Xuất phát từ phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, trường Đại học Hải Phòng tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các ngân hàng và doanh nghiệp địa phương. Thông qua quá trình thực tập tại phòng kế hoạch kinh doanh (địa bàn Thị trấn) tại Ngân hàng Công thương Việt Nam huyện Cẩm Phả đã giúp em củng cố thêm về nhận thức lý luận và tiếp cận với thực tiễn hoạt động tài chính. Bước đầu kết hợp giữa lý luận đã học tại trường với thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn để hoàn thành xuất sắc công trình nghiên cứu cá nhân (Chuyên đề tốt nghiệp). Tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh và đặc biệt đi sâu nghiên cứu quy trình cũng như hệ thống kế toán tại NHNN để từ đó thấy rõ được sự khác biệt so với nhận thức lý luận là nhiệm vụ đầu tiên của một sinh viên thực tập. Tiếp tục xây dựng phương pháp học tập và hình thành phong cách làm việc của một cán bộ ngân hàng: khoa học, chủ động, sáng tạo, chuyên nghiệp, có kế hoạch và tính kỷ luật cao. Đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp, xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh trong các phần hành nghiệp vụ ngân hàng.
Sau thời gian thực tập ban đầu tìm hiểu về ngân hàng, em xin hoàn thành báo cáo thực tập tổng quan gồm 3 phần chính:
Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ
Phần 2: CÔNG TÁC LẬP BCTC TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ NĂM 2012.
Phần 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ TRONG GIAI ĐOẠN 2010- 1012.
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác lập báo cáo tài chính tại Vietinbank Cẩm Phả năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập
Báo cáo tổng quan
tình hình tài chính tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả - Quảng Ninh
GVHD: Nguyễn Thị Hường
SVTH: Tô Nhật Linh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT……………………….……... ..2
DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………….…… ….2
DANH MỤC SƠ ĐỒ……………………………………………….…… ...3
Lời nói đầu………………………………………………………………...3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ……………….……………………..…….…..4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả…………………………………..……………..…………..4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vietinbank Cẩm Phả………………………5
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả ……….5
PHẦN 2: CÔNG TÁC LẬP BCTC TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ NĂM 2012…………………………………………………………………….……7
2.1. Tìm hiểu quy trình lập BCTC………………………………………….7
2.1.1. Cơ sở lý thuyết………………………………………………………..7
2.1.2. Quy trình lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả ……………………...8
2.1.3. Điểm khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn trong công tác lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả ………………………………………………………25
2.2. Một số đề xuất về quy trình lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả ………………………………………………………………………...…….26
PHẦN 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ TRONG GIAI ĐOẠN 2010- 2012………..27
3.1. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả …………………………………………………………………..27
3.1.1. Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả ……………………………………………………………………………...27
3.1.2. Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả ……………………………………………………………………………...27
3.2 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả……………………………………………………………….………...28
3.3 Đánh giá tình hình chung về hoạt động tài chính của công ty……….36
Kết luận……………………………………………………………………..39
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………40
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu
Nội dung
1. VCSH
Vốn chủ sở hữu
2. NHTMNN
Ngân hàng thương mại Nhà nước
3. NHNN
Ngân hàng Nhà nước
4. CMKTQT
Chuẩn mực kinh tế quốc tế
5. TCTD
Tổ chức tín dụng
6. CP
Chính phủ
7. BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
8. BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh
9. BCTC
Báo cáo tài chính
10. TK
Tài khoản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng cân đối kế toán của Vietinbank Cẩm Phả năm 2012
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank Cẩm Phả năm 2012.
Bảng lưu chuyển tiền tệ của Vietinbank Cẩm Phả năm 2012
Bảng 1: Kết quả huy động vốn từ năm 2010-2012 theo thành phần kinh tế theo thời gianvà theo loại tiền
Bảng 2: Tình hình dư nợ năm 2010, 2011 và 2012 theo thành phần kinh tế, theo thời hạn cho vay và theo khách hàng
Bảng 3: Tình hình nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ xấu của Vietinbank Cẩm Phả
Bảng 4: Tình hình tài sản qua các năm 2010, 2011, 2012
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2010-2012
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cẩm Phả
Sơ đồ Quy trình lập BCTC
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất phát từ phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, trường Đại học Hải Phòng tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các ngân hàng và doanh nghiệp địa phương. Thông qua quá trình thực tập tại phòng kế hoạch kinh doanh (địa bàn Thị trấn) tại Ngân hàng Công thương Việt Nam huyện Cẩm Phả đã giúp em củng cố thêm về nhận thức lý luận và tiếp cận với thực tiễn hoạt động tài chính. Bước đầu kết hợp giữa lý luận đã học tại trường với thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn để hoàn thành xuất sắc công trình nghiên cứu cá nhân (Chuyên đề tốt nghiệp). Tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh và đặc biệt đi sâu nghiên cứu quy trình cũng như hệ thống kế toán tại NHNN để từ đó thấy rõ được sự khác biệt so với nhận thức lý luận là nhiệm vụ đầu tiên của một sinh viên thực tập. Tiếp tục xây dựng phương pháp học tập và hình thành phong cách làm việc của một cán bộ ngân hàng: khoa học, chủ động, sáng tạo, chuyên nghiệp, có kế hoạch và tính kỷ luật cao. Đồng thời rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp, xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh trong các phần hành nghiệp vụ ngân hàng.
Sau thời gian thực tập ban đầu tìm hiểu về ngân hàng, em xin hoàn thành báo cáo thực tập tổng quan gồm 3 phần chính:
Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ
Phần 2: CÔNG TÁC LẬP BCTC TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ NĂM 2012.
Phần 3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ TRONG GIAI ĐOẠN 2010- 1012.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả.
Vietinbank Cẩm Phả được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1967. Những năm trước năm 1967 NH Cẩm Phả chỉ là phòng thu của cụm liên huyện. Từ năm 1967 đến năm 1988 NH Cẩm Phả thực hiện chức năng của NHNN. Từ tháng 6 năm 1988 đến nay thực hiện chức năng của một NHTMNN. Là NHTMNN được thành lập theo nghị định số 53 HĐBT và được thành lập lại theo Quyết đinh số 280/ QĐ - NH ngày 15/10/ 1996 của thống đốc NHNN, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHTMNN.
Với nhiệm vụ chủ yếu là huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ của NH khác.
Kể từ ngày thành lập đến nay, hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả không ngừng phát triển theo định hướng ổn định, an toàn hiệu quả và phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy. Từ năm 1993 đến nay hoạt động của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả - Quảng Ninh tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể đã đạt được những thành tích:
-Năm 1993: Là đơn vị xuất sắc của chi nhánh Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.
-1990-2000: Đạt thành tích xuất sắc thi đua 10 năm đổi mới.
-2006-2010 : Đạt danh hiệu doanh nghiệp giỏi - UBND huyện Cẩm Phả công nhận.
Trong hơn 45 năm hoạt động, Vietinbank Cẩm Phả đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong địa bàn hoạt động là huyện Cẩm Phả, nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong huyện. Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ và sự tận tụy đối với nghề. Ngân hàng đã xây dựng được hình ảnh một tổ chức tín dụng uy tín, phục vụ các nhu cầu và hỗ trợ phát triển các hoạt đông sản xuất kinh doanh, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Vietinbank Cẩm Phả
a. Chức năng thủ quỹ cho xã hội: Mọi thành phần trong xã hội đều có thể mở tài khoản tại NH để gửi vào đó số tiền mà mình đang nắm giữ nhằm mục đích bảo vệ an toàn. Ngoài ra có thể sử dụng tài khoản đó để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và hưởng lãi.
b. Chức năng trung gian thanh toán : NH làm trung gian thanh toán khi thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dich vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu, bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng.
c. Chức năng trung gian tín dụng: NH hoạt động như một chiếc cầu nối liền giữa khả năng cung ứng và nhu cầu tiền tệ trong xã hội. Là trung gian tín dụng, NH đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là những người có tiền cho vay và bên kia là những người có nhu cầu chi, tiêu cần phải đi vay vốn.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cẩm Phả
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán ngân quỹ
Tổ hành chính quản trị
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
( Nguồn: Tổ hành chính sự nghiệp Vietinbank Cẩm Phả)
Hiện nay, sau quá trình sắp xếp, chia tách bộ máy hoạt động của chi nhánh Cẩm Phả hiện có 27 cán bộ công nhân viên cả hợp đồng thời vụ.
Ban giám đốc gồm có: giám đốc, 1 phó giám đốc.
Bốn phòng nghiệp vụ chính: Phòng kế hoạch kinh doanh; Phòng kế toán ngân quỹ; Tổ hành chính quản trị; Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban và đặc điểm tổ chức công tác tài chính tại Vietinbank Cẩm Phả.
a. Ban giám đốc: là những người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước cấp trên về hoạt động kinh doanh của NH mình, điều hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
b. Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn.Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với NH tỉnh.Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm.
c. Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán và thu chi tiền mặt theo quy định của NHNN Việt Nam.Quản lý quỹ và sử dụng quỹ chuyên dùng. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ về hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán theo đúng quy định.Thực hiện các khoản nộp ngân sách...
d. Tổ chức hành chính dân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý,triển khai chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh. Tư vấn pháp lý trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng,hoạt động tố tụng…Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ y tế.
e. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Giám sát việc chấp hành các qui định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH.
Tất cả các phòng ban này có quan hệ qua lại với nhau dưới sự điều hành của giám đốc chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ NH, hướng tới mục tiêu lợi nhuận trong phạm vi an toàn nhất.
PHẦN 2: CÔNG TÁC LẬP BCTC TẠI VIETINBANK CẨM PHẢ NĂM 2012.
2.1 Tìm hiểu quy trình lập BCTC
2.1.1 Cơ sở lý thuyết
Sổ KT chi tiết
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Báo cáo quỹ hằng ngày
Sổ Đăng ký chứng từ giám sát
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối KT và các báo cáo KT khác
Bảng tổng hợp số liệu chi tiết
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Chứng từ gốc: Là căn cứ pháp lý chứng minh cho một nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, được lập ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, được lập trên chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
Sổ cái : Là một tệp dữ liệu trên máy tính và là nơi ghi lại tất cả các giao dịch kế toán phát sinh. Nó cũng là nguồn cung cấp dữ liệu để tạo ra các BCTC.
2.1.2 Quy trình lập BCTC tại Vietinbank Cẩm Phả
Vietinbank Cẩm Phả thực hiện lập BCTC cùng với trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính thông qua phần mềm IPCAS (IPCAS “The modernization of Interbank Payment and Customer Accounting System”: Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) gồm các công đoạn như sau:
Giao dịch nghiệp vụ trong quá trình kinh doanh: Hằng ngày kế toán giao dịch, kế toán cho vay và kế toán ngân quỹ... giao dịch theo nghiệp vụ và vào máy thông qua chương trình IPCAS nội bộ, in các chứng từ giao dịch gốc lưu trữ lại tại NH, tiến hành nhập xuất quỹ hằng ngày theo quy định.
Thực hiện vào sổ sách kế toán trên máy vi tính qua IPCAS : Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm IPCAS. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Lập BCTC: Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ ( cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động thông qua hệ thống mạng nội bộ IPCAS và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa số kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy.
Hoàn thiện: Thực hiện thao tác in BCTC theo quy định. Cuối tháng, cuối năm kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ ké toán ghi bằng tay. Xin chữ ký đóng dấu và nộp báo cáo tại cơ quan thuế.
Hệ thống Báo cáo tài chính tại NH
Theo quy định số 16/ 2007/QĐ - NHNN của thống đốc NH hệ thống báo cáo tài chính đối với các TCTD bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu sốB 02/ TCTD
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 03/ TCTD
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu sốB 04/TCTD
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 05 /TCTD
Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN NGẮN HẠN( MÃ SỐ 100)
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150
I. Tiền và các khoản tương đương tiền ( Mã số 110 )
- Dòng tiền và các khoản tương đương tiền: Số liệu để ghi chỉ tiêu này lấy từ tổng số dư Nợ của TK 111, 112, 121 (TK 121 là các khoản có thời hạn thu hồi , đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng không rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khảon đầu tư đó).
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112
III. Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130)
- Phải thu của khách hàng (mã số 131): Lấy từ tổng số dư Nợ TK 131
- Các khoản phải thu khác( mã số 138): Lấy từ tổng số dư Nợ Tk 1388
IV. Hàng tồn kho( Mã số 140)
- Hàng tồn kho: Lấy từ tổng số dư Nợ của các TK 152, 153, 154, 155, 156, 157
V. Tài sản ngắn hạn khác(Mã 150)
- Chi phí trả trước ngắn hạn- Số dư nợ TK 142
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ 200)
II. TSCĐ( Mã số 220)
- Nguyên giá: Lấy từ số dư Nợ TK 211
- Giá trị hao mòn lũy kế: Số dư Có Tk 214
- Chi phí XDCB DD: Căn cứ vào số dư Nợ TK 241
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn( Mã số 250)
- Đầu tư TC dài hạn khác: Số dư Nợ TK 228
V. Tài sản dài hạn khác( Mã số 260)
- Chi phí trả trước dài hạn: Dư nợ TK 242
TỔNG CỘNG TÀI SẢN ( MÃ SỐ 270 = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200)
PHẦN NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ( MÃ SỐ 300)
I. Nợ ngắn hạn( MÃ SỐ 310)
- Vay và nợ ngắn hạn: Số dư Có TK 311
- Phải trả người bán: Số dư có TK 331
- Người mua trả tiền trước: Dư Có Tk 131, 3387 “doanh thu chưa thực hiện” (chi tiết phân loại ngắn hạn)
- Thuế & các khỏan phải nộp Nhà nước Số dư Có TK 333
- Phải trả người lao động: Dư Có TK 334
- Các khoản phải trả phải nộp khác: Dư Có TK 338, 138 (không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ảnh ở chỉ tiêu người mua trả tiền trước)
II. Nợ dài hạn( Mã số 320)
- Vay và nợ dài hạn: Dư Có Tk 3411, 3412, 3413
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU( MÃ 400 = MÃ 410 + MÃ 430)
I.Vốn chủ sở hữu ( Mã 410)
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Dư Có TK 411
- Quỹ đầu tư phát triển: Số dư có TK 414
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Dư Có Tk 421, trường hợp số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...)
TỔNG CÔNG NGUỒN VỐN 440 = 300 +400
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
Nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai bên hay hai phần.
Phần tài sản (gọi là bên tài sản có hay tích sản), bên phải phản ánh nguồn vốn hình thành nên tài sản (gọi là bên tài sản nợ hoặc tiêu sản và vốn chủ sở hữu). Theo nội dung phản ánh Bảng cân đối kế toán: Phần nội bảng và phần ngoại bảng
Phần nội bảng
Tài sản nợ:
Các chỉ tiêu ở phần tài sản nợ phản ánh toàn bộ giá trị tiền tệ hiện có của ngân hàng do huy động, tạo lập được, dùng để cho vay, đầu tư hay thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác tại thời điểm báo cáo. Tài sản nợ được chia làm các loại sau:
- Vốn huy động: Là những phương tiện tiền tệ mà ngân hàng thu nhận được từ nền kinh tế, thông qua nghiệp vụ ký thác và các nghiệp vụ khác dùng làm vốn kinh doanh. Đây là nguồn vốn mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định còn quyền sở hữu nó thuộc về những người ký thác. Bao gồm các loại sau: tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, …
Vốn vay: Là nguồn vốn mà các NHTM vay mượn từ thị trường liên ngân hàng hoặc vay mượn NHNN và các tổ chức tài chính nước ngoài.
Vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp khi thành lập đơn vị và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh được thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại.
Tài sản có:
Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Các tài sản có sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của đơn vị. Tài sản có bao gồm các khoản sau:
- Tiền dự trữ: Bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN.
Dự trữ thặng dư là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoài khoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong kỳ.
Các khoản đầu tư chứng khoán: Là giá trị của những chứng khoán mà ngân hàng sở hữu. Đây là khoản đầu tư của đơn vị nhằm đa dạng hóa khoản mục kinh doanh.
Các khoản mục tín dụng: Là toàn bộ giá trị của khoản mà ngân hàng cho các đối tượng trong nền kinh tế vay nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn.
Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động cần thiết có thời gian luân chuyển dài, trên một năm. Đây là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Giữa hai bên của BCĐKT có mối quan hệ mật thiết và tính chất cơ bản của BCĐKT là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện:
Phần ngoại bảng
Bên cạnh các chỉ tiêu trong BCĐKT, có nhiều khoản mục ngoại bảng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các TCTD. Là những khoản chưa được thừa nhận là Tài sản Nợ hay Tài sản Có. Các hoạt động này được ngân hàng theo dõi ngoại bảng, dưới đây là một số nghiệp vụ chủ yếu.
Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng, bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết trong nghiệp vụ L/C,…
Các cam kết của ngân hàng với khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch trong tương lai như: các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ,…
Các khoản công nợ khách hàng chưa thực hiện theo hợp đồng, làm ảnh hưởng đến tài sản, lợi nhuận của ngân hàng như các khoản nợ gốc, nợ lãi không có khả năng thu hồi đã được đơn vị xử lý hay các khoản lãi cho vay quá hạn chưa thu được.
Vì vậy, ngoài việc theo dõi phần nội bảng, các đơn vị cần thường xuyên theo dõi, tính toán, phân tích các khoản mục ngoại bảng này. Bởi vì nó có ảnh hưởng không ít đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra trong ngân hàng còn sử dụng một số các báo cáo khác để bổ sung thông tin như: Báo cáo cân đối quyết toán thực tế 12 tháng, Sao kê doanh số báo cáo cân đối nội bảng 12 tháng, Sao kê doanh số báo cáo cân đối ngoại bảng 12 tháng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu các bảng này được xem ở phần phụ lục.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh. Kế toán tiến hành vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Mã số 01:Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ báo cáo của Ngân hàng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo.
- Mã số 02: Số liệu để ghi là bến có các TK: TK 521- Chiết khấu thương mại; TK531-Hàng bán bị trả lại; TK 532-Giảm giá hàng bán;TK333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02
Mã số 11: Phát sinh bên có TK 632 trên bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh)
Mã số 20= Mã số 10- Mã số 11
Mã số 21: Số phát sinh bên nợ TK 515- doanh thu hoạt động tài chính .
Mã số 22:Số phát sinh bên có TK 635- Chi phí tài chính.
Mã số 24:Số phát sinh bên có TK 641-Chi phí bán hàng.
Mã số 25:Số phát sinh bên có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Mã số 30