Đề án Phân tích những mặt thuận lợi và mặt hạn chế của du lịch Việt Nam khi tham gia vào tổ chức du lịch thế giới và một số kiến nghị, giải pháp

Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ kỹ thuật ngày một phát triển không ngừng đã tạo điều kiện để kinh tế thế giới phát triển nhanh hơn bao giờ hết do đó các quốc gia có xu hướng ngày càng xích lại gần nhau để tận dụng lợi thế để cùng nhau phát triển quá trình toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các quốc gia đặc biệt là các nước có nền kinh tế chậm phát triển và kém phát triển thì thách thức khi hội nhập vào nền kinh tế lại càng lớn. Mỗi một nghành mỗi một lĩnh vực đều có thể tham gia vào các tổ chức khác nhau trên thế giới, đặc biệt là tổ chức đứng đầu của ngành mình trên thế giới để mở rộng quan hệ hợp tác, để tạo cơ hội phát triển và nâng cao vai trò của ngành mình trên thế giới. Cũng như mọi ngành mọi lĩnh vực nói chung và lĩnh vực Du lịch nói riêng Du lịch Việt Nam tham gia vào tổ chức Du Lịch Thế giới là một tất yếu khách quan của quy luật hội nhập để phát triển. Tổ chức Du Lịch Thế giới WTO là tổ chức lớn nhất toàn cầu trong lĩnh vực Du lịch, vai trò và sự ảnh hưởng của tổ chức Du Lịch Thế giới rất lớn đối với nghành Du lịch toàn cầu. Do đó sự tham gia của Du lịch Việt Nam vào tổ chức Du Lịch Thế giới là rất cần thiết có thể nói đây là một bước nhảy vọt của nghành Du lịch Việt Nam tạo điều kiên cho Du lịch Việt Nam dần dần khẳng định được vị thế Du lịch của mình trên thế giới, đây cũng là cơ hội để Du lịch Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác của mình với các thành viên khác của tổ chức Du Lịch Thế giới, mở rộng tuyên truyền và quảng bá Du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Vậy mục đích nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu về tổ chức Du Lịch Thế giới để biết được cơ cấu, các hoạt động và vai trò của tổ chức này đối với Du lịch trên toàn thế giới nói chung và đối với Du lịch Việt Nam nói riêng khi Việt Nam tham gia tổ chức này. Từ đó phân tích những mặt thuận lợi và mặt hạn chế của Du lịch Việt Nam khi tham gia vào tổ chức Du Lịch Thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cho ngành Du lịch Việt Nam khai thác được nhiều lợi thế hơn từ tổ chức Du Lịch Thế giới cho Du lịch Việt Nam để Du lịch Việt Nam ngày một phát triển hơn. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài này. Kết cấu đề án gồm ba phần: A. Lời mở đầu. B. Nội dung C. Kết luận.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5785 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích những mặt thuận lợi và mặt hạn chế của du lịch Việt Nam khi tham gia vào tổ chức du lịch thế giới và một số kiến nghị, giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI NÓI ĐẦU. Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ kỹ thuật ngày một phát triển không ngừng đã tạo điều kiện để kinh tế thế giới phát triển nhanh hơn bao giờ hết do đó các quốc gia có xu hướng ngày càng xích lại gần nhau để tận dụng lợi thế để cùng nhau phát triển quá trình toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các quốc gia đặc biệt là các nước có nền kinh tế chậm phát triển và kém phát triển thì thách thức khi hội nhập vào nền kinh tế lại càng lớn. Mỗi một nghành mỗi một lĩnh vực đều có thể tham gia vào các tổ chức khác nhau trên thế giới, đặc biệt là tổ chức đứng đầu của ngành mình trên thế giới để mở rộng quan hệ hợp tác, để tạo cơ hội phát triển và nâng cao vai trò của ngành mình trên thế giới. Cũng như mọi ngành mọi lĩnh vực nói chung và lĩnh vực Du lịch nói riêng Du lịch Việt Nam tham gia vào tổ chức Du Lịch Thế giới là một tất yếu khách quan của quy luật hội nhập để phát triển. Tổ chức Du Lịch Thế giới WTO là tổ chức lớn nhất toàn cầu trong lĩnh vực Du lịch, vai trò và sự ảnh hưởng của tổ chức Du Lịch Thế giới rất lớn đối với nghành Du lịch toàn cầu. Do đó sự tham gia của Du lịch Việt Nam vào tổ chức Du Lịch Thế giới là rất cần thiết có thể nói đây là một bước nhảy vọt của nghành Du lịch Việt Nam tạo điều kiên cho Du lịch Việt Nam dần dần khẳng định được vị thế Du lịch của mình trên thế giới, đây cũng là cơ hội để Du lịch Việt Nam có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác của mình với các thành viên khác của tổ chức Du Lịch Thế giới, mở rộng tuyên truyền và quảng bá Du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Vậy mục đích nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu về tổ chức Du Lịch Thế giới để biết được cơ cấu, các hoạt động và vai trò của tổ chức này đối với Du lịch trên toàn thế giới nói chung và đối với Du lịch Việt Nam nói riêng khi Việt Nam tham gia tổ chức này. Từ đó phân tích những mặt thuận lợi và mặt hạn chế của Du lịch Việt Nam khi tham gia vào tổ chức Du Lịch Thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cho ngành Du lịch Việt Nam khai thác được nhiều lợi thế hơn từ tổ chức Du Lịch Thế giới cho Du lịch Việt Nam để Du lịch Việt Nam ngày một phát triển hơn. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài này. Kết cấu đề án gồm ba phần: Lời mở đầu. Nội dung Kết luận. Em xin chân thành cảm ơn thày giáo-Thạc sĩ-Đồng Xuân Đảm-khoa Du lịch-Khách Sạn- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã trực tiếp hướn dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này. MỤC LỤC Chương I: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổ chức Du lịch thế giới(WTO) và cơ cấu của WTO. Lịch sử hình thành và phát triển của WTO. Cơ cấu tổ chức của WTO. Thể lệ tham gia vào Tổ chức Du lịch thế giới. Chương II: Vai trò của WTO. Vai trò của WTO tại các khu vực. Vai trò của WTO trong thống kê các thông tin về du lịch. Vai trò của WTO trong phân tích kinh tế. Vai trò của WTO trong việc nghiên cứu thị trường Du lịch. Vai trò của WTO trong việc phát triển Du lịch bền vững. Chương III: Vai trò của WTO đối với Du lịch Việt Nam. Quá trình tham gia vào WTO. Những lợi thế do WTO mang lại cho Du lịch Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực. Thống kê. Tài trợ tài chính và các dự án đạc biệt. Phân tích kinh tế và nghiên cứu thị trường. Phát triển bền vững. Chương IV: Những tồn tại của ngành Du lịch Việt Nam và những biện pháp khắc phục. Những tồn tại. Những biện pháp khắc phục. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC DU LỊCH THẾ GIỚI (WTO) VÀ CƠ CẤU CỦA WTO. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của WTO TỔ CHỨC DU LỊCH THẾ GIỚI tiền thân là tổ chức liên hiệp quốc tế các tổ chức quảng bá Du Lịch. Thành lập năm 1925 tại HAGUE, HÀ LAN. Nó được đổi tên thành liên hiệp quốc tế các tổ chức Du Lịch (IUOTO) sau thế chiến thứ II và chuyển tới Geneve. IUOTO là tổ chức chuyên môn phi chính phủ. Thành viên của tổ chức Du Lịch Thế giới lúc đông nhất lên tới 109 tổ chức du lịch quốc gia và 88 thành viên trong đó bao gồm cả tổ chức cá nhân và nhà nước. Khi mà Du Lịch đã phát triển và trở thành một phần quan trọng trong đời sống hiện tại, thì WTO ngày càng mở rộng nên chính phủ của các quốc gia ngày càng quan tâm đến tổ chức này. Hoạt động của nó bao gồm toàn bộ phạm vi từ cơ sở hạ tầng tới luật lệ trong Du lịch. Từ giữa thập kỷ 60 rõ ràng cần những công cụ hiệu quả hơn để điều chỉnh cho sự phát triển du lịch đúng hướng và cung cấp cho ngành Du lịch công cụ quản lý liên chính phủ đặc biệt những thiết bị liên quan tới hoạt động của ngành Du Lịch và tổ chức. Năm 1967, IUOTO đã chấp nhận một giải pháp chuyển thành một tổ chức liên chính phủ được quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến Du Lịch trên toàn cầu và liên kết hợp tác với các tổ chức có thẩm quền khác đặc biệt là một số tổ chức liên hợp quốc khác như WHO, UNETCO, ICAO. Một sự gợi ý với mục đích trên đã được thông qua vào tháng 12 năm 1969 bởi đại hội đồng Liên Hợp Quốc nơi đã được ghi nhận mang tính quyết định và vai trò chính của sự thay đổi mà IUOTO sẽ hoạt động trên lĩnh vực Du Lịch thế giới trong phạm vi của liên hiệp quốc. IUOTO đã đổi tên thành tổ chức Du Lịch Thế giới (WTO) và đại hội đồng WTO đầu tiên diễn ra tại Marid tháng 5 năm 1975 trụ sở chính đặt tại Madrid theo lời mời của chính phủ Tây Ban Nha. Năm 1976, WTO đã trở thành một đại diện chính của chương trình phát triển của liên hiệp quốc(UNDP) và năm 1997 một thoả thuận hợp tác chính thức đã được ký với Liên hợp quốc. Từ đó đã tăng số hội viên cũng như ảnh hưởng của nó đến Du Lịch thế giới tiếp tục tăng lên. Cho đến năm 1997 thành viên của WTO bao gồm 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và hơn 350 chi nhánh, đại diện chính quền địa phương, cá nhân, hiệp hội du lịch và viện nghiên cứu giáo dục. 1925: Đại hội quốc tế các hiệp hội vận chuyển Du Lịch tại Hague-Hà Lan. 1934: Liên hợp quốc tế các tổ chức tuyên truyền Du Lịch được thành lập tại Hague. 1947: IOTPO được phục hồi được xem là liên hiệp các tổ chức Du Lịch. 1967: Theo khởi xướng của IUOTO công bố năm 1967 là năm Du Lịch Quốc Tế. 1970 cải tiến IUOTO đồng ý lập nên WTO. 1975: Đại hội đồng WTO đầu tiên diễn ra tại Madrid. 1976: Văn phòng WTO chuyển từ Geneve về Madrid. 1977:Đại hội đồng diễn ra tại Terrenoliuos,Tây Ban Nha. 1979: Đại hội đồng diễn ra tại Torremolinos, Tây Ban Nha. 1979 Ngày Du Lịch thế giới được tạo ra và lấy ngày 27/9 hàng năm làm ngày Du Lịch Thế Giới. 1980 WTO triệu tập hội thảo Du Lịch thế giới tại Manila. tuyên bố Manila về Du Lịch đã được nhất trí. 1981: Đại hội đồng WTO đã diễn ra tại Rome, ý. 1982: Hội thảo Du Lịch thế giới được tổ chức tại Acpulco, nhiều tài liệu đã được thông qua. 1983: Đại hội đồng WTO diễn ra tại New Delhi, Ân Độ. 1985: Quyền bỏ phiếu và những bộ luật Du Lịch được thông qua tại Sigia, Bulgairia. 1987: Đại hội đồng WTO diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha. 1989: Đại hội đồng WTO diễn ra tại Paris, Pháp. 1991:Đại hội đồng diễn ra tại Buens Ariaes, Achentina. 1991:Hội thảo thanh niên Thế giới diễn ra tại New dehi, ấn Độ. 1993: Đại hội đồng WTO diễn ra tại Bali, Indo. 1995: Đại hội đồng WTO diễn ra tại Leiro, Hilạp. 1996: Hội thảo WTO lần hai về, thành lập chính sách Du Lịch thông qua tuyên bố Bali về Du lịch tại BaLi, Ân Độ. 1997: Đại hội đồng WTO diễn ra tại ISTANBUL, Thổ nhĩ Kỳ. 1999: Đại hội đồng diễn ra tại Santiago, Chile. 2. Cơ cấu tổ chức của WTO SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA WTO Đại hội đồng Là cơ quan tối cao của WTO, cơ quan này họp 2 năm một lần để thông qua những vấn đề về ngân sách và chương trình làm việc, thảo luận những vấn đề liên quan đến Du Lịch. Nhiệm kỳ của tổng thư ký là 4 năm, tổng thư ký được bỏ phiếu của đại diện thành viên đầy đủ và thành viên hiệp hội, các thành viên khác và các tổ chức quốc tế tham gia với tư cách là quan sát viên. Hội đống chấp hành (Ban chấp hành WTO) Chịu trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện công việc và thu ngân sách. Họp 2 năm một lần và được bầu theo tỉ lệ 1/5 của thành viên đầy đủ (chính thức) Tổ chức thành viên và chi nhánh tham gia ban chấp hành WTO với tư cách quan sát viên. Uỷ ban vùng Có sáu uỷ ban vùng: Châu Phi, Châu Mỹ, Đông á Thái Bình Dương, Châu Âu, Trung Đông và Nam á. Uỷ ban này họp ít nhất mỗi năm một lần và được bầu với thành viên đầy đủ và thành viên khác trong vùng, các chi nhánh tham gia với tư cách là quan sát viên. Các uỷ ban Các uỷ ban chuyên môn của WTO tư vấn về cách quản lý và nội dung trương trình hoạt động cho các thành viên. Các uỷ ban này bao gồm: uỷ ban lập chương trình, tài chính ngân sách, thống kê, môi trường, chất lượng và giáo dục. Ban bí thư Người đứng đầu ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức Du Lịch Thế giới là tổng thư ký, Tổng thư ký có nhiệm vụ giám sát chỉ đạo công việc chính của ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức Du Lịch Thế giới đối với các đại diện của mình ở các vùng. Hội đồng tư vấn của các thành viên gặp nhau mỗi năm ít nhất một lần để giới thiệu người vào ban ban bí thư. Ngoài ra ban thư ký còn bao gồm cả đại diện của văn phòng Châu á-Thái Bình Dương ở OSAKA. 3. Thể lệ tham gia vào tổ chức Du Lịch Thế giới . Tổ chức Du Lịch Thế giới có ba loại thành viên: thành viên chính thức là tất cả các quốc gia có chủ quyền đều có thể tham gia, thành viên liên kết là các lãnh thổ hoặc các nhóm lãnh thổ được nhà nước chủ quyền cho phép tham gia, tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ chuyên nghành Du lịch và các tổ chức thương mại hoặc các hiệp hội có hoạt động liên quan đến mục đích của tổ chức Du Lịch Thế giới đều có thể là thành viên chi nhánh. CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA WTO. WTO là một tổ chức du lịch thế giới lớn nhất toàn cầu nó có vai trò chính là thúc đẩy sự phát triển chung của du lịch toàn cầu 1. Vai trò của WTO tại các khu vực Các đại diện của WTO tại mỗi vùng có trách nhiệm hướng dẫn quản lý các quốc gia thuộc khu vực mình quản lý phát triển Du Lịch theo hướng phát triển bền vững có sức hấp dẫn thu hút đối với khách Du Lịch và đạt hiệu quả cao. Mỗi vùng châu phi, châu Mỹ, Đông á Thái Bình Dương, Châu Âu, Trung Đông và Nam á được sự quan tâm chỉ dẫn đặc biệt của các uỷ ban tại vùng. Trụ sở chính của WTO đặt tại Madrid, Tây Ban Nha. Các đại diện của WTO tại mỗi vùng có quan hệ trực tiếp thường xuyên với các nước thành viên tại vùng nó có vai trò quan trọng trong phát triển Du lịch tại vùng hơn là đại diện của WTO tại vùng. Họ gặp các cơ quan đầu ngành Du Lịch của các nước thành viên trong khu vực để hướng dẫn giúp đỡ những vấn đề liên quan đến du lịch và phân tích các vấn đề vướng mắc về du lịch và tìm cách giúp đỡ. Các uỷ ban đại diện này có vai trò liên lạc giữa các cơ quan thẩm quyền về du lịch của các quốc gia với tổ chức liên hiệp quốc để cùng nhau hành động tạo ra các kế hoạch phát triển đặc biệt. Tổ chức các hội nghị hội thảo chuyên đề có tính đặc biệt xác thực đối với mỗi quốc gia như khuyến khích phát triển Du Lịch như ở Mexico, hoặc tại Kazacstan Tổ chức Du Lịch Thế giới đã tổ chức hội nghi khu vực với sự tham gia góp ý của một số nước trên một số vấn đề để một số nước học tập trao đổi kinh nghiệm của nhau việc làm đó có tính toàn cầu như sự an toàn và yên ổn khu vực đông Âu hoặc luật hàng không và chính sách Du Lịch trong các nước Caribe. Các uỷ ban của tổ chức Du Lịch Thế giới đại diện và thay mặt cho WTO tại quốc gia thậm chí là các vùng du lịch. Họ còn giúp đỡ một cách đạt hiệu quả bình đẳng giửa các cơ quan tổ chức du lịch và ban ngành khác của chính phủ và dân địa phương. Tất cả các hoạt động đó nhằm thiết kế cho các cơ quan chức năng du lịch của các quốc gia càng ngày càng phát triển du lịch ở trong nước, đồng thời du lịch trong khu vực cũng được cải thiện. Regional commission meeting(Hội nghị gặp gỡ vùng) Sáu đại diện của 6 vùng gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần để thảo luận các hoạt động của tổ chức và đưa ra các hoạt động trong tương lai. Trong sự trao đổi giữa các quốc gia và các hội viên đưa ra các ý kiến thảo luận, bàn về chủ đề du lịch. Có sự tham gia của các chuyên gia Du lịch hàng đầu của các khu vực. Hội thảo năm 2000 bàn về các vấn đề trong đó có vấn đề bàn về phát triển du lịch tư nhân xã hội ở Châu á, Marketing châu phi như là điểm đến, hệ thống quản lý chất lượng ở trung đông, du lịch vận chuyển hàng không ở Châu âu, chiến lược khuyến khích đầu mối du lịch ở Châu mỹ. 2. Vai trò của WTO trong thống kê các thông tin về Du lịch Du Lịch chứng tỏ rất quan trọng trong nền kinh tế và sự thống kê chung về du lịch trên toàn thế giới là công việc của WTO nó biết rõ các chính phủ, các công ty du lịch tư nhân, các hãng, các trường học và người trung gian nhận thấy rằng WTO là tổ chức quốc tế hoàn chỉnh nhất về các dự báo và các số liệu thống kê về du lịch toàn cầu là rất xác thực và đáng tin cậy. Tổ chức Du Lịch Thế giới đưa ra các tiêu chuẩn Quốc Tế cho hệ thống đo lường chất lượng dịch vụ và các báo cáo chuẩn. Nó giới thiệu các thống kê du lịch chuẩn và được Liên Hiệp quốc công nhận năm 1993 và được các quốc gia trên toàn thế giới công nhận và thi hành, quy định ngôn ngữ thống kê du Lịch phổ biến chung theo các vùng để so sánh sự thành công của các đối thủ cạnh tranh. Thống kê du lịch, phân tích và dự báo về tình hình du lịch được thông qua các ấn phẩm hàng năm của các ấn phẩm xuất bản chuyên môn trong đó bao gồm: Niên giám thống kê về du Lịch hàng năm. Bảng thống kê du lịch. Biểu du lịch( 3 năm một lần). Bảng thống kê của WTO được chia ra thành từng nhóm dữ liệu nhằm cung cấp một cách nhanh nhất cho các thành viên, thông tin thường xuyên về mọi khía cạnh của du lịch như: Sự đến, sô tiền đã trả, ở lại qua đêm, phương thức vận chuyển, độ dài thời gian lưu lại, tiêu dùng du lịch và nguồn gốc của khách du lịch. Cơ sở dữ liệu có liên quan của thống kê du lịch của tổ chức và tài liệu điện tử của thị trường du lịch vùng được xếp thành những sơri và có thể tra cứu bất cứ khi nào trên trang web của WTO là www.world-tourism.org Những phục vụ đó dựa trên nguyên tắc trả phí nhưng đối với các thành viên được miễn phí và giá giảm một nửa cho các hội viên. Vai trò của WTO phân tích kinh tế. Hàng năm tổ chức Du Lịch Thế giới tổ chức nghiên cứu và đo lưòng chính xác sự tác động của Du lịch vào nền kinh tế toàn cầu để thấy được vai trò vị trí của nó trong nền kinh tế thế giới. Tổ chức Du Lịch Thế giới có nhận xét rằng sau chiến tranh thế giới thứ II, nhất là từ năm 1950 Du lịch thế giới hồi phục và phát triển với nhịp độ tăng trưởng mỗi năm trung bình là 7,2% về lượng khách ; 12,3% về thu nhập. Lượng khách Du lịch quốc tế năm 1950 đạt 25 triệu thì năm 1996 đã lên tới trên 590 triệu; Năm 1950 thu nhập từ Du lịch thế giới đạt 2.1 tỷ USD thì năm 1996 đạt 423 tỷ USD. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng có bị giảm đi, nhưng những năm cuối của thập kỷ 80 thị trường Du lịch thế giới vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,7% về lượng khách Du lịch quốc tế và 17,2% về thu nhập Du lịch. Thu nhập từ Du lịch thế giới đã tăng nhanh hơn thu nhập từ thương mại trong những năm 80 và hiện nay đang chiếm một tỷ lệ cao hơn trong giá trị xuất khẩu của tất cả các lĩnh vực khác, trừ lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí và chế tạo xe hơi. Ngày nay trên thế giới, Du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh, trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia và ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế thế giới. Do hiệu quả nhiều mặt của hoạt động Du lịch, các nước đều tập trung đẩy mạnh phát triển nghành Du lịch, coi Du lịch là nghành kinh tế mũi nhọn, đứng hàng đầu hay hàng thứ hai, thứ ba trong nền kinh tế, nhằm tăng nguồn thu ngân sách, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, tạo công ăn việc làm, tuyên truyền đối ngoại và giáo dục truyền thống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc...Nhiều nước đã thành công trong quá trình phát triển đất nước nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ trong đó có Du lịch. 4. Vai trò của WTO trong việc nghiên cứu thị trường du lịch Tổ chức Du Lịch Thế giới thực hiện nghiên cứu ở mỗi vùng cho biết rằng khách Du lịch sẽ tăng lên trong tương lai như thế nào. Tổ chức Du Lịch Thế giới đưa ra dự báo Du lịch cho mỗi vùng trên thế giới với bảy ấn phẩm dự báo trên toàn cầu về xu hướng phát triển của Du lịch thế giới đến năm 2010 trong đó có một bản dự báo mới về xu hướng của Du lịch thế giới đến năm 2020. Nghiên cứu thị trường về sự tiêu dùng trong Du lịch, đặc biệt là các khuyến khích tiêu dùng được tiến hành bởi tổ chức Du Lịch Thế giới và báo cáo công bố hàng năm về tài chính, kế hoạch marketing của quản lý Du lịch quốc gia. 5. Vai trò của WTO trong việc Phát triển du lịch bền vững Theo nghiên cứu của tổ chức Du Lịch Thế giới thì các điểm Du lịch mới được mở ra phải tạo ra sức hấp dẫn đối với khách Du lịch phải có chính sách phát triển phù hợp đảm bảo lợi ích trong phát triển Du lịch mà không ảnh hưởng hư hại đến môi trường tự nhiên, văn hoá-xã hội địa phương và người dân sống tại địa phương phải được hưởng lợi tù việc phát triển Du lịch này. CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM. I. QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO WTO Ngành du lịch Việt Nam được thành lập ngày 9/7/1960 theo nghị định 26/CP của chính phủ. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền, chiến tranh khốc liệt, nhiệm vụ ban đầu của du lịch là đáp ứng nhu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước. Quy mô của ngành lúc này còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị vật tư thiếu thốn, đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phục vụ. Vượt lên những điều kiện khó khăn ấy, ngành du lịch đã từng bước mở rộng ra nhiều cơ sở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An..., hình thành nên hệ thống Du lịch có thành phố, miền biển, miền núi có nhiều loại hình Du lịch. Nhờ những cố gắng này, trong suốt mười lăm năm liền (1960-1975) ngành Du lịch đã hoàn tốt nhiệm vụ chính trị được giao, phục vụ an toàn có chất lượng một lượng lớn khách của Đảng và Nhà Nước, các đoàn chuyên gia đến giúp đỡ Việt Nam, đồng thời đón tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân. Năm 1975, hoà cùng khí thế chung của đất nước thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ, tiếp quản, boả quản và phát triển các cơ sở Du lịch ở thành phố vừa giải phóng. Những năm tiếp theo, ngành đã đầu tư mở rộng, xây thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng tới thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ..., hình thành trên cả nước hệ thống các doanh nhiệp nhà nước về Du lịch trực thuộc tổng cục Du lịch và uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố quản lý. Tháng 6 năm 1978, tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc hội đồng chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành. Hoạt động trong điều kiện đất nước vừa trải qua chiến tranh giữ nước, đồng thời lại tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Nam và phía Bắc, ngành Du lịch Việt Nam cùng cả nước phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách mới. Ngành đã có nhiều cố gắng trong tổ chức đón tiếp và phục vụ vụ khách Du lịch quốc tế, đồng thời tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Du lịch Việt Nam sớm nhận ra sự cần thiết phải hội nhập với Du lịch Thế giới để tăng uy tín vị thế của mình trên trường Quốc tế, do đó Du lịch Việt Nam đã có bước đột phá là gia nhập tổ chức Du lịch Thế giới(WTO). Qua tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích những thuận lợi và khó khăn khi gia nhập vào WTO của ngành Du lịch Việt Nam thì thấy rằng ngành Du lịch Việt Nam nên tham gia vào tổ chức này mặc dù hàng năm chúng ta phải đóng một khoản phí không phải là nhỏ nhưng WTO là một tổ chức Du lịch hàng đầu Thế giới nó có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đối với ngành Du lịch trên phạm vi toàn cầu. Ngày 17/9/1981 tại hội nghị Đại Hội Đồng tổ chức Du lịch thế giới lần thứ tư diễn ra ở Italia, Du lịch Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức Du lịch Thế giới đây là một sự kiện trọng đại đối với ngành du lịch Việt Nam, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong việc hội nhập của Du lịch Việt Nam với Du lịch thế giới. Từ khi là thành viên chính thức của WTO Du lịch Việt Nam trong điều kiện khó khăn của mình đã cố gắng tham gia các
Luận văn liên quan