Nhân dân ta có câu “Học đi đôi với hành” điều này có nghĩa là học lý thuyết phải gắn với thực tế. Học lý thuyết là quan trọng nhưng những lý thuyết đó vận dụng vào thực tế cuộc sống lại càng quan trọng hơn. Chính vì vậy thực tập tốt nghiệp là điều rất quan trọng đối với mỗi sinh viên năm cuối của trường Đại học nói riêng và sinh viên của tất cả các trường đại học trên cả nước nói chung trước khi tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên củng cố nâng cao kiến thức đã học được ở trường và quan trọng hơn nữa là vận dụng kiến thức đã học được vào thực tế như thế nào.
Là một sinh viên năm cuối cũng như các sinh viên khác, em được các thầy cô của trong khoa Kế toán cùng Ban lãnh đạo nhà trường giúp đỡ tạo điều kiện để em được đi thực tập củng cố kiến thức. Trong thời gian thực tập tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, em đã được tiếp xúc với nhiều vấn đề thực tế trong sản xuất kinh doanh. Báo cáo thực tập giai đoạn I là kết quả bước đầu của em về thực tiễn, báo cáo này gồm 2 phần:
Phần I- Giới thiệu chung về Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Phần II- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
N
hân dân ta có câu “Học đi đôi với hành” điều này có nghĩa là học lý thuyết phải gắn với thực tế. Học lý thuyết là quan trọng nhưng những lý thuyết đó vận dụng vào thực tế cuộc sống lại càng quan trọng hơn. Chính vì vậy thực tập tốt nghiệp là điều rất quan trọng đối với mỗi sinh viên năm cuối của trường Đại học nói riêng và sinh viên của tất cả các trường đại học trên cả nước nói chung trước khi tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên củng cố nâng cao kiến thức đã học được ở trường và quan trọng hơn nữa là vận dụng kiến thức đã học được vào thực tế như thế nào.
Là một sinh viên năm cuối cũng như các sinh viên khác, em được các thầy cô của trong khoa Kế toán cùng Ban lãnh đạo nhà trường giúp đỡ tạo điều kiện để em được đi thực tập củng cố kiến thức. Trong thời gian thực tập tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, em đã được tiếp xúc với nhiều vấn đề thực tế trong sản xuất kinh doanh. Báo cáo thực tập giai đoạn I là kết quả bước đầu của em về thực tiễn, báo cáo này gồm 2 phần:
Phần I- Giới thiệu chung về Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Phần II- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Phần I
Giới thiệu chung về
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng
1. Sự ra đời, phát triển và nhiệm vụ của công ty .
1.1.Sự ra đời và phát triển.
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, có trụ sở đóng tại Km6, đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh mặt hàng xi măng.
Để phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ngày 12 tháng 02 năm 1993, Bộ xây dựng ra quyết định số 023A/QĐ- BXD thành lập Xí nghiệp vật tư xi măng trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam nay là Tổng Công ty xi măng Việt Nam.
Ngày 30 tháng 09 năm 1993, Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD- TCLD đổi tên xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam. Theo quyết định này Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh xi măng và một số vật liệu xây dựng khác. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:
Quản lý nguồn vốn góp vào xí nghiệp liên doanh (Đà Nẵng,Quy Nhơn, Quảng Ninh, Bình Định).
Là đầu mối tham gia liên doanh liên kết với các địa phương, các ngành nghề xây dựng, các trạm nghiền theo chủ trương của liên hiệp.
Tổ chức bán lẻ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Là lực lượng tăng cường xi măng khi cần thiết trên địa bàn miền Bắc (từ Vinh trở ra).
Ngày 01 tháng 07 năm 1995, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng được chính thức thành lập theo quyết định số 833/TCT - HĐQT ngày 10 tháng 07 năm 1995. Nhiệm vụ được giao bổ xung là phân phối xi măng trên địa bàn Hà Nội với hình thức kinh doanh làm Tổng đại lý xi măng cho hai công ty là: Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn. Cơ sở vật chất, lao động, lực lượng vật chất tiếp nhận toàn bộ hai chi nhánh là chi nhánh xi măng Hoàng Thạch và chi nhánh xi măng Bỉm Sơn trên thị trường Hà Nội.
Ngày 06 tháng 01 năm 1998 theo quyết định số 606/XMVN- HĐQT chuyển giao nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân của hai chi nhánh Công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây và tại Hoà Bình cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý và đã đổi tên thành:
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây.
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hoà Bình.
Ngày 01 tháng 04 năm 2000 Tổng Công ty xi măng Việt Nam quyết định sáp nhập chi nhánh phía Bắc vào Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý. Như vậy thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty không chỉ giới hạn ở thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc mà được mở rộng ra toàn miền Bắc.
Phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty cũng được chuyển từ phương thức Tổng đại lý sang phương thức “mua đứt bán đoạn”. Địa bàn hoạt động của Công ty được mở rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam đó là: Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái,Thái Nguyên, Lao Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng.
1.2. Nhiệm vụ của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng .
Trong công cuộc đổi mới, để tồn tại và phát triển,Tổng công ty xi măng Việt Nam có quyết định số 606/XMVN- HĐQT trao cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng nhiệm vụ:
Thực hiện mua xi măng của các nhà máy (như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng..) theo đúng kế hoạch, tiến độ và những hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng có hiệu quả tại các địa bàn Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu và sau ngày 01 tháng 04 năm 2000 tiếp nhận và mở rộng thị trường khu vực: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Thái Nguyên theo đúng kế hoạch được giao. Tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ thông qua các đại lý, cửa hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và bình ổn giá xi măng trên thị trường.
Tổ chức tốt công tác tiếp thị, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ xi măng trên địa bàn được giao phụ trách, lập kế hoạch nguồn hàng theo đúng nhu cầu thực tế.
Tổ chức tốt hệ thống kho tàng bến bãi, đảm bảo đủ lượng hàng dự trữ, hợp lý, đặc biệt là mùa xây dựng (vào khoảng tháng 9,10,11,12).
Tổ chức và quản lý lực lượng, phương tiện vận tải, bốc xếp của đơn vị. Khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý các lực lượng vận tải khác trong xã hội để đưa xi măng đến ga, cảng, đầu mối giao thông, các kho, các cửa hàng, đến chân các công trình xây dựng mà Công ty được giao quản lý.
Tận dụng cơ sở vật chất, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh, cung cấp vật liệu cho các nhà máy xi măng, các đại lý tiêu thụ một số mặt hàng xi măng, vật tư, vật liệu xây dựng.
Với nhiệm vụ được giao, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng có rất nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển, bởi vì Công ty có thị trường hoạt động rộng lớn, đông dân cư với nhu cầu tiêu thụ xi măng ngày càng cao và người tiêu dùng khá am hiểu thị trường. Bên cạnh những thuận lợi thì những khó khăn đang là vấn đề lớn mà toàn thể cán bộ Công ty ngày đêm chăn chở tìm hướng đi cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đó là một mặt Công ty hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận, một mặt tham gia bình ổn giá xi măng trên thị trường- một thị trường đầy sự biến động và có sự cạnh tranh rất gay gắt từ các sản phẩm xi măng liên doanh và sắp tới là xi măng các nước trong khu vực ASEAN. Tuy vậy, trên bước đường phát triển của mình, vị trí - tầm quan trọng của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ngày càng được nâng cao.
2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình quản lý trực tuyến - chức năng. Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động quản lý, kinh doanh của Công ty. Bên cạnh có hai phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh & Phó giám đốc kỹ thuật và một Kế toán trưỏng giúp giám đốc trong quản lý và kinh doanh. Các phòng ban, xi nghiệp làm chức năng tham mưu cho giám đốc theo từng lĩnh vực được phân công.
Mô hình quản lý của Công ty có thể theo sơ đồ sau:
Nguồn: Phòng tổ chức lao động.
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Các chi nhánh
Phòng kế hoạch
Phó giám đốc kỹ thuật
Xí nghiệp vận tải
Phòng điều độ & quản
lý kho
Kế toán trưởng
Phòng
Kế
Toán
Kho
Trạm
Xưởng sửa chữa
Đội xe vận tải
Phòng quản lý tiêu thụ
Các trung tâm
Các cửa hàng
Văn phòng
Phòng tổ chức lao động
Phòng kỹ thuật đầu tư
Phòng quản lý thị trường
Các phòng ban có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Ban giám đốc:
Giám đốc:
Là người đứng đầu công ty do Hội đồng quản trị của Tổng công ty bổ nhiệm, kỷ luật, khen thưởng theo đúng đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty.
Phòng Tài chính- kế toán
Phòng điều độ & quản lý kho
Kế toán trưởng
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:
Phụ trách nghiệp vụ kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh.
Phụ trách Hợp đồng kinh tế, thanh lý Hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiện toàn hàng hoá vật tư.
Phụ trách công tác nội chính thanh tra.
Phó giám đốc kỹ thuật:
Phụ trách công tác vận tải.
Làm công tác định mức trong khâu vận tải và trong từng cửa hàng.
Quản lý chất lượng sản phẩm, kỹ thuật giao nhận, bốc xếp, lưu kho.
Phụ trách công tác đào tạo, cải tiến sáng kiến kỹ thuật và công tác sửa chữa lớn.
Kế toán trưởng:
Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức công tác kế toán thống kê, tài chính của công ty theo chế độ kế toán Việt Nam và pháp lệnh thống kê Việt Nam.
Các Phó giám đốc, Kế toán trưởng do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sau khi được Hội đồng quản trị chấp thuận.
Các phòng ban:
Văn phòng:
Văn thư, lưu trữ, quản lý các con dấu.
Công tác quản trị, mua sắm văn phòng phẩm, in ấn.
Công tác tạp vụ, y tế.
Công tác thi đua, tuyên truyền.
Công tác giao dịch, đối ngoại.
Bảo vệ an ninh chính trị, tài sản của công ty, phòng cháy chữa cháy.
Phòng quản lý tiêu thụ:
Tổ chức, quản lý điều hành các trung tâm, các đại lý các cửa hàng bán lẻ xi măng hoạt động theo đúng quy chế của Tổng Công ty xi măng Việt Nam và pháp luật của nhà nước.
Hướng dẫn, giám sát các cửa hàng vè mặt nghiệp vụ kinh doanh và việc ký kết hợp đồng đã ký với công ty.
Kiểm tra nguồn hàng xi măng cung cấp cho các đại lý, quy chế bán hàng, giá cả của từng thời kỳ theo quy định của công ty ban hành.
Kiểm tra về an toàn, vệ sinh, quy cách bảo quản chất lượng xi măng của từng cửa hàng.
Kiểm tra sổ sách, hoá đơn chứng từ của từng cửa hàng xuất và sử lý các vi phạm .
Phòng quản lý thị trường:
Giúp giám đốc nắm bắt được nhu cầu xi măng trên thị trường.
Theo dõi tình hình biến động về giá cả mặt hàng xi măng.
Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế trong kinh doanh tiêu thụ xi măng.
Phòng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch cho từng phòng ban.
Lập dự thảo Hợp đồng kinh tế mua, bán xi măng, hợp đồng thuê kho, dự trữ xi măng, thuê phương tiện vận tải và vận chuyển xi măng.
Xây dựng chi phí bán hàng.
Phòng tổ chức lao động:
Phụ trách công tác đào tạo.
Phụ trách tuyển dụng nhân sự.
Giải quyết chế độ chính sách của Nhà nước cho người lao động.
Phụ trách công tác thi đua khen thưởng.
Phụ trách thanh tra, pháp chế.
Phòng kỹ thuật đầu tư:
Thực hiện các dự án, Hợp đồng kinh tế.
Phụ trách công tác sửa chữa lớn.
Phòng điều độ và quản lý kho:
Xây dựng mạng lưới và quản lý kho.
Đảm bảo nhập, xuất xi măng được đầy đủ liên tục.
Xây dựng định mức dự trữ, đảm bảo dự trữ hợp lý.
Thực hiện chế độ báo cáo số liệu chính xác kịp thời.
Phòng kế toán- tài chính:
Xây dựng giá, phí lưu thông, kế hoạch tài chíng.
Chỉ đạo lập chứng từ ban đầu và lập sổ sách hạch toán theo đúng quy định của Nhà nước.
Quản lý vốn, tiền hàng và sử dụng vốn có hiệu quả.
Chỉ đạo về công nợ và thu hồi công nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Giám sát các chứng từ, chỉ tiêu, đảm bảo đúng chế độ của nhà nước.
Thực hiện công tác kế toán tài chính, không bị gián đoạn kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Phối hợp với các phòng ban để xây dựng dự thảo Hợp đồng kinh tế về mưua bán, vận chuyển bốc xếp xi măng.
Thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ kế toán của nhà nước. Nắm bắt và áp dụng kịp thời các chế độ, chính sách về kế toán của Nhà nước.
Xí nghiệp vận tải:
Thực hiện tiệp nhận xi măng từ trạm giao nhận của các công ty sản xuất xi măng tại cảng, tại ga, tại các đầu mối về các kho dự trữ, cửa hàng, đại lý hoặc đến tận chân công trình khi có yêu cầu.
3. Đặc điểm về lao động và tiền lương của Công ty.
Cơ cấu lao động của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tính đến 9 tháng đầu năm 2001 như sau:
Khối tiêu thụ là 709 người.
Khối vận tải là 220 người.
Tổng quỹ lương của Công ty là 9 141 830 327 VND.
Tiền lương bình quân là 1 096 932 VND/ người/ tháng. Trong đó:
Lương bình quân khối kinh doanh xi măng (716 người) là 1184032 VND/ người/ tháng.
Lương bình quân xí nghiệp vận tải (210 người) là 799962 VND/người/ tháng.
4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.1. Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn.
* Tình hình vốn kinh doanh của Công ty.
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tạo ra từ hai nguồn, đó là do NSNN cấp và do Công ty tự bổ xung. Vốn kinh doanh do Nhà nước cấp vào đầu năm, còn nguồn vốn tự bổ xung được tạo ra từ hoạt động kinh doanh xi măng là chủ yếu, số còn lại là hoạt động vận chuyển thuê, cho thuê kho, các hoạt động dự án...Trong những năm gần đây, vốn kinh doanh của Công ty đã tăng lên đáng kể và được thể hiện qua bảng sau:
Tình hình vốn và cơ cấu vốn của Công ty năm 2000, 2001 như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2000
9 tháng đầu năm 2001
Tiền
%
Tiền
%
I- Tổng vốn
119677706384
100
133931729599
100
- Vốn cố định
28276803294
24
26319107006
20
- Vốn lưu động
91400903090
76
107612622593
80
II - Cơ cấu vốn
119677706384
100
133931729599
100
- Nợ phải trả
69149252499
58
83457811924
62
- Nguồn vốn CSH
50528453885
42
50473917675
38
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Qua bản trên ta thấy tình hình vốn của Công ty trong 9 tháng đầu năm 2001 tăng so với năm trước là +14254023215 VND (hay tăng +7%). Sự tăng này chủ yếu do vốn lưu động tăng lên (từ 76% lên 80% tổng số vốn), còn vốn cố định giảm (từ 24% xuống còn 20%). Đây là dấu hiệu rất tốt đối với một doanh nghiệp thương mại như Công ty, nó chứng tỏ số vốn lưu động huy động vào hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là rất tốt.
Trong cơ cấu vốn, nguồn vốn Nợ phải trả có xu hướng tăng lên (từ 58% lên 62%) và nguồn vốn Chủ sở hữu có xu hướng giảm xuống (42% xuống 38%). Điều này cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp cần tìm các biện pháp giảm nợ, tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn.
* .Đặc điểm tài sản của Công ty.
Tình hình tài sản của Công ty 9 tháng đầu năm 2001 so với cùng kỳ năm trước thể hiện qua bảng sau:
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Chỉ tiêu
9 tháng đầu năm 2000
9 tháng đầu năm 2001
Số tiền(đ)
%
Số tiền(đ)
%
I TSLĐ & ĐTNH
94111075722
78
107612622593
80
- Tiền
57132893985
6249751322
-Phải thu khách hàng
21242296593
22891633170
-Hàng tồn kho
14871110852
21425848758
- TSLĐ khác
864744292
804389343
I TSCĐ & ĐTDH
27682878777
22
26319107006
20
- TSCĐ
26830050578
25184114165
- ĐTTC
525000000
575000000
- XDCB
327828199
559992841
Tổng tài sản
121793954499
100
133931729599
100
Từ kết quả trên cho thấy 9 tháng đầu năm 2001 so với cùng kỳ năm 2000 TSLĐ & ĐTNH tăng lên (từ 78% lên 80%) và TSCĐ & ĐTDH giảm xuống (từ 22% xuống còn 20 %) . Sự tăng của TSLĐ là dấu hiệu rất tốt, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty là hiệu quả. Việc giảm giá trị TSCĐ nhưng sự giảm là không đáng kể.
4.2. Đặc điểm về thị trường của Công ty.
Theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, thị trường hoạt động của công ty rất rộng lớn trên toàn miền Bắc với 6 chi nhánh cung ứng xi măng cho thị trường, trong đó:
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hà Tây: Cung ứng xi măng trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Hoà Bình: Cung ứng xi măng trên các địa bàn tỉnh Hoà Bình,Sơn La, Lai Châu.
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Vĩnh Phúc: Cung ứng xi măng trên địa bàn Vĩnh Phúc.
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Phú Thọ: Cung ứng xi măng trên địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái.
Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng tại Thái Nguyên: Cung ứng xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Lào, Bắc Cạn, Cao Bằng.
Chi nhánh Công ty vậtk tư kỹ thuật xi măng tại Lào Cai: Cung ứng xi măng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trong đó thị trường Hà Nội là chính Hà Nội: Có 5 trung tâm là Giáp Nhị, Gia Lâm, Đông Anh, Cầu Giấy, Vĩnh Tuy cung cấp xi măng trên dại bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị lớn của cả nước với dân số trên 4 triệu người, thu nhập bình quân đầu người lớn, mức tiêu thụ xi măng được đánh giá là cao nhất trên cả nước. Những năm vừa qua, cùng với đà phát triển của cả nước, Hà Nội là một trong những nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước, rất nhiều dự án đã được thực hiện trong những năm qua cho thấy lợi thế hoạt động kinh doanh của công ty là rất lớn, hứa hẹn sự phát triển vượt bậc trong những năm tới.
Như vậy thị trường cung ứng xi măng của Công ty là rất rộng, đó là thuận lợi nhưng cũng là thách thức lớn với Công ty trong những năm tới. Việc chiếm lĩnh thị trường là rất khó, nhưng được thị trường chấp nhận là điều khó hơn, Công ty nên tận dụng cơ hội để thúc đẩy việc tiêu thụ xi măng trên thị trường của mình đã có nhằm mang laị hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
4.3. Đặc điểm về nguồn hàng và cơ cấu sản phẩm của Công ty.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu hiện nay của Công ty là xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Bút Sơn, xi măng Hải Phòng với các chủng loại rất phong phú và có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường như: PC30, PC40. Đây là những nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam.
Trước đây khi mới thành lập, công ty chỉ là tổng đại lý cho hai loại xi măng đó là xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn. Sau khi chuyển đổi phương thức kinh doanh công ty được kinh doanh thêm hai mặt hàng là xi măng Bút Sơn, xi măng Hải Phòng. Với bốn loại mặt hàng xi măng kinh doanh công ty luôn đảm bảo nguồn hàng phong phú và chất lượng. Trong các loại xi măng mà công ty kinh doanh, xi măng Hoàng Thạch chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 50%, sau đó là xi măng Bỉm Sơn chiếm tỷ trọng 20%, xi măng Bút Sơn chiếm tỷ trọng 25% còn lại xi măng Hải Phòng 5%. Như vậy trong những năm qua xi măng Hoàng Thạch được người tiêu dùng trong cả nước tín nhiệm nhất và thường được sử dụng trong các công trình trọng điểm của cả nước. Chính vì thế công ty rất quan tâm chú trọng kinh doanh mặt hàng này.
Như vậy nguồn hàng kinh doanh của công ty rất phong phú, chất lượng luôn đảm bảo ổn định đã có uy tín từ lâu trên thị trường. Đây cũng là một lợi thế kinh doanh của công ty vật tư kỹ thuật xi măng.
4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tính đến nay công ty vật tư kỹ thuật xi măng đã có 9 năm hoạt động kinh doanh trên thị trường. Với những biến động của thị trường, Công ty đã gặp không ít khó khăn trên con đường phát triển để tự tạo chỗ đứng trên thương trường. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện trong 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1 ( Trước 1995): Với nhiệm vụ chính là tổ chức lưu thông bán lẻ xi măng trên thị trường Hà Nội.
Giai đoạn 2 (Từ 1996- 1998): Với nhiệm vụ chính là làm Tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Bỉm Sơn.
Giai đoạn 3 (Từ 1998- nay): Nhiệu vụ hoạt động kinh doanh chính của Công ty là mang lại lợi nhuận, phương thức hoạt động kinh doanh đổi mới sang phương thức “mua đứt bán đoạn “.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện qua bảng sau:
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
9 tháng đầu năm 2001
Sản lượng tiêu thụ (tấn)
649 300
1007 103
716482
Tổng doanh thu (tỷ đồng)
489,973
699,634
498,516
Lợi nhuận (Tỷ đồng)
3,532
7,535
0,87
Nộp NS NN(Tỷ đồng)
7,545
14,044
9,080
Vốn kinh doanh (Tỷ đồng)
35,431
44,167
44,206
Thu nhập bình quân (VND/người/tháng)
1 218 164
1 365 857
1 096 932
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Từ bảng kết quả trên ta thấy, sản lượng xi măng tiêu thụ trong năm 2000và 9 tháng đầu năm 2001 đều tăng so với năm 1999, cụ thể năm 2000 so với năm 1999 tăng là 357803 tấn (hay là tăng 55%), 9 tháng đầu năm 2001 so với năm 1999 tăng 67182 tấn (hay tăng 10%). Tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 209661 tỷ đồng (hay là tăng 42%), nhưng 9 tháng đầu năm 2000 tổng doanh thu là 498,516 tỷ đồng, chỉ tăng so với năm 1999 là 8543 tỷ đồng (tăng 1,7%). Như vậy ta thấy tình hình tiêu thụ xi măng 9 tháng đầu năm 2001 dường như