Đề án Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam

Trong cuộc sống luôn có những rủi ro có thể xảy ra như: rủi ro trong công việc, rủi ro về sức khỏe,rủi ro về tài chính,rủi ro về thiên tai,rủi ro về an ninh chính trị hay pháp luật quốc gia,rủi ro về tính mạng .Tất cả các loại rủi ro này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống và bản thân của chúng ta. Một tai nạn nghề nghiệp cần được biết đến là rủi ro trong thanh toán.Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng là một trong số các loại rủi ro thường thấy trong hoạt động xuất nhập khẩu và gây ảnh hưởng trầm trọng đến tài sản và khả năng tồn tại của doanh nghiệp.Ta thừa nhận rủi ro như là một hiện thực khách quan,vì nó độc lập ngoài tư duy của con người.Do vậy,rủi ro xảy ra luôn bất ngờ và khó lường trước nên cũng không thể khắc phục hoàn toàn tuyệt đối ,mà chúng ta chỉ có thể hạn chế những rủi ro và phòng ngừa những nguy cơ tìm ẩn sinh ra rủi ro,để có phương hướng giải quyết kịp thời và đúng đắn trong những trường hợp bất khả kháng. Vấn đề thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tưởng chừng như đơn giản.Song,trong thực tế,không ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta lâm vào tình trạng khó khăn khi thực hiện phương thức thanh toán này,dẫn đến việc thanh toán chậm,khiếu kiện kéo dài,có thể bị lừa và gây thiệt hại đến doanh nghiệp.Vậy làm sao có thể phòng ngừa và hạn chế những rủi ro khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn là một vấn đề lớn còn bỏ ngõ . Nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế những rủi ro khi thực hiện phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ,cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo,Thạc Sĩ.Ngộ Hồng Giang. Em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam” làm báo cáo thực hành đề án 1 năm học 2009-2010. Mục đích chính của đề tài này: 1. Tập trung nghiên cứu có hệ thống những vấn đề về tín dụng chứng từ và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ.Từ đó,làm cơ sở để đưa ra những phương hướng giải quyết rủi ro có hiệu quả 2. Tìm hiểu thực trạng và sai sót của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi thực hiện việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ 3. Đề xuất một số giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Sau đây,là kết cấu của đề án:  Chương 1: Tổng Quan Về Phương Thức Thanh Toán Bằng Tín Dụng Chứng Từ  Chương 2: Thực Trạng Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Việt Nam  Chương 3: Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Trong Phương Thức Thanh Toán Bằng Tín Dụng Chứng Từ Tại Các Doanh Nghiệp

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Tín Dung Chứng Từ Tín dụng chứng từ(Documentary Credit) thực chất là một cam kết của Ngân Hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu.Ngân hàng sẽ thay mặt người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu(hay người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người nhập khẩu(hay người hưởng lợi) ký phát trong khoản thời gian quy định và trong phạm vi số tiền đã cam kết trả,khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ hàng hóa phù hợp với điều kiện và điều khoản của cam kết mà người nhập khẩu đã yêu cầu Ngân Hàng trả tiền hộ Tùy theo tập quán,thói quen và thông lệ của từng nước mà tín dụng được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như:,Letter of Credit;Documentary Credit,..Ở Việt Nam tín dụng còn được gọi là tín dụng thư,tính dụng chứng từ,L/C…Dù được gọi như thế nào đi chăng nữa,thì bản chất của thư tín dụng vẫn là sự cam kết của ngân hàng phát hành đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ. Chữ “tín dụng” trong tín dụng chứng từ .Bản chất là sự tín nhiệm,được dùng theo nghĩa rộng.Chứ không phải là “Khoản tiền cho vay” mà nhiều người đã lầm tưởng,theo ngữ nghĩa thông thường của từ này.Khi mở thư tín dụng,trong trường hợp người nhập khẩu phải ký quỹ 100% số tiền của tín dụng,thực chất ngân hàng phát hành không cấp một khoản tín dụng nào cả,mà chỉ đơn giản là người nhập khẩu vay sự tín nhiệm của mình.Lời hứa trả tiền của ngân hàng thay thế cho lời hứa trả tiền của người nhập khẩu,bởi lẽ ngân hàng có sự tín nhiệm hơn người nhập khẩu Tuy hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở để hình thành tín dụng chứng từ.Nhưng khi tín dụng chứng từ được thiết lập,thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa,vì ngân hàng không cần nhìn hàng hóa mà chỉ xét các bộ chứng từ khi người xuất khẩu xuất trình,đây là nét đặt trưng của tín dụng chứng từ.Sự tồn tại và sự phù hợp của các bộ chứng từ với thời hạn tín dụng,tạo nền tảng cơ sở của tín dụng thư kèm chứng từ.Qua đó,hình thành những nguyên tắc tín dụng kèm chứng từ,mang một tầm quan trọng to lớn,bởi vì nó thể hiện thực chất và giá trị của hàng hóa Ngày nay,phương thức thanh toán bằng tính dụng chứng từ được sử dụng khá phổ biến.Bởi vì ngân hàng không chỉ là người trung gian,chi hộ,trả hộ tiền hàng cho người xuất khẩu,mà còn là người đại diện người nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu,nên bảo đảm cho bên xuất khẩu hoặc người hưởng lợi nhận được tiền tương ứng với hàng hóa đã giao dịch,đồng thời đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận được hàng hóa theo đúng như mong muốn của họ.Khi bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng,thì họ tin chắc rằng ngân hàng sẽ không thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu,nếu như họ giao hàng không đúng theo những điều kiện và điều khoản của hợp đồng.Còn bên xuất khẩu rất an tâm vì họ sẽ nhận được tiền khi giao hàng đúng theo hợp đồng đã ký kết Cơ Sở Pháp Lý(1) 1.2.1 UCP No 600 Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ(Uniform customs and practice for documentary credits-UCP).UCP do phòng thương mại quốc tế(the International Cham ber of Commerce) vào năm 1933.Để ngày càng phù hợp với thực tiển thương mại quốc tế từ lúc ra đời cho đến nay,UCP đã 7 lần sửa đổi vào các năm như sau: 1933  UCP No 82   1951  UCP No 131   1962  UCP No 222   1974  UCP No 290   1983  UCP No 400   1993  UCP No 500   2007  UCP No 600   Hiện nay,UCP được sử dụng trên 180 nước trên thế giới,năm 1962 lần đầu tiên UCP được dịch ra tiếng Việt.UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn,tùy ý các bên sử dụng quyền lựa chọn một trong sáu bản UCP.Tuy nhiên chỉ có bản UCP bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý.Tháng 12/2006 ICC ban hành UCP 600 có hiệu lực vào ngày 1/7/2007.UCP 600 là văn bản hiện hành.Khi sử dụng chỉ cần dẫn chiếu UCP 600 vào L/C,cụ thể:  1 Xem Thanh Toán Quốc Tế_Chủ Biên:Trầm Thị Xuân Hương,trang 191-199 Khi đã dẫn chiếu UCP vào L/C thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia.Ngoài các quy định cụ thể trong UCP 600,còn cho phép các bên sử dụng có quyền thỏa thuận thêm một số nội dung phù hợp với yêu cầu của mình nhưng phải ghi vào L/C,thẩm chí có nội dung nào trong L/C không sử dụng điều khoản nào của UCP 600 thì quy định cụ thể trong L/C Nhìn chung UCP 600 được xây dựng với hai nhóm chính sau đây: Nhóm quy định mang tình chất bắt buộc:đây là những nhóm quy định mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc cho phương thức này,nên mang tính chất bắt buộc cao,không được làm trái với những quy định bắt buộc.Chẳng hạn như: Loại L/C được quy định là không hủy ngang(điều 3 UCP 600) Hối phiếu không được ký phát cho người mở L/C(aplicant) mà ký phát cho ngân hàng mở L/C Ngân hàng mở L/C chỉ thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu xuất trình phải phù hợp với những điều khoản,điều kiện đã ghi trong tín dụng chứng từ và còn trong thời gian hiệu lực thanh toán L.C.Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ ngân hàng mở có quyền từ chối thanh toán Tiêu chuẩn kiểm tra bộ chứng từ theo điều 14-UCP 600 của các ngân hàng tham gia phương thức này thông thoáng hơn so với UCP 500 là kiểm tra bộ chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện đã ghi trong tín dụng và còn trong thời gian hiệu lực thanh toán của L/C.Nếu như chứng từ bất hợp lệ ngân hàng mở có quyền từ chối thanh toán L/C Thời gian có hiệu lực bắt buộc kiểm tra chứng từ và thanh toán L/C đối với các ngân hàng thanh toán theo quy định là 5 ngày làm việc sau khi nhận chứng từ,nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C. Trong trường hợp L/C quy định chuyển tải thì ngân hàng chỉ chấp nhận toàn bộ phương tiện vận tải qua các địa điểm phải thể hiện trên một vận đơn(điều 20 c UCP) Vận đơn phải thể hiện hàng được chuyên chở từ cảng đến cảng(port to port) Hóa đơn thương mại phải do người thụ hưởng tín dụng phát hành phải ghi bằng loại tiền phù hợp với tín dụng,mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong tín dụng(điều 18-UCP 600) ……….. Nhóm điều kiện không mang tính chất bắt buộc:Bao gồm một số điều khoản trong L/C cho phép lựa chọn.Tùy theo điều kiện và khả năng mà các bên tham gia bàn bạc thảo luận cụ thể mà lựa chọn và cụ thể hóa thành các điều khoản và điều kiện trong L/C.Điều này đã góp phần tạo nên sự ứng dụng phong phú và đa dạng của UCP 600 ngày càng phù hợp với xu hướng thương mại quốc tế.Chẳng hạn như: Về phạm vi,UCP 600 được áp dụng cho tất cả các loại L/C,nếu như những điều khoản nào UCP không đề cập đến,thì các bên được phép thỏa thuận trong L/C.Khi sử dụng UCP 600,có thể thỏa thuận khác hoặc trái với các quy định của UCP 600,miễn là thể hiện trong L/C.Hoặc không áp dụng một hoặc một số điều khoản của UCP 600 sẽ được thể hiện trong L/C.Cho phép các bên tham gia đồng thuận khác với UCP 600,nếu không sẽ áp dụng UCP 600. Số loại chứng từ xuất trình trong danh mục chứng từ yêu cầu xuất trình,số lượng của mổi loại,bản gốc hay bản sao được quy định tùy theo yêu cầu của bên xin mở L/C trong từng trường hợp cụ thể hoặc trừ khi có quy định khác. Hóa đơn thương mại không cần ký,nếu ký nên quy định rõ trong L/C hoặc trừ khi có quy định khác. Thời hạn xuất trình L/C cần phải được ghi rõ trong L/C thông thường là sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giao hàng.Nếu không quy định gì thì thời hạn xuất trình chứng từ là 21 ngày sau ngày giao hàng(chỉ áp dụng có ít nhất là một chứng từ vận tải) …………. Nhìn chung UCP 600 ra đời được hoàn thiện và phát triển trên nền tảng của UCP 500 nhằm phù hợp với thương mại quốc tế,tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình ứng dụng UCP 500. Có một số nội dung chủ yếu nổi bật của UCP 600 so với UCP 500 như sau: Theo điều 1,UCP 600được áp dụng cho bất cứ tín dụng chứng từ(tín dụng) bao gồm cả tín dụng dự phòng trong những chuẩn mực mà quy tắc này có thể áp dụng: UCP 600 tiếp tục sử dụng từ”ngân hàng” thay vì từ “các bên”tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ.Theo đóng góp ý kiến 27 quốc gia,tuy nhiên không cản trở các tổ chức ngân hàng có thể phát hành L/C nếu như các ngân hàng nhận L/C do các công ty khác ngân hàng phát hành.Điều này mở đầu cho việc tổ chức phi ngân hàng phát hành tín dụng sau này.UCP 600 thừa nhận việc thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ theo L/C một cách trực tiếp hay thông qua ngân hàng hay thông qua các tổ chức bưu điện,phát chuyển nhanh hoặc giao nhận ngoại thương.Như vậy,thư tín dụng sẽ không còn đơn thuần là một công cụ làm việc giữa các ngân hàng(Bank-to-bank instrument) Giải thích một số nội dung : UCP 600 tập trung làm rõ hơn các nội dung,điều 2 “Definitions”(định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Ngày làm việc của ngân hàng(banking days) là một ngày mà ngân hàng thường mở cửa tại nơi mà một hoạt động có liên quan đến các quy tắc này được thực hiện UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định”5 ngày làm việc ngân hàng”(five banking days) Xuất trình phù hợp nghĩa là một xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng,của các điều khoản có thể áp dụng của Quy tắc này và với thực tiễn ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tín dụng là một thỏa thuận,dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào,nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp. Thanh toán có nghĩa là :(honour) a)Trả ngay khi xuất trình,nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay. b)Cam kết trả tiền sau và trả tiền khi đáo hạn,nếu tín dụng có giá trị thanh toán về sau. c)Chấp nhận hối phiếu đòi nợ(“draft”) do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn,nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận. Thương lượng(Negotiation) là việc các ngân hàng chỉ định mua các hối phiếu đòi nợ(ký phát đòi tiền ngân hàng khác không phải là ngân hàng chỉ định)và/hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp,bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc ngân hàng mà vào ngày đó tiền phải được hoàn trả cho ngân hàng chỉ định. Việc chiết khấu thực hiện thời điểm nào,chiết khấu truy đòi hay không truy đòi không thuộc phạm vi điều chỉnh của UCP 600 mà là do người thụ hưởng và Ngân hàng thỏa thuận. Xuất trình nghĩa là việc chuyển giao chứng từ theo một tín dụng cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế. Người xuất trình là người thụ hưởng,ngân hàng hoặc bất cứ bên nào khác thực hiện việc xuất trình Theo UCP 600 địa chỉ của người yêu cầu mở thư tín dụng và người hưởng lợi tín dụng không nhất thiết phải giống như địa chỉ trong thư tín dụng hoặc trong bất kỳ chứng từ nào khác,tuy nhiên phải trong cùng nước và địa chỉ tương ứng quy định trong thư tín dụng(UCP 600) Các chứng từ vận tải có thể do bất cứ đơn vị nào phát hành kể cả Freight Forwarder.NVOCC…miễn là chứng từ vận tải phải đáp ứng yêu cầu của UCP. Theo UCP 600,ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi chấp nhận bộ chứng từ hợp lệ của họ. Chứng từ được xem là chứng từ gốc trong UCP 500 do hệ thống sao chụp tự động hóa hoặc điện toán hóa,còn trong UCP 600 chứng từ gốc là được viết,đánh máy,đục hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành, Trong UCP 500 chứng từ được coi là hoàn hảo khi có từ “đã bốc hàng”(on board), “hoàn hảo”(clean) nhưng trong UCP 600 không nhất thiết phải có từ”Hoàn hảo” UCP 600 quy định chi tiết thêm vấn đề xuất trình chứng từ,thông thường ngân hàng sẽ căn cứ vào ngày ghi trên”Bản gửi chứng từ” để xác định ngày xuất trình chứng từ,nếu xuất trình hết hiệu lực thì ngân hàng sẽ từ chối.Vì vậy,ngân hàng chỉ định phải gửi cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận để giải trình rằng xuất trình chứng từ được thực hiện trong giới hạn thời gian hiệu lực L/C. Nguyên tắc làm việc của ngân hàng là chỉ xem xét nội dung ghi trên bề mặt của chứng từ xuất trình.Cụm từ “trên bề mặt”(on its face) trước đây được lý giải rất máy móc thẩm chí một số nội dung ghi ở mặt sau giấy đều bị bỏ qua,dẫn đến cách xử lý rất tùy tiện,chữ ký hội trên vận đơn hay trên bảo hiểm đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm thì được chấp nhận,trong khi nội dung khác cũng của các chứng từ lại bị bỏ qua,nên dẫn đến bất hợp lệ.Quan điểm mới tỏ ra thoáng hơn và đúng đắn hơn,buộc người kiểm tra phải xem xét toàn bộ nội dung ghi trên chứng từ xuất trình. Cũng theo nhận định trên,ngân hàng chỉ quan tâm đến chứng từ nào được xuất trình theo thư tín dụng.Gặp ghi chú nào dẫn chiếu đến những chứng từ không được yêu cầu xuất trình,người kiểm tra sẽ chấp nhận ghi nguyên mẫu ghi chú này không cần tìm hiểu xa hơn. Các đơn vị trung gian vận chuyển(freight forwarder) theo UCP 600 được phép phát hành vận đơn đường biển với tư cách chủ tàu hay đại lý cho chủ tàu,điều mà UCP 500 trước đây cấm đoán vì vận đơn họ sử dụng(thru B/L,house B/L,blank back B/L) không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa Mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại chỉ cần phù hợp với những mô tả trong thư tín dụng và không mâu thuẩn với mô tả trên các chứng từ khác.Trước đây,mô tả trên hóa đơn phải phản ánh đúng từng chữ với mô tả trong thư tín dụng.Nhằm giảm bớt những cứng nhắc khi kiểm tra chứng từ,các lỗi chính tả trong địa chỉ các bên mua bán sẽ dễ dàng bỏ qua 1.2.2 URR No 525 Quy tắc thống nhất về bồi hoan chuyển tiền giữa các ngân hàng theo ín dụng chứng từ(Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits NO -525),ICC ban hành vào tháng 12 năm 1996,trên tinh thần cụ thể hóa điều 19 của UCP 500,CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 1/1/1996.Ở Việt Nam bắt đầu thực hiện kể từ ngày 1/7/1996. URR No -525 được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thành toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán,ngân hàng xác nhận,hoặc ngân hàng chiết khấu…Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ,sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác-gọi là ngân hàng hoàn trả tiền.Quy tắc URR -525 ra đời nhằm phân chia quyền hạn trách nhiệm giữa các ngân hàng,đồng thời tránh trường hợp các ngân hàng chiếm dụng vốn lẫn nhau. 1.2.3 e-UCP Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử,kỹ thuật sử lý thương mại điện tử trong tín dụng chứng từ đã được ICC đề cập trong cuộc họp ngày 24/5/2000 tại Paris.Sau hơn 18 tháng nổ lực thực hiện ICC cho ra đời văn bản bổ sung e-UCP-được coi là UCP 500.1 có hiệu lực kể từ tháng 2/2002.Để phù hợp với UCP 600,ICC ban hành e.UCP Cần phải hiểu rõ là e.UCP không phải là bản sửa đổi UCP mà là phụ lục bản của UCP.Nó mang tính bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn UCP,được sử dụng trong trường hợp L/C quy định xuất trình chứng từ điện tử và kể cả chứng từ truyền thống bằng văn bản,góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin 1.2.4 ISBP-681 Văn bản về thực kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ(international Standard Banking Practice for examination of documents under documentary credits-ISBP 645,được bổ sung sửa đổi theo UCP 600,do ICC phát hành tháng 4/2007 có hiệu lực cùng thời điểm với UCP 600. Về cơ bản ISBP 681 không thay đổi nhiều so với ISBP 645 bỏ những nội dung đã đưa vào UCP 600,hoặc không còn phù hợp với UCP 600,sử dụng các thuật ngữ thống nhất với UCP 600.ISBP 681 bao gồm 185 nội dung được chắc lọc kinh nghiệm thực tiễn quý báu về kiểm tra chứng từ cảu các ngân hàng thương mại trên thế giới,đồng thời phù hợp với tinh thần sửa đổi của UCP 600.Có thể nói ISBP 681đã hệ thống hóa và hoàn thiện một cách đầy đủ các vấn đề vướng mắc về cách sử lý chứng từ trong thời gian vừa qua,giải quyết các trường hợp UCP 600 chưa đề cặp đến,hoặc đề cặp đến nhưng chưa đầy đủ;các quy định về UCP được vận dụng với tập quán của mỗi nước khác nhau,nên UCP đôi lúc giải quyết chưa trọn vẹn,thỏa đáng quyền lợi của các bên tham gia. ISBP ra đời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong quá trình kiểm tra chứng từ của ngân hàng,với mục đcí kiểm tra nhằm tìm ra những dấu hiệu gian lận hay lừa đảo từ phía nhà xuất khẩu,mà đôi khi gây không ít những khó khăn cho khách hàng với những thủ tục phiền hà của ngân hàng.Điều này có thể đi ngược lại với nguyện vọng của UCP là đảm bảo an toàn và nhanh chóng trong thanh toán. 1.2.5 Một số văn bản pháp lý khác Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như:Incoterms 2000,luật hối phiếu..và tập quán hoạt động thương mại quốc tế.Trên thực tế tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng,cũng như tập quán kinh doanh của từng ngân hàng…. 1.3 Nội dung chủ yếu của tín dụng chứng từ 1.3.1 Số hiệu của L/C: Nhằm để tạo điều kiện thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình thực hiện giao dịch thư từ,hay điện tín liên hệ đến việc thực hiện L/C ,hoặc để ghi vào các chứng từ liên hệ trong bộ chứng từ thanh toán của L/C(như Hối phiếu có ghi tín dụng số…) nên mổi L/C đều phải có số riêng(credit No) Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu,cam kết thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi.Đây là nội dung rất quan trọng trong việc tham chiếu luật lệ khi giải quyết những xung đột,tranh chấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 123.doc
  • docLOI NOI DAU_MUC LUC.doc