MỞ ĐẦU
Đánh giá tác động môi trường là một trong những môn học nằm trong giáo trình giảng dạy sau đại học trong chương trình đào tạo của chuyên ngành Địa chất thủy văn - Địa chất công trình, khoan khai thác, dầu khí và một số ngành đào tạo khác của trường đại học Mỏ - Địa chất. Đây là môn học quan trọng góp phần củng cố kiến thức về việc đánh giá tác động môi trường, dự đoán các tác động có hại, trực tiếp hoặc gián tiếp trong từng giai đoạn thực hiện dự án đến môi trường tự nhiên xung quanh và các yếu tố kinh tế xã hội, từ đó tìm ra phương án tối ưu để hạn chế cá c tác động xấu do việc xây dựng và hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh.
Để hạn chế những tác động đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng nhiều giải pháp hữu hiệu, trong đó đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý có liên quan, như luật Bảo vệ Môi trường, luật Tài nguyên nước
27 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 41389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường của Đề án thăm dò nước dưới đất thôn Ngọa Long - Xã Minh Khai - huyện Từ Liêm được xây dựng nhằm mục đích thăm dò, lắp đặt công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thôn Ngọa Long với lưu lượng 1200m3/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
MÔN HỌC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chủ đề: “Đánh giá tác động môi trường của đề án thăm dò nước dưới đất thôn Ngọa Long - xã Minh Khai - huyện Từ Liêm được xây dựng nhằm mục đích thăm dò, lắp đặt công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thôn Ngọa Long với lưu lượng 1200m3/ngày”
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm
THỰC HIỆN
Học viên: Mai Phú Lực
Lớp: Cao học ĐCTV K31
Hà Nội, tháng 06/2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Đánh giá tác động môi trường là một trong những môn học nằm trong giáo trình giảng dạy sau đại học trong chương trình đào tạo của chuyên ngành Địa chất thủy văn - Địa chất công trình, khoan khai thác, dầu khí và một số ngành đào tạo khác của trường đại học Mỏ - Địa chất. Đây là môn học quan trọng góp phần củng cố kiến thức về việc đánh giá tác động môi trường, dự đoán các tác động có hại, trực tiếp hoặc gián tiếp trong từng giai đoạn thực hiện dự án đến môi trường tự nhiên xung quanh và các yếu tố kinh tế xã hội, từ đó tìm ra phương án tối ưu để hạn chế cá c tác động xấu do việc xây dựng và hoạt động của dự án đến môi trường xung quanh.
Để hạn chế những tác động đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng nhiều giải pháp hữu hiệu, trong đó đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý có liên quan, như luật Bảo vệ Môi trường, luật Tài nguyên nước Một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm đó là yêu cầu các dự án đầu tư khai thác nước nói chung, trong đó có nước dưới đất phải lập báo cáo ĐTM. Sau thời gian học tập môn học ở trên lớp, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Văn Lâm kết hợp với các tài liệu thu thập được, học viên được vận dụng những kiến thức đã học, những kiến thức thực tế để áp dụng viết tiểu luận “Đánh giá tác động môi trường của đề án thăm dò nước dưới đất thôn Ngọa Long - xã Minh Khai - huyện Từ Liêm được xây dựng nhằm mục đích thăm dò, lắp đặt công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thôn Ngọa Long với lưu lượng 1200m3/ngày”.
Bài viết bao gồm những nội dung sau:
Mở đầu
Chương 1: Mô tả tóm tắt đề án
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
Chương 3: Đặc điểm địa chất thủy văn vùng nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá tác động môi trường
Chương 5: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó các sự cố môi trường
Chương 6: Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường
Kết luận
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT ĐỀ ÁN
1.1. Thông tin chung về đề án
Nhà máy nước thôn Ngọa Long nằm trên địa bàn thôn Ngọa Long, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Trong thời gian qua nhà máy đang cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân, các cơ quan, nhà máy trong khu vực. Do nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, công suất của nhà máy hiện không đủ để đáp ứng. Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là nâng công suất của nhà máy.
Căn cứ vào quyết định số 2551 ngày 27/06/2008 của UBND Huyện Từ Liêm về việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án khoan bổ sung giếng nước sạch (máy bơm chìm), trạm nước sạch thôn Ngọa Long - xã Minh Khai.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu hồ sơ “Khảo sát thiết kế bản vẽ thi công khoan bổ sung giếng nước sạch (máy bơm chìm), trạm nước sạch thôn Ngọa Long” của Ủy ban nhân dân xã Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội.
Căn cứ vào Hợp đồng Kinh tế số 13/11/HĐ - KT giữa Ủy ban nhân dân xã Minh Khai và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất.
Đề án thăm dò nước dưới đất thôn Ngọa Long - xã Minh Khai - huyện Từ Liêm được xây dựng nhằm mục đích thăm dò, lắp đặt công trình khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho thôn Ngọa Long với lưu lượng 1200m3/ngày.
Dựa trên những tài liệu địa chất, địa chất thủy văn đã có trong khu vực, dự kiến tiến hành thăm dò khai thác nước trong tầng chứa nước Pleistoxen.
Tư vấn thiết kế: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất.
1.2. Cơ sở lập báo cáo ĐTM
1.2.1. Cơ sở pháp lý
1. Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 20/01/1994.
2. Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
3. Nghị định số 143/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2004 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung điều 14 nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
4. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
5. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
6. Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường
7. Luật Tài nguyên nước đã được nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01 tháng 06 năm 1998.
8. Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
9. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
10. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
1.2.2. Cơ sở kỹ thuật
- Các báo cáo ĐTM đã thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo đối với những cơ sở có công nghệ tương tự;
- Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của khu vực công trình;
- Các số liệu điều tra về hiện trạng môi trường, số liệu liên quan đến hoạt động dự án, liên quan đến khu vực công trình;
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng hệ thống cấp nước của khu vực công trình;
- Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải và tài liệu về quản lý môi trường của trung ương và địa phương.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Từ Liêm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ.
- Phía Nam huyện Thanh Trì và thành phố Hà Đông.
- Phía Đông giáp 3 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân.
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng.
2.2. Địa hình, địa mạo
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ).
Đồng bằng được cấu tạo bởi các trầm tích Đệ tứ bở rời dày đến gần 100m phủ trên các trầm tích Neogen và các đá cố kết Mesozoi.
2.3. Khí tượng thủy văn
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82 %, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm.
Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô. Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nên xét ở góc độ khác có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 02 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
Sông Hồng là một trong những con sông lớn ở Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua phía Tây cách khu vực bãi giếng khoảng 15km. Theo các tài liệu nghiên cứu đã được công bố thì nước sông Hồng là nguồn bổ cập quan trọng cho nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mực nước sông Hồng thay đổi theo mùa rõ rệt, phụ thuộc vào lượng mưa rơi trên lưu vực.
Theo tài liệu của trạm thủy văn Hà Nội, từ 1/2000 đến tháng 10 năm 2007 mực nước trung bình tháng trong các năm dao động từ 245,4cm (tháng 2) đến 735,3cm (tháng 7).
Bảng 2.1. Mực nước trung bình tháng - trạm Hà Nội - Sông Hồng (cm)
(Theo tài liệu quan trắc trạm Hà Nội từ tháng 1/2000 đến 10/2007)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
2000
301
286
302
320
390
560
763
732
483
521
352
298
2001
268
266
306
308
452
760
914
821
529
455
507
332
2002
295
286
293
302
491
679
819
979
488
397
343
315
2003
345
285
300
308
378
461
710
661
638
398
294
258
2004
230
239
232
284
446
513
670
634
540
364
289
250
2005
231
218
228
234
231
434
644
710
586
401
339
232
2006
209
194
178
206
265
388
674
587
342
416
250
183
2007
201
189
173
158
285
406
688
638
563
423
TB
260
245
251
260
367
525
735
720
521
421
339
266
2.4. Dân sinh - kinh tế
Sau nhiều lần chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới, hiện nay, Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 7.532ha, dân số trên 240.000 người. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, quá nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và chia cắt, các khu công nghiệp, khu đô thị mới từng bước hình thành. Sự biến động này có những thuận lợi song cũng có những khó khăn hết sức phức tạp vì nó tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hoá, xã hội, tập quán của nhân dân.
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện địa chất thủy văn
3.1.1. Các tầng chứa nước
3.1.1.1. Tầng chứa nước lỗ hổng không áp Holoxen (qh)
Các thành tạo chứa nước Holoxen phân bố khá rộng rãi ở phía Nam của sông Hồng. Phần phía Bắc sông Hồng chỉ gặp ở khu vực huyện Gia Lâm, khu vực Chèm còn lại hầu như vắng mặt. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát pha sét, ở đáy tầng còn có sạn sỏi và cuội nhỏ với tướng chuyển đổi từ tướng lòng sông đến tướng đầm lầy. Chiều dày trung bình của tầng là 15m.
Nước trong tầng Holoxen chủ yếu là nước không áp hoặc có áp cục bộ. Kết quả thí nghiệm ở một số lỗ khoan trong tầng này cho thấy:
Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 đến 4,0m. Lưu lượng lỗ khoan thay đổi từ 0,4 đến 29,0 l/s, trung bình 7- 8 l/s. Trị số hạ thấp mực nước dao động từ 1,12 đến 8,08m, trung bình 2,9m. Trị số hạ thấp mực nước lớn ở khu vực trung tâm và giảm dần ra khu vực gần sông Hồng.
Tỷ lưu lượng lỗ khoan (q) dao động 0,08 đến 20,9l/s.m, trung bình 3,1l/s.m. Qua trị số q ta thấy khả năng chứa nước của tầng trong những khu vực khác nhau, trong đất đá khác nhau có sự chênh lệch nhau tương đối lớn.
Hệ số thấm cao đến rất cao, thay đổi từ 20 (tại Pháp Vân) đến 1788m2/ng (tại Gia Lâm), trung bình 432 m/ng.
Kết quả thí nghiệm ở 14 lỗ khoan cho thấy:
+ Loại giàu nước q > 1 l/s.m có 11 lỗ khoan chiếm 78,6%
+ Loại trung bình q = 0.1 - 1 l/s.m có 1 lỗ khoan chiếm 7,1%
+ Loại nghèo nước q < 0.2 l/s.m có 2 lỗ khoan chiếm 14,3%
Tầng chứa nước qh thuộc loại giàu nước, chiều sâu thế nằm nhỏ từ 1-3 m, đôi chỗ lên tới 6,8m (Lỗ khoan GL5B tại Gia Lâm). Tầng chứa nước qh dù ngăn cách với tầng chứa nước qp nằm phía dưới bởi lớp bùn sét, sét nhưng cũng có quan hệ thuỷ lực với nhau khá chặt chẽ.
- Khi hút nước thí nghiệm ở tầng chứa nước phía trên thì mực nước của tầng chứa nước bên dưới cũng bị hạ thấp dần theo thời gian. Giá trị đo được Smax= 0.43m. Sau khi ngừng hút nước ở tầng chứa nước phía trên thì tầng chứa nước phía dưới cũng dần dần hồi phục mực nước.
- Khi hút nước tầng chứa nước phía dưới (KĐ1) thì mực nước ở các lỗ khoan tầng chứa nước phía trên cũng bị hạ thấp. trị số hạ thấp đo được khi hút nước theo thời gian là Smax= 0.4m.
- Sau khi ngừng hút nước ở tầng dưới, tầng chứa nước phía trên cũng hồi phục dần. Sau thời gian 22 h thì chúng hồi phục hoàn toàn. Nước dưới đất của tầng qh có đặc tính thuỷ lực chủ yếu là nước ngầm, ở phía Nam sông Hồng đôi nơi có áp lực cục bộ. Nước có độ khoáng hoá nhỏ dao động từ 0,1 đến 0,5g/l. Lớp chứa nước chủ yếu của tầng qh phân bố phần lớn ở độ sâu 15 đến 25m nên có chất lượng tốt. Loại hình hoá học chủ yếu là Bicacbonat- clorua. Hàm lượng vi trùng trong tầng chứa nước này bé hoặc không có. Nhưng đôi nơi tầng chứa nước này bị ô nhiễm nặng bởi các hợp chất nitơ và vi sinh như ở kho vực nghĩa trang Văn Điển (hàm lượng Coliform trên 660.000MPN/100ml), có một số nơi gần các bãi rác như bãi rác Tam Hiệp, Mễ Trì, Bồ Đề có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng như Hg (hàm lượng 0,4mg/l). Nước dưới đất trong tầng chứa nước qh có động thái liên hệ chặt chẽ với nước sông như sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy... Động thái nước ngầm được chia ra 3 vùng:
Vùng động thái phụ thuộc các yếu tố khí tượng thuỷ văn. Vùng này nằm xa sông, ít chịu ảnh hưởng của nước sông. Tiếp theo là vùng động thái chịu ảnh hưởng của sông (chủ yếu là sông Hồng). Đó là các khu vực phân bố thành dạng dải chạy dọc theo hai bên bờ của sông Hồng, sông Đuống. Bề rộng của khu vực này khoảng 2-3 km tính từ bờ sông vào sâu trong đất liền. Cuối cùng là đới động thái bị phá huỷ. Đó là đới thành tạo các phễu hạ thấp mực nước do hoạt động khai thác nước lớn cuả các nhà máy nước. Chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nội thành và tại đây động thái tự nhiên của dòng ngầm không còn nữa. Chúng tôi tạm gọi là khu vực có động thái phá huỷ.
Trữ lượng nước dưới đất trong tầng chứa nuớc qh không lớn nhưng có thể cung cấp nước với quy mô nhỏ cho ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó, có thể khai thác đồng thời với tầng chứa nước Pleistoxen (qp) nằm phía dưới để cấp nước cho thành phố. Thông thường người ta khoan giếng vào tầng qh để lấy nước. Số lượng các giếng khoan nhỏ của nhân dân trong các gia đình khá cao và chưa thể thống kê chính xác.
Bảng 3.1. Kết quả thí nghiệm ĐCTV trong tầng chứa nước Holoxen (qh)
Số hiệu lỗ khoan
Kết quả thí nghiệm
Km
(m2/ng)
a
m2/ng
m
Q(l/s)
S(m)
Ht(m)
q(l/sm)
M(g/l)
M18
4.76
1.03
3.15
4.62
0.202
716
5.2000
YL3
7.73
2.51
0.95
3.08
0.235
530
9.700
KĐ
3.4
8.08
1.5
0.42
0.290
160
3900
M19
5.4
2.6
3.04
2.08
0.580
656
4500
54E
3.3
1.75
4.6
1.9
0.314
95
1000
TD7K
29.01
1.39
3.56
20.87
0.222
790
6700
55I
7.0
2.35
2.69
3.00
184
1650
GL5B
16.4
6.07
6.82
2.7
0.218
1788
20000
0.09
T11
2.17
1.66
1.95
1.31
149
T46
1.04
6.39
1.63
0.76
20
M35
1.78
9.72
0.66
0.18
5HN
0.47
0.31
6.43
1.51
32
VT5
8.53
5.71
3.03
1.49
0.420
VC
18.43
4.10
2.96
4.50
0.280
1389
8000
3.1.1.2. Tầng chứa nước Pleistoxen giữa - trên (qp)
Diện phân bố của tầng chứa nước qp rất rộng rãi, chúng có mặt ở hầu hết diện tích khu vực. Tầng chứa nuớc qp có mức độ chứa nước tốt và là đối tượng chính cung cấp nước cho nội, ngoại thành thành phố Hà Nội, cho sinh hoạt cũng như cho ăn uống, công nghiệp.
Chiều dày của tầng chứa nước Pleistoxen thay đổi trong phạm vi khá lớn, từ 9,97 đến 30,8m, trung bình từ 35 đến 45m, có nơi trên 60 đến 70m. Mực nước tĩnh (Ht) vào mùa khô thay đổi từ 2,0 m đến 4,0m còn mùa mưa thay đổi từ 0 đến 1,0m. Thậm chí có nơi dọc ven sông Hồng nước tự phun cao hơn mặt đất (khu vực xã Hải Bối- Đông Anh, Phú Thượng, Thụy Phương - Quận Tây Hồ, Liên Mạc- Từ Liêm...)
Lưu lượng (Q) thay đổi từ 1,9 đến 9,09l/s.
Trị số hạ thấp mực nước (S) thay đổi từ 1,28 đến 8,61m.
Tỉ lưu lượng (q)thay đổi 0,32 đến 4,94l/s.m, có nơi đạt trên 5 l/sm.
Hệ số dẫn nước (Km) thay đổi tuỳ theo từng khu vực cụ thể. Ở khu vực Bắc sông Hồng, Km thay đổi từ 400 đến 1600m2/ng, ở khu vực Sóc Sơn trị số Km thay đổi từ 260 đến 700m2/ng. Khu vực Nam sông Hồng, Km thường thay đổi từ 1000 đến 1500m2/ng.
Về đặc tính thuỷ lực, nước dưới đất trong tầng qp chủ yếu là nước có áp lực. Chất lượng nước trong các thành tạo Pleistoxen nói chung khá tốt. Nước thuộc loại nửa cứng, loại hình hoá học thường là Bicacbonat - Canxi, Bicacbonat-Natri. Hàm lượng Clo biến đổi từ 6,03 đến 9,29mg/l ở đoạn Chèm - Yên Phụ, từ 5,88 đến 22,94 mg/l ở đoạn Lĩnh Nam, từ 23,9 đến 26,73mg/l ở đoạn Hà Đông - Văn Điển. Độ khoáng hoá thay đổi từ 0,15 đến 0,52g/l. Hàm lượng các vi nguyên tố đều dưới tiêu chuẩn cho phép đối với mục đích ăn uống, sinh hoạt. Riêng hàm lượng sắt và mangan cao cần phải xử lý trước khi sử dụng. Hàm lượng sắt khá lớn và biến đổi trong phạm vi từ 2,4mg/l đến 26,24mg/l. Hàm lượng mangan thay đổi từ 0,1 đến 1,15mg/l. Một số mẫu nước có hàm lượng phenol cao hơn tiêu chuẩn cho phép (0,0001 đến 0,011mg/l) nhưng không phải là phổ biến.
Hiện nay tại một số nơi đã phát hiện thấy dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng, tại khu vực bãi rác Bồ Đề, hàm lượng thuỷ ngân trong nước dưới đất đạt đến 0,004mg/l. Một số nơi thấy có biểu hiện ô nhiễm asen và một số kim loại khác.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, nước dưới đất trong tầng qp và tầng qh có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng quan hệ thuỷ lực cả khi giữa hai tầng đó có lớp bùn và sét ngăn cách. Đồng thời nước dưới đất trong tầng chứa nước qp cũng có quan hệ thuỷ lực với nước sông Hồng, ở những nơi lớp sét ngăn cách bị bào mòn. Như vậy, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp là nước mưa, nước mặt (mà sông Hồng là nguồn bổ cập quan trọng).
Theo thành phần thạch học và đặc điểm vận động có thể chia tầng chứa nước Pleistoxen ra làm hai lớp có đặc điểm khác nhau, đó là:
Lớp chứa nước trên (qp2): Lớp chứa nước qp2 nằm giữa tầng chứa nước qh và lớp chứa nước qp1. Trầm tích cấu thành chủ yếu của lớp này là cát các loại, đa phần là cát trung, cát thô có lẫn sạn sỏi tướng lòng sông. Lớp có chiều dày nhỏ nhất là 1,6m (YL3), lớn nhất là 33 m (LK33-PY), trung bình là 13,45 m.
Bằng các thí nghịêm ở 27 lỗ khoan Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT Miền Bắc đã đưa kết quả nêu như sau:
+ q > 1 l/s.m có 16 lỗ khoan chiếm 61,4% .
+ q = 1 - 0,2 l/s.m có 7 lỗ khoan chiếm 26,8,%.
+ q < 0,2 l/s.m có 3 lỗ khoan chiếm 11,8%.
Theo đó, có thể nói nước của lớp chứa nước này thuộc loại giàu đến trung bình. Nước là loại nước nhạt, độ khoáng khoáng từ 0,2 - 0,3 g/l, cao nhất là 0,56 g/l (LK N5).
Lớp chứa nước phía dưới (qp1): Đất đá tạo nên tầng chứa nước có tính thấm rất cao. Hệ số thấm K từ 153 m/ng (LK34-PY) đến 139,8 m/ng (M24). Độ dẫn nước thay đổi trong phạm vi lớn từ 600 m2/ng đến 2982m2/ng (GL8). Hệ số truyền áp thay đổi từ n.104 - n.107 m2/ng. Lớp chứa nước phía dưới qp1 được cấu thành chủ yếu bởi các thành tạo chứa nước tốt như cuội, sỏi, sạn có độ chọn lọc tốt, tướng lòng sông.
Chiều dày lớp chứa nước qp1 thay đổi trong phạm vi khá lớn, chúng có xu hướng tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ rìa đồng bằng vào trung tâm. Chiều dày nhỏ nhất đạt 2,5 m (LK 608- Chèm) và lớn nhất là 69.5 m (LK46-Quảng An), trung bình khoảng 26,35m. Trên lát cắt, ta thấy lớp chứa nước qp1 nằm chỉnh hợp dưới lớp qp2.
Nước tàng trữ và vận động trong tầng chủ yếu là nước nhạt, hầu hết nước trong các lỗ khoan có tổng độ khoáng hoá lớn hơn 0,1 g/l và nhỏ hơn 0.5 g/l, đa phần nước thuộc loại mềm đến hơi cứng các lỗ khoan trong lớp chứa nước qp1 có tỷ lưu lượng khá lớn. Chúng đạt tới 20,87 l/s.m (LK 41PY) và thấp nhất đạt khoảng 0,3 l/s.m (LK813).
Kết quả thí nghiệm tại 94 lỗ khoan trong khu vực cho thấy:
+ Các lỗ có tỷ lưu lượng q > 1 l/s.m chiếm 94