Tiểu luận Số liệu, so sánh và đánh giá tác động của KCN Thượng Đình và nhà máy xi măng Hải Phòng tới khu dân cư

“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”. Ở nước ta, chất thải công nghiệp đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trên nhiều khu vực rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Đặc biệt môi trường khí vẫn chưa được nhiều sự quan tâm. Trong đó, công nghiệp hóa chất, ngành khai thác và chế biến than, ngành nhiệt điện, ngành sản xuất thép, đây là những ngành mà chất thải đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến lâu dài. Ở Việt Nam điều này càng nguy hại khi các công ty nhà máy chưa có hệ thống xử lý chất khí trước khi xả thải ra môi trường. Do đó, việc tìm ra các giả pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí trong công nghiệp là nhiệm vụ rất cần thiết. Tất cả hướng đến một phát triển bền vững.

docx9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Số liệu, so sánh và đánh giá tác động của KCN Thượng Đình và nhà máy xi măng Hải Phòng tới khu dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”. Ở nước ta, chất thải công nghiệp đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trên nhiều khu vực rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Đặc biệt môi trường khí vẫn chưa được nhiều sự quan tâm. Trong đó, công nghiệp hóa chất, ngành khai thác và chế biến than, ngành nhiệt điện, ngành sản xuất thép,… đây là những ngành mà chất thải đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến lâu dài. Ở Việt Nam điều này càng nguy hại khi các công ty nhà máy chưa có hệ thống xử lý chất khí trước khi xả thải ra môi trường. Do đó, việc tìm ra các giả pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí trong công nghiệp là nhiệm vụ rất cần thiết. Tất cả hướng đến một phát triển bền vững. Nội dung bài tiểu luận này chúng tôi muốn đưa đến cho mọi người về vấn đề ô nhiễm không khí của ngành công nghiệp. Bài tiểu luận được chia thành ba phần. Phần 1 : Thực trạng và nguyên nhân, hậu quả về sự ô nhiễm không khí của ngành công nghiệp nói chung tại Việt Nam. Phần 2 : Số liệu, so sánh và đánh giá tác động của KCN Thượng Đình và nhà máy xi măng Hải Phòng tới khu dân cư Phần 3 : Giải pháp và đề xuất của nhóm. Nội dung: Thực trạng ô nhiễm môi trường khí do ngành công nghiệp: Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ các đô thị ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm một tỉ trọng cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí. Nếu không có biện pháp thích đáng thì môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xung quanh các nhà máy, các khu công nghiệp tập trung sẽ đứng trước nguy cơ bị xấu đi trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân. Lượng chất thải công nghiệp ngày càng tăng, tính độc hại và thành phần cũng biến đổi ngày càng phức tạp. Thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng tám nghìn tấn chất thải rắn (CTR), tương đương khoảng ba triệu tấn một năm. Lượng chất thải này có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hay các chất khí được phân hủy như H2S, NH3... rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay sinh vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ, các chất vô cơ thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn, nước uống. Ô nhiễm môi trường, không khí, thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Đến nay chưa có báo cáo đánh giá tổng thể về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, qua một số báo cáo điều tra, đánh giá cho thấy: Tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ gần khu vực Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao xuất hiện nhiều trường hợp người dân sống xung quanh khu vực nhà máy bị ung thư gan, phổi, dạ dày, vòm họng. Tại xã Phú Nham, huyện Phù Ninh gần khu vực hoạt động của các công ty sản xuất sản phẩm giấy (Như: Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần giấy Bãi Bằng…) có nhiều trường hợp người dân bị ung thư phổi, vòm họng, gan; tại xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì xuất hiện nhiều trường hợp người dân mắc bệnh về đường hô hấp và ung thư. Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường khí do ngành công nghiệp: Chất ô nhiễm Nguồn gốc Tác động đến sức khỏe con người Aldehyde Chất thải khí từ quá trình đốt cháy nguyên liệu công nghiệp, phản ứng quang hóa Kích thích mắt, da và hệ thống hô hấp. Amoniac Công nghiệp hóa chất, luyện than cốc, luyện kim, đốt cháy nguyên liệu Hư hỏng mắt và hệ thống hô hấp Asen Lò nấu kim loại Hít vào, ăn vào bụng, hấp thụ qua da là những nguyên nhân gây da viêm da, viêm phổi, kích ứng khoang mũi và gây ra ung thư Miang (khoáng thạch ma) Nhà máy chế biến xi măng Xơ hóa phổi, vôi hóa phổi, ung thư phổi) Photpho Từ các nhà máy sản xuất phân phosphate, phosphoacid, phosphor pentocid. Kích ứng da, gây độc cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh Từ các nhà máy luyện kim, đốt cháy nhiên liệu có chứa niken, than đá, dầu … Ung thư phổi, ung thư các xoang, rối loạn hệ hô hấp, viêm da Kẽm Tinh chế kẽm, sản xuất đồng thau, quá trình mạ kẽm Hơi kẽm có tính ăn mòn da 2. Tác đông đến động vật Chất gây ô nhiễm Nguồn gốc Tác động đến động vật Selen Đốt cháy các nhiên liệu trong công nghiệp Khi ăn cỏ bị nhiễm selen sẽ bị chứng mù lòa, đi không vững => gây tử vong Chì Đúc chì làm liệt chi ở gia súc Flo và Floruahydro Các nhà máy sản xuất các sản phẩm nhôm có tính ăn mòn rang và xương => mềm xuơng ở thú nuôi N02 Phổi bị phồng to 3. Tác động đến thực vật : Chất gây ô nhiễm Nguồn gốc Tác động đến thực vật Nitro dioxit Đốt cháy than, dầu Làm màu nâu hoặc trắng của lá, gẫy vụn các mô phần giữa xương lá Sulfur đioxit Than đá, dầu, dầu lửa trong công nghiệp Tẩy đốm trắng, úa vàng, chậm phát triển, nhanh rụng lá, giảm và mép lá, úa vàng, giảm năng suất Hydro florua Các nhà máy sản xuất nhôm, kim loại, nung gạch, sợi thủy tinh Cháy cuống và mép lá, úa vàng, còi cọc, giảm năng suất, nhanh rụng lá . Dẫn chứng cụ thể về mức độ ô nhiễm tại công nghiệp giầy Thượng Đình và xi măng Hải Phòng Bài tiểu luận sẽ làm rõ những thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí hiện nay,đặc biệt là ô nhiễm không khí do các khu công nghiệp thải ra, đồng thời phân tích nguyên nhân , ảnh hưởng của nó từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường khí Việt Nam hiện nay. Để làm rõ hơn những luận điểm trên, bài viết có sử dụng những số liệu cụ thể về hàm lượng các khí ô nhiễm thải ra mà nhóm thu thập được từ khu công nghiệp Thượng Đình và nhà máy xi măng Hải Phòng . Khu công nghiệp Thượng Đình: Nguồn gây ô nhiễm: Quy trình sản xuất cơ bản: Bồi vải => cán => cắt => may => gò lưu hóa => bao gói Bồi vải: hơi xăng keo, dung môi hữu cơ tại phân xưởng với các loại chất phụ gia khác. Hóa chất và xăng tự phát tán vào môi trường không khí Công đoạn cán: bụi có nồng độ quá cao 34mg/m3 so với TCCP, chủ yếu là bụi của các nguyên liệu dạng bột nhẹ ZnO, TiO2, S… Chất chống dính giữa các lớp là stearad nhẹ dễ bay hơi và phát tán rộng rãi, khó kiểm soát Công đoạn cắt: chủ yếu do máy móc nên hầu như không ảnh hưởng đến không khí Công đoạn may: chủ yếu là bụi vải Công đoạn gò: sử dụng nhiều loại dung môi hóa chất với nồng độ cao Vậy quá trình bồi vải , cán và gò thải ra không khí nhiều hợp chất độc hại, có thành phần chính là hơi keo, hơi dung môi hữu cơ và các chất phụ gia, có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu tiếp xúc trong thời gian dài Số liệu cụ thể về ảnh hưởng của bụi, khí độc khu vực tiếp giáp với KCN Thượng Đình: Nồng độ bụi khí độc theo hướng gió đông bắc tại khu công nghiệp Thượng Đình Khoảng cách so với nguồn 100 (m) 200 (m) 300 (m) 500 (m) 1000 (m) khí SO₂ (mg/m³) Đo được 0,55± 0,13 0,53 ± 0,1 0,28 ± 0,08 0,13 ± 0,07 0,13 ± 0,07 Chênh lệch so với TCCP 11,0 10,6 5,6 4,0 2,6 Khí NO₂ (mg/m³) Đo được 0,075 ± 0,018 0,09 ± 0,022 0.079 ± 0,025 0,07 ±0,016 0,051± 0,011 Chênh lệch so với TCCP 0,8 1,0 0,9 0,8 0,6 Khí CO (mg/m³) Đo được 5,49 ± 1,43 5,49 ±1,68 4,87 ± 0,93 3,89 ± 0,9 1,82 ± 0,56 Chênh lệch so với TCCP 5,4 5,4 4,8 3,8 1,8 Bụi lơ lửng (mg/m³) Đo được 0,53 ± 0,12 0,8 ± 0,21 0,8 ± 0,15 0,62 ± 0,18 0,27 ± 0,1 Chênh lệch so với TCCP 3,5 5,3 5,3 4,1 1,8 Bụi lắng (mg/m²/24h) Đo được 593,6 362,1 357,6 301,8 131,2 Chênh lệch so với TCCP 2,2 1,,3 1,3 1,1 0,4 Nồng độ bụi khí độc theo hướng gió đông nam tại khu công nghiệp Thượng Đình Khoảng cách so với nguồn 100 (m) 200 (m) 300 (m) 500 (m) 1000 (m) khí SO₂ (mg/m³) Đo được 0,34± 0,1 0,34 ± 0,14 0,31 ± 0,11 0,41 ± 0,09 0,35 ± 0,09 Chênh lệch so với TCCP 6,8 6,8 6,2 8,2 7,0 Khí NO₂ (mg/m³) Đo được 0,075 ± 0,041 0,097 ± 0,039 0.079 ± 0,032 0,16 ±0,026 0,13 ± 0,03 Chênh lệch so với TCCP 0,8 0,9 0,9 1,8 1,5 Khí CO (mg/m³) Đo được 4,49 ± 1,43 6,41 ±2,01 6,13 ± 1,82 6,08 ± 2,12 5,18 ± 0,98 Chênh lệch so với TCCP 4,4 6,4 5,1 6,0 5,1 Bụi lơ lửng (mg/m³) Đo được 0,49 ± 0,11 0,6 ± 0,09 0,65 ± 0,09 1,34 ± 0,41 0,71 ± 0,09 Chênh lệch so với TCCP 3,2 4,0 4,3 8,9 4,7 Bụi lắng (mg/m²/24h) Đo được 819,2 316,3 157,8 168,7 147,3 Chênh lệch so với TCCP 3,1 1,1 0,5 0,6 0,5 Đánh giá: Theo hướng gió đông nam, phường Thượng Đình cách nguồn 100m, 800m bị ô nhiễm nặng nhất: khí SO2 gấp 7,2 lần, bụi lơ lửng gấp 5,4 lần, khí CO gấp 5,4 lần, bụi lắng 1,2 lần TCCP (1993). Theo hướng gió đông bắc xã Khương đình cách nguồn 100m, 1000m bị ô nhiễm nặng nhất: khí SO2 gấp 6,7 lần, bụi lơ lửng gấp 4 lần, khí CO gấp 4,3 lần, bụi lắng gấp 1,2 lần TCCP (1993), khí NO đạt TCCP. Nhà máy sản xuất xi măng Hải Phòng: Nguồn gây ô nhiễm : Quy trình sản xuất cơ bản: Khai thác, đập nhỏ nguyên liệu => nghiền và đồng nhất bột sống => nung trong lò clinker => làm nguội clinker => nghiền đồng nhất xi măng. Các phương tiện vận chuyển tại nhà máy xi măng phát sinh 1 lượng khí thải gây ô nhiễm như bụi, khí độc SO2, CO, NOx, hydrocacbon, Pb… Bản chất của sản xuất xi măng là phân hủy đá vôi và các nguyên liệu ở nhiệt độ cao. Để phân hủy 1 tấn đá vôi thì thải ra môi trường 440 kg CO2. Với các định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu hiện nay, các nhà máy xi măng sản xuất 1 tấn xi măng pooc lăng( TCVN 2682- 1992) giải phóng ra 730kg CO2. Ngoài lượng khí CO2 trong quá trình luyện clinker các nguyên tố C, N, S, O, H, F…có trong nguyên nhiên liệu và phụ gia sẽ tác dụng với O2 sẽ tạo thành các khí CO, SO2,NOx, HF… Một lượng bụi lớn được thải ra trong quá trình nghiền và đập đá. Số liệu cụ thể về ảnh hưởng của bụi, khí độc khu vực tiếp giáp với nhà máy xi măng Hải Phòng: Nồng độ bụi và khí độc tại phường Hùng Tiến- gần xi măng Hải Phòng hướng gió đông nam Khoảng cách so với nguồn 100 (m) 500 (m) 1000 (m) 2000 (m) khí SO₂ (mg/m³) Đo được 0,55 ± 0,05 0,63 ± 0,064 0,83 ± 0,02 0,45 ± 0,03 Chênh lệch so với TCCP 1,83 2,1 2,77 1,5 Khí CO (mg/m³) Đo được 6,78 ± 0,64 11,9 ± 1,65 21,99 ± 3,1 9,27 ± 2,19 Chênh lệch so với TCCP 1,36 2,38 4,4 1,85 Bụi lơ lửng (mg/m³) Đo được 0,45 ± 0,44 0,053 ± 0,06 1,04 ± 0,06 0,36 ± 0,05 Chênh lệch so với TCCP 2,25 2,65 5,2 1,8 Bụi lắng (mg/m²/24h) Đo được 638,27 336,44 325,34 298,21 Chênh lệch so với TCCP 2,59 8,4 13,16 5,24 Nồng độ bụi và khí độc tại xã Đồng Tiến -gần xi măng Hải Phòng hướng gió đông bắc Khoảng cách so với nguồn 100 (m) 500 (m) 1000 (m) 2000 (m) khí SO₂ (mg/m³) Đo được 0,79 ± 0,03 0,94 ± 0,03 0,65 ± 0,05 0,37 ± 0,09 Chênh lệch so với TCCP 2,63 3,13 5,5 1,9 Khí CO (mg/m³) Đo được 11,55 ± 1,02 15,27 ± 1,09 25,87 ± 2,01 9,92 ± 1,08 Chênh lệch so với TCCP 2,31 3,05 5,17 1,98 Bụi lơ lửng (mg/m³) Đo được 0,92 ± 0,06 1,16 ± 0,07 1,52 ± 0,09 0,59 ± 0,08 Chênh lệch so với TCCP 4,06 5,8 7,6 2,95 Bụi lắng (mg/m²/24h) Đo được 809,21 415,42 352,51 298,23 Chênh lệch so với TCCP 3,07 1,57 1,33 1,12 Đánh giá: Qua các biểu đồ cho thấy nồng độ bụi, khí độc ở hướng gió đông nam tại phường Hùng Vương như SO2, CO, bụi lơ lửng , bụi lắng đều cao hơn TCCP từ 1,09 đến 5,2 lần. Ở khoảng cách 1000m thì nồng độ các khí và bụi cao nhất từ 2,77- 5,2 lần TCCP. Trong số các chất gây ô nhiễm thì bụi lơ lửng là gây ô nhiễm nặng nhất ( gấp 3 lần) rồi đến CO (gấp 2,81 lần) khí SO2 gấp 2,08 lần, bụi lắng là 1,46 lần. Cũng theo bảng số liệu thì vùng dân cư theo hướng gió đông bắc là xã Đồng tiến là nặng nề nhất. Xét tác động tổng hợp của các chất gây ô nhiễm, thấy nồng độ tổng cộng của các chất gây ô nhiễm đều không nhỏ hơn 1 như TCCP quy định, ở tất cả các khoảng cách nghiên cứu. So sánh và đánh giá: Các loại bụi và khí thải của mỗi ngành công nghiệp có nồng độ khác nhau tuy nhiên thành phần chính vẫn là SO2, CO, bụi lơ lửng và bụi lắng, ngoài ra còn có các hợp chất của nito, photpho… Khí thải chủ yếu của khu CN Thượng Đình là khí SO2 là thành phần của khí keo, khí của công nghiệp dệt may… còn của ngành sản xuất xi măng là bụi lơ lửng, đó là do khí thải của các ống khói trong quá trình ami ăng. Hầu hết các nhà máy, khu công nghiệp cả khu công nghiệp Thượng Đình và nhà máy sản xuất xi măng Hải Phòng cũng đều thải ra môi trường các loại khí thải và khói bụi vượt mức TCCP nhiều lần làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Không chỉ khu CN Thượng Đình và nhà máy xi măng Hải Phòng mà rất nhiều khu công nghiệp khác được xây dựng gần khu dân cư, các chất thải rắn, lỏng và khí làm môi trường ô nhiễm và con người xung quan vùng ô nhiễm cũng gánh chịu hậu quả nặng nề. Bệnh do ô nhiễm không khí phổ biến ở các vùng trên là hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, xoang….