Khi xảy ra các vấn đề liên quan đến tài chính, các CEO sẽ rất khó khăn trong việc gia tăng lợi nhuận. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu như các con số tài chính không tăng lên và chảy vào ngân sách công ty.
Một năm từ khi bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng tín dụng toàn cầu, CEO Martin Sullivan - tập đoàn bảo hiểm American International Group (AIG), người đã phải từ chức sau khi tập đoàn này để thua lỗ mất 30 tỷ đô la Mỹ. Và AIG cho rằng ông Sullivan từ chức vì “lý do hoàn toàn chính đáng”.
Một ví dụ khác, Chuck Prince, chủ tịch và là CEO của tập đoàn Citigroup tính đến tháng 10 năm 2007, người đã từng khoe khoang rằng: “ Bạn đang phát triển điểm mấu chốt? Rằng có qua thử thách mới biết hay dở. Và tôi hoàn toàn sẵn sàng để được đánh giá theo cách đó.” CEO này, sau khi Citigroup tiết lộ thua lỗ 11 tỷ đô liên quan đến tiền thế chấp, đã buộc phải thôi việc.
6 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Con đường thất bại của những nhà lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Con đường thất bại của những nhà lãnh đạo
Và một ngày bạn sẽ trở thành CEO. Nhưng một khi bạn ngồi ở vị trí đó, bạn sẽ làm thế nào để theo đuổi công việc này?
Bởi lẽ quanh bạn hiện có cả thông tin tốt và xấu. Những thất bại trong những năm tháng gần đây là tin xấu. Thông tin tốt là bạn có hệ thống thông tin có thể rút ra từ những thất bại trước đó. Trong vai trò của một CEO mới, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Dưới đây là 8 lý do chính được đúc rút ra tại sao các CEO bị thất bại trong sự nghiệp của họ.
Tại sao CEO lại thất bại?
1. Không “cầm chắc dây cương”
Khi xảy ra các vấn đề liên quan đến tài chính, các CEO sẽ rất khó khăn trong việc gia tăng lợi nhuận. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu như các con số tài chính không tăng lên và chảy vào ngân sách công ty.
Một năm từ khi bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng tín dụng toàn cầu, CEO Martin Sullivan - tập đoàn bảo hiểm American International Group (AIG), người đã phải từ chức sau khi tập đoàn này để thua lỗ mất 30 tỷ đô la Mỹ. Và AIG cho rằng ông Sullivan từ chức vì “lý do hoàn toàn chính đáng”.
Một ví dụ khác, Chuck Prince, chủ tịch và là CEO của tập đoàn Citigroup tính đến tháng 10 năm 2007, người đã từng khoe khoang rằng: “… Bạn đang phát triển điểm mấu chốt? Rằng có qua thử thách mới biết hay dở. Và tôi hoàn toàn sẵn sàng để được đánh giá theo cách đó.” CEO này, sau khi Citigroup tiết lộ thua lỗ 11 tỷ đô liên quan đến tiền thế chấp, đã buộc phải thôi việc.
Bạn có thể làm gì?
Vậy bạn có thể làm gì để duy trì và giúp các hoạt động tài chính đi lên? Trong vai trò của CEO, bạn cần nỗ lực không ngừng để thúc đẩy đội ngũ lãnh đạo. Bạn phải đảm bảo rằng những lãnh đạo hàng đầu của bạn dành phần lớn thời gian và năng lực của họ để thúc đẩy những người còn lại trong doanh nghiệp vươn tới những hoạt động ở mức cao hơn.
Đây là trường hợp khó khăn để dạy cho đội ngũ lãnh đạo hàng đầu của thúc đẩy người khác như thế nào. Đó chính là đòn bẩy mạnh nhất với vai trò của một CEO, trừ khi bạn đứng ngoài tổ chức và tự mình đóng cửa mọi thoả thuận lớn liên quan đến việc kinh doanh của công ty.
Hãy chắc chắn là bạn đang tiến hành một chương trình phát triển lãnh đạo lớn lao tại chỗ, tập trung vào việc làm thế nào để thúc đẩy người khác đạt tới mức cao hơn trong công việc.
Hãy xem xét cách thức bạn thưởng công cho những người xuất sắc. Tại tập đoàn Citigroup, Vikram Pandit, CEO kế vị của Chuck Prince đã có kế hoạch xem xét lại toàn hệ thống xét thưởng đối với những nhà quản lý hàng đầu: ông đã có ý định sẽ tăng sự hợp tác tối đa và giảm thiểu đấu đá nội bộ trong các ban khác nhau thuộc tập đoàn. Ông nói: “Chúng tôi luôn dành cho những người này một ưu tiên đặc biệt: cư xử, tôn trọng họ như những đối tác.”
2. Họ không truyền tải thông tin trong những thời điểm thua lỗ
Thông tin truyền thông là điều thiết yếu. Nhưng hãy thật cẩn thận trong những thời điểm “khó chịu”.
Khi chìm đắm trong lợi nhuận có thể thường xuyên thay đổi, khi bản thông báo lợi nhuận tố cáo việc quản lý tồi, bạn sẽ nhanh chóng mất niềm tin vào các nhà đầu tư của bạn, hội đồng quản trị và cả những nhân viên. Áp lực sẽ xâm chiếm suy nghĩ của bạn. Đây là điều bất khả kháng.
Nếu bạn nhớ rằng: thông tin đóng vai trò rất quan trọng, và bạn hiểu rằng bạn không thể né tránh khỏi những thông tin xấu. Nhưng bạn lại phải đảm bảo: cung cấp thông tin không vui đó một cách chân thực, nếu không ảnh hưởng của những thông tin sai lệch thật là tai hại.
Thị trường tín dụng đang đe doạ tương lai của Jean-Paul Votron, CEO của tập đoàn dịch vụ tài chính Hà Lan - Bỉ có tên Fortis.
Các cổ đông thuộc tập đoàn thường bất bình rằng họ được thông báo hồi đầu năm là: cổ tức của họ rất an toàn và công ty không có lý do gì để tăng vốn mới. Chỉ 2 tháng sau đó, công ty này lại nói rằng họ sẽ huỷ cổ tức tạm thời và ban hành 1,5 tỷ cổ phiếu mới.
Tổ chức các cổ đông nhỏ của Hà Lan đã được cảnh báo về sự thất bại trong truyền tải thông tin. Họ cho biết: “Mối quan tâm nhức nhối nhất của chúng tôi là thông tin giữa tháng 4 và cuối tháng 6 – chính xác thì điều gì đã xảy ra tại Fortis và đã làm thay đổi vị trí của họ nhanh chóng đến vậy.”
Bạn có thể làm gì?
Ngược lại, hãy xem trường hợp của tập đoàn khổng lồ về công nghệ Nam Triều Tiên, Samsung đã làm khi hãng này đã sút giảm 52% lợi nhuận trong quý đầu một năm. Tập đoàn này cuối cùng đã biến sự giảm sút này thành một tin mới tốt lành. “Những con số lợi nhuận của năm ngoái tương đối tốt và môi trường kinh doanh năm nay thì không thuận lợi, đặc biệt khi giá dầu thế giới tăng cao và đồng Uôn đang mạnh lên. Liên quan đặc biệt tới những yếu tố trên, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng mừng” - tập đoàn Samsung cho biết, và không ít các chuyên gia phân tích chứng khoán đã bị thuyết phục.
Làm việc chăm chỉ để giải thích bằng được điều đang xảy ra và giúp mọi người nhìn nhận ra đây là chiến lược chặt chẽ và đầy thuyết phục. Một lời giải thích trị giá ngàn vàng.
Điều quan trọng, bạn cần có quá trình huấn luyện truyền thông chuyên sâu. Phương tiện truyền thông đôi khi có thể có ảnh hưởng và bạn cần nắm được chương trình của chúng. Hãy tìm hiểu trước khi quá muộn.
3. Họ là những người tiên phong chống lại thành trì trong cách mạng của nhà đầu tư
Ngày nay, càng có nhiều nhà đầu tư đảm trách vai trò năng động trong các doanh nghiệp họ nắm cổ phần. Và bạn sẽ phải thay đổi nếu họ cho rằng bạn làm việc chưa đủ để tăng nguồn tài chính cho họ.
Hãy lấy một ví dụ gần đây, Michael Eisner của công ty Walt Disney đã học được phương cách khó khăn nhất đối với những điều xảy ra khi bạn mất nguồn hỗ trợ từ các cổ đông. Sau 18 năm nắm giữ cương vị đứng đầu công ty, Eisner đã tỏ ra yếu kém bởi chỉ 43% cổ đông có mặt tại các cuộc họp hàng năm của tập đoàn truyền thông này trong năm 2004. Họ đã từ chối ủng hộ việc tái bổ nhiệm ông trong vai trò CEO và chủ tịch tập đoàn. Và Eisner đã phải từ chức chủ tịch. Nhưng điều này chưa đủ với các cổ đông, cuối cùng Eisner cũng đã phải từ bỏ vai trò CEO ngay sau đó.
Bạn có thể làm gì?
Bạn có thể cố gắng khẳng định lần nữa với các nhà đầu tư thông qua các giám đốc không điều hành trong hội đồng quản trị. Điều này sẽ giúp cho các giám đốc không làm công tác điều hành vẫn nắm một cách đầy đủ về các thông tin cũng như chiến lược của bạn.
Những người không điều hành sẽ không làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn bởi các giám đốc độc lập nắm giữ quyền điều hành đối với tài chính ngày càng tăng lên. Họ là những người quan trọng duy nhất để chứng tỏ bạn và hội đồng quản trị của bạn có những quyền lợi tốt nhất của cổ đông.
4. Họ bại trận trong phòng họp của ban giám đốc
ABB, tập đoàn xây dựng Thuỵ Điển - Thuỵ Sĩ, đã sớm làm các nhà đầu tư hết sức ngạc nhiên trong năm nay khi thông báo sự ra đi của Fred Kindle, CEO được cả tập đoàn ngưỡng mộ, sau khi “có những mâu thuẫn không thể hoà giải liên quan đến việc điều hành tập đoàn như thế nào”. Kindle đã giành được những thành công cá nhân: Doanh nhân Thuỵ Sĩ của năm chỉ mới vài tháng trước đó, và cả những thành tựu trên con đường sự nghiệp: loại ra được những vấn đề kiện tụng liên quan đến khoáng chất amiăng tại Mỹ, nâng cao các hoạt động của tập đoàn và hoàn thành thành công việc tái cơ cấu tổ chức.
Các nhà đầu tư đã kết luận rằng Kindle đã không hợp tác với chủ tịch tập đoàn và cuối cùng ông ta đã phải trả giá.
Bạn có thể làm gì?
Một số nhà lãnh đạo tìm cách tránh những bất đồng xung quanh. Tuy nhiên điều này có thể mang lại những kết quả ngược lại với mong đợi. Bằng việc loại trừ các chỉ trích từ ban giám đốc, bạn có thể khiến người phản đối ít chú ý đến việc ngấm ngầm phá hoại vị trí của bạn. Do vậy, phòng họp ban giám đốc cần là một phòng họp sao cho tất cả mọi người có thể bày tỏ các quan điểm – và bạn cần đặc biệt lắng nghe xem ai là người phản đối bạn.
5. Họ “nghiện” liên doanh liên kết
Carly Fiorina mất ghế CEO tại tập đoàn máy tính Hewlett-Packard (HP) năm 2005 do sự thất bại trong liên doanh liên kết. Bà đã làm một cuộc liên kết với tập đoàn Compaq - một phần quan trọng trong chiến lược của bà và đã phải đấu tranh quyết liệt để thực hiện điều đó đến nỗi chính bà trở thành nạn nhân. Khi việc liên kết này không mang lại lợi nhuận, người bị buộc tội chính là bà.
Tương tự, các nhà đầu tư rất ngạc nhiên khi CEO của Kuoni, tập đoàn du lịch Thuỵ Sĩ, Armin Meier đã phải buộc ra đi cuối năm 2007. Thất bại trong liên kết kinh doanh với First Choice của Anh quốc, rồi sụp đổ đã khiến cho hội đồng giám đốc phản đối kịch liệt và cuối cùng ông phải từ chức.
Bạn có thể làm gì?
Phải thừa nhận rằng những vụ việc liên kết làm ăn mới có tác động ngay lập tức. Phải đảm bảo bạn nắm rõ được những mong muốn, nguyện vọng của người chơi. Công việc của bạn là phổ biến rộng rãi những tin tức nhiều nhất có thể về cơ hội thành công đang đến gần. Liên kết trong kinh doanh có thể mang lại căng thẳng và thành công. Hãy thúc đẩy bất kỳ sự đổi mới nào hay thâm nhập thị trường mới, mang lại lợi ích cho việc kinh doanh này.
Bạn phải làm sao để tất cả mọi người: thành viên hội đồng giám đốc, nhà đầu tư và nhân viên nắm được thông tin cần thiết về cái nhìn toàn cảnh lâu dài đối với công ty liên doanh liên kết và bạn: hãy bình tĩnh.
6. Họ quên mất mối đe doạ: áp lực mà truyền thông có thể gây ra
Đôi khi các CEO trở thành nạn nhân của chiến dịch truyền thông. Các nhà đầu tư ngày càng thấy mệt mỏi trước các cuộc săn lùng của các nhà báo đối với các vấn đề như: các khoản lương kếch xù và các hoạt động kinh doanh hiện tại của bạn.
Gerald Ratner, người từng đứng đầu chuỗi cửa hàng vàng bạc đá quý Ratner tại Anh là một ví dụ. Tại cuộc họp ban giám đốc, ông đã dùng từ ngữ “không mấy lịch sự” để mô tả về bình rượu vàng của công ty ông. Từ sự việc đó, tất cả các bài báo viết về ông đều nhắc lại câu chuyện này. Giá cổ phiếu công ty rớt liên tục và ông buộc phải từ chức.
Bạn có thể làm gì?
Đừng quên quanh bạn là số lượng khán giả không nhỏ. Trường hợp của Ratner, khán giả không chỉ bao gồm cộng đồng doanh nhân mà còn có cả các phóng viên. Nếu xử lý thông tin không theo cách tự nhiên, bạn cần phải học hỏi một số kỹ năng để thúc đẩy công việc kinh doanh và hạn chế thiệt hại.
7. Họ không chịu thay đổi phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo cũng cần có “phong cách”. Chính lý do này giải thích tại sao lãnh đạo ngoại giao khôn khéo thì vẫn nắm quyền còn những người chuyên quyền thì dễ bị loại. Nếu bạn cần bằng chứng, hãy xem cuộc hẹn gặp của ông Howard Stringer - CEO và chủ tịch tập đoàn Sony của Nhật. Nói về ông, người ta hay dùng những từ ngữ: “mong được nói chuyện thân ái, cởi mở”, “hài hước”, “có duyên”, “cách nói chuyện làm người ta trẻ ra”, và “thuyết phục”.
Ngược lại, Carly Fiorina lại bị chì trích vì một phong cách độc đoán khi bà rời khỏi vị trí cao nhất của tập đoàn máy tính HP.
Bạn có thể làm gì?
Một số CEO rất hài lòng với phong cách thời trang của mình. Nhưng thẳng thắn mà nói thì phong cách luôn hữu ích được biết đến với vai trò CEO lắng nghe và học hỏi. Mạnh mẽ và quyết đoán là những phẩm chất rất quan trọng nhưng trong những thời điểm khó khăn thì bản thân bạn cần học cách thay đổi, kiềm chế sự “táo tợn” của mình. Và quan trọng là mọi người hiện tại tin tưởng rằng bạn là người lắng nghe và học hỏi.
Phong cách độc đoán có thể vẫn tồn tại trong một số công ty tại thời điểm nào đó nhưng người lãnh đạo cần thực sự lắng nghe những cộng sự, nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng.
8. Họ tiết kiệm với sự thật
Hiện nay, quá trung thực có thể xem như một người không thông minh. Làn sóng phản kháng gây ra bởi những hoạt động gian lận tại Enron và WorldCom đã lắng xuống. Nhưng một hành động đã không bị kết tội đối với kết quả mà lãnh đạo đã làm sa sút. Người ta cho rằng toàn bộ sự thật đã không được tiết lộ hoặc bị che giấu vì lý do nào đó, có thể gây ra những thiệt hại trầm trọng.
Tại thời điểm khi việc quản trị công ty vẫn còn là vấn đề nóng, các CEO cần phải thận trọng không chỉ trong hành động với tính trung thực tuyệt đối mà còn cần ý thức được điều đó.
Bạn có thể làm gì?
Nếu vẫn chưa rõ việc bạn nên làm, hãy hỏi lại bản thân liệu bạn có vui vẻ với những hành động của mình: được báo cáo một cách đầy đủ dưới áp lực tài chính. Và hãy nói với những giám đốc, cộng sự và nhân viên của bạn: đảm bảo họ cũng sẽ tự hỏi bản thân câu hỏi giống của bạn.
Hãy chơi ván bài với lòng chính trực của bạn, nếu như còn nghi ngờ. Ngay cả khi trong tình huống xấu nhất là bạn phải ra đi, thì vai trò tiếp theo của bạn cũng dễ dàng hơn trong tương lai, và hiện tại tính chính trực đó cũng rất có ích cho bạn.
Trên đây chính là những lý do căn bản vì sao CEO thất bại. Tóm lại, bạn cần có những kênh thông tin và định hướng rõ ràng. Bạn cần biết và hiểu bạn sẽ vượt qua những khó khăn trong kinh doanh đó như thế nào trong vai trò của một CEO. Hãy thuê một ai đó có thể sát cánh cùng bạn để truyền tải thông tin trong những thời điểm thuận lợi cũng như khó khăn.