Công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long
Bài viết được chia thành 3 phần chính. Phần I: Cơ sở lý luận của công tác kế toán TSCĐ với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng long. Phần III: Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại nhà máy thuốc lá Thăng long và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác TSCĐ tại Nhà máy thuốc là Thăng Long. Phần I Cơ sở lý luận của công tác kế toán TSCĐ với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp I- ý nghĩa và sự cần thiết phaỉ tổ chức hạch toán trong doanh nghiệp. 1.1- TSCĐ và đặc điiểm của tài sản cố định. Tài sản cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp, TSLĐ là những tư liệu có giá trị lớn và có thời gian sử dụng dài. Theo quy định hiện nay của bộ tài chính thì TSCĐ phải tho• m•n 2 điều kiện sau: - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. - Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên. Những tư liệu lao động thiếu một trong 2 tiêu chuẩn trên thì được coi là công cụ lao động nhỏ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động , sức lao động.TSCĐ là cỏ sở vật chất không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, muốn tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ một cách hiệu quả cần nắm vững những đặc điểm sau của tài sản cố định. - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất vẫn giữ được hình thái ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2- Yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh củalà lợi nhuận để đạt được lợi nhuận cao thì phải tối thiểu hoá chi phí. Để đạt được điều đó, quá trình sản xuất kinh doanh cần phải được định hướng và thực hiến theo những hướng đ• định đó chính là chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh . TSCĐ cũng cần được quản lý một cánh hợp lý nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất. Quản lý TSCĐ cần đạt được những yêu cầu sau: - Phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần tạo ra năng lực sản xuất của đơn vị. Vì vậy kế toán phải cung cấp thông tin về tài sản cố định hiện có,việc tăng giảm TSCĐ và việc bố trí sắp xếp cho bộ phận sử dụng. - Phải quản lý TSCĐ như là bộ phận vốn cơ bản, đầu tư dài hạn cho sản xuất kinh doanh, có tốc độ chu chuyển chậm tính bằng nhiều năm tài chính có độ rủi ro lớn. Do đó kế toán phải cung cấp những thông tin về các các loại vốn đ• đầu tư cho tài sản cố định và chi tiết vốn đầu tư cho chủ sở hữu, phải biết được nhu cầu vốn cho đầu tư mới, cho cải tạo và sữa chữa TSCĐ. - Phải quản lý phần giá trị TSCĐ đ• sử dụng như một bộ phận chi phí của sản xuất kinh doanh với 2 mục đích: thu hồi vốn đầu tư hợp lý và phải đảm bảo khả năng bù đắp chi phí. 1.3- Sự cần thiết tổ chức hạch toán. Yêu cầu quản lý TSCĐ rất cao trong khi đó các nghiệp vụ về TSCĐ xảy ra thường xuyên và có quy mô lớn thời gian phát sinh dài như: mua sắm, xây dựng, khấu hao sữa chữa. Vì vậy để đảm bảo việc ghi chép kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cung cấp những thông tin hữu hiệunhất cho quản lý thhì cần tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học. Tổ chức hạch toán TSCĐ là quá trình tạo lập khối lượng công tác kế toán trên sổ chi tiết, sổ tổng hợpvà báo cáo kế toán cho việc tăng giảmkhấu hao theo yêu cầu quản lý cảu đơn vị nhà nước. Hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1) Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời mọi biến động về số lượng, giá trị tài sản. 2) Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu háoTCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanhvới mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy định. 3) Tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch sũa chữa cải tạo liên quan đến TSCĐ hiện có. 4) Thiết kế hệ thống sổ chi tiết và phương pháp hạch toán chi tiết TSCĐ. 5) Thiết kế khối lượng công tác kế toán tổng hợp theo từng hình thức sổ kế toán. 6)Thiết kế hệ thống báo cáo thông tin về TSCĐ cho quản lý tài sản trên các mặt đầu tư hay tía đầu tư, tái đầu tư hay cải tạo nâng cấp, cải tạo nâng cấp hay sửa chữa lớn định kỳ, mức khấu hao và phưong pháp khấu hao như thế nào. II. Phân loại đánh gía TSCĐ. 2.1- Phân loại TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy để thuận tiện cho việc quản lý, sử dụngvà hạch toán TSCĐ cần sắp xếp TSCĐ theo từng nhóm và theo những tiêu thức đặc trưng nhất định. Thông thường có 4 cách phân loại sau. ..........