Từ trước đến nay vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt là
một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Mặc dù hầu hết các nhà
nghiên cứu đều thừa nhận rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù
hình thái học như trong các ngôn ngữ châu Âu, nhưng ý kiến của họ l ại khác nhau khi nói đến
sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. Tựu trung, có thể quy các ý kiến khác nhau về hai
quan niệm: phủ nhận và thừa nhận sự có mặt của câu bị động trong tiếng Việt.
2.1.1 Quan niệm cho rằng tiếng Việt không có câu bị động:
Một số nhà nghiên cứu (G. Cardier, M.B. Emeneau, Trần Trọng Kim.) cho rằng tiếng
Việt l à một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, động từ ti ếng Việt không có các
chỉ tố đánh dấu về ngôi, thời, thức, dạng., nên không tồn tại câu bị động như các ngôn ngữ
biến hình (tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.). Để chuyển được một câu từ dạng chủ động sang dạng
bị động thì các ngôn ngữ biến hình phải dùng đến sự biến đổi hình thái của động từ. Ti ếng
Việt vốn là một ngôn ngữ không có hiện tượng biến hình từ nên không thể đáp ứng được tiêu
chí hình thái học khắt khe này của dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp. Chủ
trương không có sự đối lập của dạng chủ động và bị động trong các ngôn ngữ này, L.C.
Thompson (1965: 217) cũng cho rằng những cấu trúc có được và bị chỉ là sự chuyển dịch
tương đương từ những cấu trúc bị động trong ngôn ngữ Châu Âu. L.C. Thompson gọi đó là
cách diễn đạt bị động logic chứ không coi chúng là một phạm trù ngữ pháp tách biệt.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 15861 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ
CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (2)*
Nguyễn Hồng Cổn
Bùi Thị Diên
2.Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt
2.1 Các quan niệm khác nhau vê câu bị động trong tiếng Việt
Từ trước đến nay vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt là
một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Mặc dù hầu hết các nhà
nghiên cứu đều thừa nhận rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù
hình thái học như trong các ngôn ngữ châu Âu, nhưng ý kiến của họ lại khác nhau khi nói đến
sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. Tựu trung, có thể quy các ý kiến khác nhau về hai
quan niệm: phủ nhận và thừa nhận sự có mặt của câu bị động trong tiếng Việt.
2.1.1 Quan niệm cho rằng tiếng Việt không có câu bị động:
Một số nhà nghiên cứu (G. Cardier, M.B. Emeneau, Trần Trọng Kim...) cho rằng tiếng
Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, động từ tiếng Việt không có các
chỉ tố đánh dấu về ngôi, thời, thức, dạng..., nên không tồn tại câu bị động như các ngôn ngữ
biến hình (tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.). Để chuyển được một câu từ dạng chủ động sang dạng
bị động thì các ngôn ngữ biến hình phải dùng đến sự biến đổi hình thái của động từ. Tiếng
Việt vốn là một ngôn ngữ không có hiện tượng biến hình từ nên không thể đáp ứng được tiêu
chí hình thái học khắt khe này của dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp. Chủ
trương không có sự đối lập của dạng chủ động và bị động trong các ngôn ngữ này, L.C.
Thompson (1965: 217) cũng cho rằng những cấu trúc có được và bị chỉ là sự chuyển dịch
tương đương từ những cấu trúc bị động trong ngôn ngữ Châu Âu. L.C. Thompson gọi đó là
cách diễn đạt bị động logic chứ không coi chúng là một phạm trù ngữ pháp tách biệt.
Ngoài tiêu chí hình thái học một số tác giả còn dựa vào đặc điểm tiếng Việt là một
ngôn ngữ thiên chủ đề chứ không phải thiên chủ ngữ để phủ nhận sự có mặt của phạm trù bị
động trong tiếng Việt. Họ cho rằng trong các ngôn ngữ thiên chủ đề thì không thể xuất hiện bị
động bởi bị động là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ. Ý kiến này xuất phát từ luận
điểm của Ch.N. Li và S.A. Thompson (1976) về sự đối lập giữa hai loại hình ngôn ngữ “thiên
chủ ngữ” và “thiên chủ đề”. Các tác giả này cho rằng cấu trúc bị động rất phổ biến trong các
ngôn ngữ thiên chủ ngữ, còn ở những ngôn ngữ thiên chủ đề thì bị động thường vắng mặt
hoặc ít gặp. Nếu xuất hiện, nó thường mang một nghĩa đặc biệt, giống như bị động nghịch
cảnh (adversity) trong tiếng Nhật. Dựa vào ý kiến của Ch.N. Li và S.A. Thompson (1976) một
số tác giả (Nguyễn Thị Ảnh 2000, Cao Xuân Hạo 2001) cũng cho rằng tiếng Việt không có
thái bị động, do đó không có câu bị động. Theo các tác giả, tiếng Anh và các thứ tiếng Châu
Âu khác là những ngôn ngữ "thiên chủ ngữ", còn tiếng Việt có đủ những thuộc tính của một
ngôn ngữ "thiên chủ đề", vì thế rất khó có thể có cấu trúc bị động.
Những tác giả ủng hộ quan điểm tiếng Việt không có dạng bị động và câu bị động còn dựa
trên quan niệm rằng các động từ bị và được là những động từ ngoại động chính danh, nên
không thể coi chúng là dấu hiệu ngữ pháp biểu hiện quan hệ bị động. Nguyễn Kim Thản
(1977) cho rằng các động từ bị, được là những động từ độc lập đóng vai trò chính trong bộ
phận vị ngữ của câu chứ không phải là hư từ biểu thị dạng bị động của động từ. Về ý nghĩa,
được có nghĩa như tiếp nhận hoặc chịu đựng một cách thích thú, còn bị biểu thị ý nghĩa chịu
2
đựng một sự không may (chết, thất bại, v.v.) hay cũng có thể nói rằng biểu thị trạng thái rủi ro
của chủ thể. Về đặc điểm ngữ pháp, khác với bị và được trong tiếng Hán hiện đại, bị và được
trong tiếng Việt vẫn còn được dùng như một thực từ chân chính, có khả năng kết hợp rất
phong phú. Từ đó, Nguyễn Kim Thản đã đi đến kết luận rằng: trong tiếng Việt hiện đại "xét
về mặt lịch sử cũng như thực tế thì ý nghĩa của những động từ này (bị và được - N.H.C) vẫn
giữ nguyên vẹn trong mỗi trường hợp, đặc điểm ngữ pháp của nó trước sau vẫn là đặc điểm
của một động từ độc lập chứ không phải là đặc điểm của một hư từ, còn những thành phần
đứng sau nó đều là bổ ngữ của nó cả.” Nói cách khác Nguyễn Kim Thản không công nhận bi/
được là dấu hiệu của dạng bị động của động từ tiếng Việt và động từ tiếng Việt không có
dạng bị động. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản đuợc Nguyễn Minh Thuyết (1986,1998) ủng
hộ và làm sáng rõ thêm. Tuy nhiên, dù không thừa nhận tiếngViệt có dạng bị động như các
ngôn ngữ châu Âu, nhưng cả hai tác giả đều cho rằng tiếng Việt có cách biểu hiện ý nghĩa bị
động riêng của mình, đó là cách biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp (Nguyễn Kim Thản) hay
phương tiện từ vựng (Nguyễn Minh Thuyết). Theo Nguyễn Thị Ảnh (2000), thái bị động với
tư cách là một phạm trù ngữ pháp được biểu đạt bằng các phuơng tiện hình thái học bắt buộc
tuyệt đối chỉ có ở các ngôn ngữ “thiên chủ ngữ”, còn tiếng Việt là một ngôn ngữ “thiên chủ
đề” thì ý nghĩa bị động không có một hình thức biểu đạt riêng như thế. Để khẳng định tiếng
Việt không có thái bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp, tác giả đã đưa ra nhiều ví
dụ chứng minh rằng được, bị là những vị từ ngoại động chính danh chứ không phải là các hư
từ đánh dấu "thái bị động". Quan niệm này cũng nhận được sự đồng tình của Cao Xuân Hạo
(2002).
2.1.2 Quan niệm thừa nhận tiếng Việt có câu bị động
Ngược với quan niệm trên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng trong tiếng Việt
mặc dù không có phạm trù bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học nhưng vẫn có
cấu trúc bị động hay câu bị động. Nguyễn Phú Phong (1976) thừa nhận "bị động" như là một
phạm trù ngữ pháp tách biệt trong tiếng Việt. Ông biện luận rằng có thể xác lập một cặp câu
chủ động - bị động tiếng Việt tương ứng về mặt chuyển dịch với cặp câu chủ động - bị động
trong tiếng Pháp, và chỉ rõ mối quan hệ hình thức giữa các thành phần của mỗi cặp câu trong
những thuật ngữ chung. Ông cũng cho được, bị, do là những trợ từ bị động. Hoàng Trọng
Phiến (1980) quan niệm “trong tiếng Việt phương thức đối lập bị động và chủ động không
phải bằng con đường ngữ pháp thuần tuý mà bằng con đường từ vựng - ngữ pháp”. Theo tác
giả, quan hệ cú pháp trong câu bị động tiếng Việt được biểu hiện như sau:
- Bổ ngữ đối tượng trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động tương
ứng.
- Vị ngữ bao gồm các từ bị, được, do kèm theo động từ ngoại động.
- Chủ thể ở câu chủ động không bắt buộc phải xuất hiện trong câu bị động tương ứng.
Theo đó, tiếng Việt có các dạng biến đổi câu bị động từ câu chủ động dưới đây:
(1a) D1 Đ D2 : Mẹ chiều con gái. →
(1b) D2 Đp D1 Đ: Con gái được mẹ chiều.
(2a) D1 Đ D2 D3: Mẹ tặng con gái quyển sách. →
(2b) D2 Đp D1 Đ D3: Con gái được mẹ tặng quyển sách.
(2c) D3 Đp D1 Đ D2: Quyển sách được (do) mẹ tặng con gái.
(3a) D1 Đ (D2 Đ2): Thầy bảo các em làm việc này. →
(3b) (D2Đ2) Đp D1 Đ: Các em làm việc này do thầy bảo.
(Hoàng Trọng Phiến 1980: 166 – 167)
3
Lê Xuân Thại (1989) cũng tán đồng một quan điểm tương tự, khi cho rằng tiếng Việt mặc dù
không có các câu bị động hoàn toàn giống như câu bị động trong các ngôn ngữ châu Âu
nhưng cũng có loại câu có thể gọi là câu bị động với những đặc điểm sau:
- Chủ ngữ của câu biểu thị đối tượng hành động chứ không phải là chủ thể hành động.
- Vị ngữ của câu bị động do các động từ bị, được đảm nhận.
- Sau vị ngữ là một cụm chủ - vị. Ví dụ:
(4) Em học sinh này được cô giáo khen.
(5) Thành phố Vinh bị máy bay giặc tàn phá.
Ngoài ra, tác giả cũng thừa nhận các câu bị động có những biến thể vắng bị/ được, kiểu:
(6) Bữa cơm đã dọn ra.
(7) Ngôi nhà này xây bằng gạch.
Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Thuận (2000) cũng bênh vực cho sự tồn tại của câu bị động
trong tiếng Việt. Theo hai tác giả, dạng (thái) bị động trong tiếng Việt không phải là dạng của
động từ mà là dạng của một kiến trúc riêng với những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa xác
định. Các tác giả lập luận rằng động từ trong tiếng Việt không biến hình từ, mà phạm trù dạng
bị động theo cách hiểu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Ấn - Âu thì gắn liền với dạng thức
biến hình của động từ trong các ngôn ngữ có biến hình từ. Kết luận hiển nhiên là động từ
tiếng Việt, nếu theo cách nhìn hình thái học đó, thì không thể có dạng bị động. Tuy nhiên, các
tác giả lưu ý rằng việc xem xét dạng bị động như vậy mới chỉ là kết luận về hình thái của
động từ, chứ không phải nói về phạm trù ý nghĩa của thái bị động và cách biểu hiện ngữ pháp
tính của nó trong tiếng Việt. Phạm trù dạng bị động của tiếng Việt theo họ vẫn có đủ tư cách
một phạm trù ngữ pháp với điều kiện "bắt buộc" của ngữ pháp là sự có mặt của ý nghĩa ngữ
pháp phải được thể hiện (đánh dấu) bằng phương tiện hình thức theo lối ngữ pháp, nghĩa là
hoặc bằng phụ tố, hoặc bằng hư từ, trật tự từ hay các phương thức ngữ pháp khác, và những
phương thức ngữ pháp đó có thể được dùng tách riêng hoặc dùng phối hợp với nhau. Theo đó,
các tác giả đã xác định đặc điểm của kết cấu bị động tiếng Việt như sau:
- Phương thức ngữ pháp thích hợp với việc diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp bị động trong
tiếng Việt là hư từ và trật tự từ.
- Tính chất của động từ tham gia kết cấu bị động là động từ ngoại động và có quan hệ
nghĩa với thực thể nêu ở danh từ làm chủ ngữ của toàn câu, đứng trước từ bị, được.
- Cấu trúc nghĩa của câu bị động:
+ Các vai nghĩa có khả năng tham gia vào chức vụ chủ ngữ ngữ pháp của câu bị
động là thể đối tượng, thể tiếp nhận, thể đích, thể được lợi , thể bị hại, thể vị trí.
+ Loại hình sự thể của câu bị động là hành động với hai đặc trưng [+động] và
[+chủ ý].
- Xét về mặt cú pháp, câu bị động là câu có hai kết cấu chủ vị, kiểu: C- V [C –V].
Tóm lại, theo hai tác giả dạng bị động trong tiếng Việt không phải là dạng của động
từ, mà là dạng của một kiến trúc riêng với những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa xác định.
2.2 Thảo luận thêm về câu bị động trong tiếng Việt
2.2.1 Tiếng Việt có câu bị động không?
Các điểm luận trên đây cho thấy để chứng minh sự tồn tại của cấu trúc bị động trong
tiếng Việt cần làm rõ ba loại ý kiến sau đây:
- Tiếng Việt không có các phạm trù hình thái học do đó không có cấu trúc bị động.
4
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ “thiên chủ đề” nên không có cấu trúc “bị động”, hoặc bị
động không phải là hiện tượng cú pháp cần xem xét.
- Được/ bị không phải là hư từ (trợ động từ), mà có vai trò như các động từ tình thái
hay động từ thực nên không thể là dấu hiệu đánh dấu quan hệ bị động.
a) Về loại ý kiến thứ nhất, chúng tôi đã trình bày rõ trong các mục trước rằng không
nên đồng nhất “dạng bị động” với tư cách là một phạm trù hình thái học với cấu trúc bị động.
Ý kiến này cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến từ những góc độ khác nhau (Nguyễn Kim
Thản 1977, Hoàng Trọng Phiến 1980, Lê Xuân Thại 1989, Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị
Thuận 2000). Các chứng cứ về câu bị động trong các ngôn ngữ khác cũng cho thấy, dạng của
động từ chỉ là một trong nhiều phương thức mã hoá về mặt hình thái - cú pháp các bình diện
ngữ nghĩa - chức năng khác nhau của phạm trù bị động. Nếu tuyệt đối hoá tiêu chí hình thái
học, thì ngay cả trong những ngôn ngữ như tiếng Anh hay tiếng Pháp, phạm trù bị động cũng
không đáp ứng đầy đủ tiêu chí khắt khe này. Vì vậy có thể kết luận rằng việc tiếng Việt không
biểu hiện ý nghĩa bị động bằng các phương tiện hình thái học, và vì vậy không có dạng bị
động như một phạm trù hình thái học, không có nghĩa là tiếng Việt không có cấu trúc bị động
hay câu bị động, xét trên phương diện cú pháp . Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở mục 2 khi
bàn về đặc điểm cú pháp của câu bị động tiếng Việt.
b) Về loại ý kiến thứ hai cho rằng tiếng Việt là ngôn ngữ “thiên chủ đề” và (chứ không
phải "thiên chủ ngữ") do đó không có cấu trúc bị động, chúng tôi thấy cần thiết phải thảo luận
thêm. Trước hết, cần phải nhắc lại ý kiến của Li và Thompson rằng hai chức năng chủ đề
(topic: cái mà câu đề cập đến ) và chủ ngữ (subject: chủ thể của hành động hay quan hệ do vị
ngữ biểu thị) không hề loại trừ nhau theo kiểu "trong các ngôn ngữ thiên chủ đề người ta
không nhận diện được chủ ngữ, hay các ngôn ngữ thiên chủ ngữ thì không có chủ đề", cũng
như không hề loại trừ nhau trong phần lớn các trường hợp phân tích cấu trúc câu. Thực sự, thì
ngay trong một ngôn ngữ được coi là "thiên chủ đề" điển hình như tiếng Hán, sự miêu tả của
Li và Thompson trong một công trình sau đó (1981) cũng cho thấy các câu có chủ ngữ (trùng
hoặc không trùng với chủ đề) vẫn chiếm ưu thế so với các câu chỉ có chủ đề (mà không có
chủ ngữ), trong đó đa số các câu có chủ ngữ trùng với chủ đề. Nếu vận dụng cả hai chức năng
chủ đề và chủ ngữ theo cách hiểu của Li và Thompson vào việc phân tích cấu trúc câu
tiếngViệt, chúng ta cũng sẽ thấy các câu có chủ ngữ trùng với chủ đề sẽ chiếm một tỷ lệ
không nhỏ (đặc biệt là với trường hợp có vị ngữ là một động từ ngoại động). Một khi sự có
mặt của chủ ngữ vẫn phổ biến như vậy, và phần lớn các cấu trúc ngoại động vẫn có chủ ngữ
(có thể trùng hay không trùng với chủ đề) thì không có lý gì hiện tượng bị động lại không có
mặt hoặc không đáng được chú ý. Hơn nữa, cũng cần lưu ý rằng Ch. N. Li và S. A. Thompson
không hoàn toàn loại trừ sự có mặt của hiện tượng bị động trong các ngôn ngữ thiên chủ đề
mà chỉ cho rằng nó không phải là phạm trù bị động điển hình, tức không phải là phạm trù bị
động "thuần tuý hình thái" như trong các ngôn ngữ Ấn Âu.
Do đặc trưng loại hình của tiếng Việt, các hiện tượng ngữ pháp nói chung và phạm trù
bị động nói riêng trong tiếng Việt không có dấu hiệu hình thức rõ ràng như trong các ngôn
ngữ biến hình. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Dyvik (1984) đã đi đến kết luận
rằng, nếu thừa nhận "chủ ngữ" như một phạm trù ngữ pháp trong tiếng Việt thì chúng ta thấy
rằng nó không rõ ràng bằng chủ ngữ trong các ngôn ngữ châu Âu. Nghĩa là các thuộc tính ngữ
pháp cho phép chúng ta tách được chủ ngữ ra trừu tượng hơn. Tương tự như chủ ngữ, "bị
động" cũng chỉ được tách ra nhờ những tiêu chí khá "trừu tượng". Nói cách khác, cả “chủ
ngữ” và “bị động” đều xuất hiện trong tiếng Việt tuy rằng chúng không được rõ ràng như các
phạm trù tương tự trong các ngôn ngữ châu Âu.
5
c) Về loại ý kiến thứ ba đề cập đến vai trò ngữ pháp và ý nghĩa của hai từ được và bị,
chúng tôi cho rằng việc các từ này đóng vai trò quan trọng về mặt ngữ pháp và phần nào còn
ý nghĩa từ vựng không hề loại trừ chức năng là phương tiện đánh dấu quan hệ bị động của
chúng, nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc độ ngữ pháp hoá.
- Về mặt ngữ pháp, bằng nhiều lập luận khác nhau, Nguyễn Kim Thản (1977), Nguyễn
Minh Thuyết (1976), Nguyễn Thị Ảnh (2000) và Cao Xuân Hạo (2001) cho rằng được/ bị
không phải là hư từ có chức năng đánh dấu quan hệ bị động mà có vai trò ngữ pháp như một
động từ tình thái, thậm chí là một động từ thực làm trung tâm của vị ngữ. Ngược lại, Dyvik
(1984) đã cố gắng chứng minh rằng hai từ được và bị đang mất dần vai trò trung tâm để trở
thành một trợ động từ có chức năng bị động hoá trên con đường ngữ pháp hoá. Đồng ý với
kiến giải của Dyvik, nhưng chúng tôi cho rằng, thậm chí nếu được/ bị vẫn đóng vai trò là
trung tâm ngữ pháp của vị ngữ như đã được một số tác giả chứng minh, thì điều đó cũng
không hề ngăn cản các từ này hành chức như một dấu hiệu đánh dấu quan hệ bị động. Có thể
liên hệ với tình hình tương tự của các trợ động từ trong vị ngữ bị động của tiếng Anh (to be)
tiếng Pháp (être) hay tiếng Nga (byt'). Một trợ động từ to be chẳng hạn, xét về mặt ý nghĩa
hầu như không có giá trị gì trong việc hình thành nên nghĩa trạng thái bị động vốn do hình
thái của động từ (phân từ quá khứ) đảm nhiệm, nhưng xét về mặt ngữ pháp, nó chính là trung
tâm của vị ngữ bị động. Bằng chứng là trợ động từ to be, chứ không phải là phân từ quá khứ,
có sự biến đổi hình thái theo ngôi, số phù hợp với chủ ngữ. Như vậy, xét về phương diện ngữ
pháp, trợ động từ to be không có gì khác biệt với một vị từ thực làm trung tâm của vị ngữ.
Nhưng điều đó cũng không hề ngăn cản nó hoạt động như một chỉ tố bị động.
- Về mặt ngữ nghĩa, quả thật các từ bị/được vẫn còn mang ý nghĩa “ hưởng thụ” hay
“chịu đựng”. Tuy nhiên ngay cả đặc tính ngữ nghĩa này cũng không ngăn cản khả năng làm
chỉ tố đánh dấu quan hệ bị động nếu ta đặt bị/ được trong bối cảnh của quá trình ngữ pháp
hoá. Trong bài viết “Quá trình hình thành thế đối lập giữa ba từ "được, bị, phải” Nguyễn Tài
Cẩn (1978) đã cho rằng "bị" đã chuyển từ cương vị một hình vị sang cương vị một từ, chuyển
từ địa hạt từ vựng sang địa hạt ngữ pháp, vì thế việc "bị" có thể chuyển từ mô hình cấu tạo từ
sang mô hình cấu tạo từ tổ là một việc làm không có gì khó khăn lắm. Đinh Văn Đức (1986:
118 - 119) đã giải thích rõ thêm về quá trình ngữ pháp hoá của các từ bị/được và mối quan hệ
giữa ý nghĩa ngữ pháp bị động và ý nghĩa tình thái của các từ này như sau: “Trong số các
động từ tiếng Việt có một nhóm những động từ kiểu như: cần, muốn, có thể, toan, định, dám,
bị, được, ... rõ ràng là những động từ trống nghĩa. Ở chúng các ý nghĩa từ vựng là rất ít, chúng
đã được ngữ pháp hoá nhưng lại chưa trở thành những hư từ thật sự, những động từ này có
nội hàm rất hẹp nên ngoại diên phải rộng - chúng luôn luôn có thành tố phụ đi kèm... Trong
khi diễn đạt các ý nghĩa: yêu cầu (cần), khả năng (có thể), ý định (toan, định, dám), nguyện
vọng (mong, muốn), quan hệ bị động (bị, được)... các động từ này được sử dụng hoàn toàn
theo cách đánh giá của người nói đối với thực tại. Đó là một quan hệ thể hiện nhận thức chủ
quan: khi ta nói: "Tôi được khen" hay "Tôi bị phạt" thì các từ được, bị một mặt là phương
tiện diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp bị động nhưng bị động ở đây có thể được hiểu theo sắc thái
“may” “rủi”, mà “may” hay “rủi” là theo nhận thức và đánh giá của người nói. Do đó bị và
được cũng lâm thời trở thành những từ tình thái...”. Chúng tôi cho rằng việc các từ được, bị
trong khi hành chức như những hư từ vẫn còn giữ lại những nét nghĩa từ vựng ban đầu là một
hiện tượng bình thường của quá trình ngữ pháp hoá. Hiện tượng này có thể được giải thích
bằng nguyên tắc lưu dấu vết (Persistence), một nguyên tắc của quá trình ngữ pháp hoá, do
Hopper (1991) đề xuất, như sau: "Khi một dạng thức trải qua quá trình ngữ pháp hoá từ một
dạng thức từ vựng thành một dạng thức ngữ pháp thì trong chừng mực các thuộc tính ngữ
6
pháp mà nó có được đó, có thể thấy dấu vết của ý nghĩa từ vựng ban đầu, những thuộc tính từ
vựng còn lưu dấu vết này có thể được phản ánh trong những hạn chế về khả năng kết hợp ngữ
pháp của nó”. (Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2001)
Những phân tích trên đây cho thấy, không có gì đáng ngạc nhiên nếu như hai từ bị và
được trong khi đóng vai trò như là các trợ động từ biểu thị quan hệ bị động, vẫn có thái độ cú
pháp như một vị từ thực (làm trung tâm của vị ngữ) và vẫn lưu giữ nghĩa từ vựng ban đầu của
chúng (bị mang nét nghĩa chịu thiệt và được mang nét nghĩa hưởng lợi). Theo Keenan (1985:
257 –261), trong các ngôn ngữ có kiểu bị động "phân tích tính" (periphrastic passive), ít nhất
có 4 loại động từ sau đây được sử dụng như những trợ động từ đánh dấu vị ngữ bị động (i) các
động từ quan hệ (kiểu như be của tiếng Anh, byt' tiếng Nga, être của tiếng Pháp...), (ii) các
động từ tiếp nhận (kiểu bị động với get của tiếng Anh), (iii) các động từ vận động (ví dụ động
từ gayee của tiếng Hindi), và (iv) các động từ tiếp thụ hay chịu đựng (như được/bị trong tiếng
Việt). Rõ ràng, việc tiếng Việt dùng các vị từ tình thái được/bị trong chức năng là các trợ
động từ biểu hiện ý nghĩa bị động không phải là một ngoại lệ.
Từ những luận điểm trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng: Xét về mặt lý luận cũng như
tư liệu thực tế, chúng ta có đủ cơ sở để nói đến sự có mặt của các câu bị động trong tiếng
Việt.
2.2.2 Nhận diện câu bị động tiếng Việt
Như đã trình bày ở trên, có nhiều quan niệm khác nhau về câu bị