Được thành lập ngày 19/5/1993, là liên doanh giữa Công ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC - Việt Nam, tên cũ là Công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận) và Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D - Đài Loan).
IPC: Đại diện cho UBND TP.HCM, góp 30% vốn qua quyền sử dụng đất và nguồn nhân lực cho sự phát triển đô thị Phú Mỹ Hưng.
CT&D: Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn và thành công tại Việt Nam với số vốn đầu tư trên 650 triệu USD. Ngoài 70% cổ phần trong dự án phát triển đô thị Phú Mỹ Hưng, Tập đoàn CT&D còn là nhà đầu tư Khu Chế Xuất Tân Thuận, Nhà Máy Điện Hiệp Phước
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3762 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
Nhóm 2: tiết 456- thứ 7- PV33
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển KT- XH ở mọi quốc gia đã nảy sinh rất nhiều tác động đến tài nguyên và môi trường. Do đó, vấn đề được đặt ra là cần thiết phải đánh giá những mặt tích cực, tiêu cực, các vấn đề tiềm ẩn để có những biện pháp thay thế hoặc khắc phục, đó cũng chính là lý do ra đời phương pháp ĐTM. ĐTM lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ năm 1969 như là kết quả của sự thay đổi cơ bản trong cách suy nghĩ về Môi Trường và phát triển. Tiếp đó là Canada (1974), các quốc gia ở Châu Á từ năm 1970, Nam Mỹ (1975), các quốc gia Châu Phi từ 1980. Năm 1981, Hà Lan đã trình dự luật ĐTM với nghị viện, đến năm 1987 ĐTM mới đi vào hoạt động và bắt buộc thông qua sự chấp thuận pháp lý trong Đạo luật BVMT. Năm 1988, cộng đồng Châu Âu (EC) giới thiệu ĐTM đến tất cả các nước thành viên và bắt buộc phải lồng ghép quy trình hướng dẫn vào luật pháp Quốc gia.
ĐTM là một quá trình có hệ thống giúp các nhà lập kế hoạch và những nhà ra quyết định có thể đánh giá và hình dung các tác động môi trường của những dự án cụ thể, các tác động tích lũy của chúng, của các chính sách, kế hoạch hoặc chương trình được đề nghị, và những thay thế của nó đến MT ở giai đoạn thích hợp sớm nhất trong việc ra quyết định. Đồng thời, đảm bảo rằng các vấn đề MT tiềm ẩn và những xung đột liên quan được lường thấy trước và tập trung làm giảm thiểu ở giai đoạn sớm hơn trong thiết kế và kế hoạch của dự án.
ĐTM là một quá trình xem xét đánh giá về mặt môi trường đối với một phát triển đã được đề xuất cụ thể, đã được xác định. Tức là, tiến hành ĐTM sau khi hình hài của một dự án phát triển đã được xác định. Sự bắt đầu và kết thúc của ĐTM rõ ràng.
Đối tượng của ĐTM là một dự án phát triển cụ thể, như là các dự án đầu tư nhà máy, xí nghiệp, các bệnh viện, khách sạn, các bãi chôn lấp rác, các cầu, đường, các cảng ….với các tác động môi trường có tính đặc thù, có tính địa phương và có thể giảm thiểu bằng các giải pháp kỹ thuật.
Mục tiêu của ĐTM : nhận dạng, dự báo, phân tích và đánh giá các tác động môi trường của Dự án, từ đó đề xuất các biện pháp (đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật cụ thể ), nhằm phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường của môi dự án phát triển kinh tế- xã hôi cụ thể.
Phương pháp đánh giá ĐTM: ma trận, liệt kê, bảng kiểm tra, dự báo môi trường bằng mô hình tính toán…. Thường chỉ tập trung quan tâm đến tác động môi trường trực tiếp của Dự án, ít quan tâm đến các tác động môi trường gián tiếp, tích lũy và tương hỗ.
ĐTM đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ giảm thiểu nguồn thải, xử lý ô nhiễm, quản lý và quan trắc môi trường…..trong giai đoạn thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn vận hành dự án để dự án đạt tiêu chuẩn môi trường.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 0- MỞ ĐẦU
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
1.1- Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng (tên viết tắt là Công ty Phú Mỹ Hưng)
Được thành lập ngày 19/5/1993, là liên doanh giữa Công ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC - Việt Nam, tên cũ là Công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận) và Tập đoàn Central Trading & Development (CT&D - Đài Loan).
IPC: Đại diện cho UBND TP.HCM, góp 30% vốn qua quyền sử dụng đất và nguồn nhân lực cho sự phát triển đô thị Phú Mỹ Hưng.
CT&D: Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn và thành công tại Việt Nam với số vốn đầu tư trên 650 triệu USD. Ngoài 70% cổ phần trong dự án phát triển đô thị Phú Mỹ Hưng, Tập đoàn CT&D còn là nhà đầu tư Khu Chế Xuất Tân Thuận, Nhà Máy Điện Hiệp Phước và Công ty Tư vấn Xây dựng Sino Pacific (SPCC).
Ba chức năng của Công ty Phú Mỹ Hưng:
Xây dựng đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8km, lộ giới 120m có 10 làn xe (6 làn xe cao tốc và 4 làn xe hỗn hợp, riêng đoạn đi ngang qua Khu A - Trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng - có 14 làn xe. Chính giữa đại lộ là phần đất công viên rộng 18 - 36m dự phòng để phát triển dự án metro trong tương lai).
Xây dựng 5 cụm đô thị hiện đại A, B, C, D, E dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh theo quy hoạch tổng thể ban đầu, nhằm thực hiện định hướng phát triển TP.HCM hướng ra biển Đông theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của 150ha đất công trình công cộng để bàn giao cho UBND TP.HCM quản lý, kinh doanh, xây dựng tiện ích công cộng.
1.2- Đại lộ Nguyễn Văn Linh
Nguyễn Văn Linh là một con đường vùng đất đầm lầy huyện Nhà Bè. Đây là tuyến giao thông huyết mạch trung chuyển hàng hóa từ TP.HCM đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại; là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa và cải tạo vùng đất nông nghiệp phèn mặn trở thành một đô thị hiện đại trong thế kỷ 21; từ đó, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu Nam nói riêng và TP.HCM nói chung.
Nhận thấy tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ trên cao là "xương sống của con cá khổng lồ" với vô số những "vây cá lớn" hai bên. Từ trục chính này, hàng loạt các cầu, đường nhánh được hình thành đi vào các Quận, khu đô thị, khu công nghiệp, tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn nên dự án xây dưng tuyến đường này được thành lập.
Nhận định Đại lộ Nguyễn Văn Linh và đô thị Phú Mỹ Hưng làm sáng lên những vấn đề cơ bản của đô thị hoá, là điểm nhấn cho tiến trình thay đổi bản chất kinh tế, bộ mặt an sinh xã hội cho khu vực Nam TP.HCM, thay đổi vùng đất hoang sơ trở thành đô thị văn minh của TP.HCM, hỗ trợ giải tỏa áp lực dân số - hạ tầng ở trung tâm hiện hữu; là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa và kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa một cách khoa học này đã sáng tạo giá trị cho cả vùng đất và có sức lan tỏa đến các khu vực lân cận làm nên sự gia tăng giá trị bất động sản trên một vùng rộng lớn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế toàn khu Nam.
Qua đánh giá tuyến đường này sẽ là chất xúc tác, chất keo kết dính trong việc xác định hạ tầng và quy mô đô thị hoá cho thành phố tiến ra biển Đông với tầm nhìn từ thế kỷ 21. Từ đó, sẽ hình thành một trung tâm đô thị có đầy đủ chức năng về tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, cư trú, văn hóa, giáo dục, khoa học, du lịch; góp phần quan trọng thay đổi diện mạo TP.HCM sau 36 năm thống nhất và là bước tiến vững mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, do đó cần nhanh chóng khởi công xây dựng
II- CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG:
2.1- Căn cứ pháp luật:
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Luật Đất đai được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực ngày 01/07/2004.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghi định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai.
Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước;
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 /11/2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị”.
Thông tư số 01/2010/TT-BXD ngày 08/01/2010 của Bộ Xây dựng.
Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị.
Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Thông tư 23/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí lập và thẩm định đề án phân loại đô thị.
Thông tư 09 /2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 Hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/2002 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường về việc bắc buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
2.2- Kĩ thuật thực hiện:
- Báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng khu đất làm đường Nguyễn Văn Linh qua khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
- Biên bản kiểm tra và xác nhận hiện trạng khu đất.
- Bản đồ, số liệu về khu đất quy hoạch.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường
+ QCVN 05:2009/BTNMT- quy chuẩn chất lượng Quốc gia chất lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 24:2009/BTNMT- quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
+ QCVN 03:2008/BTNMT- quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 08:2008/ BTNMT- quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 09:2008/ BTNMT- quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
+ QCVN 14:2008/ BTNMT- quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
+ TCVN 5949-1998/ BTNMT: âm thanh, tiếng ồn khu vực cộng đồng và dân cư, mức ồn tối đa cho phép.
2.3- Nguồn dữ liệu:
- Thông tin từ dự án
- Thông tin từ những báo cáo về hiện trạng môi trường
III- PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM:
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “ xây dựng đường Nguyễn Văn Linh qua khu đô thị Phú Mỹ Hưng” của công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng được tiến hành bằng các phương pháp:
Phương pháp mô tả:
+ Địa hình khu đất
+ Hiện trạng khu đất
+ Thủy vực và nguồn nước
* Nguồn thông tin từ dự án:
+ Hệ thống cấp nước
+ Hệ thống thoát nước
+ Hệ thống giao thông qua lại cho việc vận chuyển
+ Hệ thống thông tin liên lạc
+ Mạng lưới điện
Phương pháp liệt kê hay bảng kiểm tra:
+ Liệt kê thông số môi trường do hoạt động xây dựng của dự án ( thông số sinh hoc, lý, hóa, xã hội học và kinh tế)
+ Liệt kê các nguy cơ trực tiếp, gián tiếp và tiềm tàn có thể xãy ra khi tiến hành dự án
+ Liệt kê các yếu tố hoặc câu hỏi nhằm xác định vùng và thông số có khả năng ảnh hưởng.
Phương pháp ma trận
+ Các cột đứng thường thể hiện hoạt động của dự án
+ Hàng ngang thể hiện các đặc điểm thông số môi trường có khả năng bị tác động
+ Mức độ tác động được đánh giá bằng cách cho điểm.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
GVHD: TS. Nguyễn Vinh Quy
SVTH: Nhóm 2- lớp DH10DL
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
I- TÊN DỰ ÁN
Đề cương chi tiết đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng đường NGUYỄN VĂN LINH qua khu đô thi Phú Mỹ Hưng thuộc quận-7 thành phố Hồ Chí Minh.
II- CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: Công ty Phú Mỹ Hưng (Đài Loan) đầu tư
Địa chỉ liên hệ: Tầng 10, Cao ốc Lawrence S. Ting, 801 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q.7, TP.HCM
Người đại diện: Ba Dah Wen
Chức vụ: Tổng Giám Đốc công ty liên doanh PHÚ MỸ HƯNG
Địa điểm thực hiện: từ đường Huỳnh Tấn Phát - quận 7 đến quốc lộ 1A - huyện Bình Chánh.
III- VỊ TRÍ:
Khu vực xây dựng dự án trải dài từ đường Huỳnh Tấn Phát - quận 7 đến quốc lộ 1A - huyện Bình Chánh. Khu vục này 1 phần thuộc Vùng đất Nhà Bè - Bình Chánh ở phía Nam Sài Gòn là nơi sình lầy, trũng thấp - ngập nước quanh năm.
IV- KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN:
4.1- Mục tiêu và ý nghĩa của dự án:
Mục tiêu của dự án:
Nhằm nối liền ngoại ô thành phố và nội ô thành phố và nối liền đường giao thông huyết mạch từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền tây nam bộ. Góp phần xây dựng vùng hoang sơ- đầm lầy thuộc vùng Nhà Bè- Bình Chánh.
Ý nghĩa của dự án:
Đại lộ Nguyễn Văn Linh được xem là tuyến đường huyết mạch có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam thành phố, kết nối với những công trình trọng điểm như: Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Nhà máy điện Hiệp Phước, Khu công nghiệp Hiệp Phước và Khu đô thị cảng Hiệp Phước.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh và xây dựng Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng – mô hình đô thị kiểu mẫu dọc theo tuyến đường này sẽ góp phần vào chương trình giãn dân từ nội thành, giải tỏa tình trạng ách tắc trên quốc lộ 15, đường Nguyễn Tất Thành, đồng thời phục vụ việc vận chuyển hàng hóa vào ra trung tâm thành phố, Khu chế xuất Tân Thuận, Cảng Sài Gòn.
Là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa, chuyển đổi một bộ phận dân cư nông nghiệp trở thành dân cư thành thị và cải tạo vùng đất nông nghiệp phèn mặn trở thành một đô thị hiện đại cho thế kỷ 21, từ đó làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn khu Nam và TP.HCM
4.2- Quy mô của dự án:
Với chiều dài 17,8 km,chiều ngang 120m, lộ giới 120 m, gồm 10 làn xe (6 làn xe chạy nhanh (vận tốc thiết kế 100 km/h) và 4 làn xe sử dụng tổng hợp(vận tốc thiết kế 80 km/h) riêng đoạn qua khu đô thị “A” Phú Mỹ Hưng thêm 4 làn xe khu vực.), dãi phân cách ở giữa rộng 18 – 36 m và 10 cầu, trong đó có: 3 cầu lớn (L> 300 m). Ở 3 cầu này, lần đầu tiên ở Việt Nam, thông qua sự hợp tác kỹ thuật với tư vấn nước ngoài, kết cấu nhịp vòm bằng ống thép nhồi bê tông có xử lý nội lực- ứng suất được áp dụng, 6 cầu trung ( 25 m ≤ L ≤ 100 m ), 1 cầu nhỏ ( L= 6m)
4.3- Quá trình tiến hành của dự án:
4.3.1- Thời gian tiến hành:
Con đường được thực hiện qua 3 giai đoạn theo mặt cắt ngang và diễn ra trong 10 năm:
Giai đoạn 1(1996 ÷ 1997): 2 làn xe hỗn hợp phía Nam
Giai đoạn 2(2001 ÷ 2003): 3 làn xe chạy nhanh phía Nam
Giai đoạn 3(2004 ÷ 2007): 3 làn xe chạy nhanh và 2 làn xe hỗn hợp phía Bắc
4.3.2- Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật để tiến hành dự án:
Khi thiết kế giai đoạn 1 con đường này – việc xử lý lún bằng cắm bấc thấm kết hợp gia tải đã được nghiên cứu đề xuất nhưng nó là một giải pháp kỹ thuật “xa xỉ” do vật liệu, thiết bị, đội ngũ thi công còn rất hiếm dẫn đến giá xây dựng mang tính “cơ hội” - bị đẩy cao so với giá thực và chọn mức xử lý ở mức thấp hơn – đắp dần, chấp nhận để nền đường còn lún theo thời gian trong giai đoạn đầu khai thác.
Xử lý nền đất yếu: một số giải pháp về xử lý nền đất yếu; giải pháp kiến nghị là xử lý ổn định và lún của nền bằng cố kết thoát nước thông qua bấc thấm kết hợp gia tải. Tuy vậy, Chủ đầu tư, căn cứ vào kế hoạch xây dựng - phát triển khu đô thị dọc 2 bên đường và kế hoạch kinh doanh của mình đã quyết định chọn giải pháp xử lý ở mức độ thấp hơn – đắp tải từng đợt trong thi công và thực hiện bù lún trong giai đoạn đầu khai thác công trình, đặc biệt ở đoạn đắp cao sau mố cầu.
4.3.3-- Đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường:
Trước kia, Bình Chánh là vùng trũng, người dân chỉ dựa vào cây lúa, con cá, làm lụng quần quật quanh năm cũng chỉ đủ ăn. Càng khó khăn hơn vào cuối năm 2003, khi chia tách, huyện Bình Chánh còn lại 16 xã, một thị trấn, diện tích 25.255 ha, dân số 297 nghìn người. Ra "ở riêng" vốn liếng ít ỏi, thiếu thốn tứ bề, từ hạ tầng, cơ sở vật chất, đến cả con người, gì cũng thiếu, cũng yếu. Không ai phủ nhận sự phát triển của nó bây giờ, những tòa nhà cao chọc trời, những con đường nối liền nội thành và ngoại ô thành phố tạo nên sự phát triển cho vùng nhà bè như hiện nay nhưng theo nguyên tắc PPP - " Polluter pays principle" (người gây ô nhiễm phải trả) và đặc biệt là nguyên tắc: “Người hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phải đền bù thiệt hại cho người bị hại và cho tài nguyên bị xâm hại”. những nguyên nhân khiến nhà đầu tư phải trả tiền là:
¤ Thứ nhất: những bưng, những trấp, những cỏ ống, cỏ lác, dứa dại, cỏ năng, cảnh nước ngập, bùn lầy, chúng ta chớ vội đánh giá thấp vai trò vùng bưng biền phía Nam của Thành phố, vùng nằm giữa các quận huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Quận 7, Quận 8.
Đó là vùng “đất ngập nước ảnh hưởng triều, quý giá, với tiềm năng lớn”. Với sự phong phú đa dạng sinh học vốn có của nó. Nếu để cho nó tự phục hồi, mà con người chưa cần tác động vào, đã là một vùng du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nơi nghỉ dưỡng, một vùng cảnh quan bưng biền kế cận nội thành, không cần phải đi xa xuống Đồng Tháp Mười, người ta đã có cái nhìn lý thú.
Hệ sinh thái đô thị là hệ sinh thái nhân tác, rất mẫn cảm. Các mắc xích trong hệ dễ bị bẻ gãy, dễ bị biến đổi khi chỉ cần một nguyên nhân nhỏ của môi trường thay đổi. Hơn nữa, TP HCM là đô thị bán ngập triều, muốn giữ cho một đô thị trên vùng đất ướt như vậy tồn tại thì phải có một khoảng trống làm hệ sinh thái đệm.
Vai trò này đã đã được giao cho cái vùng bưng đó. Đó là vùng lý tưởng để điều hòa khí hậu, điều hòa sinh thái, điều hòa mặt thoáng, điều hòa sinh cảnh và nhất là điều hòa độ ngập của nước cho nội đô TP HCM.
¤ Thứ hai, khi xây dựng khu đô thị, động tác trước tiên Công ty PMH phải san lấp, tôn cao mặt đầm lầy cũ Khu Nam Sài gòn (NSG) này. Như ta đã biết đây là vùng trũng, thực chất là bồn trũng, mang sứ mệnh của một “hồ điều hòa tự nhiên”. Vì sao lại là hồ điều hòa? Vì rằng, vùng trũng này có dung tích hàng ngàn mét khối nước ấy, sẽ chứa nước mưa chưa kịp chảy ra sông lớn Nhà Bè, để khi triều xuống, thì theo sông Đồng Tranh, sông Lòng Tàu ra biển. Như vậy, vai trò chống ngập mùa mưa cho cả thành phố chính là chỗ này đây!
Một lý giải giản đơn là theo nguyên lý “vật chiếm chỗ”: cứ một thể tích A m3 vật cứng nhấn chìm vào một bể nước đang vừa đầy, thì ngay lập tức, ta có đúng A m3 nước của bể đó tràn ra ngoài. Có nghĩa là, nếu như Công ty PMH đã đổ 10 vạn m3 lấp nền, thì họ cũng làm cho đúng 10 vạn m3 nước mưa, nước thải tràn vào TP, và tất nhiên, gây ngập cho nội đô.
Mặt khác, quá trình san lấp này, họ lấp cả những con rạch, kênh và cả đoạn sông nhỏ nữa. Điều này cắt nghĩa một cách dễ dàng cho bất cứ ai cũng hiểu ra, tại sao TP HCM, mà trước hết là Quận 8, Quận 4, và một phần Quận 7, lại cứ ngập hoài, càng chống càng ngập.
Phía Nam TP HCM là vùng “Đô thị bán ngập triều”, việc thoát nước triều khi lên và xuống ngày 2 lần là hết sức quan trọng. Đã có khu đô thị hoành tráng PMH lại thêm con đường Nguyễn Văn Linh, thực chất con đường là con đê, sẽ ngăn không cho triều lên. Tuy nhiên, ngăn làm sao được triều, nó sẽ đi vào các cửa lạch, sông, rạch và miệng cống . Hai tính huống sẽ diễn ra:
1- Khi nước triều lên. Vốn dĩ, xưa, khi chưa có khu đô thị PMH thì các con triều lên xuống điều hòa, mà ta quen gọi là “triều hiền”. Nay, chúng đã đang trở nên triều dữ.
- Lý giải rất giản đơn: Ta biết rằng, tổng lượng nước triều không đổi (còn tăng hơn do hiệu ứng nhà kính, khi nước biển dâng lên sau vài chục năm nữa) mà mặt cắt dòng truyền triều giảm bao nhiêu thì vận tốc “v” của dòng triều sẽ tăng lên bấy nhiêu, tuân theo công thức: m1. v1= m2.v2. (Vì sao? vì mặt cắt mênh mông của hồ điều hòa tự nhiên xưa, nay do đắp chắn, chỉ chừa lại một diện tích vô cùng nhỏ hẹp, nơi, dưới chân các cây cầu, cửa rạch).
- Khi v tăng, làm cho động năng dòng chảy W lại tăng theo bình phương của v, qua công thức: W=m.v2 /2. Nghĩa là, CT PMH đã biến bãi triều hiền thành ra “dòng triều ác” . Và vì vậy, ta có thể lý giải dễ dàng vì sao càng ngày ta càng thấy hiện tượng lở bờ kênh, sập nhà xuống sông, rạch, thậm chí, mất cả một khoảng đất rộng xảy ra nhiều hơn!
2 - Nhưng khi triều xuống, khu đô thị PMH và con đường Nguyễn Văn Linh lại ngăn chặn, làm giảm tối đa khả năng thoát triều. Nếu như đúng vào lúc này có mưa lớn, nước mưa, nước thải TP sẽ cộng hưởng tác động, làm cho nội thị TP HCM chìm trong bể nước vừa mặn có khả năng ăn mòn điện hóa cao, vừa bẩn, vừa ngập sâu, và mãi không thoát ra được. Khi nước thoát ra, nó sẽ tạo nhiều dòng chảy rối, tai hại khó lường.
¤ Thứ ba, không hiểu Công ty PMH có tính đến khả năng nước biển dâng trong vòng 20 năm nữa, đô thị nổi tiếng, khi nước triều mặn, phèn ngập thêm 30-50cm so với hiện nay?
Dấu hiệu của sụt lún, ăn mòn điện hóa nay đã bắt đầu xuất hiện... Khi