1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung, lĩnh vực ngân hàng nói riêng, sẽ ngày càng ra tăng, các ngân hàng nước ngoài sẽ mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động ở nước ta bằng nhiều phương thức khác nhau. Trong đó hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong những phương thức nằm trong hoạt động cho vay cũng đang phổ biến ở nước ta.
Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các DN hiện nay. Nhưng nó vẫn còn một số vấn đề còn hạn chế. Đó là lý do vì sao em đã chọn đề tài này : Biện pháp mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích bao trùm của đề tài là: Sử dụng các công cụ kinh tế học để nghiên cứu hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng quốc tế VIB. Phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN, từ đó đề suất một giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn vốn vay, tháo gỡ được các khó khăn về tài chính của các DN trong một thời gian ngắn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đất nước .
Để đạt được mục đích chung nêu trên , đề tài nhằm giải quyết và đạt được những mục đích cụ thể sau :
• Vận dụng lý luận của kinh tế học để phân tích hoạt động cho vay theo
hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB đối với các DN .
• Phân tích thực trạng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Quốc
tế -VIB tới các DN , phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong quá trình vay vốn của DN.
• Đề suất một số kiến nghị để hoàn thiện và phát triển cho vay theo hạn mức
tín dụng DN nhằm giúp các DN tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình vay vốn , tiếp cận thuận lợi hơn tới các nguồn vốn vay để từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của DN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề án lấy đối tượng nghiên cứu nguồn tín dụng từ Ngân hàng TMCP Quốc tế - VIB. Với đối tượng cho vay vốn là các DN.
4. Dự kiến đóng góp của đề án
• Phân tích rõ them cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu tín
dụng của các DN.
• Đưa ra quan điểm về phát triển thị trường cho vay theo hạn mức tín dụng
(HMTD) trong nền kinh tế hiện nay.
5. Kết cấu của đề án .
Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , đề án gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý luận chung về cho vay theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng Thương mại ( NHTM).
Chương II: Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế - VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt.
Chương III: Biện pháp mở rộng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế-VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt.
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3659 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Biện pháp mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VIBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Dự kiến đóng góp của đề án 2
5. Kết cấu của đề án . 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG VÀ VA TRÒ CỦA CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 3
1.1.1. Khái niệm , đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng. 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Đặc điểm 3
1.1.2. Vai trò của cho vay theo hạn mức tín dụng 3
1.1.3. Cách xác định HMTD 4
1.2. NỘI DUNG CO BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG 6
1.2.1. Quy trình tín dụng 6
1.2.1.1. Quy trình tín dụng là gì ? 6
1.2.1.2. Một quy trình tín dụng cơ bản 7
1.2.1.2.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 9
1.2.1.2.2. Phân tích tín dụng 12
1.2.1.2.3. Quyết định tín dụng 14
1.2.1.2.4. Giải ngân 16
1.2.1.2.5. Giám sát , thu nợ và thanh lý tín dụng. 16
1.2.1.3. Ý nghĩa của quy trình tín dụng: 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HMTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB- CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT. 20
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIB- CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 20
2.1.1. Những hiểu biết chung về ngân hàng TMCP quốc tế VIB 20
2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của ngân hàng TMCP quốc tế VIB 20
2.1.1.2. Các sản phẩm chủ yếu của VIB 21
2.1.1.3. Các mạng lưới chi nhánh của ngân hàng TMCP quốc tế VIB 22
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của ngân hang TMCP quốc tế VIB 24
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây của ngân hàng TMCP quốc tế VIB-chi nhánh Lý Thường Kiệt. 25
2.1.2.1. Hoạt động huy đông vốn 25
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 27
2.1.2.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây 27
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HMTD CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB 29
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt 29
2.2.1.1. Tình hình doanh số cho vay theo hạn mức tín dụng 29
2.2.1.2. Tình hình dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng 31
2.2.1.3. Quy trình cho vay theo hạn mức tin dụng đối với một khách hàng 32
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HMTD CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 34
2.3.1. Những kết quả đạt được 34
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt 35
2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: 35
2.3.2.2. Nguyên nhân từ ngân hàng: 36
2.3.2.3. Những cản trở từ môi trường vĩ mô: 36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY THEO HMTD TAI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT. 37
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜN KIỆT. 37
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT 37
3.2.1. Xây dựng chiến lược Marketting Ngân hàng 37
3.2.2. Phòng dịch vụ khách hàng của chi nhánh cần xây dựng một chiến lược khách hàng lâu dài 38
3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng phục vụ cho hoạt động ngân hàng . 39
3.2.4. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như tư cách đạo đức cho cán bộ nhân viên chi nhánh. 41
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BĐS
Bất động sản
BC&FDI
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
DN
Doanh nghiệp
HMTD
Hạn mức tín dụng
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TMCP
Thương mại cổ phần
VIB
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng, biểu
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
Bảng kế hoạch tài chính
4
Bảng 1.2
Quy trình tín dụng tổng quát
7
Bảng 2.1
Mạng lưới chi nhánh tại các miền trên cả nước
19
Bảng 2.2
Danh sách một số ngân hàng có quan hệ đại lý với VIB
20
Bảng2.3
Kết quả dư nợ đối với các DN tại Ngân hàng VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt- Hà Nội
24
Bảng 2.4
Doanh số cho vay theo hạn mức tín dụng
25
Biểu đồ 2.5
Số lượng khách hàng DN của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009
26
Bảng 2.6
Số liệu tình hình dư nợ cho vay theo hạn mức tín dụng
27
Biểu đồ 2.7
Tình hình dư nợ cho vay theo HMTD
27
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung, lĩnh vực ngân hàng nói riêng, sẽ ngày càng ra tăng, các ngân hàng nước ngoài sẽ mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động ở nước ta bằng nhiều phương thức khác nhau. Trong đó hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong những phương thức nằm trong hoạt động cho vay cũng đang phổ biến ở nước ta.
Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các DN hiện nay. Nhưng nó vẫn còn một số vấn đề còn hạn chế. Đó là lý do vì sao em đã chọn đề tài này : Biện pháp mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích bao trùm của đề tài là: Sử dụng các công cụ kinh tế học để nghiên cứu hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng của ngân hàng quốc tế VIB. Phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN, từ đó đề suất một giải pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn vốn vay, tháo gỡ được các khó khăn về tài chính của các DN trong một thời gian ngắn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đất nước .
Để đạt được mục đích chung nêu trên , đề tài nhằm giải quyết và đạt được những mục đích cụ thể sau :
Vận dụng lý luận của kinh tế học để phân tích hoạt động cho vay theo
hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB đối với các DN .
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Quốc
tế -VIB tới các DN , phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong quá trình vay vốn của DN.
Đề suất một số kiến nghị để hoàn thiện và phát triển cho vay theo hạn mức
tín dụng DN nhằm giúp các DN tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình vay vốn , tiếp cận thuận lợi hơn tới các nguồn vốn vay để từ đó nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của DN.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề án lấy đối tượng nghiên cứu nguồn tín dụng từ Ngân hàng TMCP Quốc tế - VIB. Với đối tượng cho vay vốn là các DN.
Dự kiến đóng góp của đề án
Phân tích rõ them cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu tín
dụng của các DN.
Đưa ra quan điểm về phát triển thị trường cho vay theo hạn mức tín dụng
(HMTD) trong nền kinh tế hiện nay.
Kết cấu của đề án .
Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , đề án gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý luận chung về cho vay theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng Thương mại ( NHTM).
Chương II: Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế - VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt.
Chương III: Biện pháp mở rộng hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế-VIB chi nhánh Lý Thường Kiệt.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG VÀ VA TRÒ CỦA CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
Khái niệm , đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng.
Khái niệm
Hạn mức tín dụng là giới hạn tối đa số tiền cho vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng trong một thời hạn nhất định.
Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cấp tín dụng của NHTM mà theo đó khách hàng chỉ việc làm một bộ hồ sơ để vay trong một chu kì nhất định với mức tín dụng mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận.
Đặc điểm
Chỉ áp dụng cho các khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng ( có khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi trong thời gian một năm trước đó không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng ).
Không định kì hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt
chẽ hạn mức tín dụng còn thực hiện
Khách hàng vay trả nợ ngân hàng bằng hai cách :
Nộp tiền bán hàng trực tiếp vào bên có tài khoản cho vay .
Ngân hàng thanh toán từ tài khoản tiền gửi theo định kì.
Vai trò của cho vay theo hạn mức tín dụng
Hỗ trợ tài chính kịp thời, không gián đoạn, giúp doanh nghiệp có thể chủ
động và thực hiện tốt kế hoạch tài chính ngắn hạn.
Tư vấn cho DN về quản lý khả năng thanh khoản;
Cách xác định HMTD
Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, xác định hạn mức vốn lưu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và trên cơ sở khai thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác. Có như vậy mới xác định đúng và hợp lý nhu cầu vốn vay, tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ. Mặc khác, không vì thế mà xác định quá khắt khe không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn. Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính có thể liệt kê ở bảng sau:
Bảng 1.1 : Bảng kế hoạch tài chính
Tài sản
Nợ và vốn chủ sở hữu
Tài sản lưu động
Nợ phải trả
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
. Nợ ngắn hạn
Chứng khoán ngắn hạn
Phải trả người bán
Khoản phải thu
Phải trả công nhân viên
Hàng tồn kho
Phải trả khác
Tài sản lưu động khác.
Vay ngắn hạn ngân hàng
Tài sản cố định
. Nợ dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng tài sản
Tổng cộng nợ và vốn chủ sở hữu
Dựa vào kế hoạch tài chính nhận từ khách hàng nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng theo từng bước như sau :
Bước 1 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản.
Bước 2 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn.
Bước 3 : Xác định nhu cầu vốn lưu động theo công thức sau :
Nhu cầu vay vốn
=
Giá trị tài sản lưu động
-
Vốn lưu động ròng
-
Nợ ngắn hạn phi ngân hàng
Vốn lưu động ròng = Vốn chủ sơ hữu + nợ dài hạn – tài sản cố định ròng.
Nợ ngắn hạn phi ngân hàng= Nợ ngắn hạn (các ngồn từ ngoài ngân
hàng) – vay ngắn hạn.
Bước 4: Xác định hạn mức tối đa :
Theo tài sản lưu động
Hạn
mức tối
đa
=
Tài sản lưu
động &đầu tư
ngắn hạn
-
Tỉ lệ tham gia x
tài sản lưu động
-
Nợ ngắn hạn
phi ngân hàng
Theo mức chênh lệch
Hạn
mức tối
đa
=
Tài sản lưu
động & đầu tư
ngắn hạn
-
Tỉ lệ tham gia
x mức chênh lệch
-
Nợ ngắn hạn
phi ngân hàng
Bước 5 : Xác định khả năng nguồn vốn ngân hàng
Bước 6: Xác định tài sản bảo đảm
Bước 7: Giá trị cho vay theo quy định: là giá trị nhỏ nhất trong từ các bước trên.
NỘI DUNG CO BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là gì ?
Hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nủa thế kỉ qua , đặc biệt là những năm
thập niên 1970 trở lai đây đã có rất nhiều thay đổi , cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ , kinh doanh ngân hàng đã từng bước có những phát triển mới. Với phương pháp công nghệ hiện đại hóa , ngân hàng đã tiếp cận các khách hàng của mình với chi phí giao dịch thấp và cung cấp được nhiều loại sản phẩm và dịch vụ tài chính hơn so với nước. Tuy nhiên sự mở rộng hoạt động luôn tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy cần phải có các biện pháp để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Một trong những biện pháp đó là thiết lập một qui trình tín dụng chặt chẽ để hướng dẫn các nhân viên tín dụng và các bộ phận có lien quan thực hành việc cho vay nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Quy trình nếu phân tích ý nghĩa các từ cấu thành thì : Qui – là những quy định, những nguyên tắc, Trình – là trình tự. Như vậy, quy trình là quy định các bước thược hiện để đạt được những mục tiêu đã được hoạch định.
Qui trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Một quy trình tín dụng cơ bản
Sơ đồ tổng quát qui trình cấp tín dụng: Quá trình cấp tín dụng bao gồm nhiều phương diện và có thể phân chia qui trình tín dụng thành các giai đoạn khác nhau.
Tùy theo góc độ nghiên cứu mà qui trình tín dụng có thể chia theo nhiều chác khác nhau. Nếu lấy việc tín dụng làm tâm điểm thì trong những năm 60, qui trình tín dụng được phân thành hai giai đoạn: trước khi cấp tín dụng và sau khi cấp tín dụng, sau này được chia nhỏ thành ba giai đoạn : trước khi cấp tín dụng, trong khi cấp tín dụng, sau khi cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng cũng được coi là một hoạt đông kinh doanh đặc biệt quan trọng của ngân hàng và xem đây như là một thể thống nhất của hàng loạt hoạt động tác nghiệp của nhiều người và có quan hệ đến hệ thống kiểm soát của ngân hàng và các cơ quan quản lý ngân hàng. Từ đó có cách phân chia thứ hai, mà theo đó quy trình tín dụng được chia thành những giai đoạn sau: lập hồ sơ xin cấp tín dụng, thẩm định ( hay còn gọi là phân tích tín dụng), quyết dịnh tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng.
Bảng 1.2: Quy trình tín dụng tổng quát
Các giai đoạn
của quy trình
Nguồn và nơi cung cấp
thông tin
Nhiệm vụ của ngân
hàng ở mỗi giai đoạn
Kết quả sau khi kết thúc một giai đoạn
1 - Lập hồ sơ đề
nghị cấp tín
dụng.
- Khách hàng đi vay
cung cấp.
- Tiếp xúc, phổ biến và
hướng dẫn lập hồ sơ
cho khách hàng.
- Hoàn thành bộ hồ
sơ để chuyển sang
bộ phận phân tích.
2 - Phân tích tín
dụng.
- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn 1 chuyển sang.
- Các thông tin bổ sung tử phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ…
- Tổ chức thẩm định về
các mặt tài chính và phi chính do các cá nhân
hoặc bộ phận thẩm định
thực hiện.
- Báo cáo kết quả
thấm định để chuyển sang bộ phận có
thẩm quyền và quyết định cho vay.
3 - Quyết định
tín dụng
- Các tài liệu và thông tin
từ giai đoạn 2 chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định.
- Các thông tin bổ xung.
- Quyết định cho vay
hoặc từ chối của cá nhân hoặc hộ được giao quền
phán quyết.
- Quyết định cho vay hoặc từ chối.
- Tiến hành các thủ
tục pháp lý như ký
hợp đồng tín dụng,
các hợp đồng khác.
4 - Giải ngân
- Quyết định cho vay và
các hợp đồng liên quan.
- Các chứng từ làm cơ sở giải ngân.
- Thẩm định các chứng
từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
- Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi cho
khách hàng hoặc
chuyển trả cho đơn
vị cung cấp.
5 - Giám sát, thu
nợ và thanh lý
tín dụng.
- Các thông tin từ nội bộ
ngân hàng.
- Các báo cáo tài chính
theo định kỳ.
- Các thông tin khác.
- Phân tích hoạt động tài khoản, các báo cáo tài
chính, kiểm tra cơ sở
của khác hàng.
- Thu nợ
- Lái xét và xếp hạng
- Thanh lý tín dụng.
- Báo cáo kết quả
giám sát và đưa ra
các giải pháp xử lý.
- Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng.
Cách phân đoạn như trên tạo điều kiện cho việc xác định rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân định trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện. theo sơ đồ trên, các giai đoạn có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Giau đoạn thứ nhất tạo nguồn thong tin khởi đầu cho giao dịch của khách hàng với ngân hàng, hình thành những cơ sở pháp lý ban đầu cho quan hệ tín dụng sau này. Giai đoạn thứ hai đặc biệt quan trọng, bởi vì một khách hàng / khoản tín dụng được định hình và định tính thỏa đáng hay không chủ yếu là trong giai đoạn này. Tuy nhiên, có thể thấy giai đoạn quyết định tín dụng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng nhất trong quá toàn quá trình tín dụng. Ra quyết định tín dụng chính xác giúp cho nhà ngân hàng tránh được những bất trắc hoặc thiệt hại ngoài mong đợi có thể xảy ra sau này. Giai đoạn thực hiện khi ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng cho khách hàng. Đây là giai đoạn thể hiện hàng loạt các thao tác nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau tại ngân hàng. Tại các giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều và kết quả của giai đoạn ba và trình độ tác nghiệp và kiểm soát của nhân viên và nhà quản trị ngân hàng.
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Một khoản tín dụng chỉ được cấp một khi ngân hàng đã tin tưởng chắc chắn vào thái độ sẵn sàng trả nợ của khách hàng. Để có được một quyết định chính xác về việc cấp tín dụng ha không, ngân hàng phải phân tích hàng loạt các nguồn thông tin có liên quan, và nguồn sơ khởi đầu tiên có được là lấy từ hồ sơ đề nghị cấp tín dngj. Xét về mặt kinh tế, mặc dù quan hệ tín dụng chưa hình thành, nhưng đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để quan hệ tín dụng được thiết lập một cách lành mạnh. Xét về mặt thủ tục hành chính, thì đây là giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sư có nhu cầu về vốn tín dụng, cũng như chứng minh được tính hợp pháp về nhân than khách hàng và tính tự nguyện xin cấp tín dụng của khách hàng. Số lượng giấy tờ trong hồ sơ được lập ở giai đoạn này phụ thuộc và các yếu tố:
Loại khách hàng: Ngân hàng thường phân biệt hai nhóm khách hàng:
Khách hàng đã thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng hay khách hàng quan hệ lần đầu. Thông thường, khách hàng quan hệ lần đầu với ngân hàng cần phải cung cấp một số lượng đáng kể dữ liệu thông tin về bản thân.Tuy nhiên, loại chủ thể đề nghị cấp tín dungjcungx ảnh hưởng rất lớn đến số lượng giấy tờ trong hồ sơ tín dụng là cá nhân hay doanh nghiệp. Nếu khách hàng là cá nhân vấn đề sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với khách hàng là doanh nghiệp khi bàn về giấy tờ xác nhận tính pháp lý cua nhân thân khách hàng và tính hợp phaspcuar hành vi giao dịch với ngân hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, các giấy tờ loại này phụ thuộc vào loại hình tổ chức doanh nghiệp, như công ty tư nhân, hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hoặc công ty liên doanh, doanh nghiệp Nhà nước, Tổ hợp tác…
Loại và kỹ thuật cấp tín dụng: Mỗi loại hay kỹ thuật cấp tín dụng được áp
dụng trong hoàn cảnh cụ thể với những công cụ kiểm soát khác nhau, vì vậy lượng thông tin cũng thay đổi theo. Thông thường đối với loại kỹ thuật nào tiềm ẩn rủi ro cao, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin trong hồ sơ vay nhiều hơn.Các khách hàng còn khác nhau về độ tín nhiệm đối với ngân hàng. Vì vậy khách hàng có độ tín nhiệm chưa cao, hoặc kỹ thuật chưa an toàn thì ngân hàng sẽ áp dụng loại tín dụng bảo đảm.
Qui mô nhu cầu tín dụng: Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng còn phụ thuộc vào
quy mô nhu cầu về vốn tín dụng của khách hàng. Yêu cầu thông tin từ hồ sơ tín dụng sẽ tăng lên khi qui mô vốn tín dụng sẽ được cấp lớn hơn.
Những thông tin mà khách hàng phải cung cấp có thể phân chia thành bốn
nhóm như sau:
1. Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng.
Những tài liệu chunwngs minh khả năng hấp thụ vốn tín dụng và khả năng hoàn trả vốn tín dụng của khách hàng.
Những tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù.
Bên cạnh đó, luôn có giấy tờ đề nghị cấp tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng
đặc thù.
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
i - Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân như: giấy phép thành lập , đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc…, điều lệ hoạt động. Các giấy tơ này phải phù hợp với các quy định trong luật hiện hành.
ii - Giấy đề nghị vay vốn.
iii - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay trả nợ.
iv - Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất.
v - Hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ có liên quan đến sơ hữu tài sản đảm bảo.
vi - Các giấy tờ liên quan khác.
Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng h