Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường nước và môi trường không khí tại mỏ than Núi Hồng – Công ty Than Núi Hồng – VVMI

Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, trong quá trình hội nhập đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự mở cửa hòa nhập với các nước trên thế giới đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước. Song song với thành tựu này, chúng ta phải đối mặt với những thách thức liên quan tới vấn đề môi trường. Với bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đó cú nhiều các nhà khoa học kỹ thuật đó tiến rất xa trên con đường tìm kiếm nguồn năng lượng mới, nhưng chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch truyền thống như than đá, dầu mỏ. Tình trang ô nhiễm môi trường đã và đang gia tăng tới mức báo động, nhất là từ hoạt động của các hoạt động khai khoáng, các khu công nghiệp, các khu đô thị. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chính vì vậy, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên than đá là một trong những nhân tố để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than đá vào loại lớn và đa dạng trên thế giới. Tuy nhiên lượng khoáng sản này lại nằm rải rác trong các khu vực với trữ lượng nhỏ nên không kinh tế trong việc khai thác. Đồng thời, việc khai thác khoáng sản đó và đang để lại những hệ lụy về môi trường. Mỏ than Núi Hồng do công ty Than Núi Hồng - VVMI (Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV) quản lý. Nhà máy nằm trên khu vực xã Yên Lãng thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Với sản phẩm chính là các loại than phục vụ cho sản suất công nghiệp. Nhà máy đã cung cấp một lượng than lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng than cho khu vực phía Bắc. Nhìn chung trong quá trình khai thác, công ty đã chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường không khí, nước thải. Các hoạt động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường của mỏ than vẫn đang được duy trì và diễn ra hằng ngày. Bên cạnh những nỗ lực của công ty nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường cũng vẫn còn nhiều bất cập xảy ra trong khu vực mỏ dẫn đến tình trạng có những hậu quả không tốt xảy ra với môi trường lân cận xung quanh khu vực của mỏ.

doc64 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường nước và môi trường không khí tại mỏ than Núi Hồng – Công ty Than Núi Hồng – VVMI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, trong quá trình hội nhập đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sự mở cửa hòa nhập với các nước trên thế giới đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước. Song song với thành tựu này, chúng ta phải đối mặt với những thách thức liên quan tới vấn đề môi trường. Với bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đó cú nhiều các nhà khoa học kỹ thuật đó tiến rất xa trên con đường tìm kiếm nguồn năng lượng mới, nhưng chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch truyền thống như than đá, dầu mỏ. Tình trang ô nhiễm môi trường đã và đang gia tăng tới mức báo động, nhất là từ hoạt động của các hoạt động khai khoáng, các khu công nghiệp, các khu đô thị. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chính vì vậy, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên than đá là một trong những nhân tố để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than đá vào loại lớn và đa dạng trên thế giới. Tuy nhiên lượng khoáng sản này lại nằm rải rác trong các khu vực với trữ lượng nhỏ nên không kinh tế trong việc khai thác. Đồng thời, việc khai thác khoáng sản đó và đang để lại những hệ lụy về môi trường. Mỏ than Núi Hồng do công ty Than Núi Hồng - VVMI (Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV) quản lý. Nhà máy nằm trên khu vực xã Yên Lãng thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Với sản phẩm chính là các loại than phục vụ cho sản suất công nghiệp. Nhà máy đã cung cấp một lượng than lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng than cho khu vực phía Bắc. Nhìn chung trong quá trình khai thác, công ty đã chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường không khí, nước thải... Các hoạt động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường của mỏ than vẫn đang được duy trì và diễn ra hằng ngày. Bên cạnh những nỗ lực của công ty nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường cũng vẫn còn nhiều bất cập xảy ra trong khu vực mỏ dẫn đến tình trạng có những hậu quả không tốt xảy ra với môi trường lân cận xung quanh khu vực của mỏ. Xuất phát từ thực tế đó, được sự cho phép của nhà trường và Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Dương Thị Thanh Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tới môi trường nước và môi trường không khí tại mỏ than Núi Hồng – Công ty Than Núi Hồng – VVMI” 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá được hiện trạng môi trường nước và môi trường không khí, các ảnh hưởng từ hoạt động khai thác của mỏ than Núi Hồng đến môi trường nước và môi trường không khí. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường cho khu vực khai thác và khu vực lân cận mỏ than Núi Hồng. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các vấn đề môi trường của xã Yên Lãng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá đầy đủ tình hình sản xuất và các tác động đến môi trường của mỏ than Núi hồng. - Số liệu đo đạc về các thành phần của không khí được lấy trong khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại mỏ than Núi Hồng. - Đề xuất giải pháp phòng ngừa, khắc phục các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than đến môi trường nước và môi trường không khí. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: - Áp dụng, bổ xung và phát huy các kiến thức đã học vào thực tiễn. - Nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường. - Bổ xung tư liệu cho học tập. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước và môi trường không khí để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, không khí, cảnh quan và con người. - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã Yên Lãng. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi thành viên tham gia hoạt động khai thác khoáng sản. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. - Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/3/1996 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 03/4/1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, ngày 14/6/2005. - Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoáng sản. - Quyết định số 769/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc tổng kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. 2.1.2. Cơ sở lý luận 2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...). Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: - Theo dạng tồn tại: rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng). - Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất). - Theo thành phần hoá học: khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy). 2.1.2.2. Tài nguyên không khí và ô nhiễm môi trường không khí * Tài nguyên không khí: Tài nguyên không khí hay chính là khí quyển trái đất khá ổn định theo phương nằm ngang và phân dị theo phương thẳng đứng. Phần lớn khối lượng 5.1015 tấn của toàn bộ khí quyển tập trung ở tầng đối lưu và bình lưu. Thành phần khí quyển trái đất gồm chủ yếu là Nitơ, Oxy, hơi nước, CO2, H2, O3, NH4, các khí trơ. Trong tầng đối lưu, thành phần các chất khí chủ yếu tương đối ổn định, nhưng nồng độ CO2 và hơi nước dao động mạnh. Lượng hơi nước thay đổi theo thời tiết khí hậu, từ 4% thể tích vào mùa nóng ẩm tới 0,4 % khi mùa khô lạnh. Trong không khí tầng đối lưu thường có một lượng nhất định khí SO2 và bụi. Trong tầng bình lưu luôn tồn tại một quá trình hình thành và phá huỷ khí ozon, dẫn tới việc xuất hiện một lớp ozon mỏng với chiều dày trong điều kiện mật độ không khí bình thường khoảng vài chục xentimet. Lớp khí này có tác dụng ngăn các tia tử ngoại chiếu xuống bề mặt trái đất. Hiện nay, do hoạt động của con người, lớp khí ozon có xu hưởng mỏng dần, có thể đe doạ tới sự sống của con người và sinh vật trên trái đất. * Ô nhiễm môi trường không khí: "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". (Lưu Đức Hải, 2001) [6]. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. - Nguồn tự nhiên: + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi được phun lên rất cao và lan toả đi rất xa. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. - Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: + Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. + Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt, giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. * Các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí? Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm: + Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt). + Các hợp chất flo. + Các chất tổng hợp (ete, benzen). + Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa. + Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi... + Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen... + Chất thải phóng xạ + Nhiệt độ + Tiếng ồn Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người. Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động. (Trung tâm môi trường công nghệ - CIE, 2011) [11]. * Mức độ ô nhiễm không khí được biểu thị như thế nào? Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ biểu thị ô nhiễm không khí bằng chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI), theo ngưỡng an toàn và nguy hiểm đối với sức khoẻ của người. PSI là một chỉ số thu được khi tính tới nhiều chỉ số ô nhiễm, ví dụ tổng các hạt lơ lửng, SO2,CO, O3, NO2 được tính theo mg/m3/giờ hoặc trong 1 ngày. + Nếu PSI từ 0 - 49 là không khí có chất lượng tốt + Nếu PSI từ 50 - 100 là trung bình, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người + Nếu PSI từ 100 - 199 là không tốt + Nếu PSI từ 200 - 299 là rất không tốt + Nếu PSI từ 300 - 399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh + Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người Dựa vào chỉ số PSI, mà những người có độ tuổi và sức khoẻ khác nhau sẽ được thông báo trước và giảm các hoạt động ngoài trời. * Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất? Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đó được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO2); Dioxit sunfua (SO2).; Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4). - Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đó làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu. - Đioxit sunfua (SO2): Đioxit sunfua (SO2) là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit. - Cacbon monoxit (CO): CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật, cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong. - Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 - 0,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy. - Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11, CFCl3, CFCl2, CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đó tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn. - Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x1012g CH4. (Đinh Xuân Thắng, 2007) [10]. 2.1.2.3. Tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước * Tài nguyên nước: là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đó vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đó bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. * Ô nhiễm môi trường nước: là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm sự đa dạng sinh vật trong nước. Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý. - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: do sự nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường phố đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúngSự ô nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn. - Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước xả thải của các khu dân cư,hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ), khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông đường biển. + Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, nhà hàng khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình vệ sinh, sinh hoạt của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phận hủy sinh học, chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng của các chất trong nước thải của mỗi khu vực khác nhau là khác nhau. Nói chung mức sống càng cao thì lượng thải cũng như tải lượng càng cao. Tải lượng trung bình của các tác nhân gây ô nhiễn nước chính do con người đưa vào môi trường trong một ngày được nêu trong bảng 2.1: Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường nước TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD (1,6 – 1,9) x BOD5 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 – 220 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 70 – 145 5 Clo (Cl-) 4 – 8 6 Tổng Nitơ (tính theo N) 6 – 12 7 Tổng Photpho (Tính theo P) 0,8 – 4 (Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2008) [9]. + Nước thải đô thị: là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải từ các cơ sở thương mại, sản suất công nghệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống thải chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt. + Nước thải công nghiệp: nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Thành phần cơ bản phụ thuộc vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp thường chứa nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd), các chất khó phân hủy sinh học (phenol, dầu mỡ), các chất hữu cơ dễ phân hủy sin