Đề án Giải pháp tăng trưởng và phát triển tăng trưởng bền vững ở nước ta
Chừng giữa thế kỉ 20 và trong vài thế kỉ qua quan niệm và thực tiễn nổi bật trên thế giới là “ tăng trưởng kinh tế ”. Thời gian ấy được coi là “30 năm vinh quang hoặc 30 năm vàng “ ở châu Mĩ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nửa đầu những năm 1970, khi các nước Âu Mĩ tăng trưởng nhanh và liên tục thỉnh thoảng chỉ có trục trặc kinh tế hoặc khủng hoảng tình thế nhỏ, sớm được khắc phục. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế được đề cao, với nhiều tìm tòi và những phát triển có giá trị. Nhưng thực tế, vào cuối những năm cuối thế kỉ 20 bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế đem thì trong xã hội và môi trường nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm là ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch giàu nghèo, công bằng xã hội ngày càng gia tăng một câu hỏi đặt ra cho chính phủ các nước, các nhà hoạch định chính sách làm thế nào mà nền kinh tế vừa có tăng trưởng mà vẫn phát triển bền vững. bên cạnh “tăng trưởng kinh tế” thì nhiều khái niệm và quan điểm về “ phát triển và phát triển bền vững” ra đời tăng trưởng dã nhập vào phát triển như một bộ phận của phá triển. Tăng trưởng nặng về số lượng, phát triển coi trọng chất lượng tăng trưởng gần như chỉ là về kinh tế, phát triển bao quát hơn nhiều gồm khắp các mặt của đời sống xã hội. Vậy” phát triển và phát triển bền vững” là gì. Cho đến nay, giới khoa học trên thế giới có những câu trả lời khác nhau tuy không trái nhau mà về cơ bản gần nhau hoặc thống nhất với nhau trên một số điểm quan trọng là coi “phát triển và “phát triển bền vững” là quá trình qua đó một xã hội người cùng nhau phấn đấu đạt tới chỗ thoả mãn được các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản và hiện đại.” cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, hội nghị thượng đỉnh và một loạt các hội nghị chuyên đề về liên hợp quốc đưa ra và nhấn mạnh quan điểm và thực tiễn “phạt triển bền vững”. Lúc đầu quan niệm phát triển bền vững có phần nhấn mạnh hơn về giữ gìn môi trường hoặc công bằng xã hội hiện nay, quan niệm phát triển bền vững phổ biến trên toàn thế giới bao gồm ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, giữ gìn môi trường, công bằng xã hội. Cách đây vài năm giải thưỏng Nôbel được trao tặng cho một người Ấn Độ tên là Amartya Sen, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “phát triển là tự do”. Cuốn sách vạch ra nhiều vấn đề văn hoá, chính trị,kinh tế;trong đó nhấn mạnh tính chất bền vững của phát triển với ba khía cạnh: là tăng trương kinh tế, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường. Đặc biệt nhấn mạnh một chật lượng toàn diện của sự phát triển bộ sung nhiều khía cạnh dân chủ, tự do và khía cạnh phát triển của con người.