Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất- kỹ thuật phù hợp với chủ nghĩa xã hội. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật ấy ở nước ta chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
Nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định và khái quát: “Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội đồng thời tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác chế biến dầu khí và một số loại khoáng sản, phát triển có chọn lựa một số ngành trong công nghiệp tư liệu sản xuất khác và các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển điện giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc”.
Đó chính là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5535 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A_Đặt vấn đề:
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất- kỹ thuật phù hợp với chủ nghĩa xã hội. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật ấy ở nước ta chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
Nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định và khái quát: “Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội đồng thời tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác chế biến dầu khí và một số loại khoáng sản, phát triển có chọn lựa một số ngành trong công nghiệp tư liệu sản xuất khác và các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển điện giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc”.
Đó chính là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là một bước củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Chính vì vậy, thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Do đó, trước hết phải hiểu rõ và nắm vững nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức cần thiết, để chúng ta có những bước đi đúng đắn, góp phần nào có thể được vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Bởi vậy, nghiên cứu nội dung cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi sinh viên chúng ta, và có thể coi đó là hành trang cùng với những kiến thức đã được giảng dạy để bước vào cuộc sống.
B_ Nội dung:
1. Công nghiệp hóa và những quan điểm mới về Công nghiệp hóa:
1.1Khái niệm Công nghiệp hóa:
Kết hợp quan niệm truyền thống với quan niệm hiện đại và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam,Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khóa VII đã đưa ra quan niệm mới về CNH,HĐH và đây cũng chính là quan niệm được sử dụng một cách phổ biến ở nước ta hiện nay.Theo tư tưởng này,công nghiệp hóa,hiện đại hóa(CNH,HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất xã hội cao.
1.2 Những quan điểm mới về CNH:
1.2.1Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế,đa phương hóa,đa dạng hóa quan hệ đối ngoại:
Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở ,hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả.
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa theo quan điểm trên mới bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ của đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và phù hợp với đặc điểm của thời đại,phù hợp với xu hướng quốc tế hóa,khu vực hóa kinh tế; khai thác những ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường.. của thế giới và đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế và hiện đại hóa đất nước.
1.2.2 Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân dân ta,đất nước ta, nhằm mục đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Vì vậy, nó không phải là công việc riêng của một bộ phận,một giai cấp mà là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải huy động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt : sức lao động, tiền vốn, trí tuệ, tài năng,kinh nghiệm, kỹ thuật.. Cũng như các sự nghiệp cách mạng khác, nhân dân là người quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, các tiềm năng và nguồn lực của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh,góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế có lợi thế so sánh riêng về kỹ thuật, vốn, lực lượng lao động,kinh nghiệm quản lý.. trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Kinh tế Nhà nước nắm giữ các ngành, các lĩnh vực, các khâu quan trọng nhất của nền kinh tế được trang bị bằng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đủ sức chủ đạo và đinh hướng phát triển các thành phần kinh tế khác.
1.2.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Con người vừa là mục đích vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định để tạo ra công nghệ hiện đại và sử dụng chúng để tạo ra của cải cho xã hội, là yếu tố quyết định để thực hiện chuyển giao công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, chuyên gia kinh tế,những nhà quản lý kinh tế- xã hội, đội ngũ công nhân lành nghề. Có thể coi nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguồn lực của mọi nguồn lực khác. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đòi hỏi phải có những chính sách kinh tế- xã hội phù hợp về văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư chiều sâu cho sự phát triển kinh tế- xã hội và giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ phải thực sự là “Quốc sách hàng đầu”.
1.2.4 Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải coi khoa học và công nghệ là động lực; coi năng lực nội sinh về khoa học- công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng năng lực nội sinh về khoa học- công nghệ để đủ sức lựa chọn, làm chủ, thích nghi với công nghệ nhập; cải tiến, biến công nghệ nhập thành công nghệ của mình tiến tới tự tạo ra công nghệ. Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nắm bắt các thành tựu khoa học, công nghệ thế giới, lựa chọn và làm chủ công nghệ chuyển giao vào Việt Nam. Quan điểm chỉ đạo về nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế là cơ khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa. Bước đầu phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao về điện tử, thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hóa.
Quan điểm trên đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh; phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học- công nghệ, văn hóa- nghệ thuật, quản lý kinh tế- xã hội..
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, đòi hỏi phải kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; phải tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định. Điều đó cho phép kết hợp tuần tự với nhảy vọt, khai thác có hiệu quả các công nghệ cổ truyền vừa nhanh chóng hiện đại hóa ở các khâu quyết định. Sự kết hợp đó là phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và cho phép thực hiện công nghiệp hóa “rút ngắn”, đồng thời chống lại tư tưởng bảo thủ trì trệ và nóng vội, phiêu lưu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.5 Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.
Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong đó phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm. Đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước, có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.
Quan điểm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi khi xác định các phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ, xác định quy mô, bố trí và phân phối các nguồn lực ở các địa bàn.. phải lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xem xét.Tư tưởng chỉ đạo là phải đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình thật cần thiết và có hiệu quả, tạo ra các mũi nhọn trong từng bước phát triển. Trong việc bố trí nguồn lực cần tập trung thích đáng cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm, đồng thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước, hỗ trợ các vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển .
1.2.6 Kết hợp kinh tế với quốc phòng- an ninh
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn luôn là hai nhiệm vụ chiến lược có sự tác động lẫn nhau. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế là cơ sở tăng cường khả năng quốc phòng an ninh, ngược lại bảo vệ vững chắc Tổ quốc giữ vững an ninh, chính trị, kinh tế.. là điều kiện để phát triển kinh tế. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế cũng là quá trình tăng cường khả năng quốc phòng –an ninh của đất nước. Quan điểm trên đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn chặt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng bước phát triển, trong việc lựa chọn các phương án, xác định các địa bàn, xây dựng các công trình.... Đều phải xem xét tới cả hai lĩnh vực trên. Đồng thời, công nghiệp quốc phòng cần được coi trọng và phát triển trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Phải đẩy mạnh sự liên kết giữa công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng để phục vụ có hiệu quả nhất cho cả nhu cầu quốc phòng và dân dụng.
Những quan điểm đó là một thể thống nhất và quan hệ chặt chẽ với nhau biểu hiện rõ trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ở việc xác định rõ nguồn lực; động lực của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ở việc xác định phương hướng, biện pháp cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; và biểu hiện ở tiêu chuẩn để xác định các phương án, đánh giá kết quả khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Nội dung chủ yếu của Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở nước ta:
2.1 Điều kiện để thực hiện Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở nước ta.
2.1.1 Những thuận lợi
Bước vào thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta có nhiều thuận lợi
Trên thế giới, cách mạng khoa học- công nghệ đang phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế, và đời sống xã hội. Đây là một thời cơ thuận lợi cho phép chúng ta có thể khai thác được những yếu tố, nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường..) và những nguồn lực bên trong của đất nước có hiệu quả, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, kết hợp các bước đi tuần tự với nhảy vọt, vừa tăng tốc, vừa chạy trước, đón đầu.
Là nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi sau, chúng ta có lợi thế của người đi sau. Không những có thể tiếp nhận được những công nghệ hiện đại mà còn rút được nhiều bài học của các nước đi trước đăc biệt của các “con rồng”, “con hổ” trên lĩnh vực (như kinh nghiệm chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.. ). Cả kinh nghiệm thành công và không thành công đều là bổ ích đối với chúng ta. Việt Nam lại nằm ở Đông Nam á- khu vực đang phát triển năng động và tốc độ cao, lại chịu ảnh hưởng của quy luật “lây lan” đó cũng là điều kiện thuận lợi.
Đất nước sau 10 năm đổi mới, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được tạo ra, chúng ta đã và đang có những thế và lực mới, cả ở bên trong và bên ngoài để bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta đa dạng, phong phú, tuy không phải là loại giàu nếu xét theo bình quân đầu người, song có thể phát triển một nền kinh tế đa dạng, tạo thuận lợi cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nếu xét về mặt này thì phần nào nước ta có lợi thế hơn so với các NIEs ở giai đoạn bắt đầu công nghiệp hóa. Tuy nhiên, không thể coi tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực chủ chốt cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nước ta có 3260 km bờ biển. Các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền tài phán quốc gia rộng gấp ba lần diện tích đất liền, đây là một tiềm năng to lớn và đa dạng. Nằm ở cửa ngõ giao lưu quốc tế, có thể phát triển các loại hình vận tải quá cảnh, viễn dương, dịch vụ hàng hải, viễn thông quốc tế. Thực tế cho thấy NIEs đều là những quốc gia – lãnh thổ hải đảo, bán đảo với các ngành kinh tế biển đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển.
Về tài nguyên con người- nguồn lực quan trọng nhất, là “ điểm tựa” cho quá trình phát triển cả trước mắt và lâu dài. ở các NIEs, nhân tố con người cũng là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa. Nước ta có đội ngũ lao động có học vấn tương đối khá, có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kể cả ngành nghề mới. Đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo tương đối lớn (Hiện tại nước ta có khoảng 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, trên 800.000 người có trình độ đại học, cao đẳng và trên 2 triệu công nhân kỹ thuật). Lực lượng này có khả năng làm chủ, tiếp thu và thích nghi với các công nghệ nhập từ nước ngoài, kể cả công nghệ cao. Nước ta cũng có một lực lượng tương đối lớn người Việt Nam sống ở nước ngoài( chủ yếu là châu Âu, Oxtrâylia) ,trong đó có trên 300.000 người có trình độ cao về chuyên môn. Đây là một nguồn quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối Việt Nam với thế giới về chuyển giao trí thức, công nghệ, các quan hệ quốc tế.
Với các tiềm năng trên thêm với đường lối, chính sách đúng đắn chúng ta có thể tranh thủ được thời cơ thuận lợi và vượt qua những thử thách, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
2.1.2 Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng gặp phải không ít những khó khăn.
Bối cảnh quốc tế và khu vực vừa tạo ra thời cơ thuận lợi, vừa đặt ra những thử thách, nguy cơ. Đặc biệt là “nguy cơ tụt hậu” xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Nước ta lại nằm trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương và Biển Đông, nơi đang còn những diễn biến phức tạp, nơi đang “tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định”
Dấu ấn của cơ chế quản lý cũ- cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu- bao cấp chưa được xóa bỏ hết; cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước còn đang trong quá trình hình thành. Quản lý kinh tế- xã hội còn nhiều yếu kém, thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy hành chính cồng kềnh kém hiệu quả.. có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đến việc thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ.. Đặc biệt tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên.. làm cho các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng, đó cũng là mảnh đất thuận lợi cho diễn biến hòa bình..
Từ một điểm xuất phát quá thấp bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khả năng huy động vốn cho quá trình này rất bị hạn chế, mà vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, trong tổng số vốn dùng để đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước thì vốn trong nước chỉ có 25% còn 75% là vay nước ngoài. Quản lý và sử dụng kém hiệu quả cùng với tham nhũng.. sẽ là nguy cơ gánh nặng nợ nần lớn lên và khả năng trả nợ khó khăn.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một cơ cấu kinh tế mất cân đối và kết cấu hạ tầng kém phát triển là những khó khăn, cản trở đáng kể, đòi hỏi phải có sự chuyển biến nhanh chóng mới tạo điều kiện để tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có hiệu quả. Vì vậy, trong kế hoạch 5 năm (1996-2000) Nhà nước đặc biệt chú ý tới chương trình phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Kinh nghiệm của các NIEs và các nước ASEAN đều cho thấy, ở đâu hệ thống năng lượng, giao thông vận tải và liên lạc được xây dựng và hiện đại thì ở đó kinh tế, dịch vụ phát triển nhanh, có hiệu quả; đặc biệt là ở các điểm nút mở ra với thị trường thế giới và gắn với các trung tâm phát triển kinh tế hướng ngoại.
Nhìn chung những khó khăn ban đầu và phát sinh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là rất lớn, song mặt thuận lợi vẫn là cơ bản. Với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn, chắc chắn sự nghiệp vĩ đại, nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội này ở nước ta nhất định giành được thắng lợi.
2.2 Trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân:
Thế giới đã trải qua 2 cuộc cách mạng kỹ thuật: cuộc cách mạng kỹ thuật mà nội dung chủ yếu của nó là cơ khí hóa xuất hiện đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XIX. Đến khoảng giữa thế kỷ XX xuất hiện cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại. Mấy thập niên đã qua, nhất là thập niên gần đây loài người đang chứng kiến những thay đổi rất to lớn, trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Cuộc cách mạng này có nhiều nội dung, song có năm nội dung chủ yếu sau:
-Về tự động hóa: Máy tự động quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số; rôbốt.
-Về năng lượng: Ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện) ngày nay đã và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng điện nguyên tử là chủ yếu.
-Về vật liệu mới: chỉ trong khoảng chưa đầy 40 năm lại đây các vật liệu mới đã xuất hiện với chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được. Thí dụ: vật liệu tổ hợp hay còn gọi là composit với các tính chất mong muốn; gốm zin côn hoặc các- bua- si- lic chịu nhiệt cao.. .
-Về công nghệ sinh học: công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin; kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hóa chất, bảo vệ môi trường.. .
Vào giữa những năm 80, cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật(hay công nghệ) hiện đại chuyển sang giai đoạn thứ ba- giai đoạn có nhiều quan điểm khác nhau đặt tên gọi cho nó. Có người cho rằng đó là giai đoạn vi điện tử; có nhiều ý kiến cho là giai đoạn tin học hóa; các nhà tương lai học gọi là giai đoạn văn minh trí tuệ- theo họ văn minh này diễn ra sau văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp. Tương ứng với giai đoạn thứ ba cuộc cách mạng này cò