Khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi
tập” theo quan điểm lý thuyết của từ vựng học và phong cách học. Nghiên cứu phương
thức hình thành ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng
giúp thấy thêm được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dựng từ đặt câu của
Nguyễn Trãi thấy được phong cách thi ca của Nguyễn Trãi cũng như khắc họa đầy đủ và
hoàn chỉnh chân dung con người Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sỹ, một ẩn sỹ
18 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3954 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi
Vương Văn Huy
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi
tập” theo quan điểm lý thuyết của từ vựng học và phong cách học. Nghiên cứu phương
thức hình thành ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng
giúp thấy thêm được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dựng từ đặt câu của
Nguyễn Trãi thấy được phong cách thi ca của Nguyễn Trãi cũng như khắc họa đầy đủ và
hoàn chỉnh chân dung con người Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sỹ, một ẩn sỹ.
Keywords: Ngôn ngữ học; Ẩn dụ; Thơ
Content
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
3.1 Mục đích........................................................................................................................ 3
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................... 4
5.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................. 4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 4
6. Bố cục của luận văn ........................................................................................................ 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 5
1.1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi ........................................... 5
1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ thơ .............................................................................. 5
1.2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam ................................................................. 5
1.2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam trung đại ................................................. 5
1.3. Một vài vấn đề lý thuyết về phép ẩn dụ ....................................................................... 5
1.3.1. Khái niệm về ẩn dụ ................................................................................................... 5
1.3.2. Các xu hướng nghiên cứu về ẩn dụ ........................................................................... 6
Chương 2 : .......................................................................................................................... 8
ẨN DỤ TỪ VỰNG TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" ....................................................... 8
2.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” ........................................ 8
2.2. Miêu tả và phân tích ..................................................................................................... 9
2.2.1. Ẩn dụ hình thức ......................................................................................................... 9
Tiểu kết ............................................................................................................................. 10
Chương 3 : ........................................................................................................................ 11
ẨN DỤ TU TỪ TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" ........................................................... 11
3.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” ...................................... 12
3.2. Miêu tả và phân tích ................................................................................................... 13
3.2.1. Nhóm ẩn dụ nói về thiên nhiên ............................................................................... 13
3.2.2. Nhóm ẩn dụ nói về thế sự ........................................................................................ 13
Tiểu kết ............................................................................................................................. 14
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 15
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Việt ngữ học ẩn dụ được xem xét từ hai góc độ: ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của
từ vựng học (tức là ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của đơn vị từ
vựng dựa vào mối tương đồng giữa đối tượng và sự vật) và ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của
phong cách học (tức là ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận
thức của con người). Ẩn dụ không chỉ có giá trị gợi hình, là phương tiện xây dựng hình tượng mà
còn chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vậy ẩn dụ được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn
ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thơ ca.
Ẩn dụ thể hiện rõ phong cách của tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc.
Mỗi nhà thơ có cách nhìn nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng của mình. Nghiên cứu ẩn dụ
trong tác phẩm văn học chúng ta có thể tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà thơ.
Nguyễn Trãi là đại thi hào dân tộc. Từ trước đến nay khi nghiên cứu văn thơ Nguyễn
Trãi, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mảng văn “trị quốc”, mà chưa có ai đề cập tới
phương diện ẩn dụ trong thơ ông. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi để nghiên cứu. Đó chính là
lý do cho sự ra đời của đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ẩn dụ xuất hiện trong tập thơ chữ Nôm “Quốc
âm thi tập” của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài ( NxB Khoa học xã hội, năm 1969 ).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích của luận văn là tìm hiểu cách sử dụng phương thức ẩn dụ trong tập thơ “Quốc
âm thi tập”. Qua đó, chúng tôi muốn đi tìm giá trị phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Miêu tả và phân loại các ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập” Đồng thời phân tích ý
nghĩa của các ẩn dụ để thấy được giá trị và phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây :
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các loại ẩn dụ xuất hiện trong “Quốc âm thi
tập” và thống kê về mặt số lượng để thấy được mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ. Trên cơ sở
tập hợp ngữ liệu về các loại ẩn dụ đó, đề tài tiến hành phân loại chúng thành các tiểu loại theo
các chủ đề và tìm tần số xuất hiện của chúng.
4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, phân tích tu từ
Các phương pháp này được sử dụng khi phân tích ý nghĩa biểu tượng. Từ đó có thể rút ra
được những nhận xét về đặc điểm của phương thức ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập” trong thơ
Nguyễn Trãi.
4.3. Thủ pháp thống kê
Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các ẩn dụ xuất hiện trong tập thơ " Quốc âm thi
tập ".
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là công trình đầu tiên khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ
“Quốc âm thi tập” theo quan điểm lí thuyết của từ vựng học và phong cách học. Các kết quả
nghiên cứu của luận văn giúp chúng ta thấy được phương thức hình thành ẩn dụ trong “Quốc âm
thi tập”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng giúp thấy thêm được cái hay cái đẹp và sự uyên
bác trong cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Trãi. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu
phong cách thi ca của Nguyễn Trãi cũng như có ý nghĩa đối với việc khắc họa đầy đủ và hoàn
chỉnh chân dung con người Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sĩ, một ẩn sĩ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài sẽ có những tác dụng nhất định đối với sinh
viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn học, ngôn ngữ học, triết học, tâm lí học,. Đồng
thời những đóng góp này phần nào sẽ giúp cho các độc giả Việt Nam có thêm hiểu biết và cách
nhìn về ẩn dụ với sự hành chức của nó trong văn thơ nói chung và trong " Quốc âm thi tập " nói
riêng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1 : Cơ sở lí thuyết
Chương 2 : Ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập”
Chương 3 : Ẩn dụ tu từ trong “Quốc âm thi tập”
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi
1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ thơ
1.2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam
1) Sự chính xác trong ngôn từ
2) Tính biểu cảm
Bên cạnh những đặc điểm chung nhất này của ngôn ngữ thơ ca, thơ ca Việt Nam còn có
những đặc điểm nổi bật sau :
1) Tính hình tượng
2) Tính tương xứng
3) Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam
4) Đặc điểm về phong cách của nhà thơ
5) Chơi chữ, một đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam
1.2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam trung đại
1.2.2.1. Tính ước lệ, tượng trưng
1.2.2.2. Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã
1.2.2.3. Gắn bó với thiên nhiên
1.2.2.4. Tính nhân văn
Quan hệ giữa con người và vũ
Con người đạo đức
Con người phi cá nhân
1.3. Một vài vấn đề lý thuyết về phép ẩn dụ
1.3.1. Khái niệm về ẩn dụ
Hiện tượng ẩn dụ ( metaphor ) từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên
cứu, thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi sự vật dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai
sự vật có tính tương đồng hay giống nhau. Có thể xem so sánh ngầm là quy trình cơ bản để hiểu
về ẩn dụ. Trong các công trình nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ thường chỉ
chiếm vị trí khiêm tốn trong phần từ vựng học và tu từ học với quan điểm coi nó là một phương
thức phát triển nghĩa mới của từ ( ẩn dụ từ vựng ) hoặc là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ).
Ẩn dụ về cơ bản là “ phương thức dùng tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự
vật hiện tượng khác dựa trên sự tương đồng giữa chúng về chức năng, hình thức hay nói cách
khác là dựa trên sự giống nhau giữa chúng về một khía cạnh nào đó ”.
1.3.2. Các xu hướng nghiên cứu về ẩn dụ
Trong ngôn ngữ học có 3 khuynh hướng nghiên cứu ẩn dụ như sau:
- Nghiên cứu ẩn dụ theo phương pháp từ vựng học.
- Nghiên cứu ẩn dụ theo phong cách học.
- Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng tri nhận luận.
1.3.2.1. Nghiên cứu ẩn dụ theo phương pháp từ vựng học ( tức ẩn dụ từ vựng)
Ẩn dụ là phương thức biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi của sự vật hiện tượng
này để gọi tên sự vật hiện tượng khác. Do đó khi nói đến ẩn dụ với tư cách là phương thức biến
đổi ý nghĩa của từ ( ẩn dụ từ vựng ), người ta thường chỉ nghĩ đến những ẩn dụ có tính bền vững
tương đối, nghĩa là được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn như chân trời, chân
mây, đầu sóng, đầu núi, cánh đồng, cánh thư
1.3.2.2. Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng phong cách (tức ẩn dụ tu từ)
Ẩn dụ tu từ
Tác giả Hữu Đạt quan niệm “ ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận
văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố
hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như vậy, thực chất của
phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và
ngôn ngữ dân tộc ”. [12, tr302]
Ẩn dụ tu từ thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật của tác giả, phong cách thời đại và
phong cách dân tộc. Chúng ta thấy được vai trò của thủ pháp ẩn dụ tu từ là rất quan trọng trong
việc xây dựng hình tượng tác phẩm. Giá trị của ẩn dụ không chỉ ở một hình tượng và biểu cảm
mà còn ở chỗ phát hiện bề sâu, bề xa của sự vật theo cách nhìn của tác giả. Bởi vì ẩn dụ thể hiện
những hàm ý mà người đọc phải suy ra mới hiểu được.
Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng
Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ mà nghĩa của từ được ẩn dụ đã được cố định hóa trong hệ thống
ngôn ngữ, được toàn dân chấp nhận và sử dụng.
Trong khi đó thì ẩn dụ tu từ lại mang tính sáng tạo riêng của cá nhân, mà ở đây chủ yếu là
các nhà văn nghệ sĩ. Nó được dùng với nghĩa ngữ cảnh cụ thể, với cách chuyển đổi tên gọi lâm
thời. Ẩn dụ dạng này được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và
tăng giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt.
Phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ
Sự giống nhau giữa hai hiện tượng này chính là cách liên tưởng để rút ra được nét tương
đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ
cũng như so sánh tu từ. Nhưng giữa hai hiện tượng này cũng có những điểm khác nhau rõ rệt.
Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ
Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ đều có những tính chất giống nhau : đều là sự rút gọn lời
nói, đều là những phương thức chuyển nghĩa làm giàu thêm vốn từ, mang vào ngôn ngữ những
yếu tố lạ, tạo bất ngờ, gây cảm xúc.
Tuy nhiên, ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ lại có những điểm khác nhau cơ bản sau : ẩn dụ
được xây dựng trên sự liên tưởng tương đồng còn hoán dụ lại dùng những quan hệ tất yếu để kết
hợp những yếu tố có cùng với nhau một mẫu số chung, thành một hệ thống lôgic.
1.3.2.3. Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng tri nhận ( ẩn dụ tri nhận )
Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận
Ẩn dụ tri nhận
Ẩn dụ thường được cho là một biện pháp tu từ trong văn học, dựa vào sự giống nhau giữa
nghĩa đen và nghĩa bóng của ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ
còn là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ
do vậy không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức
để tư duy về sự vật.
Chương 2 :
ẨN DỤ TỪ VỰNG TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP"
2.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập”
Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ mà nghĩa của từ được ẩn dụ đã được cố định hóa trong hệ thống
ngôn ngữ, được toàn dân chấp nhận và sử dụng. Các nhà nghiên cứu theo phương pháp từ vựng
học quan niệm ẩn dụ từ vựng cũng là một phương thức chuyển nghĩa của từ. Ẩn dụ từ vựng làm
cho ý nghĩa của từ được mở rộng để biểu thị được nhiều sự vật hiện tượng hơn, tức là làm cho từ
trở thành từ nhiều nghĩa.
Qua khảo sát các hiện tượng ẩn dụ từ vựng trong tập thơ “Quốc âm thi tập” chúng tôi
nhận thấy các trường hợp ẩn dụ này có thể xếp vào 3 nhóm ẩn dụ là ẩn dụ hình thức và ẩn dụ
cách thức (theo tiêu chí phân loại của Đỗ Hữu Châu) và ẩn dụ dựa trên mối quan hệ giữa nghĩa
cụ thể và nghĩa trừu tượng, hay ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng ( theo tiêu chí phân loại của Lê
Đình Tư ).
Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật.
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong tập thơ “Quốc âm thi tập” chỉ có 18 ẩn dụ loại thuộc
loại này. Đây là những ẩn dụ rất quen thuộc. Chẳng han : đầu bãi, đầu non, ruột bể, lòng bể, lòng
trúc, lòng trời, chân rừng Ví dụ như :
Hột cải tình cờ được mũi kim. ( bài thứ 150 )
Hơn chó được ngồi khi mặt bếp. ( bài thứ 251 )
Ẩn dụ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai
hoạt động, hiện tượng. Chẳng hạn như : cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng, hỏi xoáy vấn đề Trong
“Quốc âm thi tập” có tất cả 16 ẩn dụ thuộc dạng này. Ví dụ :
Vui xưa chẳng quản đeo ấu. ( bài thứ 19 )
Bếp thắng chè khô cởi thuở âu. ( bài thứ 154 )
Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng là ẩn dụ lấy vốn từ trước đây chỉ dùng để biểu thị những
sự vật, hiện tượng, hoạt động hay đặc trưng, tính chất cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Ví
dụ như : nho chín và nghĩ chín trong tiếng Việt, soft ( mềm mại ) và soft winter ( mùa đông ôn
hòa, dễ chịu ) trong tiếng Anh. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tập thơ “Quốc âm thi tập” các
ẩn dụ từ vựng thuộc loại này có 24 trường hợp. Ví dụ :
Quân tử hãy lăm bền chí cũ. ( bài thứ 18 )
Đốt trúc khua na đắng lỗ tai. ( bài thứ 194 )
BẢNG 1 : CÁC ẨN DỤ TỪ VỰNG TRONG
QUỐC ÂM THI TẬP
( Tổng số : 60 ẩn dụ )
Ẩn dụ từ vựng Số lượng Tỷ lệ
Ẩn dụ hình thức 18 30,0%
Ẩn dụ cách thức 16 26,7%
Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng 26 43,3%
2.2. Miêu tả và phân tích
Các ẩn dụ từ vựng xuất hiện trong thơ tuy không nhiều nhưng cũng có những đóng góp
nhất định trong việc xây dựng hình tượng thơ cũng như thể hiện cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩa
của tác giả. Đồng thời với việc phân tích các ẩn dụ từ vựng xuất hiện trong “Quốc âm thi tập”
thơ luận văn sẽ chỉ ra đặc điểm của phương thức ẩn dụ này.
2.2.1. Ẩn dụ hình thức
Trong tập thơ “Quốc âm thi tập” số lượng ẩn dụ hình thức không nhiều, chỉ có 18 ẩn dụ,
trong đó có 1 ẩn dụ xuất hiện 3 lần. Tất cả các ẩn dụ hình thức này đều là những ẩn dụ quen
thuộc, đã được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Các ẩn dụ này đã quá quen thuộc và có
nghĩa cố định nên ở phần này chúng tôi chỉ nhận xét những ẩn dụ có giá trị trong việc xây dựng
hình ảnh thơ.
2.2.2. Ẩn dụ cách thức
Theo Đỗ Hữu Châu thì ẩn dụ cách thức là “những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách
thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng” [4, tr158]. Đối với ẩn dụ từ vựng thì phương thức
ẩn dụ theo cách thức là một phương thức thường gặp. Trong tập thơ Quốc âm thi tập, ẩn dụ cách
thức xuất hiện 15 lần. Các ẩn dụ này với chức năng ngôn ngữ của mình đã làm tăng tính thẩm
mỹ, tăng tính biểu cảm của câu thơ.
2.2.3. Ẩn dụ dựa vào quan hệ “ cụ thể - trừu tượng ”
Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng là loại ẩn dụ lấy vốn từ trước đây chỉ dùng để biểu thị
những sự vật, hiện tượng, hoạt động hay đặc trưng, tính chất cụ thể để chỉ một khái niệm trừu
tượng. Dạng ẩn dụ từ vựng này dễ bị nhầm với ẩn dụ tu từ do cách thức tạo thành của chúng gần
giống với biện pháp tu từ : chúng thường khiến người đọc liên tưởng về đối tượng được ẩn dụ.
Chẳng hạn như trường hợp nói ngọt, người nghe liên tưởng đến cái ngọt của vị giác => lời nói
ngọt là lời nói dễ nghe. Tuy có hình thức gần giống với ẩn dụ tu từ nhưng các ẩn dụ này vẫn là
ẩn dụ từ vựng vì chúng đã được toàn dân dùng một cách rộng rãi, và phổ biến với nét nghĩa đã
được cố định hóa trong hệ thống từ vựng.
Trong “Quốc âm thi tập” có tất cả 25 ẩn dụ dạng này. Các ẩn dụ này chủ yếu nói về chốn
quan trường, khí tiết của con người và Nho giáo. Đó là các ẩn dụ như : bền chí, bền lòng, xuân
xanh, cửa quyền, bể triều quan, mùi đạo, mùi thế, trong đó ẩn dụ cửa quyền lặp đi lặp lại tới 7
lần.
Tiểu kết
Trong tập thơ “Quốc âm thi tập” những ẩn dụ từ vựng có thể xếp vào 3 loại là ẩn dụ hình
thức, ẩn dụ cách thức và ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng.
Những ẩn dụ hình thức trong thơ được dùng để định danh những sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên. Một sự vật, hiện tượng có thể dùng nhiều từ khác nhau để gọi tên, chẳng hạn như ở
trường hợp lòng, ruột. Lựa chọn tên gọi nào là phụ thuộc vào ý đồ của nhà thơ, và qua sự chọn
lựa này sẽ phản ảnh phong cách cũng như tài năng của nhà thơ. Nhưng cũng có khi đối tượng chỉ
có duy nhất một cách định danh trong hệ thống từ vựng, ví dụ như mũi kim, mặt nước. Do đó
những đối tượng đã làm hạn chế sự lựa chọn ngôn từ của nhà thơ trong quá trình sáng tác. Trong
những trường hợp này thi nhân muốn tạo ra được những đố