Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam - Yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự chuyển biến tích cực. Những nhân tố tạo nên những bước tiến đó là: chúng ta đã biết khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên vốn có, đưa ra những chính sách kinh tế thông thoáng, tận dụng những cơ hội đầu tư, đặc biệt là những cơ hội đầu tư nước ngoài. Một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu đã đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước đó là nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển của đất nước, nguồn nhân lực cũng có những bước tiến bộ quan trong cả về mặt số lượng và chất lượng . Nguồn nhân lựcViệt Nam đang được đánh giá là một trong những yếu tố thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Vậy chúng ta hãy xem xét một vài đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam để có thể biết tại sao nguồn nhân lực lại là một trong những yêu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế hiện nay.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 19187 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam - Yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý‎ do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự chuyển biến tích cực. Những nhân tố tạo nên những bước tiến đó là: chúng ta đã biết khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên vốn có, đưa ra những chính sách kinh tế thông thoáng, tận dụng những cơ hội đầu tư, đặc biệt là những cơ hội đầu tư nước ngoài. Một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu đã đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước đó là nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển của đất nước, nguồn nhân lực cũng có những bước tiến bộ quan trong cả về mặt số lượng và chất lượng . Nguồn nhân lựcViệt Nam đang được đánh giá là một trong những yếu tố thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Vậy chúng ta hãy xem xét một vài đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam để có thể biết tại sao nguồn nhân lực lại là một trong những yêu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi hi vọng cung cấp cho các bạn những thông tin về nguồn lao động và đặc điểm nguồn lao động Viêt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đất nước trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đặc điểm của nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm đó. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào nguồn lao động thuộc dân số hoạt động kinh tế 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng lý thuyết về dân số học, lý thuyết về lao động và nguồn lao động. Phương pháp nghiên cứu Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chủ yếu sưu tập và tổng hợp các bài viết từ sách báo, mạng internet… Sau đó dùng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với liệt kê để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra chúng tôi còn dùng phương pháp mô hình hóa qua việc sử dụng các bảng số liệu liên quan về dân số và nguồn nhân lực Việt Nam. 5. Nội dung và kết cấu bài luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận này gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực Chương 2: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam Chương 3: Can thiệp của chính phủ để phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 Khái quát về lao động nguồn lao động Lao động là những hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân, của một nhóm người, của cả doanh nghiệp hoặc là nói chung của toàn xã hội. Nguồn nhân lực hay nguồn lao động là dân số có khả năng lao động cả về trí lực và thể lực. Hay nói cách khác đó là một phần dân cư đang làm việc và không làm việc nhưng có khả năng lao động. Từ khái niệm đó có thể hiểu rằng, nguồn lao động bao gồm, một mặt, những người đang hoạt động kinh tế trong những ngành nghề khác nhau, mặt khác, cả những người không làm việc nhưng có khả năng lao động. Tóm lại, nguồn lao động bao gồm những người đang lao động thực tế và những người có tiềm năng lao động. Những thay đổi về số lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi các chỉ tiê như tăng trưởng tuyệt đối, tố độ tăng trưởng nguồn nhân lực. Trị số tăng tuyệt đối được xác định là hiệu số giữa số lượng nguồn nhân lực ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối. Tốc độ tăng trưởng là hệ số giá trị tuyệt đối nguồn nhân lực ở kỳ cuối so với giá trị của chúng kỳ đầu. Phần cơ bản của nguồn lao động là dân số trong độ tuổi lao động, và được xác định bởi luật pháp của mỗi quốc gia. Đa số các nước trên thế giới độ tuổi bắt đầu lao động từ 14 đến 15, còn tuổi về hưu trung bình là 65 đối với nam và 60 đối với nữ. Ở Việt Nam độ tuổi lao động được xác định đối với nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55 Bảng 1: Dân số trong độ tuổi lao động của một số nước trên thế giới năm 1995 Tên nước  Độ tuổi lao động  Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số (%)    Nam  Nữ    Anh  16 - 65  16 - 60  61,0   Pháp  15 - 60  15 - 60  61,0   Mỹ  16 - 65  16 - 65  65,0   Nhật Bản  15 - 65  15 - 65  70,0   Canada  15 - 65  15 - 65  68,0   Nga  16 - 60  16 - 55  57,0   Ba Lan  18 - 65  18 - 60  58,0   Việt Nam  15 - 60  15 - 55  59,5   1.2 Cấu trúc nguồn lao động Sơ đồ cấu trúc nguồn lao động 1.2.1 Khái niệm dân số hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế là tập hợp những người đang làm việc trong nền kinh tế và những người thất nghiệp (hay chính xác hơn là những người đang tích cực tìm kiếm việc làm. Dân số hoạt động kinh tế là phần dân số đảm bảo nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch v, bao gồm những người đang lao động và những người thất nghiệp, hay chính xác hơn là những người làm công ăn lương, người thuê lao động và những người tự tổ chức lao động. Nói cách khác, đó là một phần dân số, bao gồm những người đang hoạt động lao động công ích, có thu nhập, và những người thất nghiệp, đang tích cực đi tìm kiếm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc. Cấu trúc dân số hoạt động kinh tế 1.2.2 Khái niệm dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế là hiệu giữa nguồn lao động và phần dân số hoạt động kinh tế. Thành phần dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên, nhưng không thuộc vào số những người lao động và thất nghiệp, đó là học sinh sinh viên, quân nhân sắp được giải ngũ, những người nội trợ, cán bộ hưu trí, cùng với những người không có khả năng lao động. và những người khác. Bảng 2: Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1993 – 2006 Năm  1993  1998  2002  2004  2006   Nguồn lao động (ngàn người)  47.358  51.306  56.623  60.557  64.378   Cơ cấu chia ra (%)   1. Dân số không hoạt động kinh tế  19,4  15,3  16,7  17,2  19,5   2. Dân số đang hoạt động kinh tế  80,6  84,7  83,3  82,8  81,5   1.3. Trình độ giáo dục của nguồn lao động Trình độ giáo dục của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ giáo dục của nguồn lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của nguồn lao động. Chỉ tiêu này được xác định bởi số năm học trung bình, số học sinh và sinh viên, tỷ trọng chuyên gia có trình độ giáo dục trung cấp và cao cấp… Để xã hội phát triển đòi hỏi không chỉ sự tương thích trình độ tư liệu sản xuất, mà còn cả sự phát triển vượt trội của người lao động, của các cá nhân, trước hết bằng con đường học tập. Vai trò và ý nghĩa của đất nước trong thế giới ngày nay xác định không chỉ là tiềm năng an ninh và kinh tế, mà còn là tiềm năng trí tuệ. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, con đường ngắn nhất đi đến sự phồn vinh là thông qua giáo dục. Trình độ giáo dục cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. 1.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Trình độ chuyên môn, kỹ thuật là sự hiểu biết, có khả năng thực hành về chuyên môn, kỹ thuật nghề nghiệp để tham gia các họat động lao động. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động được thể hiện qua tỷ lệ dân số đã qua các lớp đào tạo nghề, qua đào tạo sơ cấp kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Thực tế cho thấy chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ không thể tiến hành được công nghiệp hóa mà đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. 1.5 Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Trong những năm 1950 và 1960, tăng trưởng kinh tế là do công nghiệp hoá: thiếu vốn và nghéo nàm về cơ sở vật chất là khâu chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có một phần nhỏ của sự tăng trưởng kinh tế có thể giải thích bởi khía cạnh đầu vào là nguồn vốn. Phần rất quan trọng của sản phẩm thặng dư gắn liền với chất lượng nguồn lao động (trình độ giáo dục ,sức khoẻ ,và mức sống). Đầu tư cho con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội từ đó nâng cao năng suất lao động. Lịch sử các nền kinh tế trên thế giới cho thấy không có một nước giàu có nào đạt được tỷ lệ tăng tưởng kinh tế cao trước khi thành đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông . Cách thức để thúc đẩy sản xuất ,đến lượt nó thúc đẩy cạnh tranh, là phải tăng hiệu quả giáo dục. Các nước và lãnh thổ công nghiệp hoá mới thành công nhất như Hàn Quốc, Singapo và Hồng Kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong những thập kỉ 1970 và 1980 thường đạt múc độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh. Mặc dù vậy ,các nghiên cứu cũng cho thấy thành công của Nhật Bản và Hàn Quốcc trong kinh tế không chỉ do phần đông dân cư có học vấn mà còn do các chính sách kinh tế ,trình độ quản lý của họ. Do đó giáo dục phải được đề cao hơn nữa (đặc biệt là giáo dục đại học) như là một điều kiện cần để phát triển kinh tế . Kết quả giáo dục cùng với sự cạnh tranh trong giáo dục đại học sẽ thúc đẩy các ngành kinh doanh của các nước đang phát triển thu hút những nhà khoa học sáng giá nhất của họ và của nước ngoài. Khi cân bằng về sức mạnh khoa học kĩ thuật trên từng khu vực được thiết lập, những mơ ước và những ý đồ đổi mới kỹ thuật công nghệ của các nước đang phát triển sẽ được thực hiện ngay trên đất nước của mình. Thực tế cho thấy gần đây nhiều sản phẩm của các nước Châu Á sản xuất ra không cần giấy phép và mang nhãn của công ty nước ngoài, hàng hoá do người Châu Á sản xuất ra đã đi khắp thị trường thế giới. Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào điều kiện giáo dục .Đã có rất nhiều bài thất bại khi một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiến tiến khi tiềm lực và khoa học công nghệ yếu ,thiếu đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề và do đó không thể ứng dụng các công nghệ mới. Không có sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo các nguồn nhân lực quý giá cho đất nước để phát triển hoặc phải chịu tụt hậu so với các nước khác . Như vậy ,cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ nhằm biến đổi cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất như trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng đó mang nội dung mới trên cơ sở các quan hệ sản xuất, khoa học và công nghệ. Những phát minh khoa học ở thời kỳ này ngay lập tức được ứng dụng vào sản xuất và làm xuất hiện một hệ thống sản xuất linh hoạt đủ khả năng thay đổi nhanh chóng quy trình sản xuất . Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tạo ra hàm lượng thông tin và tri thức trong tổng chi phí sản xuất cao. Yếu tố mới xuát hiện và trở thành yếu tố cốt lõi của cả hệ thông sản xuất hiên đại chính là thông tin và tri thức . Các số liệu thống kê năm 1990 phản ánh phần đóng góp thông tin , tri thức trong thu nhâp quốc dân của Hoa Kỳ la 47,4% , Anh 45,8% ,Pháp 45,1% , Đức 40,4%. Trí tuệ trở thành động lực cho toàn bộ tương lai nhân loại , thúc đẩy sự tiến bộ vừa sâu vừa rộng của xã hội trên nền tảng khoa học và công nghệ để tạo ra bước tăng trưởng mới , hiếm thấy so với trước đây. Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các nước trên thế giới lá bài học quý báu cho chúng ta trong việc khai thác tiềm năng của nguồn lao động nước ta. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM Qui mô dân số Có thể thấy, trong những năm đổi mới, Việt Nam không chỉ đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, mà trong lĩnh vực dân số cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những kết quả của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình như giảm đáng kể tỷ lệ tăng dân số, tăng cường nhận thức về chăm sóc và nâng cao chất lượng dân số, chăm lo phát triển nguồn lực con người... đã có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhìn khái quát, dân số nước ta hiện nay có một số đặc điểm cơ bản sau: Quy mô dân số lớn, phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2002, Việt Nam có 80 triệu dân, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới; mật độ dân số là 242 người/km2. Năm 2007 tổng dân số Việt Nam là 85,3 triệu người. Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số sẽ đạt khoảng 100 triệu và đến năm 2050 sẽ lên đến khoảng 123,7 triệu người. Chính vì thế mà Việt Nam đứng thứ 62 về diện tích, nhưng đứng thứ 11 về dân số và đứng thứ 40 về mật độ dân số trên thế giới. Cũng chính vì thế mà nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người của Việt Nam còn đứng ở thứ hạng thấp trên thế giới, thấp xa so với thứ hạng về dân số (đứng thứ 146/185 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thứ 122/177 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương). Bảng 3: Nhịp độ tăng dân số trung bình và dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam giai đoạn 1976-2007 Năm  Dân số  Dân số trong độ tuổi lao động  Cơ cấu dân số(%)    Tổng số (ngàn người)  Nhịp độ tăng  Tổng số (ngàn người)  Tỷ trọng trong tổng dân số(%)  Nam  Nữ  Thành thị  Nông thôn   1976  49.160,1  3,20  22.122,0  45,0  47,92  52,08  20,61  79,39   1980  53.772,2  2,47  25.141,9  46,8  48,50  51,50  19,20  80,80   1985  59.872,1  2,15  29.600,1  49,4  48,91  51,09  19,01  80,99   1990  66.016,7  1,92  37.695,5  57,1  48,78  51,22  19,51  80,49   1991  67.242,4  1,86  38.866,1  57,8  48,80  51,20  19,67  80,33   1992  68.450,1  1,80  39.695,5  58,1  48,83  51,17  19,85  80,15   1993  69.644,5  1,74  40.811,6  58,6  48,86  51,14  20,05  79,95   1994  70.824,5  1,69  41.573,9  58,7  48,90  51,10  20,37  79,63   1995  71.995,5  1,65  42.189,4  58,6  48,94  51,06  20,75  79,25   1996  73.156,7  1,61  42.869,8  58,6  49,01  50,99  21,08  78,92   1997  74.306,9  1,57  43.469,5  58,5  49,08  50,92  22,66  77,34   1998  75.456,3  1,55  44.141,9  58,5  49,15  50,85  23,15  76,85   1999  76.596,7  1,51  44.962,2  58,7  49,17  50,83  23,61  76,39   2000  77.635,4  1,36  46.193,1  59,5  49,16  50,84  24,18  75,82   2001  78.685,8  1,35  47.132,7  59,9  49,16  50,84  24,74  75,26   2002  79.727,4  1,32  48.362,6  60,6  49,16  50,84  25,11  74,89   2003  80.902,4  1,47  49.083,5  60,7  49,14  50,86  25,80  74,20   2004  82.031,7  1,40  50.695,1  61,8  49,14  50,86  26,50  73,50   2005  83.106,3  1,31  52.439,8  63,1  49,15  50,85  26,88  73,12   2006  84.155,8  1,26  54.784,9  65,1  49,14  50,86  27,12  72,88   2007  85.195,0  1,23  57.251,1  67,2  49,14  50,86  27,40  72,60   Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám thống kê 2003. Số liệu Dân số - lao động, Tổng cục Thống Kê 2007 và số liệu thống kê lao động – việc làm ở việt Nam năm 2004, 2007 của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội. Dân số Việt Nam tương đối trẻ với tốc độ tăng tự nhiên hằng năm cao( thời kỳ 1960 – 1986 là 2,2%; 2000 – 2002 là 1,35; 2003 – 2004 là 1,35%; năm 2007 là 1,23%). Nói một cách hình tượng là mỗi năm nước ta tăng thêm dân số của một tỉnh trung bình. Năm 2007 tỷ lệ thanh niên trong nhóm 15-29 tuổi chiếm 47,5% tổng số người trong tuổi lao động. Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế , do số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, kéo theo đó là những khó khăn về việc làm, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác. Cơ cấu dân số theo giới tính: mặc dù về tổng số thì tỷ trọng nữ nhiều hơn nam (50,85% so với 49,15%), nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 35 - 40 trở lên, còn lứa tuổi thấp hơn, đặc biệt là giới tính của trẻ em mới sinh thì nam giới đang nhiều hơn so với nữ giới. Năm 2007 so với 1995, trong khi nam giới tăng 18,8% thì nữ giới chỉ tăng 17,8%, trong đó có nhiều năm tốc độ tăng của nam giới cao hơn so với nữ giới. Tình hình trên có nguyên nhân từ tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại khá nặng nề trong một bộ phận dân cư. Đây là điều cảnh báo về tình trạng mất cân bằng về giới tính trong tương lai không xa. Đây cũng là khía cạnh cần quan tâm trong việc đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 2.2 Phân bổ dân số theo vùng miền Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa lý-kinh tế. Bảng 4: Dân số và mật độ dân số Việt Nam 2007 phân theo vùng  Dân số trung bình  Diện tích  Mật độ dân số    ( Nghìn người)  (Km2)  (Người/km2)   Cả nước  85154.9  331211.6  257   Đồng bằng Sông Hồng  18400.6  148462.5  1238   Đông Bắc  9543.9  64025.5  149   Tây Bắc  2650.1  37533.8  71   Bắc Trung Bộ  1100722.7  51551.9  208   Duyên Hải Nam Trung Bộ  7185.2  33166.1  217   Tây Nguyên  4935.2  54659.6  90   Đông Nam Bộ  14193.2  34807.8  408   Đồng Bằng sông Cửu Long  17524  40604.7  432   Nguồn: Số liệu thống kê dân số _ lao động Việt Nam 2007. Tổng cục thống kê. Dân số sống tập trung ở hai vùng châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long nơi có 43% dân số của cả nước sinh sống, nhưng chỉ chiếm gần 17% đất đai của cả nước. Ngược lại, hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ có dưới một phần mười (8,8%) dân số của cả nước, nhưng chiếm tới hơn một phần tư (27%) diện tích đất của toàn quốc. Mật độ cao nhất là đồng bằng sông Hồng (1.238 người/km2), trong đó có 8/11 địa phương có mật độ trên 1.000 người/km2; đồng bằng sông Cửu Long 432 người/km2, Đông Nam Bộ 408 người/km2, duyên hải Nam Trung Bộ 217 người/km2, Đông Bắc 149 người/km2, Tây Nguyên 90 người/km2, Tây Bắc 71 người/km2. Cơ cấu dân số theo thành thị/nông thôn cũng có một số vấn đề đáng lưu ý. Một mặt, tỷ lệ dân số thành thị tuy đã tăng lên trong thời gian qua (năm 1995 là 20,75%, năm 2000 là 24,18%, năm 2005 là 26,88%, năm 2007 là 27,44%), nhưng vẫn thuộc loại thấp so với mức bình quân của thế giới (49%), của châu Mỹ (79%), châu Âu (72%), châu Đại Dương (72%), châu Á (41%), châu Phi (37%); thấp hơn cả của Đông Nam Á (39%); đứng thứ 8/11 nước ở Đông Nam Á, thứ 42/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, thứ 177/208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt khác, đô thị hóa về mặt dân số tăng lên nhưng sự chuẩn bị về các mặt quy hoạch, nhà ở, việc làm, giao thông công chính, vệ sinh môi trường,... chưa tương xứng. Bảng 5: Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn  Thành Thị  Nông Thôn    Người  %  Người  %   2000  18771.9  24.18  58863.5  75.82   2001  19469.3  24.74  59216.5  75.26   2002  20022.1  25.11  59705.3  74.89   2003  20869.5  25.80  60032.9  74.20   2004  21737.2  26.50  60294.5  73.50   2005  22336.8  26.88  60769.5  73.12   2006  22792.6  27.09  61344.2  72.91   Sơ bộ 2007  23370.0  27.44  61784.9  72.56   Nguồn: Số liệu thống kê dân số _ lao động Việt Nam 2007. Tổng cục thống kê. Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị, các khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh , Vũng Tàu, Đồng Nai… dẫn đến dòng người di dân tự phát từ nông thôn vào các thành phố lớn với quy mô và tốc độ ngày càng tăng. Số này vào thành phố chủ yếu là tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở nông thôn, nên họ chấp nhận những việc làm nặng nhọc, vất vả, từ đó tạo ra nhiều phức tạp cho việc quản lý đô thị, làm quá tải các dịch vụ hạ tầng xã hội như: giao thông, y tế, trường học, điện nước… Đặc điểm định lượng của nguồn lao động Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đến hết năm 2007, cả nước có trên 44 triệu lao động trên tổng số 85,3 triệu dân. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội
Luận văn liên quan