Đánh giá quản lý tài nguyên đất và rừng của người H’Mông tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, góp phần đưa ra giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất

Hiện nay ở Việt Nam đất chật người đông, bình quân diện tích đất tự nhiên và tính trên đầu người so với thế giới thấp đứng thứ: 58/200 (đất tự nhiên ), 158/200 đất nông nghiệp. Sử dụng tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật chưa hợp lý đã dấn đến đất đai và tài nguyên rừng bị thoái hóa nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu sổ với trình độ còn rất thấp. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật nói chung có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Đất đai và rừng là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói "Rừng là vàng". Thật vậy nó là nơi cung cấp gỗ, củi lâm đặc sản phục vụ đời sống hàng ngày của con người, là lá phổi bảo vệ môi trường, là nơi giữ nước và điều hoà dòng chảy, bảo vệ lưu vực, hạn chế xói mòi rửa trôi đất do mưa. Rừng nhiệt đới trên thế giới nói chung và rừng nhiệt đới ở Việt Nam nói riêng trong thời gian qua đang bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới sự thay đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực đã và đang ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của con người. Do vậy việc tìm kiếm giải pháp để quản lý sử dụng rừng bền vững là một vấn đề bức xúc. Trên đường tìm kiếm các giải pháp sử dụng bền vững rừng, sử dụng đất bền vững theo những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến là hết sức quan trọng. Đồng thời kết hợp những kiến thức quản lý và sử dụng tài nguyên đất và rừng theo truyền thống cũng cần nghiên cứu và phát huy những thuần phong mỹ tục của người dân địa phương là cách làm bền vững và mang lại hiệu quả cao cho nguời dân địa phương. Huyện Tủa Chùa là một trong các huyện nằm trong lưu vực sông Đà nơi cung cấp nước phục vụ cho nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, và đập thuỷ điện Tạ Bú trong tương lai. Ở đây dân tộc HMông là một trong các dân tộc thiểu số có số dân chiếm 73% dân trong huyện, cũng là một trong các dân tộc chính tại vùng Tây Bắc. Là dân tộc sống chủ yếu bằng hệ canh tác nương rãy truyền thống từ nhiều năm nay và sẽ còn tồn tại trong tương lai. Mối quan hệ giữa sử dụng đất nương rãy và rừng có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Phát triển rừng nhiều thì diện tích canh tác nương rãy luân canh bị thu hẹp lại và ngược lại đất luân canh càng nhiều thì chứng tỏ rừng càng bị phá nhiều. Hài hoà 2 nguồn tài nguyên trên nhằm ổn định và không ngừng phát triển rừng đồng thời ổn định đờì sống kinh tế của đồng bào dân tộc là một câu hỏi lớn cho các nhà khoa học, các nhà quản lý. Đánh giá quản lý và sử dụng tài nguyên của họ nhằm phát huy những truyền thống tốt về quản lý tài nguyên và vận dụng hợp lý linh hoạt các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lương thực, quản lý và bảo vệ, sử dụng rừng nhằm nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc HMông đồng thời giữ vững và phát triển nguồn tài nguyên quí giá. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã, sự phát triển kinh tế xã hội trên lãnh thổ vùng Tây Bắc có những biến đổi rõ rệt. Thông qua sự vận động của người dân trong vùng, sự hỗ trợ từ bên ngoài qua các chương trình phát triển nông thôn Miền núi của Chính Phủ và các chương trình viện trợ không hoàn lại từ nhiều nước trên thế giới đã tạo cơ hội cho các ngành giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho dân H'Mông tiếp xúc với nền văn minh, dẫn tới nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng lớn. Nếu không đánh giá đúng hiện trạng quản lý tài nguyên đất và rừng của họ dân sẽ dẫn tới sự đầu tư kém hiệu quả, nảy sinh mâu thuẫn, nhân dân mất lòng tin vào Đảng và Nhà Nước, làm cản trở sự phát triển của vùng. Do đó chúng tôi đã “ Đánh giá quản lý tài nguyên đất và rừng của người HMông tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, góp phần đưa ra giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất, rừng hợp lý có sự tham gia của người dân của cộng đồng người HMông tại 2 xã Trung Thu và xã Sính Phình huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu”.

doc127 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá quản lý tài nguyên đất và rừng của người H’Mông tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, góp phần đưa ra giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan