Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong Tiếng Việt - Phần 1

Dạng bị động (passive voice), và cùng với nó là khái niệm câu bị động (passive sentence), là một hi ện tượng ngữ pháp điển hình của các ngôn ngữ Ấn - Âu. Mặc dù xét về mặt chức năng, khái niệm này đề cập trực tiếp đến mối quan hệ ngữ pháp giữa động từ và các thành tố ngữ pháp nòng cốt l à chủ ngữ và bổ ngữ, nhưng ngữ pháp truyền thống châu Âu, dựa vào phương thức biểu hiện của nó, thường quy dạng bị động về phạm trù hình thái học của động từ (phạm trù dạng - voice). Trong các công trình ngữ pháp hiện đại, dạng bị động nói chung và câu bị động nói riêng được xem xét và kiến giải theo nhiều hướng khác nhau (phổ niệm, loại hình, chức năng). Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều vấn đề liên quan đến dạng/câu bị động trong các ngôn ngữ vẫn chưa được làm sáng tỏ, chẳng hạn: Bị động là một hiện tượng có tính phổ quát hay có tính loại hình? Dạng/câu bị động có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ? Trong tiếng Việt, bị động cũng là một vấn đề ngữ pháp gây nhiều tranh cãi. Một số nhà Việt ngữ học cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động hay câu bị động vì ti ếng Việt không biến đổi hình thái. Một số khác cho rằng mặc dù ti ếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của động từ, nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu/câu bị động trong ti ếng Việt căn cứ vào sự tồn tại của các cấu trúc có vị ngữ gồm được/ bị kết hợp với một động từ ngoại động.

pdf10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8887 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong Tiếng Việt - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (1)* Nguyễn Hồng Cổn Bùi Thị Diên Dạng bị động (passive voice), và cùng với nó là khái niệm câu bị động (passive sentence), là một hiện tượng ngữ pháp điển hình của các ngôn ngữ Ấn - Âu. Mặc dù xét về mặt chức năng, khái niệm này đề cập trực tiếp đến mối quan hệ ngữ pháp giữa động từ và các thành tố ngữ pháp nòng cốt là chủ ngữ và bổ ngữ, nhưng ngữ pháp truyền thống châu Âu, dựa vào phương thức biểu hiện của nó, thường quy dạng bị động về phạm trù hình thái học của động từ (phạm trù dạng - voice). Trong các công trình ngữ pháp hiện đại, dạng bị động nói chung và câu bị động nói riêng được xem xét và kiến giải theo nhiều hướng khác nhau (phổ niệm, loại hình, chức năng). Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều vấn đề liên quan đến dạng/câu bị động trong các ngôn ngữ vẫn chưa được làm sáng tỏ, chẳng hạn: Bị động là một hiện tượng có tính phổ quát hay có tính loại hình? Dạng/câu bị động có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ? Trong tiếng Việt, bị động cũng là một vấn đề ngữ pháp gây nhiều tranh cãi. Một số nhà Việt ngữ học cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động hay câu bị động vì tiếng Việt không biến đổi hình thái. Một số khác cho rằng mặc dù tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của động từ, nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu/câu bị động trong tiếng Việt căn cứ vào sự tồn tại của các cấu trúc có vị ngữ gồm được/ bị kết hợp với một động từ ngoại động. Để góp phần trả lời những câu hỏi trên đây, trong bài viết này chúng tôi sẽ điểm luận lại một số vấn đề liên quan đến hiện tượng bị động trong các lý thuyết ngữ pháp và thảo luận thêm về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt. Nội dung của bài viết bao gồm 2 phần: 1. Dạng bị động trong các lý thuyết ngữ pháp. 2. Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt. 1. Dạng bị động trong các lý thuyết ngữ pháp 1.1 Dạng bị động trong Ngữ pháp truyền thống Thuật ngữ “dạng” (có người gọi là “thái” ) được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là "voice" vốn bắt nguồn từ danh từ Latin vox có nghĩa là "âm thanh, từ" (Asher 1994: 4938). Theo ngữ pháp truyền thống, dạng là một trong số các phạm trù ngữ pháp điển hình của động từ (như: ngôi, thời, thể, v.v), trước hết là của các động từ ngoại động. Từ điển ngôn ngữ học và ngữ âm học của David Crystal định nghĩa về dạng như sau: “Dạng là một phạm trù được dùng trong việc mô tả cấu trúc câu hoặc mệnh đề chủ yếu liên quan đến động từ, để thể hiện cách mà các câu có thể lựa chọn mối quan hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ của động từ, mà không làm thay đổi nghĩa của câu.” (David Crystal 1998: 413). Hình thức biểu hiện của dạng trong các ngôn ngữ không giống nhau. Ở những ngôn ngữ có phạm trù hình thái học rõ ràng như tiếng Latin hay Hy Lạp, dạng luôn gắn liền với hình thái của động từ. Ví dụ, trong tiếng Hy Lạp - một ngôn ngữ có ba dạng là chủ động, trung gian và bị động, các dạng của động từ “dạy” chia ở ngôi thứ nhất số ít chẳng hạn, luôn được phân biệt bằng sự biến đổi đuôi của động từ: epaideusamen (“dạy” ở dạng chủ động), epaideusametha (“dạy” ở dạng trung gian), epaideuthemen (“dạy” ở dạng bị động). Tuy nhiên, ở các ngôn ngữ có phạm trù hình thái học không rõ ràng như tiếng Anh hay tiếng Hán, phạm trù dạng được biểu hiện bằng những phương tiện khác nhau và thường gắn liền với cấu trúc cú pháp. Chẳng hạn trong tiếng Anh, 2 các hình thức đối lập của dạng không chỉ biểu hiện bằng sự biến đổi hình thái của động từ (phụ tố hay nội biến tố) mà còn bằng phương tiện cú pháp như trợ động từ (auxiliary), trật tự từ, và tất cả các phương tiện này đồng xuất hiện trong cùng một cấu trúc cú pháp. Trong các ngôn ngữ có phạm trù dạng, mà phần lớn là các ngôn ngữ đối cách (accusative languages), khi đề cập đến phạm trù dạng của động từ, mà chủ yếu là động từ ngoại động, người ta thường phân biệt hai hình thái đối lập của dạng là hình thái chủ động (active forms) và hình thái bị động (passive forms), cũng thường được gọi là dạng chủ động (active voice) và dạng bị động (passive voice). Sự đối lập giữa dạng chủ động và dạng bị động về mặt cú pháp được biểu hiện trước hết ở sự thay thế trật tự của chủ ngữ và bổ ngữ (hay nói đúng hơn là sự thay thế các vai nghĩa của chủ ngữ và bổ ngữ) xét trong mối quan hệ với động từ. Có thể minh hoạ về sự phân biệt này qua ví dụ sau đây: (1a) The cat chased the mouse. (Mèo đuổi chuột) (1b) The mouse was chased by the cat. (Chuột bị mèo đuổi) Trong câu (1a), động từ ở dạng chủ động, chủ ngữ ngữ pháp của câu đồng thời cũng là tác thể. Trong câu (1b), động từ ở dạng bị động, chủ ngữ ngữ pháp là đối thể của hành động (đối tượng chịu tác động của hành động). Hai câu khác nhau về dạng này mặc dù cũng biểu thị một nội dung hiện thực mà ngữ nghĩa học hiện đại gọi là đồng nghĩa biểu hiện, nhưng có sự khác biệt nhau về cấu trúc cú pháp, giá trị phong cách, chức năng thông tin và chức năng liên kết văn bản. Câu (1a), có động từ được dùng ở dạng chủ động được gọi là câu chủ động. Câu (1b) có động từ được dùng ở dạng bị động gọi là câu bị động. Như vậy, dạng bị động mặc dù là một phạm trù hình thái học, nhưng xét về bản chất nó phản ánh mối quan hệ cú pháp của các thành tố trong câu. Tương tự, về mặt hình thức, dạng bị động không chỉ bị giới hạn ở hình thái của động từ, mà có thể được biểu hiện bằng cả các phương tiện hình thái - cú pháp khác. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, dạng bị động vừa biểu hiện riêng bằng hình thái của động từ (động từ có đuôi –sa) vừa được biểu hiện bằng sự kết hợp giữa một trợ động từ (byt’) với hình thái của động từ ngoại động (động tính từ). Quan niệm truyền thống coi dạng bị động như một phạm trù hình thái học của động từ, chủ yếu là của động từ ngoại động, có nhiều điểm bất cập. Thứ nhất, nó hàm ý rằng dạng bị động chỉ được biểu hiện ở động từ và bằng các phương tiện hình thái, điều này trái với thực tế của nhiều ngôn ngữ như đã nói ở trên. Thứ hai nó giả định rằng bất kỳ một động từ nào ở dạng chủ động cũng có một dạng bị động tương ứng. Thực tế cho thấy nhiều động từ tiếng Anh, thậm chí là động từ ngoại động (ví dụ động từ to have - có, to weigh - nặng, to cost - giá, ....) không có các hình thái bị động tương ứng. Ví dụ: (2a) John has a lot of property. (John có nhiều của cải) (2b) * A lot of property is had by John. * (Nhiều của cải được có bởi John) (3a) The potatoes weighed five kilos. (Khoai tây nặng năm kilo) (3b) * Five kilos were weighed by the potatoes. * (Năm kilo được cân bởi khoai tây) (Palmer 1994: 119) Thứ ba, việc gắn dạng bị động với hình thái của động từ ngoại động luôn giả định rằng chủ ngữ ở dạng bị động luôn luôn chỉ đối thể/ bị thể (tương ứng với các khái niệm bổ ngữ trực tiếp). Thực tế cho thấy trong các ngôn ngữ, chủ ngữ của câu bị động có thể biểu thị những vai nghĩa khác như nhận thể, công cụ, vị trí (Givón 1990: 566, Diệp Quang Ban & Nguyễn Thị Thuận 2000). Để khắc phục những hạn chế của quan niệm truyền thống coi dạng bị động 3 như là một phạm trù hình thái học thuần tuý (strict morphological passive), các nhà nghiên cứu ngữ pháp hiện đại đã cố gắng xem xét vấn đề dạng bị động dưới những góc nhìn mới, trong đó đáng chú ý là các cách tiếp cận của ngữ pháp cải biến tạo sinh, loại hình học cú pháp và ngữ pháp ngữ nghĩa - chức năng. 1.2 Dạng bị động trong Ngữ pháp cải biến-tạo sinh Nếu như ngữ pháp truyền thống gắn bị động với phạm trù "dạng" - một phạm trù hình thái học của động từ, thì ngữ pháp cải biến - tạo sinh lại coi bị động là một hiện tượng ngữ pháp phổ quát gắn liền với phép cải biến bị động (passive transformation) hay quá trình "bị động hoá" (passivization) trong các ngôn ngữ. Ngữ pháp cải biến - tạo sinh ở thời kỳ đầu (Chomsky 1957, 1962) giải thích các đặc trưng cú pháp của câu bị động như là kết quả của sự cải biến từ các cấu trúc chủ động tương ứng. Mặc dù cả cấu trúc chủ động và cấu trúc bị động ở đây đều là cấu trúc nổi, nhưng trong quan niệm của hầu hết các nhà ngữ pháp cải biến-tạo sinh thì cấu trúc chủ động được coi là gần gũi với sự biểu hiện của cấu trúc sâu còn cấu trúc bị động được phái sinh từ cấu trúc chủ động nhờ “phép cải biến bị động” (passive transformation). Chomsky đã lý giải về điều này như sau: "Nếu ngữ pháp chứa trong cơ sở của nó cả câu chủ động và bị động thì sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều so với khi câu bị động được đưa ra khỏi bộ phận cơ sở và được miêu tả bằng cải biến" (Chomsky 1962: 488). Trong tiếng Anh “phép cải biến bị động” này diễn ra như sau: + Bổ ngữ của câu chủ động xuất hiện ở vị trí chủ ngữ của câu bị động và mang những thuộc tính cuả chủ ngữ (chi phối sự tương hợp của động từ vị ngữ về ngôi, số). + Chủ ngữ của câu chủ động xuất hiện như là một bổ ngữ có giới từ by trong câu bị động; hơn thế nữa, bổ ngữ giới từ này có thể không bắt buộc phải có mặt. + Động từ vị ngữ trong câu bị động xuất hiện như là một phân từ quá khứ (Ven) trong câu bị động, kèm theo một trợ động từ (be) biểu hiện ý nghĩa về thời và sự tương hợp của động từ với chủ ngữ về ngôi, số. Phép cải biến bị động này được biểu diễn như sau (NP là các danh ngữ, V là động từ, Aux là các trợ động từ biểu thị quan hệ tương hợp giữa V và NP chủ ngữ): (4a) NP1 –Aux –V– NP2 The police arrested the students. (Cảnh sát bắt các sinh viên) –> (4b) NP2–Aux + be + en –V– by – NP1 The students were arrested by the police (Các sinh viên bị cảnh sát bắt) Theo cách hiểu này thì phép cải biến bị động chỉ tác động đến cấu trúc bề mặt của câu, nên không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Nói cách khác, câu bị động tuy khác với câu chủ động về mặt cú pháp nhưng không khác biệt về nghĩa vì cùng có chung một cấu trúc sâu. Cách giải thuyết của ngữ pháp cải biến giai đoạn 1 về câu bị động và phép cải biến bị động có nhiều điểm bất cập. Thứ nhất, việc quy phép cải biến bị động về sự biến đổi bề mặt đã không giải thích được những khác biệt ngữ nghĩa giữa câu bị động và câu chủ động trong các ngôn ngữ: chẳng hạn, trong ví dụ tiếng Anh nêu trên, câu chủ động đề cập đến cảnh sát (the police) với tư cách là chủ thể của hành động, trong khi câu bị động lại đề cập đến sinh viên (the students) là bị thể của hành động. Thứ hai, trái với giả thuyết của phép cải biến bị động, có nhiều câu chủ động trong các ngôn ngữ không thể chuyển đổi thành các câu bị động tương ứng. Nhằm khắc phục những hạn chế trên đây, Lý thuyết chuẩn (Standard theory) – ngữ pháp cải biến giai đoạn 2 (Chomsky 1965), xem câu bị động cũng là một loại cấu trúc sâu như các kiểu câu khẳng định, chủ động... Theo đó phép cải biến bị động được coi chỉ là 4 một trong những quy tắc bộ phận cấu tạo nên các kiểu câu, bên cạnh các quy tắc bộ phận khác như khẳng định, phủ định, hỏi, mệnh lệnh, nhấn mạnh, phản thân v.v. Tuỳ thuộc vào sự phối hợp của các quy tắc bộ phận này mà các kiểu câu nhất định được hình thành. Chẳng hạn, sự phối hợp giữa quy tắc bị động (Pass – Pasive) với các quy tắc khẳng định (Aff- afirmative), phủ định (Neg-negation), hỏi (Q –question)...cho tiếng Anh các kiểu câu sau đây: (5a) Aff + Pass: The cup was broken by John. (5b) Aff + Neg + Pass: The cup wasn't broken by John. (5c) Q + Pass: Was the cup broken by John? (5d) Q + Neg + Pass: This house was built by his uncle, wasn't it? Tuy nhiên, việc đưa phép cải biến bị động cũng như các quy tắc bộ phận khác vào cấu trúc sâu vẫn không giúp Lý thuyết chuẩn giải thích được những hiện tượng ngữ nghĩa như tiền giả định hay tiêu điểm. Do đó, Chomsky đã phát triển Lý thuyết chuẩn thành Lý thuyết chuẩn mở rộng Extended Standard Theory), với sự thừa nhận rằng ngữ nghĩa của câu không chỉ được quyết định bởi cấu trúc sâu mà cả cấu trúc nổi. Khác với ở Lý thuyết chuẩn, trong Lý thuyết chuẩn mở rộng, các quy tắc bộ phận như phép cải biến “bị động” đã bị hạn chế về khả năng hành chức của chúng. Hơn nữa, những điều kiện áp dụng các quy tắc đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề khác nhau về khả năng phát sinh của câu bị động. Vì vậy, Chomsky đề xuất một lý thuyết mới, lý thuyết Quy tắc và Giới hạn (Principles and Parameters), trong đó tất cả các phép cải biến được quy gọn thành một quy tắc chuyển di phạm trù (move-category). Phân tích câu bị động (22b), Chomsky (1981) đã gán cho nó cấu trúc chìm (hay cấu trúc - D) như sau: (6) E were arrest + ed the students. Chomsky đã đưa ra một điều kiện hình thức hợp lý mà ông gọi là tiêu chí theta. Điều kiện này nói rõ rằng ở bất kỳ vị trí nào có một tham tố được điền thì đều được ấn định chính xác một vai nghĩa, và các vai nghĩa chỉ có thể được ấn định cho những vị trí được điền bởi các tham tố. Theo đó, vì vị trí chủ ngữ không chứa đựng một tham tố nên không có vai nghĩa nào được ấn định cho nó. Trong sơ đồ cấu trúc sâu (6) vị trí này được ký hiệu bằng chữ E (Empty), hàm ý rằng danh ngữ làm bổ ngữ có thể di chuyển tới đó. Những điều kiện chung về sự di chuyển đảm bảo rằng vị trí chủ ngữ là vị trí có giá trị duy nhất, trong đó các đặc điểm chủ yếu của câu bị động được phát sinh từ sự tương tác của các điều kiện chung hữu quan. Mặc dù cách phân tích trên đây của Chomsky cho phép giải thích cơ chế hình thành cấu trúc bị động nhưng vẫn có một điểm hạn chế liên quan đến vai nghĩa tác thể. Theo Chomsky (1981) thì vai nghĩa này được coi là bị loại bỏ (suspended) trong cấu trúc bị động, nhưng có những chứng cứ cho thấy nó vẫn có mặt, bằng chứng là các phụ ngữ nhạy cảm với sự hiện hữu của tác thể vẫn xuất hiện trong các câu bị động (7): (7a) The students were purposefully arrested. (Các sinh viên đã bị bắt một cách có chủ ý.) (7b) The students were arrested to avoid a fuss. (Asher: 2961) (Các sinh viên đã bị bắt để tránh rắc rối.) Điều đó cho thấy trong câu bị động có chủ ngữ tác thể bị tỉnh lược, tác thể vẫn có mặt như một vai nghĩa tiềm ẩn chứ không phải bị loại bỏ hoàn toàn. Tóm lại, mặc dù có sự khác biệt trong cách giải thuyết về câu bị động ở các giai đoạn khác nhau, nhưng điểm thống nhất chung trong quan niệm của Chomsky là vẫn gắn câu bị động với phép cải biến bị động với tư cách là một phổ niệm hình thức của các ngôn ngữ. 1.3 Dạng bị động trong Loại hình học cú pháp 5 Nếu như ngữ pháp cải biến - tạo sinh coi bị động là một hiện tượng phổ quát của các ngôn ngữ gắn liền với phép cải biến bị động, thì các công trình nghiên cứu ngữ pháp theo hướng loại hình (đặc biệt là loại hình học cú pháp) lại coi bị động là hiện tượng đặc thù, phản ánh đặc trưng loại hình về mặt cú pháp của các ngôn ngữ. Theo đó, sự tồn tại và thể hiện của dạng bị động trong các ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với với sự phân biệt loại hình học cú pháp điển hình giữa các ngôn ngữ "thiên chủ ngữ" (subject - prominent) và các ngôn ngữ "thiên chủ đề" (topic - prominent). Sự phân biệt các ngôn ngữ "thiên chủ ngữ" và các ngôn ngữ "thiên chủ đề" do Li và Thompson đề xuất lần đầu trong công trình “Subject and Topic: a new typology of language” (1976). Cơ sở của sự phân loại loại hình học này là sự phân biệt hai chức năng "chủ ngữ" và "chủ đề" của câu với hàng loạt các thuộc tính khác nhau về mặt ngữ pháp (như tính xác định của chủ ngữ và chủ đề, mối quan hệ lựa chọn giữa chủ ngữ và chủ đề với động từ vị ngữ, khả năng của chủ ngữ và chủ đề trong việc biểu hiện các vai nghĩa, quan hệ hợp dạng giữa động từ vị ngữ với chủ ngữ và chủ đề , vv). Dựa trên sự có mặt và thể hiện của chủ ngữ và/hoặc chủ đề trong câu, hai tác giả đã phân chia các ngôn ngữ thành hai nhóm cơ bản là các ngôn ngữ thiên chủ ngữ ( Latin, Hy Lạp, Nga, Anh...) và các ngôn ngữ thiên chủ đề (Việt, Hán, Lahu...), và cho rằng dạng bị động là hiện tượng ngữ pháp điển hình của ngôn ngữ "thiên chủ ngữ" chứ không phải là của các ngôn ngữ thiên chủ đề. Như vậy, trái với giả thuyết của ngữ pháp cải biến - tạo sinh cho rằng câu bị động, sản phẩm của phép cải biến bị động, là một phổ niệm ngôn ngữ, các lý thuyết loại hình học cú pháp lại coi bị động là một hiện tượng có tính loại hình: nếu như ở ngôn ngữ "thiên chủ ngữ", bị động là hiện tượng phổ biến, điển hình thì ở các ngôn ngữ "thiên chủ đề" bị động là một hiện tượng ít gặp, ngoại lệ. 1.4 Dạng bị động trong Ngữ pháp ngữ nghĩa-chức năng Những công trình nghiên cứu ngữ pháp theo hướng ngữ nghĩa - chức năng sau Chomsky (Givón 1990, Dixon 1992, Palmer 1994), có khuynh hướng kết hợp cả hai cách tiếp cận phổ niệm và loại hình khi xem xét hiện tượng bị động. Trái với giải thuyết của ngữ pháp cải biến-tạo sinh coi bị động như một phổ niệm hình thức của tất cả các ngôn ngữ và quan niệm của loại hình học cú pháp coi bị động như là đặc trưng riêng của các ngôn ngữ "thiên chủ ngữ" hay "đối cách", các nhà nghiên cứu ngữ pháp theo hướng ngữ nghĩa chức năng cho rằng bị động là một hiện tượng ngữ pháp vừa có tính phổ quát vừa có tính loại hình. Đề cập đến vấn đề này, Palmer đã viết như sau: "Nếu bị động là một phạm trù có giá trị về mặt loại hình học, thì cũng như các phạm trù khác, nó phải được nhận diện qua (1) ý nghĩa hoặc chức năng mà nó có chung ở các ngôn ngữ, và (2) qua các dấu hiệu hình thức của nó trong các ngôn ngữ cụ thể". (Palmer 1994: 117). Như vậy, theo Palmer tính phổ quát của dạng/câu bị động thể hiện qua các đặc điểm ngữ nghĩa – chức năng, còn tính loại hình thể hiện qua các đặc điểm về hình thái- cú pháp của nó. Trong cách tiếp cận này, dạng bị động nói chung và câu bị động nói riêng thường được xem xét đồng thời trên cả ba bình diện là chức năng dụng học, cấu trúc ngữ nghĩa và đặc điểm hình thái cú pháp. 1.4.1 Về chức năng dụng học của dạng/câu bị động. Theo nhiều nhà nghiên cứu (Leech 1989, Dixon 1992, Palmer 1994), có những lý do dụng học nhất định khiến cho các ngôn ngữ sử dụng các câu bị động thay thế cho câu chủ động trong một số tình huống giao tiếp. a) Trước hết, câu bị động được sử dụng trong những tình huống mà người nói không muốn đề cập đến tác thể (agens). Các lý do của việc tránh đề cập đến tác thể được mô tả trong các công trình nghiên cứu khá phong phú. Đó có thể là vì : 6 - Người nói không biết rõ tác thể, ví dụ: (8) He was killed in the war. (Anh ấy bị giết trong chiến tranh.) - Người nói biết nhưng không muốn đề cập đến tác thể (vì muốn giữ bí mật, vì lịch sự, vv): (9) The police was informed that a lot of money is missing (Cảnh sát được thông báo rằng một lượng tiền lớn đã biến mất) - Tác thể đã được nhắc đến ở câu trước hoặc sau đó, ví dụ: (10) The soldiers invaded the village. The entire place was burned down. (Bọn lính ập vào làng. Toàn bộ khu vực bị thiêu huỷ.) - Tác thể có thể được người nghe ngầm hiểu nhờ tình huống: (11) The plane was brought down safety. (Máy bay đã (được) hạ xuống an toàn) - Tác thể được hiểu là mọi người hay dư luận nói chung: (12) It is rumored that he will get marriage (Người ta đồn rằng anh ấy sắp cưới vợ) b) Lý do thứ hai khiến các ngôn ngữ sử dụng câu bị động là người nói không muốn đề cập đến bản thân hành động mà chỉ muốn nhấn mạnh đến kết quả do hành động đó mang lại đối với bị thể: (13) The document have been thrown away. (Tài liệu đã bị quẳng hết đi rồi) c) Việc sử dụng câu bị động trong các ngôn ngữ còn liên quan đến phép liên kết chủ đề và hiện tượng "đề hoá" trong diễn ngôn. Nhờ phép cải biến bị động, người nói có thể biến một phát ngôn thiếu liên kết chủ đề như (14a) thành một phât ngôn có liên kết chủ đề như (14b), thậm chí là một câu câu với một chủ đề duy nhất (14c): (14a) The child ran into the road. A car hit him. (Đứa trẻ chạy xuống đường. Một chiếc xe ô tô đâm phải nó.) (14b) The child ran into the road. He was hit by a car. (Đứa trẻ chạy xuống đường. Nó bị một chiếc xe ô tô đâm phải) (14c) The child ran into the road and was hit by a car. (Đứa trẻ chạy xuống đường và bị một chiếc xe ô tô đâm phải) Ở đây, việc sử dụng cấu trúc bị động không chỉ tạo cho câu có được sự liên kết chặt chẽ, lô gích về chủ
Luận văn liên quan