Đăng kí kinh doanh và thành lập doanh nghiệp

Kinh doanh là hình thức hoạt động buôn bán, môi giới, thương mại.Nhưng dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đòi hỏi sự an toàn, tính độc quyền, tính pháp luật và những quyền lợi trong kinh doanh. Vì thế, tất cả đều cần phải đăng ký kinh doanh, có thể nói giấy phép đăng ký kinh doanh là một " giấy thông hành" của các nhà doanh nghiệp. Dù kinh doanh lớn, nhỏ hay hoạt động dưới mọi hình thức nào thì cũng cần có đăng ký kinh doanh, đó cũng là một phần nằm trong quy định của pháp luật. Khi một doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh cũng chính là đang thực hiện đúng quy định của pháp luật giúp cho nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý nền kinh tế của đất nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy chế của nhà nước, doanh nghiệp đó cũng sẽ không được hưởng bất kì quyền lợi nào của chính sách nhà nước dành cho các doanh nghiệp. ĐKDN là thủ tục do pháp luật quy định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp (xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp). Doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ về mặt pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN. Giấy chứng nhận ĐKDN là văn bản hoặc văn bản điện tử mà cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin vể ĐKKD và đăng ký thuế cho doanh nghiệp đăng ký. Giấy chứng nhận ĐKDN đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKKD và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

pdf28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11774 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đăng kí kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đăng ký doanh nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thái Bình Trang 1 z MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... 3 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU ............................................................................... 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ........................................................................................... 4 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................................................................... 4 3. CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT. ..................................................................................... 5 4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI. ................................................................................................... 5 PHẦN HAI: NỘI DUNG CHÍNH .............................................................. 6 1. THẾ NÀO LÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP? ...................................................... 6 1. Đăng ký doanh nghiệp. ........................................................................................... 6 2. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh. .................................................... 7 2.1. Mục đích. ......................................................................................................... 7 2.2. Ý nghĩa. ............................................................................................................ 7 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh. ................................................................................. 7 4. Các yêu cầu khi đăng ký kinh doanh. ..................................................................... 8 4.1. Quy định về chủ thể đăng ký kinh doanh và các quy định vốn. ....................... 8 4.2. Đăng ký tên doanh nghiệp. ............................................................................ 11 2. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP. ....................... 12 1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. ............................................................................... 12 1.1. Đối với doanh nghiệp tư nhân. ....................................................................... 12 1.2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. ............................................................................................. 13 1.3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. ................................... 14 1.4. Đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và đối với công ty nhận sáp nhập. .......................................................................................... 15 1.5. Đối với các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp. ........................................ 16 Đăng ký doanh nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thái Bình Trang 2 z 2. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh. ................................................................... 19 2.1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh. ............................................................ 19 2.2. Quy trình phối hợp tạo và cấp mã số doanh nghiệp. ...................................... 20 2.3. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. ...................................................... 21 2.4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ................................. 22 2.5. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ............................................... 22 2.6. Hiệu đính thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ............. 23 2.7. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp. ................................ 23 2.8. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp. ........................................................................ 23 3. Các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. ...................... 24 4. Các thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. .................. 24 4.1. Ngành nghề kinh doanh. ................................................................................ 24 4.2. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh. ......................................................... 25 4.3. Về quyền sở hữu hoặc sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp. .................... 25 4.4. Các nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. .................................... 25 4.5. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. ......................................................... 25 4.6. Lập sổ đăng ký thành viên. ............................................................................ 25 4.7. Chế độ báo cáo tài chính. ............................................................................... 26 3. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT. ...................................................................................... 26 1. Tích cực. ............................................................................................................... 26 2. Tiêu cực. ............................................................................................................... 27 4. KẾT LUẬN. ............................................................................................................. 27 Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em có một môi trường học tập và nghiên cứu có hiệu quả nhất. Chúng em xin cảm ơn khoa Quản trị kinh doanh đã tạo cơ hội cho chúng em được học tập và tìm hiểu kĩ hơn về bộ môn Luật kinh doanh. Qua đó, chúng em có thể nhận thức một cách đầy đủ nhất về các khía cạnh của ngành luật kinh doanh. Chúng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Thái Bình đã hướng dẫn tận tình để nhóm chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Hy vọng thông qua những nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu trong một khoảng thời gian không phải là dài của tất cả các thành viên, nhóm 1 chúng em sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về “Đăng kí kinh doanh và thành lập doanh nghiệp”. Cùng với đó là những quan điểm, đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thành lập công ty thời đại mới. Luật kinh doanh là một hệ thống Luật rộng lớn, bao quát và hoàn thiện. Được đúc kết từ Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Vì vậy, với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm 1 chúng em không khỏi có những thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn góp ý tận tình để chúng em có thể hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Tự do kinh doanh không chỉ là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường mà còn là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 57 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) xác định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền tự do kinh doanh trước hết thể hiện ở quyền thành lập doanh nghiệp. Cần làm gì để quyền tự do được đảm bảo trên thực tế luôn là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Để thực hiện chủ trương này ngày 21-12-1990 Quốc Hội đã thông qua Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân nhằm khẳng định và tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Đến năm 1999 trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng hai đạo luật trên Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp . Luật Doanh nghiệp ra đời có hiệu lực từ ngày 01-1-2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) đã trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế, sinh viên và những ai quan tâm đến kinh doanh dưới nhiều vấn đề và góc độ khác nhau. Là những sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, việc nghiên cứu Luật Doanh nghiệp trong đó vấn đề đăng ký kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Từ những cơ sở nhận thức trên chúng em đã quyết định chọn chủ đề “Đăng ký doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu của nhóm. II - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp phân tích tổng hợp những tài liệu liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp. Tham khảo tài liệu từ sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến đề tài. Suy diễn, quy nạp theo kiến thức và mức độ hiểu biết vấn đề của nhóm. Sau đó kiểm soát bằng thực nghiệm, số liệu thu thập được. Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” III - CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. TNHH 1 TV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên. TNHH 2 TV: Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. ĐKKD: Đăng ký kinh doanh. ĐKDN: Đăng ký doanh nghiệp. IV - KẾT CẤU ĐỀ TÀI. Chương 1: Thế nào là đăng ký doanh nghiệp? Chương 2: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Chương 3: Đánh giá, nhận xét. Chương 4: Kết luận. Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” PHẦN HAI: NỘI DUNG CHÍNH I - THẾ NÀO LÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP? 1. Đăng ký doanh nghiệp. Kinh doanh là hình thức hoạt động buôn bán, môi giới, thương mại...Nhưng dù dưới bất cứ hình thức nào cũng đòi hỏi sự an toàn, tính độc quyền, tính pháp luật và những quyền lợi trong kinh doanh. Vì thế, tất cả đều cần phải đăng ký kinh doanh, có thể nói giấy phép đăng ký kinh doanh là một " giấy thông hành" của các nhà doanh nghiệp. Dù kinh doanh lớn, nhỏ hay hoạt động dưới mọi hình thức nào thì cũng cần có đăng ký kinh doanh, đó cũng là một phần nằm trong quy định của pháp luật. Khi một doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh cũng chính là đang thực hiện đúng quy định của pháp luật giúp cho nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý nền kinh tế của đất nước. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh thì cũng đồng nghĩa với việc đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo đúng quy chế của nhà nước, doanh nghiệp đó cũng sẽ không được hưởng bất kì quyền lợi nào của chính sách nhà nước dành cho các doanh nghiệp. ĐKDN là thủ tục do pháp luật quy định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp (xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp). Doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ về mặt pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN. Giấy chứng nhận ĐKDN là văn bản hoặc văn bản điện tử mà cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin vể ĐKKD và đăng ký thuế cho doanh nghiệp đăng ký. Giấy chứng nhận ĐKDN đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKKD và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số ĐKKD và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại. Mã số doanh nghiệp được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn khác nhau. 2. Mục đích, ý nghĩa của việc ĐKKD. 2.1. Mục đích. Quy định này nhằm giúp cho thị trường có khả năng nhanh chóng biết được chủ sở hữu đích thực của Công ty là ai để họ có biện pháp tiếp cận xử lý các quan hệ trong kinh doanh. Đăng ký kinh doanh giúp cho Nhà Nước dễ dàng quản lý các hoạt động kinh tế của các tổ chức, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các chủ sở hữu linh hoạt và được bảo vệ cho lợi ích của mình. 2.2. Ý nghĩa. Ý nghĩa của việc ĐKKD là muốn xác nhận việc ĐKKD của từng cá nhân, doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình. Đó là linh hồn của từng doanh nghiệp. Có thể đem thế chấp ngân hàng vay vốn. Và việc sản sản xuất ra từng sản phẩm cũng cần phải có giấy ấy mới thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. 3. Cơ quan ĐKKD. - Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm: + Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số theo thứ tự. Việc Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” thành lập thêm cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Ủy ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét thí điểm chuyển cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh sang hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu. + Ở cấp huyện: thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất. Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2010/NĐ-CP (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện). - Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện có tài khoản và con dấu riêng. 4. Các yêu cầu khi ĐKDN. 4.1. Quy định về chủ thể ĐKDN và các quy định vốn. a. Về chủ thể. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, cụ thể: - Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; - Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. b. Về vốn. Luật Doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không quy định vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh, trừ một số ngành nghề đặc biệt. Theo quy định pháp luật tính đến ngày 30/7/2008 các ngành nghề cần có vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh bao gồm: I. Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) 1. Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng. 2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD. II. Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) 1. Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng. 2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng. III. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) 1. Công ty tài chính: 300 tỷ đồng. 2. Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng. Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” IV. Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007). V. Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007). VI. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008). VII. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007). VIII. Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 11 NĐ 96/2007/NĐ- CP ngày 6/6/2007). IX. Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007) 1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng. 2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng. X. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007) 1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng. 2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng. XI. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007) 1. Vận chuyển hàng không quốc tế: - Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng. - Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng. Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com BLOG “SHARE TO BE SHARED” - Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng. 2. Vận chuyển hàng không nội địa: - Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng. - Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng. - Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng. XII. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007). 4.2. Đăng ký tên doanh nghiệp. (Từ Điều 13 đến Điều 18 Nghị định 43/2010/NĐ-CP) a. Tên doanh nghiệp. - Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây: + Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN; + Tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty CP FPT. Trong đó, CP là loại hình doanh nghiệp; và FPT là tên riêng của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề
Luận văn liên quan