Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp: Thế kỷ Ánh sáng.
Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷ XVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng như cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranh cho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên quần chúng tiến lên làm cách mạng.
Kế thừa và phát triển những thành tựu về tư tưởng các thế kỷ trước, thế kỷ XVIII, tiểu thuyết phát triển rực rỡ, đầy khí thế, đầy triển vọng. Các nhà văn đồng thời là các nhà triết học nổi tiếng thời đó như: Montesquieu, Voltaire, Diderot, J.J. Rousseau,. không phải chỉ đại diện cho tiếng nói của giai cấp tư sản đương lên đấu tranh để tiêu diệt chế độ phong kiến, mà còn nói lên những tâm tư và nguyện vọng của toàn thể nhân dân bị áp bức. Vì thế, Engels rất ca ngợi “các nhà triết học vĩ đại” ở Pháp thế kỷ XVIII, coi họ là “những vĩ nhân. đã soi sáng đầu óc mọi người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ” là “những nhà cách mạng phi thường” [36, 14]. Cũng trong bối cảnh đó, xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới gắn liền với tên tuổi rực rỡ J.J. Rousseau - nhà văn mở đường cho trào lưu tư tưởng có khuynh hướng dân chủ và là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa tình cảm ở Pháp và ở châu Âu. Rousseau chống lại sự tôn sùng lý trí và đề xướng ra triết học tình cảm, nhưng không phải vì thế mà ông không công kích kịch liệt chế độ phong kiến và trở thành một nhà văn cách mạng nhất, có tư tưởng dân chủ tiến bộ nhất trong các nhà văn Pháp thế kỷ XVIII.
114 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3623 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&
Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp: Thế kỷ Ánh sáng.
Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷ XVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng như cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranh cho quyền tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên quần chúng tiến lên làm cách mạng.
Kế thừa và phát triển những thành tựu về tư tưởng các thế kỷ trước, thế kỷ XVIII, tiểu thuyết phát triển rực rỡ, đầy khí thế, đầy triển vọng. Các nhà văn đồng thời là các nhà triết học nổi tiếng thời đó như: Montesquieu, Voltaire, Diderot, J.J. Rousseau,... không phải chỉ đại diện cho tiếng nói của giai cấp tư sản đương lên đấu tranh để tiêu diệt chế độ phong kiến, mà còn nói lên những tâm tư và nguyện vọng của toàn thể nhân dân bị áp bức. Vì thế, Engels rất ca ngợi “các nhà triết học vĩ đại” ở Pháp thế kỷ XVIII, coi họ là “những vĩ nhân... đã soi sáng đầu óc mọi người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ” là “những nhà cách mạng phi thường” [36, 14]. Cũng trong bối cảnh đó, xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới gắn liền với tên tuổi rực rỡ J.J. Rousseau - nhà văn mở đường cho trào lưu tư tưởng có khuynh hướng dân chủ và là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa tình cảm ở Pháp và ở châu Âu. Rousseau chống lại sự tôn sùng lý trí và đề xướng ra triết học tình cảm, nhưng không phải vì thế mà ông không công kích kịch liệt chế độ phong kiến và trở thành một nhà văn cách mạng nhất, có tư tưởng dân chủ tiến bộ nhất trong các nhà văn Pháp thế kỷ XVIII.
Năm 1761, Rousseau cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloise mới (Julie ou la Nouvelle Héloise), cuốn sách đó đã trở thành tác phẩm mẫu mực của chủ nghĩa tình cảm. Rousseau đã trở thành người đặt nền móng cho chủ nghĩa tình cảm trong văn học Pháp, đóng góp một sắc thái riêng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng và nền văn học giàu tính chiến đấu của thế kỷ này. Quyển sách vừa xuất hiện, dư luận đã xôn xao. Từ năm 1761 đến 1800, sách được xuất bản xấp xỉ bảy mươi lần, trong số đó có bốn mươi lần in riêng. Có thể nói, trừ Voltaire thì “Nàng Héloise mới” của Rousseau chiếm kỷ lục xuất bản của thế kỷ. Độc giả, nhất là giới nữ say sưa đọc quên ăn quên ngủ, nước mắt ròng ròng. Cuốn tiểu thuyết đã gây chấn động sâu sắc trong đời sống văn học nước Pháp.
Đối với chúng tôi, Julie hay nàng Héloise mới mang đến cho chúng tôi niềm cảm thông vô hạn trước số phận của những chàng trai, cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau bởi những ràng buộc khắt khe của xã hội phong kiến đương thời. Sức lôi cuốn của chủ đề tình yêu và giá trị xã hội mà tác phẩm mang lại cùng với sức hấp dẫn về giá trị thể loại đã tạo niềm hứng khởi cho chúng tôi tiếp cận tác phẩm. Qua nghiên cứu đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới, chúng tôi muốn góp phần lý giải thêm những đóng góp về mặt nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời trang bị cho chúng tôi cách tiếp cận một tiểu thuyết được viết dưới dạng những bức thư, từ đó giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn đối với một tác phẩm gây chấn động trên văn đàn thế kỷ XVIII.
II. Lịch sử nghiên cứu
J.J. Rousseau là nhà văn, nhà triết học tiến bộ Pháp thế kỷ XVIII, người tiên khu của cách mạng 1789, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của tư tưởng và văn học Pháp thế kỷ XVIII.
Julie hay nàng Héloise mới vừa ra đời được độc giả dành cho nó một tình cảm hết sức trìu mến và được đón nhận nồng nhiệt. Ở Việt Nam , các nhà nghiên cứu, phê bình cũng đi sâu nghiên cứu chủ đề tình yêu và giá trị phê phán xã hội của tác phẩm. Hầu hết trong tất cả các giáo trình văn học Pháp, văn học phương Tây đều dành cho tác giả Rousseau và tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới những trang viết thật cảm động giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của một tác gia và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm được ông sáng tạo ra.
- Phùng Văn Tửu trong Lịch sử văn học Pháp (Tập 3), bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình về tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bằng nhận định: “Tiểu thuyết ra đời năm 1761, mang nhiều chất thơ, chất nhạc về tình yêu và cuộc sống. Nó là thế giới của tình cảm, tiếng nói của yêu thương, là thiên nhiên trữ tình tràn ngập âm thanh hiền hòa, du dương, là cái tôi trữ tình. Nó là tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng trong cảnh điền viên giữa thiên nhiên bao la” [36, 184].
- Cũng Phùng Văn Tửu trong Văn học phương Tây thế kỷ XVIII lại dành cho Rousseau tình cảm trân trọng bằng nhận định: “Julie hay nàng Héloise mới đem lại cho văn học Pháp yếu tố tình cảm chứa chan xưa nay chưa tùng biết đến” [38, 376].
- Trong Từ điển Văn học, mục Julie hay nàng Héloise mới do Phùng Văn Tửu viết đề cập đến giá trị nội dung của tác phẩm. Ông nói rằng: “Cuốn tiểu thuyết mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa tình cảm trong văn học Pháp và ghi một cái mốc quan trọng trong lịch sử văn học châu Âu” [16, 701].
- Đỗ Đức Hiểu trong Lịch sử văn học phương Tây (Tập 1), cho rằng: “Julie hay nàng Héloise mới có tiếng vang rộng rãi ở Pháp và ở Tây Âu thời bấy giờ. Nó có ảnh hưởng không những đối với trào lưu văn học tình cảm chủ nghĩa mà còn ảnh hưởng đến cả dòng văn học lãng mạn xuất hiện đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết đẫm nước mắt, nhân vật khóc nhiều, nhưng tiếng khóc trong tác phẩm của Rousseau nói lên được tâm trạng khao khát giải phóng tình cảm của những con người bình thường sống dưới chế độ phong kiến, nhất là phụ nữ” [17, 440].
- Tạp chí Văn học số 4 - 1994 có bài “Quan điểm thẩm mỹ của J.J. Rousseau về tình yêu - hạnh phúc gia đình trong Julie hay nàng Héloise mới” của Phong Tuyết nói rằng: “Tình yêu, theo Rousseau là cái gì đó rất tự nhiên, rất bản năng, là nhu cầu tự nhiên của mỗi con người. Cấm yêu tức là chà đạp lên tự nhiên... Hạnh phúc gia đình phụ thuộc cả vợ lẫn chồng. Họ phải tự tìm thấy cho mình hạnh phúc ở cái mình đang có. Vợ chồng phải cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, nhất là ông chồng phải là người cao thượng, đức hạnh. Tất cả những điều đó, theo Rousseau, làm cho gia đình bền vững” [42, 44 - 45].
- Tạp chí Văn học số 6 - 1994 có bài “Vấn đề văn bản nghệ thuật và tiểu thuyết tình Julie của Rousseau” do Phong Tuyết viết đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến văn bản nghệ thuật của tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bao gồm: Tên sách, đề từ, nội dung tác phẩm, lời nói đầu và lời tựa, kể cả phần chú thích. Văn bản cũng là ngôn từ, những kỹ xảo văn chương, phép tu từ, là bố cục...
Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở giúp cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
III.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một số đặc trưng thi pháp tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau (bản dịch Hướng Minh).
III. 2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này tập trung khảo sát những điểm đặc sắc trên các phương diện: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu để từ đó rút ra những đặc sắc về mặt thi pháp tiểu thuyết bằng thư Julie hay nàng Héloise mới của Rousseau.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ dưới góc độ thi pháp học. Khai thác các thủ pháp nghệ thuật của từng yếu tố trong hệ thống văn bản: Kết cấu, cốt truyện, nhân vật, không - thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ...
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm phân tích và khái quát được đặc điểm nổi bật về mặt thi pháp của tác phẩm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh tác phẩm được khảo sát với các tác phẩm khác cùng thời, cùng thể loại, cùng đề tài để từ đó khẳng định những đóng góp riêng của Rousseau từ bình diện thi pháp tiểu thuyết.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được các loại hình nhân vật khác nhau trong tác phẩm. Chúng tôi còn thống kê số lượng thư từ các nhân vật gửi cho nhau từ đầu đến cuối tác phẩm.
- Phương pháp liên ngành: Đó là phương pháp thi pháp học, phong cách học, lý thuyết tiếp cận hiện đại... để tìm ra những nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Rousseau.
V. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, khóa luận của chúng tôi được kết cấu trong ba chương:
Chương I: J.J. Rousseau với tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới
Chương II: Kết cấu, cốt truyện, không - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới
Chương III: Thế giới nhân vật, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ - giọng điệu trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới.
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
J. J. ROUSSEAU VỚI TIỂU THUYẾT
JULIE HAY NÀNG HÉLOISE MỚI
I. Giới thuyết về thư và tiểu thuyết bằng thư
I.1. Thư từ
Thư từ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, xuất hiện khá sớm, vào khoảng thế kỷ XIX Tr. CN [41]. Người ta dùng thư từ để trao đổi thông tin. Thư từ là thể loại gần với giao tiếp hằng ngày nhất. Nó có tính xác thực rất cao và đồng thời thể hiện đời sống tình cảm riêng tư rõ rệt. Thư là để thông báo sự kiện hoặc để bày tỏ cảm xúc.
Thư từ không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mà bản thân nó còn chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật. Vì thế, người ta vận dụng nhiều thư từ vào trong tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong truyện ngắn và tiểu thuyết, thư từ được sử dụng như một mô típ nghệ thuật. Nó thường sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính xác thực, thuyết phục độc giả về vấn đề được đặt ra trong truyện. Ở Việt Nam , đầu thế kỷ XX, Hoàng Ngọc Phách đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Tố Tâm. Gần một nửa tác phẩm được kết cấu bằng những lá thư của hai nhân vật Tố Tâm và Đạm Thuỷ gửi cho nhau cùng những trang nhật kí đầy xúc động là một minh chứng cho mối tình đầy bi kịch của hai người.
Có thư từ là đầu mối của sự kiện, trung tâm của cốt truyện, có những bức thư chỉ xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong tiến trình của câu chuyện, như Bà Bôvary của G. Flaubert, Đỏ và Đen của Stendhal, Hội chợ phù hoa của W.M. Thackeray, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Nhưng nhìn chung, trừ một số bức thư tham gia đắc lực vào tiến trình hành động, dẫn dắt sự kiện hoặc thực sự gây “biến cố”, sự có mặt của các bức thư trong truyện thường làm chậm nhịp kể. Lượng thông tin trong thư thường không đủ để lặp lại tính liên tục của câu chuyện. Nhưng ở góc độ khác, thư từ không những là phương tiện hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách, duy trì liên hệ mà còn duy trì thông tin cho người đọc những lúc nhân vật thực hiện những chuyến du hành của họ hay những lúc họ phải cách ngăn.
Điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết và truyện ngắn được nhân lên qua các bức thư, trong đó có các nhân vật bộc lộ cảm nghĩ, đánh giá của mình về các sự kiện và về các nhân vật khác.
Thư từ cũng phân biệt lượng thông tin giữa độc giả và nhân vật. Độc giả biết nội dung của bức thư trước khi nhân vật được đọc và ngay cả khi nhân vật không hề được đọc, hoặc ngược lại cũng có khi độc giả có ít thông tin hơn nhân vật bởi thư từ chỉ được nhắc đến mà không được trích dẫn văn bản như trong Hội chợ phù hoa, người kể chuyện nói rõ nguyên do: “Song nếu những bức thư của Ôxborn đều cộc lốc một cách rất nhà binh thì ta phải thú thực rằng giả sử phải đem in cả những lá thư cô Xetlê gửi cho Ôxborn ắt phải kéo dài cuốn truyện này thành nhiều tập, ngay cả những bạn đọc đa cảm nhất cũng không thể chịu nổi” [41].
I.2. Tiểu thuyết bằng thư
Tiểu thuyết bằng thư là hình thức tiểu thuyết sử dụng thư như một phương tiện chuyển tải hữu hiệu của quá trình tự sự, sử dụng lối kể và hư cấu của tiểu thuyết, vay mượn hình thức của thư từ, trong đó các bức thư đóng vai trò quan trọng trong tổ chức cốt truyện.
Tiểu thuyết bằng thư ra đời từ các nước phương Tây, đặc biệt là ở Pháp. Nó có tiền đề từ những sáng tác trữ tình bằng thơ Héroides của Ovide (43 Tr. CN), Những bức thư của Abélard và Héloise, tác phẩm của Dante, Boccase... Tiểu thuyết bằng thư bắt đầu nảy sinh từ thế kỉ XVII. Đó có thể là thư trao đổi, tranh luận triết học, có thể là thư bày tỏ tình yêu. Năm 1656, Pascal cho ra đời Những bức thư gửi bạn tỉnh nhỏ gồm 18 bức thư gây chấn động nước Pháp. Người ta tranh nhau mua, đọc, chuyền tay nhau những bức thư nhỏ của Pascal. Cùng với Những bức thư gửi bạn tỉnh nhỏ của Pascal, Những bức thư tình yêu của B. de Fontelle là một sự kết hợp tuyệt vời đầy đủ nhất về các dạng của tiểu thuyết bằng thư. “Thành công này được chuẩn bị trong một thời gian dài cùng với biểu hiện trữ tình, nhất là tình yêu và sự phát triển của hình thức nghệ thuật thư tín. Bi kịch của Racin, nghệ thuật hùng biện của Bosuet, tiểu thuyết tâm lý của bà De La Fayette mách bảo cho tiểu thuyết bằng thư nói về tình yêu một cách thành thực nhưng vẫn theo khuôn mẫu đạo đức thời đại” [41].
Những bức thư của một nữ tu sĩ người Bồ Đào Nha của G. De Lavergne De Guilleragues ra đời vào năm 1669 là cuốn tiểu thuyết đơn thanh đầu tiên đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết bằng thư.
Thế kỉ XVIII, tiểu thuyết bằng thư đặc biệt phát triển nở rộ, bởi với thể loại này các nhà văn có thể đưa vào tiểu thuyết của mình nhiều nghị luận ngoại đề về chính trị, triết học, luân lý...mà một cuốn tiểu thuyết thông thường không dung nạp được. Những bức thư Ba Tư (1721) của Montesquieu, Những bức thư triết học (1734) của Voltaire ra đời thể hiện sự thông dụng của tiểu thuyết bằng thư trong thế kỷ Ánh sáng.
Năm 1761, J.J. Rousseau viết Julie hay nàng Héloise mới với một dàn hợp xướng nhiều giọng xoay quanh hai giọng chủ đạo của nhân vật chính, diễn tả sự giằng xé giữa tình yêu và đạo đức. Cùng với Nỗi đau khổ của chàng Werthers (1774) của Goethe, Julie hay nàng Héloise mới của Rousseau là tác phẩm đỉnh cao của văn học thư từ nói chung và tiểu thuyết bằng thư nói riêng.
Sang thế kỷ sau, khoảng cách không gian và thời gian của việc trao đổi liên lạc được rút ngắn. Thư từ không còn là những bí mật cá nhân mà được công bố rộng rãi, đặc biệt là thư từ của các nhà tiểu thuyết lớn như Victor Hugo, Balzac, G. Flaubert. Hồi ký của hai người vợ trẻ (1841) của Balzac khá độc đáo với dạng hồi ký sử dụng năm mươi bảy bức thư trong suốt mười hai năm của hai giọng nữ, hai người bạn Renée Maucombe và Louise De Chaulieu bàn luận, tranh cãi về cuộc sống hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, ở Pháp, trường phái tự nhiên không hứng thú với loại tiểu thuyết bằng thư và nhìn chung tiểu thuyết bằng thư đã có những bước phát triển chậm.
Sang thế kỉ XX, tiểu thuyết bằng thư dần dần lấy lại vị trí của nó trên văn đàn. Nhiều tác phẩm được viết dưới dạng thư nhưng có nhiều cách tân hơn. Ví dụ ở Việt Nam có Vi hành (1923) của Nguyễn Ái Quốc, Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách, gần đây có Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Yban...Có một tác phẩm được xếp vào một trong những tác phẩm hay nhất của thế giới thế kỉ XXI đó là Bức thư của một người đàn bà không quen của nhà văn Áo Stefan Zweig.
Con người hiện đại mong muốn gìn giữ chút gì còn sót lại của tính nhân văn và tính cá nhân (tiêu biểu cho tiểu thuyết bằng thư thời kỳ đỉnh cao) - nét hiếm thấy trong một thời đại mà con người đánh mất cả chính mình.
II. J. J. Rousseau và những bước đường tư tưởng
II.1. Hành trình cuộc đời và con đường sự nghiệp
J. J. Rousseau - người gieo tư tưởng tự do dân chủ của thế kỷ Ánh sáng Pháp, người thầy rất mực tôn sùng của những nhà lãnh đạo trẻ tuổi Mara và Robespierre trong cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, đã qua một cuộc đời thiếu niên gian khổ, thân tự lập thân, tự trang bị cho mình cả cái vốn học thức sâu rộng đã giúp ông làm nên sự nghiệp.
J. J. Rousseau sinh ngày 28-5-1712 tại Genève (Thuỵ Sĩ). Ông thuộc dòng dõi người Pháp nhưng vì gia đình theo đạo Tin lành, bị nhà thờ thiên Chúa giáo truy nã nên phải lánh sang Thuỵ Sĩ từ thế kỷ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình lao động, ông nội và cha đều là thợ đồng hồ. Từ bé, Rousseau đã gặp nhiều gian khổ: khi Rousseau mới ra đời thì mẹ mất; khi Rousseau lên 10, bố ông phải từ giã gia đình rời khỏi Genève để tránh khỏi sự truy nã của các nhà cầm quyền vì đã lăng mạ bọn quý tộc. Cậu bé Rousseau được đưa về nhà quê gửi cô, cậu nuôi và cho theo học mục sư Lăngbecxiê để học tiếng La-tinh trong 2 năm. Hai năm đó hầu như là khoảng thời gian duy nhất ông được theo học dưới sự hướng dẫn của một người khác. Từ năm 13 tuổi, Rousseau phải sống tự lập, gian khổ. Ông trải qua rất nhiều nghề để kiếm ăn, khi học nghề thợ khắc, lúc làm gia sư, lúc dạy âm nhạc, thậm chí có lúc phải đi ở... Cuộc sống khổ cực của bản thân và những người xung quanh ông trong xã hội Pháp thối nát, tù túng lúc bấy giờ khiến Rousseau sớm có tư tưởng chán ghét, căm thù chế độ quân chủ chuyên chế và tiếp thu những tư tưởng tiên tiến của thời đại.
Rousseau đến với văn học và thành công trong văn học khá đột ngột. Trong 37 năm đầu của đời mình, Rousseau không sáng tác gì. Nhưng một hôm vào mùa hè năm 1749, Rousseau đến thăm người bạn là Diderot lúc bấy giờ đang bị giam ở Vanhxennơ vì đã viết một cuốn sách chống lại thần học và tôn giáo. Trên đường đi, ông giở xem một số tạp chí văn học, chợt nhìn thấy đề tài thi viết do Viện Hàn Lâm Dijon tổ chức: Sự tiến bộ của khoa học và nghệ thuật góp phần làm cho phong tục thuần khiết hay đồi bại?. Bao nhiêu ý nghĩ lóe lên trong đầu óc ông; ông ngây ngất ngồi ngã vào một góc cây bên đường, suy nghĩ miên man, vạt áo đẫm nước mắt. Sau này, trong tác phẩm tự thuật Sám hối, ông viết: “Ngay khi đọc những dòng chữ ấy, tôi trông thấy một thế giới khác và tôi trở thành một người khác” [17, 418]. Rousseau viết tác phẩm dự thi, chiếm được giải thưởng và danh tiếng của ông bắt đầu lừng lẫy. Từ đó ông say sưa với sự nghiệp sáng tác và chỉ trong vòng mười ba năm (1749 - 1762), hầu hết các kiệt tác của ông đã ra mắt độc giả: các tác phẩm luận văn chính trị Luận về nguồn gốc và nền tảng của sự bất bình đẳng giữa người với người (1753), Luận về khế ước xã hội (1762), cuốn tiểu thuyết bằng thư Julie hay nàng Héloise mới (1761), tập luận văn về giáo dục dưới hình thức tiểu thuyết Emille hay về vấn đề giáo dục (1762) và một số tác phẩm khác.
Bọn phong kiến và tăng lữ phản động rất căm ghét Rousseau và các tác phẩm của ông. Cuốn Emille ra đời chưa đầy hai mươi hôm thì tác giả bắt đầu phải sống một chuỗi ngày vô cùng gian khổ. Tác phẩm Emille và Khế ước xã hội bị chính quyền chuyên chế kết án và đốt đi. Đốt tác phẩm chưa đủ, bọn phản động còn tuyên bố cần phải thiêu sống tác giả nữa. Rousseau bị truy nã, phải trốn tránh, khi ở Thuỵ Sĩ, khi ở Phổ trong một làng nhỏ trên núi Giuy-ra. Tuy vậy, cái nơi cằn cỗi, xa xôi ấy cũng không cưu mang Rouseau. Tháng 8-1762, tên tổng giám mục Paris gửi cho khắp các nhà thờ một bức thông điệp tuyên bố rằng Rousseau là kẻ thù của Chúa và của người. Rousseau phải trốn ra một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ Biên-nơ nhưng cũng không được yên thân: Chính phủ xứ Béc-nơ ra lệnh ông phải rời khỏi đảo. Năm 1766, Rousseau sang Anh theo lời mời của nhà triết học Anh Đavithium, nhưng chẳng bao lâu hai người lại mâu thuẫn với nhau. Tháng 5 năm 1767, Rousseau trở về Pháp sống lén lút nay đây, mai đó. Cuối cùng, ông được phép trở về Paris, sống trong một căn nhà tồi tàn ở phố Platơrierơ, nay là phố Jean Jacques Rousseau, sinh sống bằng nghề chép thuê nhạc, ăn bánh mì đen và uống nước lã. Rousseau vẫn tiếp tục sáng tác nhưng tính cách các tác phẩm của ông có thay đổi. Ông răn dạy người đời bằng cách trình bày thí dụ bản thân mình, tự thanh minh với hậu thế và chống lại những lời vu oa