Công trình dự thi: Bảo vệ quyền lợi của trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và Cơ sở pháp lý

Trẻ em, đối tượng cần được quan tâm đặc biệt do sự non nớt về mặt thể chất và tinh thần, chúng cần được sự bảo vệ của những người trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn có nhiều thiệt thòi hơn vì chúng có khuyết tật về mặt thể chất và tinh thần so với trẻ em cùng lứa tuổi khác, chính vì điều đó chúng cần được sự quan tâm đặc biệt hơn. Những năm gần đây đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu khoa học về quyền trẻ em, trong những tác phẩm này cũng có một phần nào đó đề cập đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhưng chưa sâu. Nhận thức được trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng cần được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt hơn và thực trạng về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn nhiều bất cập nên nhóm tác giả chúng tôi đã thực hiện công trình nghiên cứu này. Bằng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh chúng tôi muốn làm rõ thực trạng chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam so với qui định của pháp luật việt nam, và tinh thần của công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên đã thực sự đạt được những kết quả như luật qui định, hướng tới không?. Và qua bất cập mà Việt Nam còn vướng chúng tôi dựa vào thực tiễn, các qui định của pháp luật hiện hành, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và kết hợp với việc tham khảo một số cách bảo vệ trẻ em đã đạt được kết quả cao ở một số nước để đưa ra một vài kiến nghị nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tốt hơn, hạn chế những bất cập đang gặp phải. Trong bài viết này chúng tôi trình bày 3 vấn đề lớn về mặt pháp luật đã có những qui định như thế nào để bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thứ hai về mặt thực tiễn chúng tôi làm rõ thực trạng và việc việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như thế nào, cuối cùng đưa ra các kiến nghị khắc phục những bất cập nhằm bảo vệ trẻ em tốt hơn.

doc46 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công trình dự thi: Bảo vệ quyền lợi của trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và Cơ sở pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH ------oOo----- CÔNG TRÌNH DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG Lần thứ XIII Năm học 2008-2009 TÊN CÔNG TRÌNH : TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC PHÁP LÝ Họ tên tác giả, nhóm tác giả : Nam/Nữ : Mã số SV: Năm thứ: 1. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG NỮ 3160035 3 2. BÙI ĐOÀN DANH THẢO NỮ 3160148 3 3. NGUYỄN THỊ KIM THANH NỮ 3160154 3 Trưởng nhóm: Lớp : B Khoá : 31 Khoa: QUỐC TẾ Người hướng dẫn : Ths NGUYỄN THỊ YÊN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CẤP KHOA Tên đề tài : TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Tên tác giả : 1. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG 2. BÙI ĐOÀN DANH THẢO 3. NGUYỄN THỊ KIM THANH HÌNH THỨC : PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN: NỘI DUNG KHOA HỌC : TÍNH THỰC TIỄN, TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI: ĐIỂM SỐ : XẾP LOẠI : TRƯỞNG KHOA LỜI MỞ ĐẦU Trẻ em, đối tượng cần được quan tâm đặc biệt do sự non nớt về mặt thể chất và tinh thần, chúng cần được sự bảo vệ của những người trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn có nhiều thiệt thòi hơn vì chúng có khuyết tật về mặt thể chất và tinh thần so với trẻ em cùng lứa tuổi khác, chính vì điều đó chúng cần được sự quan tâm đặc biệt hơn. Những năm gần đây đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu khoa học về quyền trẻ em, trong những tác phẩm này cũng có một phần nào đó đề cập đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhưng chưa sâu. Nhận thức được trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng cần được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt hơn và thực trạng về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn nhiều bất cập nên nhóm tác giả chúng tôi đã thực hiện công trình nghiên cứu này. Bằng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh chúng tôi muốn làm rõ thực trạng chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam so với qui định của pháp luật việt nam, và tinh thần của công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên đã thực sự đạt được những kết quả như luật qui định, hướng tới không?. Và qua bất cập mà Việt Nam còn vướng chúng tôi dựa vào thực tiễn, các qui định của pháp luật hiện hành, tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và kết hợp với việc tham khảo một số cách bảo vệ trẻ em đã đạt được kết quả cao ở một số nước để đưa ra một vài kiến nghị nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tốt hơn, hạn chế những bất cập đang gặp phải. Trong bài viết này chúng tôi trình bày 3 vấn đề lớn về mặt pháp luật đã có những qui định như thế nào để bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thứ hai về mặt thực tiễn chúng tôi làm rõ thực trạng và việc việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như thế nào, cuối cùng đưa ra các kiến nghị khắc phục những bất cập nhằm bảo vệ trẻ em tốt hơn. Chương I : CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT I/. ĐỊNH NGHĨA Khái niệm Theo công ước về quyền trẻ em : “ trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có qui định tuổi thành niên sớm hơn” Pháp luật Việt Nam chưa có các qui định thống nhất về khái niệm trẻ em trong từng ngành luật cụ thể. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 của Việt Nam : “trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo BLDS 2005 thì trẻ em là những người dưới 15 tuổi…. Theo pháp luật liên bang của Hoa kỳ thì “trẻ em là người dưới 18 tuổi” Nhìn chung mỗi nước có qui định khác nhau về độ tuổi để được coi là trẻ em. Việc qui định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý của trẻ em ở mỗi quốc gia. Do đó có những quốc gia qui định độ tuổi thành niên sớm hơn hoặc trể hơn 18 tuổi như được xác định trong công ước về quyền trẻ em. Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm sau: Thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành. Cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt pháp lý. Ngoài ra trong các qui phạm pháp luật Việt Nam còn xuất hiện các khái niệm “người thành niên”, “người chưa thành niên”. Như vậy vấn đề đặt ra là phân biệt giữa các khái niệm trên và khái niệm “trẻ em”. Theo pháp luật Việt Nam: Người thành niên: là người trên 18 tuổi Người chưa thành niên: là người dưới 18 tuổi Như vậy khái niệm người chưa thành niên rộng hơn khái niệm về trẻ em, người chưa thành niên bao gồm cả trẻ em và những người từ 16 tuổi đến 18 tuổi. Phân biệt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với trẻ em bình thường Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng (k1 Đ4 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005). Từ định nghĩa trên ta có thể thấy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có những đặc điểm sau: Thể chất và tinh thần không bình thường: đó là các trẻ em có khuyết tật về thể chất, tinh thần. Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể phân biệt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với trẻ em bình thường. Phân loại Căn cứ vào hoàn cảnh của trẻ em ở Việt nam mà có thể chia trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thành các nhóm sau: Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi. Trẻ em khuyết tật, tàn tật. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Trẻ em lao động sớm. Trẻ em lang thang. Trẻ em bị xâm hại tình dục. Trẻ em nghiện ma túy. Trẻ em vi phạm pháp luật. II/. NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa 1.1 Pháp luật quốc tế Cơ sở pháp lý: Điều 20 và 21 Công ước quốc tế về quyền trẻ em . Nội dung: Việc xếp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này là không có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” (k1 Đ 20 Công ước về quyền trẻ em) Nguyên nhân khiến trẻ em mồ côi, không nơi nương, bị bỏ rơi tựa là do cha mẹ chết trong tai nạn, bệnh tật, chết trong thiên tai, chiến tranh hay mất tích trong các vụ thiên tai, lũ lụt, hay cha mẹ vì lý do nào đó không nuôi dưỡng chúng, vứt bỏ chúng, hoặc bị thất lạc…. Theo điều 20 qui định, “Các nhà nước thành viên tùy theo luật pháp của quốc gia mình đảm bảo việc chăm sóc bảo vệ cho những trẻ em như vậy.” Tại khoản 3 của điều 20 cũng đưa ra các phương thức giúp đỡ đối với nhóm trẻ em này: “Việc chăm sóc trẻ em bao gồm các hình thức trong đó có hình thức nuôi dưỡng kafalah theo luật pháp của đạo Hồi, nhận làm con nuôi hoặc nếu cần thiết đưa vào các trung tâm chăm sóc trẻ em thích hợp. Trong quá trình xem xét lựa chọn phương án, cần phải tính đến nguyện vọng được giáo dục, dạy dỗ lien tục và cơ sở nền tảng về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và dân tộc của trẻ em”. Một trong những phương thức giúp đỡ hữu hiệu đối với nhóm trẻ em này việc cho nhận con nuôi và điều đó đã được Điều 21 của Công ước đã điều chỉnh bằng cách quy định thẩm quyền cho phép nhận con nuôi, điều kiện mà người nhận con nuôi phải tuân thủ… 1.2 Pháp luật Việt Nam Cơ sở pháp lý: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được quy định tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều 65 Hiến pháp 1992. Nội Dung: Tại điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói về việc giáo dục, chăm sóc nhóm trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa với nội dung như sau: 1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập. 2. Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. 3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.  Quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nêu trên. Luật đã quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm trong việc giúp đỡ trẻ em tìm nơi nương tựa. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có các chính sách trợ giúp các cơ sở chăm sóc trẻ em nhằm mục đích bảo đảm cho nhóm trẻ em này được chăm sóc, giáo dục với những điều kiện tốt nhất. Như vậy Việt Nam đã nội luật hóa các qui định pháp luật của luật quốc tế. Trẻ em lang thang Trẻ lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định, trẻ em cùng với gia đình đi lang thang(k2 Đ3 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005). Đặc điểm trẻ lang thang : Không sống cùng gia đình Tự kiếm sống, nuôi sống bản thân. Nơi cư trú và nơi kiếm sống không ổn định. Nhìn chung Trẻ lang thang là những đứa trẻ thích tự do, không chịu sống trong khuôn khổ, các em thường có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung hãn. Tuy vậy, các em thường tỏ ra hào hiệp, tương trợ và thông cảm những người cùng cảnh ngộ. Các em có tính tự lập cao và biết cách tổ chức cho cuộc sống riêng của mình . Tâm lý chung của trẻ lang thang : Sự đổ vỡ, tổn thương về tinh thần và tình cảm là điều khó tránh khỏi đối với những trẻ lang thang bước ra từ một gia đình không hạnh phúc hay một sự xâm phạm nặng nề nào đó về tinh thần, thân thể. Cho nên khả năng tin tưởng vào chúng ta rất ít và luôn luôn tỏ ra nghi ngờ. Đó là một thực trạng nhức nhối của trẻ lang thang mà chúng ta đang phải đối mặt. Nhiều và rất nhiều trẻ lang thang ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, các em sẽ tự tìm đến nhau và tập họp thành một nhóm và hoạt động sai trái trong nhiều phạm vi. Trong tâm trạng tất cả đều bị tổn thương, các em sẽ suy nghỉ bi quan là chỉ có các em trong nhóm mới có thể hiểu và thông cảm được với nhau về nỗi đau đớn trong lòng chúng bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng trào sôi một cách mạnh mẽ không lối thoát. Do đó các em sẽ tìm cách lãng quên, thay thế những sự thật phủ phàng mà các em đã gặp phải qua những việc như : khói thuốc và lang bạt một cách ngông cuồng.Từ đó dẫn đến móc túi trấn lột, nghiện hút và tình trạng này cứ kéo dài triền miên nên không ít người trong xã hội nghĩ rằng các em đã mất đi bản tính con người. Và chính điều đó trẻ em lang thang là một trong những đối tượng cần được sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt của nhà nước. 2.1 Pháp luật quốc tế Cơ sở pháp lý: Điều 20 và 21 Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Nội dung: Trẻ em sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ của Nhà nước. Các quốc gia thành viên đảm bảo việc chăm sóc bảo vệ cho những trẻ em lang thang. Phương thức trợ giúp nhóm trẻ em này: nhận làm con nuôi hoặc đưa vào các trung tâm trợ giúp xã hội. 2.2 Pháp luật Việt Nam Cơ sở pháp Lý: Điều 55 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo. 2. Đối với trẻ em cùng gia đình đi lang thang thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình. 3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội. Nội dung Qua các quy định tại điều này ta thấy rằng pháp luật Việt Nam đã thực hiện đúng tinh thần của Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Nhà nước đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nhà nước (Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang) trong việc giúp đỡ, đưa các em về lại gia đình hoặc được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ trẻ em. Không chỉ dừng lại ở đó, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ đối với các trẻ em đi lang thang cùng với gia đình bằng cách : “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình” và “trẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo”. Điều này cho thấy pháp luật Việt Nam đã có sự linh hoạt trong việc thực thi pháp luật. Các nhà làm luật đã căn cứ vào tình hình thực tiễn của xã hội Việt Nam để có những chính sách hỗ trợ trẻ em một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Không chỉ giúp đỡ cá nhân trẻ em mà còn giúp đỡ gia đình của trẻ em đó ổn định cuộc sống. Cách làm này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, chỉ khi nào có một môi trường sống tốt bên cạnh cha mẹ thì trẻ em mới phát triển thể chất và nhân cách toàn diện nhất. Trẻ em khuyết tật, tàn tật Trẻ khuyết tật, tàn tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác. 3.1 Pháp luật quốc tế Cơ sở pháp lý: Điều 23 Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Nội dung: Trẻ em tàn tật về thể chất và tinh thần được hưởng cuộc sống đầy đủ và tốt đẹp. Các nhà nước công nhận quyền được chăm sóc đặc biệt của trẻ em, tùy điều kiện và giúp đỡ cho trẻ em, người chăm sóc trẻ em này tùy nguồn lực sẵn có. Công nhận nhu cầu đặc biệt của trẻ, sự trợ giúp bảo đảm sao cho trẻ hòa nhập xã hội một cách tối đa, phát triển về thể chất lẫn tinh thần. 3.2 Pháp luật Việt Nam Cơ sở pháp lý: Điều 15, 16, 17 và điều 52 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. -Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. -Quyết định số 65 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010. Nội dung: Trẻ em tàn tật được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội. Đối tượng trẻ em tàn tật nhưng có năng khiếu sẽ được nhận vào các trung tâm giáo dục năng khiếu tương ứng. Nhà nước có chính sách miễn giảm, trợ cấp học phí, miễn các khoản đóng góp cho nhà trường, có chính sách trợ cấp xã hội, cấp học bổng cho đối tượng trẻ em này. Các cá nhân, cơ quan tổ chức được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện mở trường lớp, trung tâm dạy nghề dành cho trẻ em tàn tật. Qua các quy định pháp luật về trẻ em tàn tật, ta thấy Nhà nước đã có sự quan tâm bằng các chính sách thiết thực đến nhóm trẻ em này. Không chỉ giúp đỡ về vật chất, Nhà nước còn quan tâm đời sống tinh thần của trẻ, bù đắp những thiệt thòi cho các em. Điều này đã thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Trẻ em bị xâm hại tình dục Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ và toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ. Do đó sẽ bị tổn hại về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện nếu chúng bị xâm hại tình dục, không những thế những tác động này còn ảnh hưởng lâu dài, trở thành nổi ám ảnh trong đầu trẻ đến cả khi trưởng thành.Chính vì điều đó mà trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt hơn khi chúng bị rơi vào những hoàn cảnh đó. 4.1 theo công ước về quyền trẻ em Điều 34 có qui định: “ các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục. Vì mục đích này, các quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện mọi biện pháp thích hợp ở cấp quốc gia, song phương, và đa phương để ngăn ngừa: Việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động tình dục trái phép nào Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong mại dâm hay các hoạt động tình dục trái pháp luật khác Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay trong các tài liệu có tính chất khiêu dâm” Theo công ước này các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm thực hiện mọi biện pháp thích hợp để chống bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em. Như vậy vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ khái niệm bóc lột tình dục trẻ em và lạm dụng tình dục trẻ em. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm lạm dụng tình dục trẻ em. Theo quan điểm của tác giả Daniel O’Doanel trong “Trẻ em cũng là những con người” thì lạm dụng tình dục là hình thức cưỡng bức một đứa trẻ có quan hệ tình dục với mình, hoặc có quan hệ tình dục với một đứa trẻ mà đối với nó là quá trẻ để có thể chấp nhận mối quan hệ đó, hay đứa trẻ đó chịu sự tác động hoặc kiểm soát của người lạm dụng nó. Nói tóm lại đó là sự tiếp xúc (tương tác) giữa đứa trẻ và người lớn Theo đó những hành vi như vuốt ve, mơn trớn quá đáng thậm chí không sử dụng vũ lực hay cưỡng bức, hoặc xem sách báo, tranh ảnh khiêu dâm, xem trẻ em khi chúng có quan hệ tình dục với nhau, chụp ảnh khoả thân hoặc nhìn các bộ phận sinh dục của trẻ em, hay nói chuyện tình dục với trẻ em mà không có lý do chính đáng, hoặc người lớn phô bày bộ phận sinh dục của mình, hay vuốt ve bộ phận sinh dục, tình dục bằng miệng, giao hợp hay bất cứ hình thức tiếp xúc sinh dục nào đều là những hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Các dấu hiệu và đặc điểm của trẻ em khi bị lạm dụng: Bệnh về tình dục: những vấn đề ở cổ, ở miệng, đi tiêu khó, những sự xuất tinh, ra chất nhờn nhiều và có những vết bầm ở bộ phận sinh dục hoặc có sự có thai mà không cắt nghĩa được mà đương sự không muốn trao đổi. Những hành vi biểu hiện bị lạm dụng: có một sự thay đổi nào đó ở đứa trẻ, trẻ đó có thể tự kép kín, rất hung hãn hay bị trầm cảm, thay đổi ứng xử với anh em, đứa trẻ có những hành vi về tình dục không thuộc lứa tuổi của nó, hay đột ngột thấy đứa trẻ sợ người đàn ông khác rờ vào nó. Trẻ không tỏ ra sợ hãi phải ở một mình với một người nào đó hay không muốn thấy mặt một người đàn ông và có thể gợi cho chúng ta cảm thấy nó có một bí mật mà nó không muốn nói cho mình nghe, hay khi nhắc đến tên ai đó đột nhiên nó bỏ đi Bóc lột tình dục là việc sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm, sản xuất tranh ảnh, sách báo khiêu dâm, hoặc sử dụng trẻ em trong các bộ phim khiêu dâm. - Nguyên nhân trẻ em tham gia vào các hoạt động mại dâm trước tiên là do văn hóa thấp, bản thân bị ức chế về tâm lý, các em bị chính cha mẹ đưa đi bán trinh, bị người lớn dụ dỗ, sống trong môi trường có tệ nạn mại dâm. Ngoài ra một phần do các em bị bạn bè rủ rê, hay đua đòi có tiền ăn xài. Hay các quan niệm lỗi thời như “trọng nam khinh nữ”, “mại dâm với trẻ em an toàn, tránh bị AIDS”, giải quyết sinh lý với trẻ em sẽ gặp may mắn trong làm ăn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bóc lột tình dục trẻ em. Theo đó hậu quả của những hành vi này đó là trẻ em bị tổn thất nghiêm trọng về mặt tâm lý có thể suốt cuộc đời đặc biệt đối với người lạm dụng là những người thân thích với chúng vì chúng còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên khả năng phục hồi thương tổn thể chất, đặc biệt là khả năng thoát khỏi khủng hoảng tinh thần là rất khó nếu không được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra còn có thể bị nhiễm các căn bệnh truyền nhiễm. Chính vì điều này mà công ước về quyền trẻ em đã ràng buộc trách nhiệm cho các thành viên của công ước phải thực hiện các biện pháp để nhằm hạn chế tình trạng trên. Ở Việt Nam tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đã tồn tại từ lâu và Việt Nam hiện nay là thành viên của công ước về quyền trẻ em do đó Việt Nam đã ban hàn
Luận văn liên quan