiểm toán năng lượng chi tiết. Các bước trong quy trình kiểm toán năng lượng được minh họa qua hình dưới đây: Khảo sát sơ bộ - Liệt kê quy lượng, xác định mức tiêu thụ. - Xác định bước đầu các công đoạn tiêu hao năng lượng lớn. Phân tích các dòng năng lượng - Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. - Đo đạc và đánh giá kết quả. Đề xuất các cơ hội TKNL Lựa chọn các cơ hội TKNL Lập báo cáo KTNL - Lập báo cáo chi tiết kiểm toán năng lượng. - Đưa ra gợi ý hay kế hoạch duy trì các giải pháp. Thực hiện các giải pháp đã chọn - Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán. - Xác định sơ đồ dòng phân bố năng lượng. - cân bằng vật chất và năng lượng. - Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng. - Lựa chọn các cơ hội tiền khả thi. - Đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. - Lựa chọn các giải pháp thực hiện. Hình 1.1. Các bước xây dựng quy trình kiểm toán năng lượng 3.2. Kiểm toán năng lượng sơ bộ Kiểm toán năng lượng sơ bộ cho phép các kiểm toán viên có được bức tranh tổng quát về hệ thống tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp. Qua đó nhận dạng các cơ hội và tiềm năng lượng tiết kiệm năng lượng của đơn vị và xác định các giải pháp ưu tiên (giải pháp không mất chi phí hoặc chi phí thấp). Hoạt động này có thể phát hiện ra ít nhất 70% các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống. Nội dung các bước thực hiện kiểm toán sơ bộ: Khảo sát lướt qua toàn bộ các dây chuyền công nghệ, các thiết bị cung cấp và tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp. Nhận dạng nguyên lý, quy trình công nghệ của thiết bị, hệ thống. Thu thập thông tin về sản lượng sản phẩm, năng lượng tiêu thụ và nguyên vật liệu để tính toán cân bằng năng lượng. Thu thập hóa đơn tiêu thụ năng lượng thực tế và các yếu tố liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng. Đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp. Nhận dạng các thiết bị, các điểm cần đo lượng sâu hơn sau này, các vị trí đặt thiết bị đo lường. 3.3. Kiểm toán năng lượng chi tiết Sau khi kiểm toán năng lượng sơ bộ, tiếp theo cần phân tích, đánh giá kỹ thuật các phương án tiết kiệm năng lượng (căn cứ vào đánh giá từ kiểm toán năng lượng sơ bộ). Xem xét các vị trí, thiết bị cần đo đạc, tính toán chi tiết để thấy rõ cách thức, hiệu quả thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể áp dụng tại đơn vị. Phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, lợi ích môi trường của từng giải pháp. Nội dung các bước thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết như sau: Thu thập, kiểm tra số liệu quá khứ về vận hành, năng suất, tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng... Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị, đo lường tại chỗ. Nhận diện các hệ thống tiêu thụ năng lượng từ kiểm toán năng lượng sơ bộ như hệ thống: chiếu sáng, động cơ, nhiệt, HVAC... Xây dựng chi tiết các giải pháp và phương án thực hiện. Ước lượng mức tiết kiệm và đầu tư của các giải pháp. Phân tích phương án để lựa chọn phương án tốt nhất trên cả 3 mặt: Kỹ thuật, kinh tế và tác động môi trường. Lập kế hoạch duy trì, giám sát các giải pháp sau kiểm toán. 3.4. Phân tích kiểm toán Công việc tiếp theo sau khi đã thu thập được các số liệu, kiểm toán viên phải kiểm tra, xem xét lại toàn bộ các khía cạnh liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng. Nếu thiếu thông tin hay số liệu nào còn thiếu thì cần phải hỏi lại người quản lý, vận hành hoặc kiểm tra trực tiếp thiết bị. Trong kiểm toán năng lượng chi tiết, các kiểm toán viên xác định được các cơ hội bảo tồn năng lượng, đồng thời cần phải phân tích về mặt kinh tế, kỹ thuật và tác động môi trường, chi phí thực hiện cũng như những lợi ích tiềm năng của từng cơ hội bảo tồn năng lượng. Sau khi phân tích các cơ hội bảo tồn năng lượng, với những cơ hội khả thi về mặt kỹ thuật, kiểm toán viên cần sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên và hiệu quả kinh tế. Xét đến tính hiệu quả kinh tế, người ta thường quan tâm đến thời gian hoàn vốn giản đơn của các cơ hội tiết kiệm năng lượng. Các cơ hội bảo tồn năng lượng khả thi về mặt kỹ thuật và tối ưu về mặt kinh tế sẽ được lựa chọn để thực hiện và lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Báo cáo kiểm toán là tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi nhất và đưa ra được cách thức, phương pháp hay kế hoạch thực hiện cũng như hiệu quả của từng giải pháp sau khi thực hiện. Quá trình phân tích kiểm toán cần thực hiện có hệ thống, kết hợp với một số tiêu chuẩn năng lượng để có thể đánh giá, đưa ra những đánh giá và kết luận chính xác nhất về các cơ hội tiết kiệm năng lượng. 3.5. Lập báo cáo kiểm toán năng lượng Bước tiếp theo trong quy trình kiểm toán năng lượng là lập báo cáo chi tiết kết quả kiểm toán, đưa ra những gợi ý, kế hoạch thực hiện và duy trì các cơ hội tiết kiệm năng lượng. Mức độ chi tiết của báo cáo phụ thuộc vào từng loại kiểm toán năng lượng, từng lĩnh vực và từng dạng năng lượng. Báo cáo thường có 3 phần là mở đầu, nội dung và kết luận. Cụ thể là: Phần mở đầu: cần đưa ra một bảng tóm tắt về các cơ hội bảo tồn năng lượng có thể đạt được và các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, tính khả thi của từng giải pháp; Nói rõ được mục đích của kiểm toán năng lượng, sự cần thiết của việc thực hiện và kiểm soát chi phí năng lượng. Phần nội dung: kiểm toán viên cần phải mô tả đơn vị thực hiện kiểm toán và các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng. Đồng thời, đưa ra được các bảng biểu, đồ thị biểu diễn mức độ tiêu thụ và chi phí năng lượng, phân tích chi phí năng lượng. Phần kết luận: đưa ra danh sách các cơ hội tiết kiệm năng lượng tiềm năng, hiệu quả kinh tế của từng cơ hội và một số nhận xét cuối cùng. Báo cáo kiểm toán năng lượng phải được trình bày ngắn gọn, trung thực và dễ hiểu, hạn chế sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành để khách hàng áp dụng được tốt nhất các giải pháp. 3.6. Lập kế hoạch hoạt động trong sử dụng năng lượng Đây là công việc cuối cùng trong quy trình kiểm toán năng lượng, các kiểm toán viên cần đưa ra kế hoạch duy trì các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tương lai đối với đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch hoạt động cần đưa ra các định hướng, các bước thực hiện trong quản lý sử dụng năng lượng nhằm duy trì việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Sau khi lập kế hoạch, các doanh nghiệp cần thực hiện liên tục các giải pháp và thành lập các nhân hay một nhóm đảm nhiệm công việc này. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần có sự sáng tạo trong hoạt động sử dụng năng lượng để các giải pháp được thực hiện hiệu quả nhất hoặc có thể tìm ra các cơ hội tiết kiệm khác. 4. CÁC CÔNG CỤ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 4.1. Các thiết bị đo thông số năng lượng Để có thông tin tốt nhất trong quá trình kiểm toán năng lượng, kiểm toán viên cần sử dụng các thiết bị đo thông số năng lượng. Các thiết bị đo hiện nay rất đa dạng, ngày càng được cải tiến với nhiều chức năng, nhỏ gọn, độ chính xác cao, đơn giản trong vận hành và sử dụng mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành, sản xuất của đơn vị. Ngoài ra các thiết bị đo còn có chức năng ghi, phân tích số liệu và truy - xuất dữ liệu với máy tính và các thiết bị chuyên dụng khác. Các thiết bị đo lường trong kiểm toán năng lượng được phân thành nhiều loại khác nhau. Thiết bị đo phân loại theo chức năng sử dụng bao gồm các nhóm thiết bị đo thông số về: điện năng, ánh sáng, động cơ, nhiệt, lưu lượng...Dưới đây em giới thiệu một số thiết bị đo điển hình với chức năng và thông số cơ bản như sau: Máy đo và phân tích điện đa năng Kyoritsu 6310 + Đo công suất, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, hệ số công suất, tần số và nhiễu sóng hài của dòng điện 1 và 3 pha. + Phạm vi đo: 120/300/600/1000V + Nhiệt độ vận hành: 0 ÷ 400C + Độ chính xác: ±0,02 – 0,03% + Nguồn cung cấp: AC 100 ~ 240V ± 10% (45 ~ 65 Hz). + Xuất xứ: Nhật bản + Đo cường độ ánh sáng đầu cảm biến và đồng hồ đo. + Phạm vi đo: 0,1 ÷ 20.000 lux với 3 thang đo: 200/2000/20.000 lux. + Độ chính xác: ± 4 - 5% + Nhiệt độ hoạt động: 0 ~ 50 0C + Nguồn cung cấp: 2mA + Thời gian xử lý: 2,5 lần/s + Xuất xứ: Nhật Bản Thiết bị đo cường độ ánh sáng Kyoritsu 5202 + Phân tích nồng độ khói thải, bao gồm: O2, CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S, CXHY, hiệu suất cháy, chênh áp, nhiệt độ và vận tốc khí. + Nguồn cung cấp: 110V hoặc 230V + Độ chính xác: Tùy theo từng loại khí thải khoảng ±0,2 ~ 5% + Nhiệt độ hoạt động: -20 ~ 1200 0C + Hãng sản xuất: IMR – Mỹ Thiết bị phân tích khí thải IMR – 2800P + Đo nhiệt độ bề mặt và các điểm theo yêu cầu, chuyên dùng cho ngành công nghiệp luyện kim, thủy tinh và các ngành công nghiệp khác. + Thang đo: 250 ~ 18000C + Độ chính xác: ±0,75 % + Chức năng : Lưu dữ liệu, max, min, AVG. + Đơn vị đo : 0C / 0F + Hãng sản xuất: Infrapoint – Đức Súng đo nhiệt độ IFRAPOINT – INSPACTOR HT Thiết bị đo tốc độ động cơ Kyoritsu 5601 + Đo tốc độ, vòng quay của động cơ không tiếp xúc. + Phạm vi đo: 0 ~ 30.000 rpm + Khoảng cách đo: 50 – 300mm + Độ chính xác: ±0,01% + Thời gian xử lý: 1 – 10 giây + Lưu trữ dữ liệu đo và tự tắt máy khi không sử dụng sau 3 phút + Hãng sản xuất: Kyoritsu – Nhật Bản Thiết bị đo vận tốc gió và nhiệt độ Extech 451181 + Đo vận tốc, lưu lượng gió, độ ẩm tương đối, khối lượng không khí, điểm sương. + Thang đo: - Tốc độ gió: 0,3 ~ 35 m/s - Nhiệt độ: -4 ~ 1440F; -20 ~ 600C - Độ ẩm: 0 ~ 100% RH - Khối lượng không khí: 0 ~ 999 - Điểm sương: -7,6 ~ 1580F; -22 ~ 700C + Đơn vị đo: m/s, f/s + Độ chính xác: ±3% + Hãng sản xuất: Extech – Mỹ Máy đo lưu lượng bằng siêu âm – Ultrsonic Water Flowmeter + Đo lưu lượng dòng chảy trong hầu hết các loại đường ống. + Phạm vi đo: 0,1 ~ 9,0 m/s + Độ chính xác: ±2% + Thời gian xử lý: 30 giây + Nhiệt độ vận hành:- Máy: -20 ~ 600C - Cảm biến: -40~820C + Đơn vị đo: m/s, f/s + Tự động tắt máy: sau 3 phút. + Xuất xứ: Mỹ Thiết bị đo rò rỉ khí, môi chất làm lạnh PCE - LD1 + Đo rò rỉ khí, hỗn hợp khí và môi chất lạnh như CFCs, HFCs, R22, R134a, R410A, R407C…Chuyên dụng trong công nghệ làm lạnh. Cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng. + Điều chỉnh độ nhạy: cao, thấp + Kiểm tra theo chu kỳ liên tục + Thời gian xử lý: 90 giây + Tự động tắt máy: sau 10 phút. + Hãng sản xuất: PCE Group - Anh Máy đo dòng rò Kyoritsu 2000 + Đo dòng rò đa năng dòng AC, DC, điện trở, kiểm tra diode và tụ. + Thang đo: - Đo AC V: 4/40/400/600V. Độ chính xác: ±1,3% (4/40V); ±1,6% (400/600V). - Đo DC V: 400m/4/40/400/600V. Độ chính xác: ±0,8% (400mV/400V); ±1% (600V). - Kiểm tra diode: 0,3 – 1,5V - Kiểm tra tụ: 50n/500n/5µ/50µ/100µF. + Điện áp tối đa : 3700V trong 1 phút + Hãng sản xuất: Kyoritsu – Nhật Bản Bảng 1.1: Danh sách một số thiết bị phục vụ kiểm toán năng lượng TT Tên thiết bị đo Kiểu – Hãng SX Giá [tr.đồng] Nước SX 1 Máy đo và phân tích điện năng Model 6300; 6310 KYORITSU 57,2 Nhật 2 Kìm đo dòng điện 50A Model 8128 KYORITSU 13,7 Nhật 3 Kìm đo dòng điện 100A Model 8127 KYORITSU 9,1 Nhật 4 Kìm đo dòng điện 1000A Model 8124 KYORITSU 38,5 Nhật 5 Kìm đo dòng điện 3000A Model 8129-03 KYORITSU 34,2 Nhật 6 Đồng hồ đo điện vạn năng Model PC5000A SANWAN 16,1 Nhật 7 Megometer Model MG1000 SANWAN 5,7 Nhật 8 Máy phân tích khói thải IMR-2800P IMR 189,4 Mỹ 9 Máy đo tốc độ từ xa Model 5601 KYORITSU 4,2 Nhật 10 Máy đo nhiệt độ từ xa (Hỏa kế) GL-1800 KYORITSU 29,9 Nhật 11 Máy đo cường độ ánh sáng Model 5202 KYORITSU 3,6 Nhật 12 Máy đo điện trở xuất kỹ thuật số Model 4105A KYORITSU 3,5 Nhật 13 Thiết bị đo dòng rò Model GLC9000 GW-INSTEK 37,9 Đài Loan 14 Máy đo lưu lượng bằng siêu âm Dynasonic 902 175,3 Nhật (Nguồn: Viện Khoa học năng lượng) 4.2. Công cụ tính toán Ngoài việc sử dụng các thiết bị đo đạc, các kiểm toán viên cần phải sử dụng các phần mềm thông dụng như Excel, Matlab, cùng một số phần mềm chuyên dụng như SaveX, Motor Savings Analysis, Sinasave, Dialux…Đây là các phần mềm để tính toán, phân tích, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng (bao gồm cả phân tích kinh tế - kỹ thuật) cho từng giải pháp, hay thiết bị sử dụng. Ngoài ra còn sử dụng các phần mềm tính toán, phân tích tổng hợp Energy Audit, Lend, Rescreen…Dưới đây em giới thiệu tổng quát về một số phần mềm như sau: Phần mềm Energy Audit Phần mềm này giúp tính toán, phân tích, lập báo cáo về năng lượng, giúp các cá nhân hay doanh nghiệp có được những lời khuyên về sử dụng năng lượng hiệu quả, đánh giá mức tiết kiệm và phương pháp để tiết kiệm năng lượng. Energy Audit giúp tính toán các dữ liệu liên quan đến sử dụng năng lượng, chi phí năng lượng và lượng khí thải CO2… Energy Audit gồm có hai phiên bản phần mềm đó là: BizEE Benchmark và BizEE Pro, cụ thể: BizEE Benchmark: - Dùng cho kiểm toán sơ bộ, thời gian ngắn. Trọng tâm là cắt giảm thời gian cần để đánh giá mức tiêu thụ năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng, cung cấp thông tin và các cách thức để sử dụng năng lượng hiệu quả cho một doanh nghiệp. - Phần mềm này sử dụng tiêu chuẩn dựa trên việc phân tích dữ liệu trong quá khứ, so sánh các dữ liệu tiêu thụ năng lượng với các mô hình năng lượng, sử dụng các số liệu điểm chuẩn; tính toán năng lượng tiêu thụ, chi phí năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể cho doanh nghiệp. Hình 1.2. Hình ảnh giao diện phần mềm BizEE Benchmark BizEE Pro: - Phần mềm phục vụ kiểm toán năng lượng chi tiết dành cho các kiểm toán viên chuyên nghiệp, hỗ trợ các kỹ sư, chuyên gia năng lượng trong việc đánh giá và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả. - BizEE Pro tính toán nhanh và chính xác hơn tiềm năng tiết kiệm, chi phí năng lượng, lượng phát thải CO2 và lập báo cáo một cách linh hoạt với nhiều tính năng để lựa chọn. - Sử dụng BizEE Pro để kiểm toán cho doanh nghiệp bao gồm ba bước: Tạo ra một mô hình hóa cho doanh nghiệp, đo đạc hiệu quả sử dụng năng lượng để tính toán mức tiết kiệm, và lập báo cáo. Hình 1.3. Hình ảnh giao diện của phần mềm BizEE Pro Phần mềm RETScreen Phần mềm Phân tích Dự án Năng lượng Sạch của Retscreen International là một công cụ hỗ trợ cho các chuyên gia, kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà hoạch định đưa ra quyết định, phân tích hoặc xây dựng mô hình năng lượng của bất kỳ dự án năng lượng sạch nào. RETScreen đã được trung tâm năng lượng Canada nghiên cứu với sự đóng góp của nhiều chuyên gia năng lượng trong nhiều ngành công nghiệp, giới học thuật, với nhiều đối tác như NASA, UNEP, GEP, WB, REEEP…Các công nghệ được đưa vào trong những mô hình dự án của RETScreen là bao quát toàn diện và bao gồm cả những nguồn năng lượng sạch truyền thống và phi truyền thống cũng như các nguồn năng lượng sạch và các công nghệ thông thường. Ví dụ, các mô hình dự án RETScreen bao gồm: hiệu quả năng lượng, điện năng (gồm có điện mặt trời, gió, sóng, địa nhiệt…), sưởi ấm và làm mát (như mô hình sinh khối, bơm hơi nhiệt, làm nóng nước/không khí bằng năng lượng mặt trời)… Retscreen được cung cấp miễn phí, có được sử dụng trên toàn thế giới để phân tích hay thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, đánh giá các giải pháp tiết kiệm năng lượng bao gồm phí tổn thất trong chu kỳ hoạt động, giảm phát thải khí nhà kính, tính khả thi về mặt tài chính cũng như phân tích độ nhậy (rủi ro). Phần mềm còn bao gồm cơ sở dữ liệu về sản phẩm (pin mặt trời, ắc quy…), chi phí và dữ liệu về khí tượng như bức xạ mặt trời như bức xạ mặt trời, tốc độ