Công tác xã hội với giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay

Chắc hẳn những ai là người dân đất Việt, những ai mang quốc tịch Việt Nam đều đã được nghe những câu nói bất hủ như: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “văn hóa là chìa khóa mở đầu”, hay “học, học nữa, học mãi” Vậy chúng ta hiểu như thế nào về giáo dục, về văn hóa hay về sự nghiệp học tập, trau dồi kiến thức? Không phải cứ nói đến giáo dục, đến văn hóa, đến học tập là chúng ta nghĩ đến thầy cô giáo, đến trường lớp, đến sách vở Điều này đúng nhưng chưa đủ. Theo các quy luật của tạo hóa nhằm duy trì nòi giống thì hằng ngày, hằng giờ, hằng giây trên thế giới và Việt Nam đều có những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời.Để cho những đứa trẻ ấy trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, có ích cho Đất nước không phải là đơn giản, không phải là ngày một ngày hai là chúng ta có thể làm được. Để thu được kết quả như mong muốn thì tất cả chúng ta phải chung tay góp sức, thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các em. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn giáo dục con cái bằng cái nôi đầu tiên, bằng tổ ấm gia đình thân thương của mình. Chúng ta cũng đã biết rằng gia đình đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, trong đó có 4 chức năng cơ bản: Chức năng sinh học (hay còn gọi là chức năng tái sản xuất); Chức năng kinh tế; Chức năng xã hội; Chức năng giáo dục. Trong bốn chức năng cơ bản này ta thấy chức năng sinh học (chức năng tái sản xuất) đã biến mất ở một số gia đình, do vậy chức năng giáo dục con cái trong các gia đình là một chức năng đặc biệt quan trọng, bởi vậy xã hội luôn quan tâm tới chức năng này vì đây là chức năng liên quan tới tâm lí, đạo đức, nhân cách của một thế hệ tương lai, của một nguồn nhân lực rất quan trong với xã hội, với đất nước.

doc85 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3860 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội với giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ ------›&š------ CÔNG TÁC Xà HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trường hợp nghiên cứu tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) HUẾ, 05/2O10 DANH MỤC VIẾT TẮT 1. TS: Tiến sĩ 2. GS: Giáo sư 3. ĐH: Đại học 4. CĐ: Cao đẳng 5. THCN: Trung học chuyên nghiệp 6. TW: Trung ương 7. UB: Ủy ban 8. UBND: Ủy ban nhân dân 9. CP: Chính phủ 10. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 11. Nxb: Nhà xuất bản MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Chắc hẳn những ai là người dân đất Việt, những ai mang quốc tịch Việt Nam đều đã được nghe những câu nói bất hủ như: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “văn hóa là chìa khóa mở đầu”, hay “học, học nữa, học mãi”… Vậy chúng ta hiểu như thế nào về giáo dục, về văn hóa hay về sự nghiệp học tập, trau dồi kiến thức? Không phải cứ nói đến giáo dục, đến văn hóa, đến học tập là chúng ta nghĩ đến thầy cô giáo, đến trường lớp, đến sách vở… Điều này đúng nhưng chưa đủ. Theo các quy luật của tạo hóa nhằm duy trì nòi giống thì hằng ngày, hằng giờ, hằng giây trên thế giới và Việt Nam đều có những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời.Để cho những đứa trẻ ấy trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, có ích cho Đất nước không phải là đơn giản, không phải là ngày một ngày hai là chúng ta có thể làm được. Để thu được kết quả như mong muốn thì tất cả chúng ta phải chung tay góp sức, thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các em. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn giáo dục con cái bằng cái nôi đầu tiên, bằng tổ ấm gia đình thân thương của mình. Chúng ta cũng đã biết rằng gia đình đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, trong đó có 4 chức năng cơ bản: Chức năng sinh học (hay còn gọi là chức năng tái sản xuất); Chức năng kinh tế; Chức năng xã hội; Chức năng giáo dục. Trong bốn chức năng cơ bản này ta thấy chức năng sinh học (chức năng tái sản xuất) đã biến mất ở một số gia đình, do vậy chức năng giáo dục con cái trong các gia đình là một chức năng đặc biệt quan trọng, bởi vậy xã hội luôn quan tâm tới chức năng này vì đây là chức năng liên quan tới tâm lí, đạo đức, nhân cách của một thế hệ tương lai, của một nguồn nhân lực rất quan trong với xã hội, với đất nước. Thực tế ta thấy ở nhiều gia đình, các bậc cha mẹ giáo dục con cái chủ yếu là theo thói quen, theo truyền thống, kinh nghiệm tiếp thu được từ thế hệ đi trước. Nếu cứ theo cách giáo dục như vậy thì không đủ và sẽ thu được kết quả không như mong muốn. Bởi vì sao? Vì xã hội không ngừng vận động và biến đổi theo thời gian. Gia đình là một tế bào tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của xã hội khi ấy cũng phải biến đổi theo cái xu thế ấy của xã hội. Chọn phương pháp giáo dục nào trong hoàn cảnh nào, với đối tượng như thế nào cho phù hợp cần có một sự lựa chọn hợp lý, hợp lý với suy nghĩ của cha mẹ và với tâm thế của con cái. Không nên giáo dục con cái bằng biện pháp nuông chiều quá mức cũng như không nên giáo dục con cái bằng cách quá nghiêm khắc, thậm chí có những gia đình chuyên sử dụng các biện pháp bạo lực để giáo dục con cái, điều này là hoàn toàn không nên vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ thực tiễn phấn đấu cho sự tiến bộ của trẻ em trên toàn thế giới, UNICEF đã rút ra bài học: “Mục đích của sự phát triển con người trong tương lai sẽ không đạt được nếu gia đình không có khả năng nuôi dưỡng và tạo ra những bài học kinh nghiệm tích cực cho trẻ em. Vì vậy chiến lược và chiến thuật phát triển ngắn và dài hạn trong tương lai phải chú trọng đến viêc cung cấp một mạng lưới an toàn đề trẻ em nghèo có thể bứt ra khỏi nghèo đói thông qua việc tiếp cận với sự chăm sóc và bảo vệ, các dịch vụ sức khỏe, những cơ hội học tập có chất lượng và điều kiện để tham gia vào cuộc sống của cộng đồng”. Gần đây nhất, nhằm đảm bảo cho thế hệ trẻ Việt Nam được phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh cong nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 28/6/2000, Bộ chính trị (khóa VIII) đã ra chỉ thị số 55-CTTW về “tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Chỉ thị đã khẳng định sau 15 năm đổi mới, tình hình sức khỏe, học tập, đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em đã có nhiều cải thiện. Tuy vậy số trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em bị thất học, bỏ học vẫn còn nhiều, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Số trẻ em lang thang kiếm sống, làm trái pháp luật, nghiện hút ma túy không giảm, tình trạng buôn bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em, lừa gạt, dụ dỗ trẻ em tham gia buôn bán ma túy, mại dâm ngày một tăng. Tình hình trên đã tác động xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, đến thuần phong mỹ tục của nhân dân. Trong khi đó nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là ở cơ sở chưa thấy hết tính cấp bách của tình hình, chưa nhận thức đầy đủ vị trí và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì tương lai lâu dài của đất nước, còn lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào toàn xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện và phát huy vai trò của các gia đình, cộng đồng để giải quyết tốt những vấn đề của trẻ em”. Trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt đề cao vị trí và vai trò của gia đình, cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách”. “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trách nhiệm của gia đình và việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn được nhà nước ta thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp quy, cũng như trong các hoạt động bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều 64 và 65 Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội” và “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Luật pháp còn quy định: “Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân” (Điều 3, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành 16/8/1991). “Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và gia đình, công dân có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học” (Điều 7, Luật phổ cập giáo dục tiểu học ban hành 16/8/1991). Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục con cái trong các gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sánh, điều luật cụ thể, xác thực. Do vậy mà phương pháp giáo dục của các gia đình phần nào đã có những bước được cải thiện từ đó mà thu được những kết quả khả quan. Song bên cạnh đó thì phương pháp giáo dục con cái ở nhiều gia đình vẫn còn nhiều bất cập và có phần nào không đúng đắn, từ đó mà để lại những hậu quả không như mong muốn, nhất là ở các gia đình nông thôn hiện nay. Do nhiều yếu tố tác động mà cha mẹ chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trong của giáo dục con cái. Đợt thực tập này được sự giới thiệu của ban chủ nhiệm khoa, cùng với sự hợp tác giúp đỡ của quý cơ quan, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa, cũng là quê hương tôi sinh ra và lớn lên. Với mong muốn để quê mình phát triển hơn, đặc biệt là nguồn nhân lực sau này, thế hệ tương lai có đầy đủ các điều kiện phát triển sao cho toàn diện cả về thể lực và trí lực để sau này giúp ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm hiểu rõ hơn,sâu sắc hơn về thực trạng, các yếu tố tác động, hậu quả… Của vấn đề phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay. Từ những lí do chính đáng như vậy đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp “ công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay”. II. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung. Người nghiên cứu đã nhận thấy được tầm quan trọng của sự nghiệp trồng người và quá trình phát triển toàn diện của trẻ em. Nên mục tiêu của người nghiên là muốn thế hệ trẻ, thế hệ mầm non tương lai của đất nước có điều kiện để phát triển tốt nhất, được đối xử công bằng nhất. Có như vậy các em mới có cơ hội để góp công sức của mình vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước. 2. Mục tiêu cụ thể. 2.1. Tìm hiểu điều kiện kinh tế, đời sống vật chất của các gia đình xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Phân tích thực trạng của việc giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn. 2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình. 2.4. Phân tích hệ quả của các biện pháp giáo dục đúng đắn cũng như các biện pháp sai với chuẩn mực đạo đức. 2.5. Thể hiện vai trò của nhà công tác xã hội trước các biện pháp giáo dục con cái thiếu khoa học của các bậc cha mẹ trong các gia đình hạt nhân. III. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến sự phát triển của cà đời người, đặc biệt là với lứa tuổi 11 đến 15 tuổi (là lứa tuổi có những biến đổi rất quan trọng về cả tâm lý và sinh lý). Vì vậy trước khi đi vào vấn đề trọng tâm “Công tác xã hội với giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay” ta đi tìm hiểu những thông tin khái quát về các gia đình là một việc làm rất cần thiết, góp phần hoàn thành tốt hơn đề tài nghiên cứu. Số liệu điều tra cho thấy tuyệt đại đa số các gia đình trên địa bàn là kiểu gia đình đủ (có vợ, chồng, con cùng chung sống) chiếm 96%, số gia đình thiếu (ly thân, ly hôn hoặc góa bụa) chỉ có 4%. Đa số các gia đình đều có từ 1 – 2 con(chiếm 55%), khoảng trên 40% gia đình có từ 3 con trở lên. Qua tìm hiểu tôi thấy ở địa phương tâm lý nhất quyết phải sinh con trai để nối dõi tông đường của những gia đình trong mẫu điều tra còn khá nặng nề, điều này đã làm chi phối hành vi sinh đẻ của các bậc cha mẹ. Có những gia đình là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước nhưng vì tâm lý như: là con trưởng đứng đầu dòng họ nên phải có con trai để nối dõi, từ đó họ chịu mấtt việc để về chăn nuôi, sản xuất, cố gắng sinh cậu con trai. Trong mẫu điều tra của chúng tôi, phần lớn các bậc cha mẹ có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi (55 %); Khoảng 25% có độ tuổi từ 50 trở lên. Số liệu của chúng tôi cũng cho thấy có khoảng 60% tổng số hộ trong diện điều tra là hộ thuần nông, các hộ còn lại phần lớn vừa làm nghề nông lại vừa làm thêm các nghề khác (như buôn bán nhỏ, cán bộ xã…). Các hộ chuyên làm nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhìn một cách tổng quát và đánh giá khách quan thì ta thấy các nghiên cứu về gia đình từ lâu đã là một chủ đề rất quen thuộc, đặc biệt là trong các nghành khoa học xã hội. Tuy nhiên không vì thế mà nghiên cứu của chúng tôi giảm bớt giá trị vì gia đình vẫn luôn là một vấn đề mang tính thời sự. Và đối với người Việt Nam gia đình luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng mỗi người dân. Mặt khác trong các nghiên cứu xoay quanh chủ đề gia đình ta nhận thấy có rất nhiều mảng đề tài khác nhau. Mỗi mảng đề tài có những cái hay và những tác dụng to lớn góp phần vào việc xây dựng các gia đình Việt Nam với nhiều tiêu trí văn minh văn hóa, vững mạnh trên nhiều khía cạnh mà xã hội hiện đại yêu cầu. “Phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn” cũng là một mảng đề tài góp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng mục đích chung ấy. Xung quanh vấn đề giáo dục con cái trong gia đình nông thôn hiện nay ta cũng đã thấy có nhiều nghành thuộc khối các nghành khoa học xã hội tham gia nghiên cứu như : Xã hội học, Tâm lý học và gần đây là nghành Công tác xã hội (một nghành còn trẻ ở Viêt Nam). Tác giả Lê Tiến Hùng trong bài viết “Quyền uy của cha mẹ trong giáo dục gia đình” cũng quan tâm tới vấn đề giáo dục con cái trong gia đình nhưng ông đứng trên một cơ sở khác tác giả Đoàn Việt khi nói về vấn đề này. TS Lê Tiến Hùng không đi vào các số liệu thực nghiệm, cũng không đi sâu phân tích các biện pháp giáo dục con cái mang tính bạo lực mà tập trung lí giải tại sao cha mẹ có thể giáo dục được con cái. Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa quyền uy của cha mẹ với việc giáo dục con cái. Tác giả chỉ ra cơ sở tất yếu tự nhiên của quyền uy mà cha mẹ sử dụng trong giáo dục con cái. Khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục con cái bằng quyền uy và hậu quả khi cha mẹ không có uy quyền khi giáo dục con cái. Tuy vậy tác giả cũng chỉ ra rằng khi cha mẹ quá lạm dụng quyền uy trong giáo dục con cái tất yếu sẽ dẫn đến những phản ứng về mặt tâm lý của con cái. Lời khuyên mà tác giả dành cho các bậc cha mẹ là phải biết sử dụng quyền uy của mình một cách đúng lúc và không được lạm dụng uy quyền trong giáo dục con cái.Việc giáo dục con cái là một chức năng tất yếu của cha mẹ trong gia đình. Bởi sự giáo dục con cái sẽ định hướng cho trẻ nhận thức đúng đắn về các giá trị đích thực của cuộc sống, những khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội… Không những thế việc giáo dục con cái trong gia đình còn giúp cho trẻ có khả năng miễn dịch với các tệ nạn xã hội và phòng ngừa các hành vi sai lệch. Tuy nhiên không phải lúc nào giáo dục con cái trong gia đình cũng mang lại những kết quả đáp ứng những kì vọng như vậy. Có rất nhiều yếu tố tác động tới kết quả giáo dục, và phương pháp giáo dục của xha mẹ là một nhân tố quan trọng. Điều này đã được GS. Lê Thi khẳng định trong bài viết : “Vai trò của người cha và người mẹ trong việc nuôi dạy con cái” đăng trên tạp chí khoa học về phụ nữ số 1 năm 2003. Tác giả khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong việc: “giúp trẻ em trưởng thành cả về thể chất, trí tuệ,tình cảm”. Trong việc giáo dục con cái cha mẹ chính là hai nhân vật đóng vai trò trung tâm, trong đó cha và mẹ cần thống nhất với nhau cả về nội dung và phương pháp giáo dục, nếu không thống nhất với nhau sẽ dẫn đến tình trạng “người quá nuông chiều người quá khắt khe” dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong giáo dục conc cái. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những nét khác biệt trong giáo dục con cái của người cha và người mẹ, qua đó cũng giải thích những khác biệt này là do các yếu tố khác biệt giới quy định. Từ đó GS. Lê Thi đã đi đến khẳng định: “Cha và mẹ đều có vị trí và vai tò quan trọng, không được xem nhẹ bên nào trong việc giáo dục giúp con phát triển toàn diện”. Nếu như trong gia đình truyền thống cha mẹ giáo dục con trẻ phải ngoan ngoãn, vâng lời theo nguyên tắc trên bảo dưới phải nghe, theo lối áp đặt, thì hiện nay điều này phải được xem xét nhìn nhận từ hai phía chủ thể giáo dục (cha mẹ) và khách thể giáo dục (con cái), đó là những suy nghĩ ban đầu của tác giả Nguyễn Sĩ Liêm về nội dung và phương pháp giáo dục gia đình ở nước ta hiện nay. Tác giả đã so sánh yêu cầu của giáo dục con cái ngày xưa với ngày nay, từ đó chỉ ra những khác biệt và yêu cầu mới của việc giáo dục con cái trong giai đoạn hiện nay: “Ngày nay thời cuộc đã thay đổi, xã hội phát triển làm xuất hiện nhiều nghành nghề mới, cha mẹ hướng con cái học tập không chỉ để có trình độ học vấn… Mà còn giáo dục con rèn luyện ý chí quyết tâm làm giàu bằng chính kiến thức và năng lực của bản thân; Hơn thế nữa phải kết hợp một cách biện chứng giữa học chữ, học nghề và học cách làm người – làm người có nhân cách”. Để có thể đạt được mục tiêu đó thì phương pháp giáo dục con cái trong gia đình phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Giáo dục bằng phương pháp phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ đã dần thay đổi theo định hướng khích lệ. Tác giả Nguyễn Sĩ Liêm nêu ra ba phương pháp giáo dục cần phải có trong giai đoạn hiện nay là: phương pháp uy quyền, phương pháp nêu gương và phương pháp khích lệ. Theo tác giả trong đời sống dân chủ hiện nay một phương pháp giáo dục có hiệu quả cần phải lồng ghép các phương pháp giáo dục trên để không phải rơi vào tình trạng “nuông chiều quá sẽ làm cho trẻ trở nên ích kỷ, thụ động và yếu hèn. Nghiêm khắc quá sẽ dẫn đến tính lì lợm, bướng bỉnh ở trẻ”. Trên đây chỉ là một số nghiên cứu, một số các bài viết điển hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chắc chắn sẽ còn rất nhiếu các nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề “phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình”. Nhưng điều kiện không cho phép nên người nghiên cứu chỉ đi qua vài vấn đề khái quát như vậy. Qua những nghiên cứu điển hình trên ta thấy được phần nào tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề. Song có một điều chúng ta nhận thấy rất rõ là mặc dù có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà nghiên cứu không có sự trùng lặp với các nghiên cứu trước đó. Bởi qua các nghiên cứu ấy ta thấy các tác giả chủ yếu tập trung vào thực trạng, nguyên nhân, hậu quả cũng như các nội dung giáo dục con cái trong gia đình để nhằm làm nổi bật chức năng giáo dục của gia đình.Ở đây người nghiên cứu muốn tập trung vào phương pháp giáo dục con cái của các bậc cha mẹ trong các gia đình nông thôn, trong đó chú ý hơn tới những biện pháp giáo dục thiếu đúng đắn, thiếu khoa học. Đặc biệt hơn là qua đó nhà nghiên cứu muốn thể hiện vai trò của nhà công tác xã hội trước các biện pháp giáo dục như vậy. Và một lần nữa nhà nghiên cứu muốn khẳng định lại lí do lựa chọn đề tài “công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình là hoàn toàn đúng đắn. IV. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp luận: 1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khi xem xét, đánh giá mỗi hiện tượng – sự kiện xã hội phải đặt nó trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng – sự kiện khác. Ngoài ra phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá về một vấn đề để tránh cách nhìn phiến diện. Áp dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào đề tài nghiên cứu của mình thì chắc chắn giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay phải được đặt trong mối quan hệ khăng khít, bền chặt với các nhân tố khác như: Đặc điểm cá nhân của cha mẹ, hoàn cảnh, thời điểm xảy ra biện pháp giáo dục, bối cảnh đời sống văn hoá, giá trị chuẩn mực ở nông thôn, đời sống kinh tế của các gia đình thuộc diện nghiên cứu… Khi đặt các biện pháp giáo dục con cái của các bậc cha mẹ trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như vậy thì chúng ta mới đánh giá chính xác và khách quan về vấn đề, để từ đó đưa ra giải pháp giải quyết một cách hiệu quả và thuyết phục hơn. 1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chủ nghĩa duy vật lịch sủ có quan điểm: Khi nhìn nhận và đánh giá bất kỳ hiện tượng, vấn đề, thực trạng nào trong xã hội chúng ta luôn phải xác định được hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nơi vấn đề đang tồn tại và chịu ảnh hưởng. Bởi cùng một sự vật hiện tượng nhưng trong những bối cảnh lịch sử xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng, sự vật đó là khong giống nhau. Và phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay không phải là một trường hợp ngoại lệ. Vận dụng quan điểm này trong đề tài người nghiên cứu muốn hướng đến việc phân tích và lí giải hành vi giáo dục con cái của cha mẹ trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá cụ thể. Đồng thời cũng đặt vấn đề trong mối quan hệ so sánh với việc giáo dục con cái ở các thời điểm khác. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp chọn mẫu Trước hết người nghiên cứu tiến hành lập danh sách tất cả 120 hộ gia đình của thôn 9 (địa bàn nhiên cứu). Căn cứ vào các gia đình có ít nhất một người con trong độ tuổi từ 11 đến 15. Người nghiên cứu lấy mẫu là 60 mẫu. Trong đó có 30 đơn vị mẫu nghiên cứu thuộc về cha mẹ và 30 đơn vị mẫu nghiên cứu thuộc trẻ em tương ứng với 30 gia đình. Trong 30 đơn vị nghiên cứu là cha mẹ thì phần lớn là làm nông nghiệp. Riêng với mẫu nghiên cứu là trẻ em, vì có những gia đình có những gia đình có nhiều trẻ em thoả mãn yêu cầu lứa tuổi nên khi bốc thăm người nghiên cứu người nghiên cứu đã chú ý đến các yếu tố giới tính, lớp học, tuổi tác… Sau khi bốc thăm ta có các đơn vị mẫu nghiên cứu tương ứng như sau: Phân theo giới tính ta có 17 nam (chiếm khoảng 56%), 13 nữ (chiếm khoảng 44%). Phân theo lớp học, ở lớp 6 có 4 em (chiếm khoảng 13%), lớp 7 có 5 em (chiếm khoảng 16%), lớp 8 có 10 em (chiếm khoảng 33%) và lớp 9 có 11 em (chiếm khoảng 38 %). Theo lứa t