Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại - tiêu dùng trong cuộc
sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải
khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc
thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các
nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4
nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride,
xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene, )
- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
- Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng
quá hạn sử dụng, )
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học, ).
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá việc áp dụng thông tư 12/2006/TT - BTNMT về quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MÔI TRƢỜNG
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG THÔNG TƢ 12/2006/TT-
BTNMT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tp.HCM, tháng 12/2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MÔI TRƢỜNG
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ THÔNG TƢ 12/2006/TT-BTNMT
ÁP DỤNG VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GV: TS Lê Văn Khoa
SV: 1. Nguyễn Thị Hồng Châm - 11260542
2. Phạm Thị Mỹ Lộc - 11260554
3. Đinh Thị Mỹ Loan
4. Nguyễn Thị Sương Mai - 11260558
5. Phạm Thị Tuyết Nhung - 11260564
6. Huỳnh Thị Anh Thư - 11260574
7. Đỗ Thị Vy - 11260590
Tp.HCM, tháng 12/2011
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
i
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU .............................................................................................................................. 1
1.1 Mở đầu ........................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận ....................................................................................... 1
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí .................................................................. 1
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................................ 2
2.1 Các khái niệm .............................................................................................................. 2
2.2 Các văn bản pháp luật liên quan: ................................................................................... 5
3. GIỚI THIỆU THÔNG TƢ ĐƢỢC ĐÁNH GIÁ..................................................................... 8
3.1 Mục tiêu Thông tư ........................................................................................................ 8
3.2 Nội dung Thông tư ....................................................................................................... 8
4. ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH .............. 20
4.1 Đánh giá chính sách dựa trên các tiêu chí đã chọn ........................................................ 20
4.3 Phân tích vai trò của các nhóm liên đới ........................................................................ 27
5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 30
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 30
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 31
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
CTNH : Chất thải nguy hại
CQCP : Cơ quan cấp phép
CCN : Cụm công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KCN : Khu công nghiệp
MT : Môi trường
MTV : Một thành viên
NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ
QLCTNH : Quản lý chất thải nguy hại
SXTMDV : Sản xuất thương mại dịch vụ
TN & MT : Tài nguyên và Môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TT : Thông tư
TM & SX : Thường mại và sản xuất
UBND : Ủy ban Nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Tổng hợp ngành nghề của các đơn vị xử lý CTNH tại TP.HCM .................................... 16
Bảng 2 Các tiêu chí đánh giá chính sách được lựa chọn ............................................................... 21
Bảng 3 Xác định SWOT ................................................................................................................ 25
Bảng 4 Xác định các chiến lược .................................................................................................... 26
Bảng 5 Các nhóm liên đới của chính sách .................................................................................... 27
Bảng 6 Liệt kê đánh giá mức độ tác động của các nhóm liên đới tới tình hình quản lý CTNH tại
Tp HCM ........................................................................................................................................ 29
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 “Đổi chất thải nguy hại lấy quà” trong Ngày hội tái chế TP.HCM năm 2010 .................. 17
Hình 2 Sơ đồ các nhóm liên đới của chính sách quản lý chất thải nguy hại ................................. 29
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 1
1. GIỚI THIỆU
1.1 Mở đầu
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước giúp đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế -
xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của con người. Tuy nhiên, mặt khác cũng tạo ra một
khối lượng chất thải khổng lồ, trong đó có chất thải nguy hại (CTNH).
CTNH hiện nay là vấn đề môi trường khá “nhức nhối” và nhận được nhiều sự quan tâm của thế
giới. Quá trình phát sinh, vận chuyển, thu gom và xử lý các CTNH cũng gây nhiều tranh cãi. Các
giải pháp được đề ra để tăng cường công tác quản lý CTNH thực sự rất cần thiết và cấp bách.
Việc QLCTNH ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau do đặc thù kinh tế, trình độ phát triển khoa học kỹ
thuật và ý thức về môi trường của mỗi quốc gia khác nhau. Vấn đề môi trường này đã và đang
được Chính phủ Việt Nam quan tâm, có từng bước thay đổi mang tính tích cực. Việt Nam đã ban
hành và áp dụng Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”.
Nhằm đánh giá hiệu quả công tác QLCTNH sau khi áp dụng Thông tư này tại Tp HCM, chúng
tôi thực hiện tiểu luận với đề tài “Đánh giá việc áp dụng Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT về
quản lý chất thải nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài tiến hành xem xét, đánh giá
hiệu quả việc thực hiện Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả QLCTNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận
- Nắm rõ các chính sách về quản lý chất thải nguy hại của Việt Nam hiện nay;
- Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách.
1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu nội dung Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
- Tổng hợp tình hình thực hiện Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trên cả nước nói chung và tại
Tp.HCM nói riêng;
- Đánh giá Thông tư 12/2006/TT-BTNMT và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách.
Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá tình hình QLCTNH sau khi áp dụng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trên địa bàn
Tp.HCM.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp thống kê, thu thập, tổng hợp tài liệu
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 2
Các nguồn tài liệu được thu thập bao gồm giáo trình, sách tham khảo, báo chí, mạng internet, các
bài viết, báo cáo trong và ngoài nước,… liên quan đến đề tài.
Phƣơng pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu thu thập
Từ các tài liệu thu thập sẽ được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài,
làm cơ sở đưa ra những đánh giá về việc áp dụng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trong công tác
QLCTNH đối với thành phố Hồ Chí Minh.
Phƣơng pháp đánh giá chính sách
Dựa theo những tiêu chí đã đề xuất, phân tích SWOT và nhóm liên đới cùng với những tài liệu
thu thập, phân tích đánh giá về Thông tư 12/2006/TT-BTNMT áp dụng đối với thành phố Hồ
Chí Minh.
Đề xuất tiêu chí đánh giá:
Chính sách được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: tính thích hợp, tính tác động, tính hiệu quả, tính
kinh tế.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm
Chất thải nguy hại
Định nghĩa
Thuật ngữ “chất thải nguy hại” (CTNH) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau một thời
gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như
quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về CTNH
trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như:
- Philippin: CTNH là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat tính, có thể cháy,
nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật.
- Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy
hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường. Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử
lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.
- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (12/1985): ngoài chất thải phóng xạ và chất
thải y tế, CTNH là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn-semisolid, và các bình chứa khí) mà do
hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả
năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay
khi được cho tiếp xúc với chất thải khác.
Hiện nay ở Việt Nam có hai văn bản pháp luật nêu định nghĩa về chất thải nguy hại:
- Theo Luật bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại
khác”;
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 3
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại: “Chất thải nguy hại là
những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng với một mã CTNH) trong Danh mục
CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành”;
- Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều
lượng nhỏ.
Nguồn gốc phát sinh
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại - tiêu dùng trong cuộc
sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải
khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc
thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các
nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4
nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride,
xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene,…)
- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
- Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng
quá hạn sử dụng,…)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học,…).
Chính sách môi trƣờng
"Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm
giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định".
Chính sách môi trường cụ thể hóa thành Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước
quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng.
Nó vừa cụ thể hóa luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa
phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong
đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương.
Thực tế việc xây dựng luật trong thời gian qua đã bộc lộ những vấn đề như: có những luật trình
Quốc hội nhưng Quốc hội đã quyết định dừng hoặc lùi lại so với Chương trình xây dựng luật có
những luật được Quốc hội thông qua, nhưng:
- Nội dung chính sách không định hướng được trong luật mà giao cho Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ quy định cụ thể. Do đó, trên thực tế nhiều văn bản do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ ban hành chậm so với hiệu lực của luật, pháp lệnh và như vậy Luật phải chờ văn
bản hướng dẫn mới thực hiện được.
- Chính sách quy định trong luật được ban hành có nội dung khác so với nội dung chính sách
mà Chính phủ nêu trong Dự thảo luật.
- Chính sách không đồng bộ dẫn đến việc áp dụng luật còn khó khăn.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 4
Đánh giá chính sách
Mục đích của việc đánh giá chính sách:
Việc đánh giá chính sách nhằm đảm bảo các văn bản pháp luật có chất lượng cao hơn. Một số
nguyên tắc chính để nâng cao chất lượng văn bản pháp luật bao gồm:
- Chỉ đưa ra quy định pháp luật khi cần thiết;
- Xem xét tất cả các phương án, bao gồm cả phương án “không làm gì”;
- Khi cần thiết, đưa ra quy định ở mức hợp lý và tương thích với rủi ro và vấn đề đang được
xử lý;
- Giảm bớt và đơn giản hóa các quy định pháp lý bất cứ khi nào có thể.
Lựa chọn tiêu chí đánh giá chính sách:
Khi lựa chọn các tiêu chí để đánh giá chính sách cần đảm bảo tính tác động, ảnh hưởng lớn nhất
đến chính sách để có cách nhìn tổng quát trong việc định hướng, sửa đổi chính sách sau này.
Phân tích SWOT
SWOT là chữ viết tắt các chữ cái đầu tiên của các từ sau: Strengths (những điểm mạnh),
Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (những cơ hội), Threats (những nguy cơ). Đây là
phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một
dự án hoặc một quy hoạch nào đó. Những điểm mạnh, điểm yếu thuộc về môi trường bên trong;
những cơ hội, nguy cơ thuộc về môi trường bên ngoài.
Phân tích SWOT là thực hiện một bản liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu có thể có của một
đối tượng liên quan. Đồng thời, SWOT nhắm vào một cái nhìn tổng thể tất cả các mối đe dọa và
cơ hội có thể có (bên ngoài) trong tất cả các lĩnh vực thực tế xung quanh có cùng đối tượng.
Kết quả của phân tích SWOT là các bảng liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Sau
khi cắt nghĩa, gom tụ và phân tích các hạng mục, phân tích SWOT sẽ dẫn đến một danh sách các
thứ tự ưu tiên. Phép phân tích SWOT sẽ định hướng các điều kiện của một tiến trình quy hoạch
chiến lược.
Các bước thực hiện mô hình SWOT:
- Bước 1: Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT;
- Bước 2: Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ
ràng càng tốt;
- Bước 3: Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê và quan tâm đến những quan
điểm của mọi người;
- Bước 4: Biên tập lại, xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt,
quan trọng;
- Bước 5: Phân tích ý nghĩa của chúng;
- Bước 6: Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các
mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro;
- Bước 7: Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 5
Phân tích các nhóm liên đới
- Là công cụ giúp chúng ta đưa ra cách phối hợp các bên nhằm tăng số người ủng hộ giảm số
người chống đối khi xây dựng dự án,chương trình MT, công trình MT…
- Phương pháp thực hiện:
Xác định mục tiêu dự án, chính sách và sơ đồ hệ thống
Bảng liệt kê, phân tích,đánh giá các bên liên quan
Thu thập thông tin của các bên liên quan
Lưới phân tích
Lập kế hoạch – phối hợp
2.2 Các văn bản pháp luật liên quan:
Công ƣớc Stockholm:
Công ước Stockholm (1972) quy định việc quản lý an toàn hóa chất, giảm thiểu và tiến tới tiêu
hủy hoàn toàn 12 hóa chất hoặc nhóm hóa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân huỷ (Persistent Organic Pollutants, viết tắt là POPs) là các hóa chất rất độc hại, tồn
tại bền vững trong môi trường và rất khó phân huỷ, có khả năng phát tán rộng và tích lũy sinh
học cao trong các mô của sinh vật, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người (gây ra các
bệnh về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương gen,... ), đa dạng sinh học và môi
trường sống. Công ước Stockholm quy định các hóa chất độc hại bao gồm Aldrin, Chlordane,
Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Hexachlorobenzene, Mirex, Toxaphene, DDT [1,1,1-trichloro-2,2-bis
(4-chlorophenyl) ethane], PCB (Polychlorinated Biphenyls), Dioxins (Polychlorinated dibenzo-
p-dioxins) và Furans (Polychlorinated dibenzofurans). 9 chất đầu tiên do con người tạo ra để làm
thuốc bảo vệ thực vật và chất diệt côn trùng; nhóm chất thứ mười PCB được sử dụng trong dầu
cách điện, truyền nhiệt; hai nhóm chất cuối cùng (Dioxins và Furans) là các hoá chất phát sinh
không chủ định, thường do hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc xử lý chất thải sinh
ra.
Ngày 10 tháng 07 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
184/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Trong 12 nhóm chất trên
nước ta đã cấm sử dụng 9 loại thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy và hạn chế việc nhập khẩu và sử dụng PCB.
Công ƣớc Basel
Công ước Basel là quy định quốc tế về việc kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải
nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng.
Công ước này giúp mỗi quốc gia nhận thức được những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và
các phế thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ
con người và môi trường.
Giúp các quốc gia đưa những biện pháp cần thiết để quản lý các phế thải độc hại và các loại phế
thải khác, bao gồm việc vận chuyển và tiêu huỷ chúng, phù hợp với việc vảo vệ sức khoẻ con
người và môi trường, bất kể nơi tiêu huỷ các phế thải đó ở đâu.
Tiểu luân môn học Phân tích chính sách môi trường
Nhóm 2 – Lớp Quản lý môi trường khóa 2011 6
Khi quốc gia nào vi phạm một trong các điều của công ước này thì luật pháp quốc tế tương ứng
sẽ được áp dụng.
Công ước gồm 29 điều thể hiện chi tiết trách nhiệm của các bên tham gia xuất nhập khẩu phế
thải nguy hiểm và hướng dẫn các văn bản pháp luật thực hiện chúng.
Công ƣớc Rotterdam
Công ước Rotterdam là công ước quốc tế nhằm tăng cường tính minh bạch cũng như chia sẻ
thông tin về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường của các loại hóa chất
công nghiệp và hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV).
Mục tiêu của Công ước Rotterdam nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường thông qua
việc chia sẻ trách nhiệm và hợp tác trong thương mại quốc tế liên quan đến HCBVTV độc hại.
Hiện nay đã có 39 hóa chất và hợp chất được Công ước đưa vào danh mục phụ lục III. Khi một
hóa chất được đưa vào phụ lục này, tất cả các bên tham gia Công ước sẽ nhận được tài liệu
hướng dẫn quyết định bao gồm những thông tin về hóa chất này và quyết định áp dụng cấm hoặc
kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, Công ước còn tăng cường trao đổi thông tin nhiều mặt về hóa chất
thông qua các quy định của Công ước đối với các nước thành viên.
Luật Bảo vệ Môi trƣờng
Theo Mục 2 về quản lý chất thải nguy hại thuộc Chương VIII, luật BVMT 2005, số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 có một số điều quy định cụ thể như sau:
- Điều 70. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và một số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
- Điều 71. Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
- Điều 72. Vận chuyển chất thải nguy hại
- Điều 73. Xử lý chất thải nguy hại
- Điều 74. Cơ sở xử lý chất thải nguy hại
- Điều 75. Khu chôn lấp chất thải nguy hại
- Điều 76. Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 27/2009/QH12
Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 182a - Luật sửa đổi,
bổ sun