Đề tài Nghiên cứu vai trò hệ thống kênh mương đối với Hà Nội Đề xuất giải phỏp cho quận Đống Đa

Môi trường và sự phát triễn bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của thế giới và là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại. Bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người là vấn đề lớn ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và phát triễn kinh tế trên toàn thế giới, đó là khát khao khẩn cấp của các dân tộc và là nhiệm vụ của mọi chính phủ. Đô thị được xem là một cơ thể sống động, nhất là ở một nước phát triễn như nước ta. Sự tăng trưởng đi đôi với sự đòi hỏi tiện nghi và khi nền văn minh đã được giao lưu trên toàn cầu thì nhu cầu của người dân đô thị không dừng lại ở sự hợp lý về công năng mà còn phải thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ ngày càng cao. Một đô thị được hình thành không chỉ thỏa mãn một thế hệ mà phải phục vụ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, vấn đề tổ chức qui hoạch, xây dựng, quản lý môi trường cảnh quan tiện nghi và thẩm mỹ không chỉ xem xét đến những việc làm hiện tại mà phải tận dụng tối đa cái tốt hiện có để phát triễn trong tương lai. Chúng ta phải biết sẵn sàng hi sinh, bỏ qua những cái lợi nhỏ nhặt trước mắt để nghĩ xa hơn về những điều tốt đẹp trong tương lai. Quá trình công nghiệp hóa và Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thời đại. Đi kèm với nó là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị nếu chúng ta không biết giữ gìn. Trong những năm qua, Hà Nội với vai trò và vị trí là thủ đô của cả nước đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội. Nền kinh tế Hà Nội tăng trưởng với nhịp độ nhanh chưa từng thấy, tỉ lệ tăng trưởng tổng sản lượng theo khu vực (RGDP) đạt 11,8% mỗi năm. Về khía cạnh phát triễn công nghiệp, Hà Nội là một trong những tỉnh thành có mức công nghiệp hóa cao nhất, chiếm 85% tổng sản phẩm công nghiệp của cả nước.trong khi dân số chỉ chiếm 3%. Sự phát triễn nhanh chóng về kinh tế và công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ra các vùng ngoại thành Hà Nội và quá trình hiện đại hóa mạng lưới đường bộ, các khu nhà ở mới Qui hoạch tổng thể 2020 do UBND thành phố Hà Nội xây dựng dự báo tổng dân số Hà Nội sẽ là 1,7 triệu năm 2005 và tăng lên 2,5 triệu năm 2020. Sự tăng trưởng về kinh tế trong điệu kiện còn thiếu các trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũ kỷ, quản lý kém, thiếu các biện pháp xử lý vi phạm về ô nhiễm đang gây nên sự xuống cấp nghiêm trọng môi trường trong thành phố. Hà Nội với lịch sử hình thành và phát triễn mang nhiều đặc trưng của một miền sông nước tất yếu sẽ mang nhiều “thương tích” do ô nhiễm môi trường mang lại. Từ ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn đang làm mất dần hình ảnh về một thủ đô thơ mộng. Vì lẽ đó, cải tạo nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan đô thị càng trở nên cấp bách. Vì thế, năm 1992, chính phủ Việt Nam đã đề nghị chính phủ Nhật Bản hỗ trợ về kỹ thuật để thực hiện nghiên cứu “Qui hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thành Phố Hà Nội”. Theo đó, Cơ quan hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành thực hiện dự án nghiên cứu này. Trong dự án đã nhấn mạnh vai trò của sông hồ để điều hoà lưu lượng và thoát nước. Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình thiết bị và các giải pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước. Muốn hệ thống hoạt động hiệu quả thì không chỉ sông hồ mà các cống rãnh, kênh mương cũng cần nghiên cứu cải tạo. Quan niệm sống người Việt Nam luôn muốn gần gũi với thiên nhiên, lưu giữ những giá trị bản sắc cổ xưa nên vấn đề cải tạo kênh mương theo hướng cống hoá và giữ làm cảnh quan cần phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng để không mất đi những gì mà thiên nhiên đã ưu đãi tạo ra cho chúng ta nhưng vẫn phù hợp với Qui hoạch thoát nước.

doc80 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu vai trò hệ thống kênh mương đối với Hà Nội Đề xuất giải phỏp cho quận Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên