Đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2001-2010, để giảm thiểu bất công bằng xã hội trong giai đoạn tới, cần quan tâm giải quyết vấn đề gì

Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển về kinh tế xã hội ấn tượng. Sau hơn 20 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8.5% đến 9%. Tăng trưởng kinh tế đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được một số mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống của người dân, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo Tuy nhiên, cùng với những thành quả của tăng trưởng kinh tế, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng, một số lao động có trình độ thấp tại các vùng miền bị mất việc làm do tác động của quá trình hội nhập.Và tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng trong phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội đã và đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu để hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội song không vì thế mà triệt tiêu các động lực của tăng trưởng là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Sau đây chúng em làm rõ thực trạng của chính sách phân phối thu nhập và những tác động của chính sách này đến mức sống, thu nhập và một số vấn đề xã hội khác ở Việt Nam hiện nay.

pdf18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2001-2010, để giảm thiểu bất công bằng xã hội trong giai đoạn tới, cần quan tâm giải quyết vấn đề gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010. ĐỂ GIẢM THIỂU BẤT CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI, CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ? Nhóm 5: Đỗ Thị Ánh Hồng Lê Thị Thuý Hồng Đoàn Thị Huế Bùi Tuấn Hùng Mai Thị Hương Đặng Hoàng Lan Hà Nội, 06 / 2013 LỜI MỞ ĐẦU Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển về kinh tế xã hội ấn tượng. Sau hơn 20 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8.5% đến 9%. Tăng trưởng kinh tế đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được một số mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống của người dân, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo… Tuy nhiên, cùng với những thành quả của tăng trưởng kinh tế, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng, một số lao động có trình độ thấp tại các vùng miền bị mất việc làm do tác động của quá trình hội nhập.Và tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng trong phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội đã và đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu để hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội song không vì thế mà triệt tiêu các động lực của tăng trưởng là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Sau đây chúng em làm rõ thực trạng của chính sách phân phối thu nhập và những tác động của chính sách này đến mức sống, thu nhập và một số vấn đề xã hội khác ở Việt Nam hiện nay. A – CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP 1 – Khái niệm 1.1 – Công bằng xã hội - Theo nghĩa rộng: CBXH là quyền ngang nhau giữa người với người về mọi phương diện xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa (đồng nghĩa với bình đẳng xã hội) - Theo nghĩa hẹp: Là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn toàn xác định, đó là phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống hiến với hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến lao động ngang nhau thì được hưởng ngang nhau 1.2 – Công bằng dọc Thực hiện đối xử khác nhau đối với các chủ thể có cơ hội phát triển khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Sau khi chịu sự tác động của các chính sách thì những khác biệt đó phải được giảm bớt. 1.3 – Công bằng ngang Thực hiện sự đối xử ngang nhau đối với các chủ thể có cơ hội phát triển như nhau 2 – Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập 2.1 – Nguyên nhân có nguồn gốc từ tài sản - Do thừa kế: Mỗi người được thừa kế tài sản ở mức độ khác nhau - Hành vi tiêu dùng: Mức độ tiêu dùng và tiết kiệm của mỗi cá nhân ảnh hưởng lớn đến của cải tích lũy được - Do kết quả kinh doanh: Đối với các cá nhân đầu tư kinh doanh chấp nhận rủi ro hoặc không sẽ có kết quả khác nhau, tạo ra sự khác biệt về tài sản của họ 2.2 – Nguyên nhân có nguồn gốc từ lao động - Do khả năng lao động: Xu hướng chung là những người có sức khỏe, có khát vọng, có trí tuệ, có trình độ học vấn cao sẽ được nhận mức thu nhập cao hơn - Do cường độ làm việc: Khi cố định các yếu tố khác, nếu cường độ làm việc tăng, mức thu nhập sẽ tăng và ngược lại - Khác nhau về nghề nghiệp, tính chất công việc: Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự khác biệt về tiền lương. Thông thường, công việc phổ thông ít kỹ năng được trả lương thấp hơn công việc chuyên môn có hàm lượng chất xám cao 2.3 – Nguyên nhân khác - Khác nhau về vùng địa lý - Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai … 3 - Thước đo công bằng xã hội trong phân phối thu nhập 3.1 - Đường cong Lozenz - Đường cong Lozenz mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được biểu thị bằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng đồn số người được nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được phân phối. Đường chéo của hình này biểu thị mức dộ bình đẳng tuyệt dối trong phân phối thu nhập, vì mọi điểm nằm trên đường chéo phản ánh các mức phân bổ đồng đều giữa phần trăm dân số cộng dồn và phần trăm tổng thu nhập cộng dồn. Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng công bằng. - Mục tiêu của đường cong Lorenz: mô tả sự phân phối thu nhập cho các nhóm dân cư trong xã hội - Phương pháp mô tả: Bước 1: điều tra thu nhập Bước 2: phân nhóm dân cư Bước 3: vẽ đường 45 0 Bước 4: đưa số liệu vào sơ đồ - Phương pháp kết luận: Dựa vào khoảng chênh giữa 2 đường phân phối lý thuyết và phân phối thực tế 3.2 - Hệ số GINI - Đây cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz. Nó được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới đường chéo, có nghĩa là G= A/ (A+B). Hệ số G càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn. - Hệ số GINI = A/(A+B) 0 < GINI <1 + GINI > 0,5: bất bình đẳng nhiều + GINI từ 0,4 – 0,5: bất bỉnh đẳng vừa + GINI < 0, 4: bất bình đẳng thấp 3.3 - Hệ số Kuznets - Hệ số Kuznets được đo bằng cách so sánh khoảng cách thu nhập giữa % dân số giầu nhất và % dân số nghèo nhất Hệ số Kuznets = % thu nhập của X% dân số có mức thu nhập cao nhất / Y% dân số có mức thu nhập thấp nhất. Nếu X = Y, có thể bằng 20%, 10%, 5% thì có hệ số giãn cách thu nhập , phản ánh khoảng cách thu nhập giữa 2 đầu giầu nhất và nghèo nhất 3.4 - Tiêu chuẩn “40”(WB) - Tiêu chuẩn này được đo bằng % thu nhập của 40% dân số nghèo nhất: + Nếu tỷ lệ này <12%: rất bất công bằng + Từ 12-17%: tương đối bất công bằng + Từ > 17%: tương đối công bằng 4 – Mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội 4.1 - Tăng trưởng với nâng cao mức sống quảng đại quần chúng - Mức sống quảng đại quần chúng phụ thuộc vào tổng thu nhập nền kinh tế do đó tăng trưởng là điều kiện cần của cải thiện mức sống dân cư. Tuy vậy nhiều nước thu nhập nền kinh tế khá cao nhưng mức sống dân cư không được cải thiện. Vậy tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ cho việc nâng cao mức sống quảng đại quần chúng dân cư. - Những trường hợp tăng trưởng không dẫn đến nâng cao mức sống dân cư: + Kết quả của tăng trưởng quay trở lại cho tích luỹ tái đầu tư: sự phân phối thu nhập không phù hợp cho 2 nhu cầu là tiêu dùng (C) và tích luỹ (I) + Phần dành cho tiêu dùng lại chủ yếu không dành cho tiêu dùng cá nhân + Phần dành cho tiêu dùng cá nhân lại chủ yếu thuộc về một nhóm người trong xã hội (phân phối thu nhập tiêu dùng) - Những giải pháp khắc phục: liên quan đến 3 nguyên nhân của tình trạng Thực hiện sự tương xứng trong phân phối kết quả tăng trưởng cho 2 nhu cầu : tiêu dùng (C+G) và đầu tư (I) Thực hiện sự tương xứng trong phân phối kết quả tăng trưởng cho phần tiêu dùng cá nhân và chi tiêu khác (C và G). Thực hiện chính sách phân phối hợp lý thu nhập tiêu dùng cá nhân 4.2 - Các mô hình giải quyết mối quan hệ tăng trưởng và công bằng 4.2.1 - Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước, tăng trưởng sau Theo mô hình này thì các chính sách đi vào bảo đảm sự CBXH nhấn mạnh từ khi tăng trưởng ở mức thấp: quốc hữu hoá tài sản phân phối, thu nhập theo lao động. Mô hình này có ưu điểm là bảo đảm sự công bằng xã hội cao, tiếp đó là tạo khí thế mới để tăng trưởng (giai đoạn đầu). Tuy nhiên nó lại gây hậu quả trong dài hạn đó là nền kinh tế sẽ thiếu động lực tăng trưởng đồng thời phương thức phân phối thu nhập không khuyến khích sử dụng nguồn lực, hình thành phương thức phân phối theo quyền lực tác động đến tính công bằng. 4.2.2 - Mô hình tăng trưởng trước, công bằng xã hội sau - Đặc trưng của mô hình: + Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh + Bất bình đẳng vừa là hệ quả của tăng trưởng nhanh, vừa là động lực của tăng trưởng nhanh + Khi nền kinh tế đã đạt được mức độ nhất định mới quan tâm đến phân phối lại thu nhập - Các nước khởi nguồn lựa chọn : Mỹ, Canada, Phương tây, Nhật bản. Tiếp theo là các nước Nam mỹ, một số nước Đông Nam Á (70 nước theo nghiên cứu của Kuznets) 4.2.3 Mô hình phân phối lại với tăng trưởng giải quyết đồng thời - Đặc trưng của mô hình: Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội cao hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép. - Các quốc gia lựa chọn: Các nước Bắc Âu, một số nước NIC Đông Á như: Đài Loan, Hàn quốc, Singapore - Các chính sách áp dụng: + Chính sách tăng trưởng nhanh + Chính sách lựa chọn các ngành tăng trưởng nhanh nhưng không gây bất bình đẳng (mô hình Oshima) + Các chính sách xã hội giải quyết ngay từ đầu vấn đền nghèo đói và bất bình đẳng B – ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 1 - Mô hình giải quyết mối quan hệ tăng trưởng và công bằng Việt Nam Việt Nam sử dụng mô hình tăng trưởng và công bằng giải quyết đồng thời. Nét đặc trưng của mô hình này là trong quá trình phát triển mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội. Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép. Nội dung chính của mô hình này được Việt Nam thể hiện rõ nét qua những chính sách can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ của cả hai yếu tố này: Một là chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh, thông qua việc lựa chọn các mô hình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Hai là chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng không gây gia tăng bất bình đẳng. Nằm trong chiến lược phát triển toàn diện, trong giai đoạn 2001-2010, mục tiêu tăng trưởng nhanh được nhấn mạnh và coi là trung tâm của sự ưu tiên. Việc nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng nhanh trong giai đoạn hiện nay của Chính phủ Việt nam là điều hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và khả năng thực hiện. Về nhu cầu, đó là xuất phát từ mục tiêu cải thiện vị trí trong bảng xếp loại về thu nhập bình quân đầu người, nhằm đưa Việt nam thoạt khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới,và chiến lược dài hạn là rượt đuổi các nước phát triển. Về mặt khả năng, nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế của chúng ta còn khá lớn, Việt Nam vẫn còn khá nhiều tiềm lực về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động để tạo ra nhiều lợi thế so sánh trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh. Trước kia chúng ta không có khả năng tăng trưởng nhanh do còn thiếu khá nhiều các yếu tố, xem như là những rào cản cho thực hiện mục tiêu này như: sự thiếu hụt nguồn vốn cả về mặt tài chính lẫn nguồn vốn vật chất; sự hạn chế về lực lượng lao động có tay ngề cao và công nghệ hiện đại. Hiện nay những rào cản đó đã được thảo gỡ khi chúng ta đã gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực. Sự hội nhập ngày càng đầy đủ này đã giúp chúng ta thhực hiện lợi thế các nước đi sau để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và liên tục hoàn thiện các chính sách có liên quan, trong đó nổi bật lên, đó là: - Chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế, với việc tuần tự gia nhập các tổ chức thương mại và kinh tế khu vực cũng như quốc tế. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã mở ra chân trời mới cho sự cất cánh tăng trưởng nhanh thông qua con đường hướng về xuất khẩu các hàng hóa vốn đất nước có nhiều lợi thế. - Chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư, cơ hội bỏ vốn cho các doanh nhân trong và ngoài nước, trong đó bao gồm cả chính sách thu hút vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Trong chính sách thu hút vốn, chúng ta nhấn mạnh quan điểm đi tắt đón đầu, rút ngắn hiện đại trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ với nước ngoài. – Chính sách phát triển các vùng và khu vực động lực tăng trưởng kinh tế như: phát triển vùng kinh tế trọng điểm, phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế mở và các ngành mũi nhọn. Theo thể chế này, các vùng động lực tăng trưởng và các ngành mũi nhọn sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa có tốc độ tăng trưởng cao gấp 2,3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước - Chính sách phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện luật doanh nghiệp, với một loạt các nội dung cụ thể như cổ phần hóa hoá doanh nghiệp; đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong các doanh nghiệp nhà nước; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến hiện đại như: tập đoàn kinh tế, công ty mẹ - công ty con; mở rộng kinh tế tư nhân; hoàn chỉnh luật doanh nghiệp nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân với khu vực nhà nước. - Đặc biệt trong những năm vừa qua, khi thế giới rơi vào vòng xoáy của cơn bão khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ Việt nam đã sử dụng khá linh họat các chính sách tài khóa, tiền tệ, nhất là các chính sách sử dụng các gói kích cầu đầu tư, cho vay hỗ trợ lãi suất, chính sách tỷ giá, lãi suất linh họat v.v....để duy trì tăng trưởng đối với các ngành sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản hàng hóa. Ba là, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội Chính phủ đóng một vai trò tích cực trong phân phối lại thu nhập bằng cách lấy tiền của một số cá nhân và đưa cho những người khác. Có hai nhóm chính thuộc các chương trình phân phối lại công khai: các chương trình hỗ trợ công cộng nhằm trợ giúp cho những người nghèo có đủ tiêu chuẩn, và bảo hiểm xã hội nhằm trợ giúp cho những người về hưu, tàn tật, thất nghiệp và ốm đau. Thông qua các chương trình: Các chương trình hỗ trợ công cộng Các chương trình hỗ trợ công cộng (giống như những chương trình bảo hiểm xã hội) có hai dạng. Một dạng cung cấp tiền mặt, còn dạng kia thì chi trả cho những dịch vụ hay hàng hóa đặc biệt. Dạng thứ hai là loại trợ cấp hiện vật. Trong số các chương trình cấp tiền mặt, các chương trình lớn nhất là: Trợ cấp cho các gia đình đông con sống phụ thuộc(AFDC) và thu nhập đảm bảo bổ sung (SSI) nhằm cung cấp tiền mặt cho những người nghèo bị tàn tật, mù hoặc già cả. Chương trình trợ giúp công cộng bằng hiện vật lớn nhất là trợ cấp y tế nhằm trợ giúp cho các chi tiêu về y tế của người nghèo. Các chương trình bảo hiểm xã hội Bảo trợ xã hội (BTXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đồng thời là nền tảng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Theo Nghị định mới ban hành, kể từ ngày 13/4/2010 tới đây, sẽ mở rộng thêm đối tượng được hưởng BTXH với mức cao hơn khoảng 50% so với quy định cũ tại Nghị định 67/2007/NĐ- CP ngày 13/4/2007 Các chương trình phân phối lại thu nhập xã hội Phân phối lại thu nhập xã hội là sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật, của các chính sách để vận động, thuyết phục những người có thu nhập cao đóng góp để cùng nhà nước giúp đỡ cộng đồng và những người có thu nhập thấp. Đây là một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, phân phối lại thu nhập là chính sách rất cần thiết và có ý nghĩa. Phân phối lại thu nhập có thể thực hiện bằng nhiều cách: Tóm lại, với xu hướng ngày càng giãn xa về khoảng cách thu nhập và mức độ giàu nghèo hiện nay ở nước ta, nguy cơ về bất bình đẳng trong xã hội ngày một rõ nét. Từ đó có thể phát sinh những vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của đất nước. Do đó, một trong những giải pháp mà nhà nước cần quan tâm là nên có các chính sách phân phối lại thu nhập sao cho hiệu quả, thiết thực để đảm bảo công bằng xã hội. 2 - Đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Thứ nhất, cùng với quá trình theo đuổi các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các vùng, miền, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng gia tăng. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thể hiện trên cả 3 khía cạnh đánh giá bất công bằng trong phân phối thu nhập mà các tổ chức quốc tế đang sử dụng: - Khoảng giãn cách thu nhập giữa hai đầu giầu và nghèo ngày càng xa Khoảng dãn cách thu nhập đo bằng Hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất (20%) và nhóm hộ thu nhập thấp nhất (20%) ngày càng gia tăng. Hệ số giãn cách thu nhập ở Việt Nam 2002-2008 8.1 8.03 5.97 8.34 8.08 6.36 8.37 8.19 6.52 8.9 8.3 6.9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2002 2004 2006 2008 Cả nước Thành thị Nông thôn Nguồn: Kết quả VHLSS 2002,2004,2006,2008 TCTK. Thực tế cho thấy, nếu năm 1990, sự cách biệt về thu nhập của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần, năm 1995 là 7,0 lần, thì năm 2008 lên tới 8,9. Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất và nhóm hộ thu nhập thấp nhất ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn (năm 2002: thành thị là là 8,0 lần, nông thôn 6 lần; năm 2004 là 8,1 và 6,4 lần; năm 2006 là 8,2 lần và 6,5 lần, năm 2008 là 8,3 và 6,9). Theo vùng lãnh thổ, chênh lệch cao nhất năm 2008 là ở Đông Nam Bộ (8,8 lần), thấp nhất là ở Bắc Trung Bộ (6,3 lần). - Tỷ trọng thu nhập của những người nghèo nhất (theo tiêu chí của WB là thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất) có xu hướng ngày càng thấp đi trong tổng thu nhập dân cư Số liệu thống kê từ các cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam (VHLSS) các năm cho thấy, tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất so với các nhóm còn lại giảm dần: năm 1995 là 21,1%, năm 1999 là 17,98%, năm 2002 là 17,4%, năm 2004 là 17,4%, năm 2006 là 17,37% và năm 2008 còn là 15,1%. Điều này cho thấy mức bình đẳng tương đối về thu nhập có xu hướng xấu đi, chúng ta đã bị chuyển từ nhóm nước có mức độ công bằng xã hội cao sang nhóm nước có mức độ công bằng xã hội vừa. - Sự bất bình đẳng chung có xu hướng gia tăng rõ ràng Đo lường bất bình đẳng theo hệ số GINI cho thấy xu hướng của hệ số này ở Việt Nam tăng lên, nhất là sau những năm 2000: năm 1995 là 0,357; năm 1999 là 0,370; năm 2002 là 0,378; năm 2004 là 0,38; năm 2006 là 0,388 và năm 2008 là 0,4, năm 2010 là 0,433. Điều này chứng tỏ sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư vẫn chưa có chiều hướng được cải thiện. - Về tổng thể, bất bình đẳng gia tăng cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong nhóm nước so sánh Ở Việt Nam, bất bình đẳng về thu nhập gia tăng cùng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaixia và Campuchia Hình 2.1: Hệ số Gini và GDP bình quân đầu người theo PPP, USD - Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, điện nước, vệ sinh, đồ dùng lâu bền... còn rất lớn. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao gấp đôi ở thành thị, số người nghèo ở nông thôn chiếm trên 90% tổng số hộ nghèo của cả nước. Tóm lại: Bất bình đẳng thu nhập gia tăng cho thấy rằng thành quả của tăng trưởng đã
Luận văn liên quan