Chúng ta đều biết rằng “công nghiệp hoá” là quá trình cải biến cơ sở kỹ thuật dựa vào lao động thủ công ở tất cả các ngành chuyển sang sản xuất bằng máy móc. Chính vì thế buộc người ta phải xây dựng công nghiệp nặng, tức là những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất mà trọng tâm là ngành chế tạo máy móc. Để xây dựng được một nền “công nghiệp hoá” phát triển và tiến bộ thì cần có một nền tảng gốc vững chắc, chính vì vậy mà nền công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đã chọn cho mình con đường hình thành, đi lên từ công nghiệp nhẹ. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đã đi lên một cách tự phát, chạy theo lợi nhuận của các nhà tư bản.
Trong bài tiểu luận này của mình, em muốn đưa ra những nguyên nhân cơ bản khiến nền công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đi lên từ công nghiệp nhẹ đồng thời phân tích thêm quá trình phát triển công nghiệp hoá cuả một số nước tư bản phát triển và nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5779 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ
Lời mở đầu
Chúng ta đều biết rằng “công nghiệp hoá” là quá trình cải biến cơ sở kỹ thuật dựa vào lao động thủ công ở tất cả các ngành chuyển sang sản xuất bằng máy móc. Chính vì thế buộc người ta phải xây dựng công nghiệp nặng, tức là những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất mà trọng tâm là ngành chế tạo máy móc. Để xây dựng được một nền “công nghiệp hoá” phát triển và tiến bộ thì cần có một nền tảng gốc vững chắc, chính vì vậy mà nền công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đã chọn cho mình con đường hình thành, đi lên từ công nghiệp nhẹ. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đã đi lên một cách tự phát, chạy theo lợi nhuận của các nhà tư bản.
Trong bài tiểu luận này của mình, em muốn đưa ra những nguyên nhân cơ bản khiến nền công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đi lên từ công nghiệp nhẹ đồng thời phân tích thêm quá trình phát triển công nghiệp hoá cuả một số nước tư bản phát triển và nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Phần nội dung chính
I.Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đi lên từ công nghiệp nhẹ:
Lịch sử đã chứng minh rằng: động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất mặt khác cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình phát triển lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ, trong suốt quá trình tích luỹ, lãi cứ đập vào vốn và vốn càng ngày càng lớn, vốn càng lớn thì lãi càng nhiều. Đây chính là nền tảng để xây dựng một nền “công nghiệp hoá” toàn diện.
Vì vậy nhà tư bản đã chọn phương pháp khả ưu nhất là “đi lên từ công nghiệp nhẹ” công nghiệp hoá đi lên từ công nghiệp nhẹ nhằm mục đích tích luỹ vốn. Vậy thì nguyên nhân tại sao các nhà tư bản lại chọn con đường này, dưới đây là những nguyên nhân cơ bản:
1/Công nghiệp nhẹ cần ít vốn:
Công nghiệp nhẹ là những nghành sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, may mặc, giầy da….do vậy vốn đầu tư vào máy móc để sản xuất không nhiều, hơn nữa lại có sẵn nguyên liệu để sản xuất và giá mua nguyên liệu cũng rất rẻ, phí tổn đào tạo công nhân không lớn. Trong ngành công nghiệp nhẹ cần ít công nhân có tay nghề cao vì vậy còn sử dụng được nguồn lao động dư thừa đó là phụ nữ và trẻ em với giá nhân công rẻ mạt, trước kia lao động chính trong gia đình là người công nhân nhưng nay thì cả gia đình người công nhân cũng có thể tham gia vào sản xuất và họ có thể mang hàng về nhà mình để làm vì thế mà nhà tư bản tiết kiệm được chi phí xây dựng nhà xưởng.
2/ Lợi nhuận thu được từ công nghiệp nhẹ cao:
Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có một khoảng chênh lệch cho nên sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản không những bù đắp được số tư bản đã ứng ra mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng với m, số tiền này chính là lợi nhuận. Như đã nói ở trên, chi phí mà nhà nhà tư bản bỏ ra ban đầu không nhiều. Trong khi đó : giá cả hàng hoá = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá là đã thu được lợi nhuận cao.
Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận được tạo ra từ lưu thông, nhưng thực tế thì lại khác, chính sức lao động của người công nhân mới tạo ra lợi nhuận. Điều này đã nói lên một phần bản chất của chủ nghĩa tư bản đó là bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân.
3/ Công nghiệp nhẹ có sẵn thị trường nên chu chuyển vốn nhanh:
Do sản xuất hàng tiêu dùng vì thế mà mọi tầng lớp trong xã hội đều có nhu cầu sử dụng, chính những hàng hoá này đã đảm bảo đời sống vật chất cho người công nhân và gia đình của họ vì lí do này mà công nghiệp nhẹ có một thị trường tiêu thụ hàng hoá hết sức rộng lớn. Khi có thị trường như vậy thì đồng nghĩa với việc tiêu thụ được nhiều hàng hoávà chu chuyển vốn nhanh.
Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt đông của tư bản, tốc độ chu chuyển vốn càng nhanh sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng trước khi qui mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
Chính vì trong công nghiệp nhẹ thời gian chu chuyển ngắn, quay vòng vốn nhanh nên nhà tư bản đã đầu tư vào công nghiệp nhẹ để tiến hành xây dựng công nghiệp nặng. Hơn nữa chu chuyển tư bản càng nhanh thì càng đem lại cho nhà tư bản nhiều
thặng dư hơn vì đã thu hút được nhiều lao động sống hơn, nhờ đó mà tạo ra nhiều giá trị mới trong đó có giá trị thặng dư.
4/ Tăng năng xuất trong công nghiệp nhẹ – chủ tư bản lời nhiều:
Tăng năng xuất trong công nghiệp nhẹ sẽ làm cho giá trị hàng hoá giảm, chúng ta biết rằng hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, mà giá trị của hàng hoá là do thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra, do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định, sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng xuất lao động, lượng giá trị của hàng hoá thay đổi do tác động của năng xuất lao động. Năng xuất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Do lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động chính vì thế mà năng xuất lao động xã hội càng tăng thì thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít điều này hiển nhiên kéo theo giá tri sức lao động giảm.
Giá trị sở dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình lao động của người công nhân và trong quá trình lao động thì hàng hoá sức lao động đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần lớn hơn là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm không, phần giá trị bản thân thì chủ tư bản trả bằng lương, nhưng do giá trị sức lao động giảm cho nên lương của công nhân cũng giảm theo và lúc này chủ tư bản lại thu lợi nhuận nhiều hơn, cứ như vậy vốn tích luỹ ngày càng lớn.
5/ Công nghiệp nhẹ phát triển sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho công nghiệp nặng:
Công nghiệp nặng là ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất, cụ thể là máy móc. Trong quá trình sản xuất, nhà tư bản muốn lời nhiều, tích luỹ vốn nhanh để tiến hành
“công nghiệp hoá” thì buộc mỗi nhà tư bản sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất, kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng năng xuất lao động lại gắn liền với trình độ khoa học kỹ thuật phải phát triển. Do vậy, nhà tư bản không ngừng cải tiến, mua sắm máy móc hiện đại để sán xuất, cứ như vậy công nghiệp nhẹ chính là một thị trường khổng lồ tiêu thụ hàng hoá cho công nghiệp nặng.
II. Con đường hình thành công nghiệp hoá của một số nước tư bản phát triển:
1/ Quá trình công nghiệp hoá ở Anh:
Cuộc cách mạng công nghiệp là mở đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá và diễn ra đầu tiên ở Anh. Cách mạng công nghiệp anh gắn liền với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, song nó không chỉ là hiện tượng kỹ thuật thuần tuý mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn và tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp Anh là bắt đầu từ nghành dệt. Ngay từ năm 1733, người thợ dệt kiêm thợ máy Giôn Cây đã phát minh ra cái thoi bay chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp, nó đã thay thế việc đẩy bằng tay. Năm 1760, thoi bay được áp dụng phổ biến gây ra mâu thuẫn trong nghành dệt: Dệt nhanh dùng nhiều sợi nhưng sợi cũng không cung cấp kịp.
Vì thiếu sợi, nên đến năm 1767 “Hội cổ động nghệ thuật và kỹ nghệ” đã treo giải thưởng cho bất kỳ một phát minh nào về máy kéo sợi. Năm 1768, một thợ mộc kiêm thợ dệt là Giêm Hacgivơ đã đóng được một bàn kéo sợi mang tên con gái mình là Genni, từ đó nó bắt đầu được sử dụng phổ cập và đến năm 1778 đã có gần 20.000 cái, từ đó sợi của Anh đã cạnh tranh được với sợi của ấn độ , việc sử dụng máy kéo sợi mới đã làm tăng khối lượng sợi lên nhanh chóng khiến cho các thợ dệt không làm kịp. Việc chế tạo ra một cái máy dệt đã trở thành đặc biệt thời sự ở Anh.
Ngoài ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển các nghnàh công nghiệp. Năm 1784 James Walt đã sáng chế ra máy hơi nước và nó đã trở thành biểu tượng cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản. Từ năm 1801 các nhà máy sợi đã được trang bị máy hơi nước, đến năm 1815 cả nước Anh đã có 2.000 máy hơi nước, năm 1868 ở Anh có 2.549 nhà máy dệt với 32 triệu guồng sợi và 379.329 máy dệt chạy bằng hơi nước.
Ngoài những tiền đề chính nêu trên thí sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp buôn bán nô lệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tiền đề cho cách mạng công nghiệp Anh phát triển (cho đến thế kỷ XIX nước Anh đã chiếm được 13 thuộc địa và người ta nói “mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh”.
Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ ( ngành dệt ) rồi sau đó dẫn đến các nghành công nghiệp nặng như : luyện kim, cơ khí….., nhưng công nghiệp dệt luôn đóng vai trò trụ cột trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp. Cuộc cách công nghiệp là bước khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá, là bước nhảy vọt về kỹ thuật, tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho sự thắng lợi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước Anh và thế giới trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước độc quyền.
2/ Quá trình công nghiệp hoá ở Mỹ:
Để tiến hành công nghiệp hoá, Mỹ đã tiến hành nhiều biện pháp, trong đó công cuộc di thực bành trướng đất đai, mở rộng thị trường là một biện pháp mà Mỹ đã áp dụng. Sau khi dành được độc lập, chính phủ Mỹ ban hành đạo luật thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến, chế độ lĩnh xanh ruộng dất và nộp tô cũng bị bãi bỏ, đã mở đường cho các trại chủ phát triển trang trại tư bản chủ nghĩa, ngoài ra Mỹ tăng cường mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh với Pháp và Tây Ban Nha, dồn đuổi dân da đỏ …… Đến giữa thế kỷ XIX, nước Mỹ cũng đã có 30 bang,
diện tích rộng 4,8 triệu km, Mỹ còn mở rộng đất đai sang châu Mỹ La Tinh, tham gia chia phần trong cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc. Như vậy Mỹ đã thực hiện mọi biện pháp nhằm bành trướng đất đai, mở rộng thị trường tạo điều kiện cho kinh tế Mỹ phát triển.
Nhưng cuộc cách mạng công nghiêp ở Mỹ mới thực sự bắt đầu vào những năm cuối của thế kỷ XVIII. Từ đó đến giữa thế kỷ XIX nghành dệt ở Mỹ đã được mở rộng nhanh chóng, năm 1790 một người Anh di cư sang là S.Xtâytơ đã xây dựng nhà máy dệt đầu tiên. Thời gian từ năm 1815 – 1840 số lượng sợi bông sử dụng tăng lên 5 lần. Vào đầu thế kỷ XIX, ngành dệt len cũng được xây dựng, năm 1810 có 24 nhà máy, đến năm 1860 đã có 1.900 xí nghiệp len có qui mô lớn, giá trị sản phẩm dệt tăng từ 2,6 triệu USD ( 1778 ) lên 68,8 triệu USD ( 1860 ).
Chính những yếu tố trên đã tạo ra một nguồn vốn khổng lồ để Mỹ tiến hành xây dựng công nghiệp nặng, phát triển kinh tế quốc gia. Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nặng. Năm 1810ở Mỹ có 153 lò cao, lượng thép đạt 33.908 tấn, đến năm 1870 đạt 86.700 tấn. Chính sự phảt triển và mở rộng công nghiệp đã đặt ra yêu cầu phát triển giao thông vận tải, năm 1830 Mỹ bắt đầu xây dựng đường sắt, đến năm 1850 đã có 14.500 km và đến năm 1860 đã đạt đến 49.000 km, ngoài ra nghành đóng tầu cua Mỹ cũng được phát triển, đến năm 1862 riêng tầu của buôn bán cuả Mỹ trên biển đã đạt trọng tải 2,4 triệu tấn.
Cách mạng công nghiệp Mỹ đã được tiến hành nhanh chóng là do nước mỹ sử dụng được nhiều yếu tố khách quan, thuận lợi, tài nguyên phong thú, đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nguồn vốn, lao đông, kỹ thuật từ châu ÂU sang. Do vậy khác với Anh, Pháp cách mạng công nghiệp Mỹ tuy cũng bắt dầu từ công nghiệp nhẹ, nhưng đã nhanh chong phát triển sang công nghiệp nặng và phát triển đều các ngành khác. Và ngày nay Mỹ đã trở thành trung tâm kinh tế của thế giới.
III. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đai hoá ở nước ta trong thời kỳ đổi mới:
1/ Những đặc điểm của công nghiêp hoá ở nước ta:
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện củ thể của đất nước, công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay cí những đặc điếm sau:
* Thứ nhất : Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá.
* Thứ hai : Công nghiệp hoá nhăm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , ở nước ta, công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
* Thứ ba : Công nghiệp hoá trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Điều này công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hoá trước thời kỳ đổi mới.
* Thứ tư : Công nghiệp hoá, hiện đai hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảch toàn cầu hoá kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với nước ta.
2/ Những nội dung cụ thể của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt:
* Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá , hiện đai hoá nông nghiệp và nông thôn. Phát triển toàn diện nông lâm, ngư nghiệp gần với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông , lâm, ngư nghiệp đảm bảo vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội, tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, giá thành hạ, đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp chế biến , tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
* Phát triển công nghiệp : Hướng ưu tiên phát triển công nghiệp là : các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, phát triển công nghiệp xây dựng, cơ khí…
* Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tế.
* Phát triển nhanh du lịch, các nghành dịch vụ : Phát triển dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Phát triển du lịch, một mặt cho phép khai thác tiềm năng du lịch, tăng thu nhập, tạo việc lam cho dân cư….Mặt khác, sự tpát triển của nghnàh du lịch còn góp phần mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa nền kinh tế.
* Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng cùng phát triển.
* Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại : Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế là cần thiết với tất cả các nước. Do đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể thành công nếu không mở cửa nền kinh thế.
* Đào tạo nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc. Việc xây dựng giai cấp công nhân là một nhiệm vụ trọng tâm, bởi vì họ lah nhân tố quyết định sự thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Tăng cường sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước : Đảng cộng sản Việt Nam phải là người lãnh đạo duy nhất, trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của xã hội Việt Nam.
Phần kết luận
“ Công nghiệp hoá “ là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và kkoa học – kỹ thuật, thúc đẩy chuyêbr dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để để không ngừng tăng năng xuất lao động, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đồi sống vật chất cũng như tinh thần cho con người, đồng thời nâng cao vai trò của con người lao động – nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội.
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Giáo trình Lịch sử kinh tế
Mục lục
Trang
Phần mở đầu ............................................................................ 1
Phần nội dung .......................................................................... 2 - 9
I. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đi lên từ công nghiệp nhẹ …… 2 – 5
1/ Công nghiệp nhẹ cần ít vốn ……………………………………… 2
2/ Lợi nhuận thu được từ công nghiệp nhẹ cao ……………………… 3
3/ Chu chuyển vốn nhanh …………………………………………… 3 – 4
4/ Chủ tư bản thu được lợi nhuận …………………………………… 4
5/ Công nghiệp nhẹ phát triển là thị trường tiêu thụ hàng hoá ……… 4 - 5
II. Sự hình thành công nghiệp hoá của một số nước TBCN ………… 5 - 7
1/ Quá trình công nghiệp hoá ở Anh ………………………………. 5 - 6
2/ Quá trình công nghiệp hoá ở Mỹ ...………………………………. 6 - 7
III. Công cuộc công nghiệp hoá ở nước ta trong thời kỳ đổi mới …… 8 - 9
1/ Đặc điểm ………………………………………………………… 8
2/ Nội dung ………………………………………………………… 8 – 9
Phần kết luận ………………………………………………… 10