- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân trong độ tuổi 15 - 49 tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.
Phương pháp
- 1410 người dân trong độ tuổi từ 15 – 49 cư trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn 30 cụm theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ (PPS) với kích thước quần thể, khoảng cách cụm k = 38.081. Tại mỗi cụm điều tra phỏng vấn 52 người.
Kết quả nghiên cứu
- 40,7% trả lời đúng hoàn toàn 5 câu hỏi liên quan đến HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV
- 97,3% đã từng quan hệ tình dục và 37,3% thường xuyên sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD, 18,5% không sử dụng BCS với các lý do: không có sẵn BCS (32,73%), bạn tình không chấp thuận (20%), cảm giác khó chịu khi sử dụng (47,27%). Nơi cung cấp BCS chủ yếu là Hiệu thuốc (42%), trạm y tế (29,4%) và chợ, quầy bán lẻ (22,7%).
- Những ban ngành tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS phù hợp nhất là y tế (52,3%) và ban ngành, đoàn thể (58,2%); bạn bè đồng đẳng (45,1%); chính quyền địa phương (31,2%).
6 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3156 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA NGƯỜI DÂN 15 - 49 TUỔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA NGƯỜI DÂN 15 - 49 TUỔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Dung*, Nguyễn Lê Tâm**, Trần Thị Ngọc**,
Thân Thị Mỹ Dung**, Châu Văn Thức**, Lý Văn Sơn**,
Nguyễn Hữu Huệ**, Lê Hữu Sơn**, Lê Hiệp**, Đoàn Chí Hiền**
* Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
** Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân trong độ tuổi 15 - 49 tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011.
Phương pháp
- 1410 người dân trong độ tuổi từ 15 – 49 cư trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn 30 cụm theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ (PPS) với kích thước quần thể, khoảng cách cụm k = 38.081. Tại mỗi cụm điều tra phỏng vấn 52 người.
Kết quả nghiên cứu
- 40,7% trả lời đúng hoàn toàn 5 câu hỏi liên quan đến HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV
- 97,3% đã từng quan hệ tình dục và 37,3% thường xuyên sử dụng BCS trong tháng qua khi QHTD, 18,5% không sử dụng BCS với các lý do: không có sẵn BCS (32,73%), bạn tình không chấp thuận (20%), cảm giác khó chịu khi sử dụng (47,27%). Nơi cung cấp BCS chủ yếu là Hiệu thuốc (42%), trạm y tế (29,4%) và chợ, quầy bán lẻ (22,7%).
- Những ban ngành tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS phù hợp nhất là y tế (52,3%) và ban ngành, đoàn thể (58,2%); bạn bè đồng đẳng (45,1%); chính quyền địa phương (31,2%).
Kết luận
- Tỷ lệ phần trăm những người trong độ tuổi 15-49 xác định được đúng cách phòng ngừa lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV là 40,7%.
- Những ban ngành tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS phù hợp nhất là y tế, ban ngành, đoàn thể khác và bạn bè đồng đẳng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã có nhiều tiến bộ trong cuộc chiến phòng, chống HIV/AIDS, không những về thái độ kiến thức và thực hành mà còn những mô hình can thiệp hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay các chỉ số đánh giá mức độ hiểu biết về HIV/AIDS cũng thay đổi theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BYT ngày 15/1/2007 của Bộ Y tế. Nhằm phục vụ công tác xây dựng kế hoạch, đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành đề tài "Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân 15-49 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011" với mục tiêu:
1. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân trong độ tuổi 15 - 49 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đánh giá hiệu quả các nội dung và hình thức truyền thông đang triển khai thực hiện tại tỉnh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả những người sống từ 6 tháng trở lên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và có độ tuổi từ 15 - 49 (sinh từ tháng 01/1962-1/1996).
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu:
* Cách chọn mẫu: sử dụng mẫu ngẫu nhiên đơn.
* Cỡ mẫu: Sử dụng công thức:
Z2 x P (1- P)
N = -------------------
e2
Trong đó:
Z2: độ tin cậy là 95% = 1,96
P: Tỷ lệ người dân có kiến thức về phòng chống AIDS là 80% .
e2: Độ chính xác mong muốn là 0,02
(1,96)2 x 0,8 x (1- 0,8)
Như vậy: N = ------------------------------------- = 1.537
(0,02)2
* Lập khung mẫu và quy trình chọn mẫu: Chọn 30 cụm theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ (PPS) với kích thước quần thể, khoảng cách cụm k = 38.081. Tại mỗi cụm điều tra, chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên, tiến hành phỏng vấn những người trong hộ gia đình trong độ tuổi từ 15- 49, hộ kế tiếp được chọn theo phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ 52 người mỗi cụm.
- Kỹ thuật thu thập số liệu:
* Công cụ: mẫu thu thập thông tin, số liệu được soạn sẵn.
* Lực lượng thực hiện: Cán bộ chuyên trách PC HIV/AIDS các tuyến.
* Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn cá nhân.
- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp, xử lý và phân tích.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu
Nội dung
Tần số
Tỷ lệ%
Tuổi
Từ 15 - 24
135
9,6
Từ 25 - 49
1.275
90,4
Giới
Nam
588
41,7
Nữ
822
58,3
Nơi cư trú
Nông thôn
1005
71,27%
Thành thị
405
28,73%
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
CBCC
297
21,1%
Học sinh, sinh viên
76
5,4%
Nông dân
329
23,3%
Buôn bán
348
24,7%
Thợ thủ công
93
6,6%
Nghề tự do
267
18,9%
Tình trạng hôn nhân
Có gia đình
1.108
78,6
Chưa có gia đình
250
17,7
Ly thân, Ly hôn, Góa
52
3,7
Trình độ học vấn
Mù chữ
7
1,6
Cấp I
320
22,7
Cấp II
515
36,5
Cấp III
282
27,7
ĐH, CĐ
47
11,5
Bảng 1 cho thấy: Độ tuổi 15 - 24 chiếm 9,6% và độ tuổi từ 25 - 49 chiếm 90,4%, trong đó thấp nhất là 16 và cao nhất là 49. Nam giới chiếm 41,7% và nữ giới chiếm 58,3% với nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó 71,27% sống ở nông thôn và 28,73% sống ở thành thị. Đã có gia đình chiếm 78,6%, chưa có gia đình 17,7%, hôn nhân bất lợi (góa, ly hôn và ly thân) chiếm 3,7%. Có 98,4% đều có trình độ từ biết chữ trở lên, trong đó có 27,7% đã tốt nghiệp cấp III và 11,5% có trình độ cao đẳng, đại học.
3.2. Hiểu biết và thực hành về phòng chống HIV/AIDS
3.2.1. Hiểu biết về HIV/AIDS
Bảng 2. Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu
Nội dung
Tần số
Tỷ lệ %
Nghe thông tin về HIV
Có
849
60.2
Không
561
39.8
Hiểu đúng về HIV
Hiểu đúng về HIV
Là vi trùng/ vi rút
526
37,3
Là một bệnh
134
9,5
Là AIDS
551
39,1
Không biết
199
14,1
Hiểu biết đúng về HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm
Đúng 5 câu
574
40,7
Sai một trong 5 câu
836
59,3
Bảng 2 cho thấy: Có 37,3% đối tượng nghiên cứu trả lời đúng về HIV là một loại vi rút và có 40,7% trả lời đúng cách phòng ngừa HIV theo 5 câu hỏi quy định của Bộ Y tế ban hành năm 2007. Tuy nhiên phân tích cụ thể theo từng câu trong chỉ số thứ 20 của Bộ chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS, kết quả cụ thể như sau:
Trả lời (N=1410)
Có
Không
Không biết
Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình chung thủy và không nhiễm HIV có làm giảm lây nhiễm HIV hay không?
971
360
79
68,8%
25,6%
5,6%
Dùng BCS có giảm được lây nhiễm HIV không?
1230
69
111
87,2%
4.9%
7.9%
Một người nhìn khỏe mạnh có thể bị nhiễm HIV không?
1170
144
96
83%
10,2%
6,8%
Muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV không?
580
678
154
41,1%
48,1%
10,8%
Ăn chung với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?
114
1125
171
8,1%
79.8%
12.1%
Đa số đều trả lời đúng các câu hỏi chiếm tỷ lệ từ 68,8% - 87,2%; có 41,1% đối tượng cho rằng muỗi đốt có thể làm lây truyền HIV và 5,6-10,8% không trả lời các câu hỏi trên.
3.2.2. Thực hành phòng chống HIV/AIDS
Bảng 3. Hành vi quan hệ tình dục và sử dụng BCS trong QHTD
Nội dung
Tần số
Tỷ lệ%
Đã từng quan hệ tình dục
Chưa
38
2,7
Có
1372
97,3
Sử dụng BCS trong QHTD trong tháng qua
Thường xuyên
526
37,3
Thỉnh thoảng
623
44,2
Không dùng
261
18,5
Lý do không sử dụng BCS trong tháng qua
Không có sẵn BCS
85
32,73
Bạn tình không chấp thuận
52
20
Cảm giác khó chịu khi dùng
124
47,27
Nguồn cung cấp BCS
Chợ, quầy bán lẻ
59
22,7
Hiệu thuốc
109
42
Trạm y tế
77
29,4
Đoàn thể (Phụ nữ, KHHGĐ)
15
5,9
Bảng 3 cho thấy: Có 97,3% đã từng quan hệ tình dục, trong đó 37,3% thường xuyên sử dụng BCS , 44,2% thỉnh thoảng dùng và 18,5% không sử dụng BCS trong QHTD với các lý do: Không sẵn có (32,73%), bạn tình không chấp thuận (20%), cảm giác khó chịu khi sử dụng (47,27%). Nơi cung cấp BCS chủ yếu tại cộng đồng là Hiệu thuốc (42%), sau đó đến trạm y tế (29,4%) và chợ, quầy bán lẻ (22,7%).
3.3. Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS
Bảng 4. Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu
Nội dung
Tần số
Tỷ lệ %
Đã từng nghe nói về HIV/AIDS
Đã nghe
849
60,2%
Chưa nghe
561
39,8%
Nguồn thông tin về HIV
Truyền hình
1.352
95,9%
Đài
626
44,4%
Pano
451
32%
Bạn bè
424
30,1%
Báo chí
375
26,6%
Khác (trạm y tế, tôn giáo..)
61
4,3%
Kênh truyền thông phòng chống HIV/AIDS phù hợp nhất
Bạn bè
636
45,1
Từ thiện, tôn giáo
224
15,9
Chính quyền địa phương
440
31,2
Đoàn thể (Phụ nữ, KHHGĐ)
820
58,2
Tổ chức khác (y tế, dân số..)
737
52,3
Bảng 4 cho thấy: Có nhiều đơn vị, ban ngành tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS trong đó đáp ứng nguyện vọng của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là y tế và các ban ngành, đoàn thể (52,3 - 58,2%) và 45,1% là giáo dục viên đồng đẳng.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
4.1. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ phần trăm những người trong độ tuổi 15-49 xác định được đúng cách phòng ngừa lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV là 40,7%.
- Những ban ngành tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS phù hợp nhất là y tế, ban ngành, đoàn thể khác và bạn bè đồng đẳng.
4.2. KIẾN NGHỊ
1. Cần có thêm những nghiên cứu định lượng để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của người dân ở các địa bàn khác trong tỉnh.
2. Các can thiệp về truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung và kênh thông tin sau:
- Tiếp tục tuyên truyền để nâng cao kiến thức chung về HIV/AIDS và tập trung vào nâng cao kiến thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho người dân trong độ tuổi từ 15-49, chú trọng lứa tuổi trẻ.
- Tuyên truyền về việc cần thiết phải sử dụng BCS thường xuyên trong QHTD lồng ghép với tuyên truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục để phòng lây nhiễm HIV
- Tập trung tuyên truyền về HIV/AIDS vào những kênh thích hợp như: Tivi, đài, báo chí..
- Nội dung tuyên truyền về HIV/AIDS cần bám sát 5 câu hỏi đánh giá của chỉ số 20 trong bộ 54 chỉ số mà Bộ Y tế đã ban hành năm 2007.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế (2007), Quyết định số 04/2007/QĐ-BYT ngày 15/1/2007 về việc ban hành danh mục các chỉ số theo dõi, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia, Hà Nội 2007.
Chi cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2010). Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.
Cục phòng, chống HIV/AIDS (2011), Báo cáo tình hình dịch nhiễm HIV/AIDS quý I năm 2011 từ trang web dịch/tình hình dịch nhiễm HIV quý I năm 2011/ Ngày 10/6/2011.
Cục phòng, chống HIV/AIDS (2008), Quản lý truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội 2008.
Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam, Tạ Thị Lan Hương (2009), Đánh giá kiến thức thái độ thực hành về phòng chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình năm 2009. Y học thực hành-Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010.
Nguyễn Thị Thiềng, Lưu Bích Ngọc (2007), Kiến thức và hành vi liên quan tới phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD của thanh niên Việt Nam: Hiệu quả từ chương trình RHIYA.Y học thực hành-Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010.
Trương Tấn Minh (2009), Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi tại Khánh Hoà.Y học thực hành-Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010.
Trường Đại Học Y Hà Nội (1998), “ Nghiên cứu ngang “, Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (2010), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.
ZHOU BAIPING, WU QIKAI, XU LIUMEL (1997), “ Survey on knowledge and attitude among high school students in Shenzhen, P. R. China ”, 4th international congress on AIDS inAsia and the Pacific, October 25-29.