Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008

Đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu năm 2008” được tiến hành từ tháng 02 năm 2009 đến tháng 05 năm 2009. Nghiên cứu tập trung phân tích và so sánh các chỉ số tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC ở Bạc Liêu và Trà Vinh. Với các cách tiếp cận là phương pháp thống kê mô tả; phân tích lợi ích – chi phí; so sánh số tuyệt đối, tương đối; kiểm định Mann – Whitney; phương pháp hồi quy tuyến tính. Thông qua phương pháp thống kê mô tả có thể so sánh tình hình cơ bản của các hộ điều tra về: tuổi, học vấn, số nhân khẩu, số lao động, diện tích, năng suất, sản lượng tôm sú của nông hộ ở Bạc Liêu và Trà Vinh. Bằng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí có thể xác định được giá trị sản xuất, giá trị sản xuất tăng thêm, thu nhập hỗn hợp trên kg tôm sú và trên mỗi ngày công lao động của nông dân. Với phương pháp kiểm định Mann – Whitney cho thấy sự khác nhau về thu nhập và chi phí nuôi tôm giữa Bạc Liêu và Trà Vinh. Phương pháp hồi quy tuyến tính cho phép xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, thu nhập của nông hộ nuôi tôm. Thông tin nghiên cứu chủ yếu được phỏng vấn trực tiếp từ nông dân ở Bạc Liêu và Trà Vinh, các thông tin thứ cấp được tổng hợp từ Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn Bạc Liêu và Trà Vinh, từ cổng thông tin điện tử của hai tỉnh và các thông tin từ các trang web khác có liên quan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Nông dân ở tỉnh Bạc Liêu làm ra giá trị sản xuất từ con tôm sú cao hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh, trong khi chi phí sản xuất của nông dân ở tỉnh Bạc Liêu lại thấp hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh, do vậy mà nông dân ở tỉnh Bạc Liêu đạt lợi nhuận từ con tôm sú cao hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh

pdf118 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN THỊ THANH TUYỀN Mã số SV : 4054335 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở TỈNH BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH NĂM 2008 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: BÙI VĂN TRỊNH Tháng 05/2009 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềni LỜI CẢM TẠ Bằng những kiến thức có được trong quá trình rèn luyện trong 04 năm theo học tại Khoa Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. Đồng thời được sự quan tâm của Ban Chủ Nhiệm Khoa, Ban Giám Hiệu Trường, quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh cùng với sự giúp đỡ của các bạn tập thể lớp Kinh tế Nông nghiệp khóa 31, đến nay đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu năm 2008” đã được hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường đặc biệt là Thầy Bùi Văn Trịnh - người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến Chính quyền địa phương hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh đã cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thu thập thông tin tại địa phương. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 03 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Tuyền Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 03 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Tuyền Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềniii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Luận văn này được thu thập thông tin từ ngày 12/01/2009 đến ngày 16/01/2009 tại Trà Vinh và từ ngày 12/03/2009 đến ngày 15/03/2009 tại Bạc Liêu. Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ. Ngày 03 tháng 05 năm 2009 Trưởng khoa Kinh tế - QTKD TS. Mai Văn Nam Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềniv BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và tên người hướng dẫn: Bùi Văn Trịnh Học vị: Tiến sĩ Chuyên ngành: Kinh tế và tài chính lao động Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ Tên học viên: Trần Thị Thanh Tuyền Mã số sinh viên: 4054335 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo:………………………………………. 2. Về hình thức:…………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:……………………. … …………………………………………………………………………………….. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:…………………………... …………………………………………………………………………………….. 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu ):……………….. …………………………………………………………………………………….. 6. Các nhận xét khác:…………………………………………………………....... 7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…):…………………………………………………….............. Cần Thơ, ngày………. tháng……….. năm 2009 NGƯỜI NHẬN XÉT Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnv MỤC LỤC Chương 1 ............................................................................................................1 GIỚI THIỆU .......................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................3 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...3 1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................4 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................5 Chương 2 ............................................................................................................8 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................8 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................14 Chương 3 ..........................................................................................................19 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...................................................19 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.......19 3.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH BẠC LIÊU ..................................25 3.3 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH TRÀ VINH..................................29 3.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM Ở VÙNG NGHIÊN CỨU........34 Chương 4 ..........................................................................................................44 ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH GIỮA HAI TỈNH BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH................44 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TÔM SÚ Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............................................................................................44 4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TÔM SÚ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ........53 Chương 5 ..........................................................................................................72 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở TỈNH TRÀ VINH VÀ BẠC LIÊU...............................72 5.1 THUẬN LỢI ...........................................................................................72 5.2 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.............................................................74 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ BÁN THÂM CANH................................................................................79 Chương 6 ..........................................................................................................84 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnvi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................84 6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................84 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................88 PHỤ LỤC .........................................................................................................89 PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở TRÀ VINH........................................................................89 PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở BẠC LIÊU ........................................................................91 PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔNG THU NHẬP CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH GIỮA TỈNH BẠC LIÊU VÀ TỈNH TRÀ VINH..........................................................................................93 PHỤ LUC 4: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔNG CHI PHÍ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH GIỮA TỈNH BẠC LIÊU VÀ TỈNH TRÀ VINH.................................................................................................. 945 PHỤ LỤC 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM BÁN THÂM CANH Ở BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH ............................................ 956 PHỤ LỤC 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH...... 978 PHỤ LỤC 7: CÁC NHÓM HỘ NUÔI TÔM SÚ THEO QUY MÔ DIỆN TÍCH TẠI BẠC LIÊU...............................................................................................100 PHỤ LỤC 8: CÁC NHÓM HỘ NUÔI TÔM SÚ THEO QUY MÔ DIỆN TÍCH TẠI TRÀ VINH..............................................................................................100 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnvii DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Sản lượng NTTS và nuôi tôm của ĐBSCL qua các năm (2005 - 2007) ……………………….....................…………………………………………….37 Bảng 3.2: Diện tích NTTS và tôm của các huyện thị ở Bạc Liêu qua các năm (2006 - 2008)…….………...................…………………………………………39 Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng theo từng mô hình nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu qua các năm (2006 - 2008) …………………………...................……………...40 Bảng 3.4: Tình hình sản xuất tôm ở Trà Vinh qua các năm (2006 - 2008) …………………………………………………...........……………………….. 41 Bảng 3.5: Kết quả sản xuất tôm theo từng huyện ở Trà Vinh năm 2008.............42 Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng nuôi tôm biển ở ĐBSCL năm 2006 ...........…44 Bảng 4.2: Diện tích nuôi tôm sú của các tỉnh ĐBSCL từ năm 2000 - 2006 ……………………………………………………………………...........…….. 45 Bảng 4.3: Kết quả sản xuất tôm sú theo từng mô hình ở Bạc Liêu năm 2008 ………………………………………………………………....................……. 49 Bảng 4.4: Diện tích, sản lượng, năng suất tôm sú ở các huyện, thị của tỉnh Bạc Liêu năm 2008 ……………………………………………..................……….. 50 Bảng 4.5: Tình hình nuôi tôm sú tại địa bàn nghiên cứu ở Trà Vinh năm 2008 ………………………………………………………....................……………. 51 Bảng 4.6: Kết quả sản xuất tôm sú theo từng mô hình ở Trà Vinh năm 2008 ………………………………………………………....................……………. 52 Bảng 4.7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ……...........………………….. 53 Bảng 4.8: Thực trạng sản xuất tôm của các hộ điều tra ………...........……...... 54 Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất tôm sú ở Bạc Liêu …………………...........……. 55 Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất tôm sú ở Trà Vinh ………………...........……... 56 Bảng 4.11: So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất tôm sú của Bạc Liêu và Trà Vinh …………………………………………………………….........................…... 57 Bảng 4.12: Kết quả, hiệu quả theo quy mô diện tích tại Bạc Liêu ….........….. 58 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnviii Bảng 4.13: Kết quả, hiệu quả theo quy mô diện tích tại Trà Vinh …...........….. 60 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Mann Whitney về thu nhập của mô hình BTC ở Bạc Liêu và Trà Vinh ……………………………………….......................….. 61 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Mann Whitney về chi phí của mô hình BTC ở Bạc Liêu và Trà Vinh ……………………………………………......................…... 62 Bảng 4.16: Chênh lệch mức độ đầu tư một số yếu tố đầu vào chủ yếu tại Bạc Liêu …………………………………………………………..................……... 64 Bảng 4.17: Sự thay đổi năng suất theo từng mức độ đầu tư tại Bạc Liêu............65 Bảng 4.18: Chênh lệch mức độ đầu tư một số yếu tố đầu vào chủ yếu tại Trà Vinh …………………………………………………………….................…... 66 Bảng 4.19: Sự thay đổi năng suất theo từng mức độ đầu tư tại Trà Vinh............67 Bảng 4.20: Kết quả ước lượng hệ số của hàm giới hạn sản xuất……............…. 68 Bảng 4.21: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế …………………………………………………………………..........…….….. 71 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnix DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính Đồng Bằng Sông Cửu Long …...........… 22 Hình 3.2: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu ………...........………....... 26 Hình 3.3: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Trà Vinh ………...........…………... 30 Hình 3.4: Diện tích (ha) sản lượng (tấn) nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 (Bộ Thủy Sản, 2000 - 2005) ………..................…………… 35 Hình 3.5: Diện tích (000 ha) và sản lượng (000 tấn) nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL giai đoạn 2000 - 2005 (Thống kê hàng năm của các tỉnh thuộc ĐBSCL) ……………………………………………………………..........................…... 35 Hình 3.6: Sơ đồ tỉ lệ diện tích nuôi tôm sú ở các huyện của tỉnh Trà Vinh ………………………………………………………...........………………….. 42 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnx DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long CP : Chi phí TC : Thâm canh BTC : Bán thâm canh QCCT : Quảng canh cải tiến DTMN : Diện tích mặt nước Đvt : Đơn vị tính KH – KT : Khoa học - kỹ thuật Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyềnxi TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu năm 2008” được tiến hành từ tháng 02 năm 2009 đến tháng 05 năm 2009. Nghiên cứu tập trung phân tích và so sánh các chỉ số tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC ở Bạc Liêu và Trà Vinh. Với các cách tiếp cận là phương pháp thống kê mô tả; phân tích lợi ích – chi phí; so sánh số tuyệt đối, tương đối; kiểm định Mann – Whitney; phương pháp hồi quy tuyến tính. Thông qua phương pháp thống kê mô tả có thể so sánh tình hình cơ bản của các hộ điều tra về: tuổi, học vấn, số nhân khẩu, số lao động, diện tích, năng suất, sản lượng tôm sú của nông hộ ở Bạc Liêu và Trà Vinh. Bằng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí có thể xác định được giá trị sản xuất, giá trị sản xuất tăng thêm, thu nhập hỗn hợp trên kg tôm sú và trên mỗi ngày công lao động của nông dân. Với phương pháp kiểm định Mann – Whitney cho thấy sự khác nhau về thu nhập và chi phí nuôi tôm giữa Bạc Liêu và Trà Vinh. Phương pháp hồi quy tuyến tính cho phép xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, thu nhập của nông hộ nuôi tôm. Thông tin nghiên cứu chủ yếu được phỏng vấn trực tiếp từ nông dân ở Bạc Liêu và Trà Vinh, các thông tin thứ cấp được tổng hợp từ Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn Bạc Liêu và Trà Vinh, từ cổng thông tin điện tử của hai tỉnh và các thông tin từ các trang web khác có liên quan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Nông dân ở tỉnh Bạc Liêu làm ra giá trị sản xuất từ con tôm sú cao hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh, trong khi chi phí sản xuất của nông dân ở tỉnh Bạc Liêu lại thấp hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh, do vậy mà nông dân ở tỉnh Bạc Liêu đạt lợi nhuận từ con tôm sú cao hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh. Mặt khác, nhóm hộ sản xuất theo qui mô lớn ở Bạc Liêu cho kết quả và hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ có qui mô nhỏ. Trong khi đó, nhóm hộ sản xuất với qui mô nhỏ ở Trà Vinh cho kết quả và hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ có qui mô lớn (tuy nhiên, mức độ chênh lệch là không lớn). Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, và khoảng 1.700.000ha diện tích tiềm năng có khả năng nuôi trồng thủy sản với các loại hình thủy vực khác nhau như nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Năm 2000, Việt nam trở thành 1 trong 20 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD, đứng hàng thứ 29 về sản lượng thủy sản xuất khẩu (Bộ Thủy Sản, 2002 - 2003). Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 12% diện tích và 20,87% dân số cả nước, điều kiện tự nhiên riêng biệt đã biến vùng thành một nơi có đủ tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Chỉ tính riêng ĐBSCL, diện tích rừng ngập mặn ven biển có 11.800ha, lớn nhất trong tổng số 251.800ha rừng ngập mặn của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có 35 vạn ha mặt nước nuôi thủy sản, trong đó có hơn 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu. Ðến cuối tháng 8 - 2008, diện tích nuôi tôm nước lợ của bảy tỉnh ven biển Nam Bộ là gần 540 nghìn ha, chiếm hơn 89% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trà Vinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng, với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 59.400 ha. Sản lượng hàng năm khoảng 150.000 tấn, trong đó khoảng 37.000 tấn tôm. Bạc Liêu có tiềm năng rất lớn về kinh tế thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2008 là 204.100 tấn, diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 là 125.167 ha, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 130.600 tấn. Trong đó, sản lượng tôm là 65.750 tấn, cá là 64.850 tấn. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt là 73.500 tấn, trong đó, sản lượng tôm là 13.500 tấn. Bên cạnh đó, các mô hình nuôi tôm ở Bạc Liêu và Trà Vinh cũng rất đa dạng, gồm có: mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền2 canh, thâm canh, tôm - rừng, tôm - lúa,… Trong đó, mô hình nuôi tôm bán thâm canh là phổ biến ở Trà Vinh và Bạc Liêu. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu năm 2008” để làm đề tài nghiên cứu. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp - từ đất trồng lúa sang nuôi tôm, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời phát triển nông thôn tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Đảng và nhà nước đã đổi mới cơ chế nhưng nông hộ nuôi tôm đa phần là làm theo kinh nghiệm, theo tập quán sản xuất. Thêm vào đó là sản xuất tôm sú chịu sự tác động diễn biến phức tạp của thị trường và thời tiết dẫn đến tiềm năng chưa khai thác hết. Trong khi sản xuất tôm sú có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của nông hộ và tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến tôm phục vụ nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tình trạng diện tích đất nuôi tôm sú trên đầu người giảm do quy mô dân số và lao động nông thôn còn quá lớn, áp lực nhân khẩu đè nặng lên quỹ đất và tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Tình trạng dịch bệnh trong nuôi tôm sú diễn biến ngày một phức tạp. Từ đó, cần phải có những chính sách phù hợp để phát huy thế mạnh của từng vùng từng địa phương và từng mô hình nuôi tôm sú cụ thể. Các hộ nông dân cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc đa dạng hóa các mô hình sản xuất, đặc biệt là nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường ở từng thời điểm, lựa chọn mô hình nuôi cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Muốn có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ nuôi tôm sú ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh, chúng ta cần phải biết được tình hình sản xuất hiện nay của các nông hộ như thế nào, so sánh hiệu quả giữa các mô hình sản xuất, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục những khó khăn, đồng thời phát huy các thế mạnh của các mô hình sản xuất có hiệu quả. Nhận thấy được tầm quan Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008 GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền3 trọng các vấn đề nêu trên
Luận văn liên quan