Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo dòng lịch sử cách mạng, cội nguồn chính sách và các tổ chức tiền thân của Bảo hiểm xã hội ở nước ta đã hình thành từ rất sớm; song hành và phục vụ đắc lực yêu cầu của các cuộc kháng chiến vĩ đại, giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng công nghiệp cũng như trong suốt thời kì kháng chiến cho đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, Chính phủ đã luôn luôn chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước, đi đôi với việc cải tiến tiền lương, Chính phủ đã ban hành các chế độ trợ cấp mà thực chất là chế độ BHXH, như chế độ trợ cấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp khi chết, đồng thời đã xây dựng nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà an dưỡng, điều dưỡng, nhà gửi trẻ Các chế độ và sự nghiệp có tính chất BHXH này tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng rõ rệt; đã giải quyết được một phần những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân, viên chức Nhà nước, làm cho anh chị em đẩy mạnh sản xuất và công tác. Các chế độ trợ cấp xã hội hiện hành đã và đang dần được bổ sung và cải tiến để phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, đồng thời, đáp ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân, viên chức Nhà nước. Các chế độ đãi ngộ về BHXH này chủ yếu dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến kích mọi người tăng cường kỉ luật lao động, đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực lượng lao động trong các nghành kinh tế quốc dân.
Một trong những nội dung quan trọng của BHXH là các chế độ BHXH. Chế độ BHXH là hệ thống các quy định của Nhà nước về mức hưởng, điều kiện hưởng; mức đóng, điều kiện đóng BHXH. Tùy theo từng trường hợp BHXH mà Nhà nước có các quy định khác nhau về các mức, các điều kiện này. Trong “Công ước 102” của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có quy định trợ cấp tối thiểu cho 9 nhánh chế độ BHXH là chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm thất nghiệp; chế độ chăm sóc y tế; chế độ tàn tật (ở Việt Nam còn gọi là chế độ mất sức lao động, nhưng với nghĩa khác); chế độ tử tuất; chế độ hưu trí, và chế độ chăm sóc gia đình (cho những người đông con). Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước trong từng giai đoạn, để có thể xây dựng, áp dụng các quy định này. Như đã nêu, ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Luật BHXH, đã thực hiện 6 chế độ trong 9 chế độ BHXH nêu trên. Trước năm 1995, nước ta cũng đã thực hiện 6 chế độ, trong đó có chế độ mất sức lao động, nhưng lại không có chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
39 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang - Tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
¯
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
PHSK
Phục hồi sức khỏe
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
ĐVT
Đơn vị tính
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
NSNN
Ngân sách Nhà nước
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình công tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai (2013- 2015) 15
Bảng 2.2: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn hạn và các chế độ dài hạn trong tổng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Kbang (2013 – 2015) 17
Bảng 2.3: Cơ cấu chi trả từ NSNN và từ Quỹ BHXH trong tổng chi các chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015) 18
Bảng 2.4: Công tác chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015) 22
Bảng 2.5: Công tác Chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai ( 2013 – 2015) 24
Bảng 2.6: Công tác chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015) 26
Bảng 2.7: Công tác chi trả chế độ tử tuất tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015) 27
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình công tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai (2013- 2015) 16
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn hạn và các chế độ dài hạn trong tổng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Kbang (2013 – 2015) 17
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi trả từ NSNN và từ Quỹ BHXH trong tổng chi các chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015) 19
Biểu đồ 2.4: Công tác chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015) 22
Biểu đồ 2.5: Công tác Chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai ( 2013 – 2015) 24
Biểu đồ 2.6: Công tác chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015) 26
Biểu đồ 2.7: Công tác chi trả chế độ tử tuất tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai ( 2013 – 2015) 28
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hoạt động của bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang 12
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo dòng lịch sử cách mạng, cội nguồn chính sách và các tổ chức tiền thân của Bảo hiểm xã hội ở nước ta đã hình thành từ rất sớm; song hành và phục vụ đắc lực yêu cầu của các cuộc kháng chiến vĩ đại, giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng công nghiệp cũng như trong suốt thời kì kháng chiến cho đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, Chính phủ đã luôn luôn chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước, đi đôi với việc cải tiến tiền lương, Chính phủ đã ban hành các chế độ trợ cấp mà thực chất là chế độ BHXH, như chế độ trợ cấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp khi chết, đồng thời đã xây dựng nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà an dưỡng, điều dưỡng, nhà gửi trẻ Các chế độ và sự nghiệp có tính chất BHXH này tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng rõ rệt; đã giải quyết được một phần những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân, viên chức Nhà nước, làm cho anh chị em đẩy mạnh sản xuất và công tác. Các chế độ trợ cấp xã hội hiện hành đã và đang dần được bổ sung và cải tiến để phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, đồng thời, đáp ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân, viên chức Nhà nước. Các chế độ đãi ngộ về BHXH này chủ yếu dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến kích mọi người tăng cường kỉ luật lao động, đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực lượng lao động trong các nghành kinh tế quốc dân.
Một trong những nội dung quan trọng của BHXH là các chế độ BHXH. Chế độ BHXH là hệ thống các quy định của Nhà nước về mức hưởng, điều kiện hưởng; mức đóng, điều kiện đóng BHXH. Tùy theo từng trường hợp BHXH mà Nhà nước có các quy định khác nhau về các mức, các điều kiện này. Trong “Công ước 102” của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có quy định trợ cấp tối thiểu cho 9 nhánh chế độ BHXH là chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm thất nghiệp; chế độ chăm sóc y tế; chế độ tàn tật (ở Việt Nam còn gọi là chế độ mất sức lao động, nhưng với nghĩa khác); chế độ tử tuất; chế độ hưu trí, và chế độ chăm sóc gia đình (cho những người đông con). Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước trong từng giai đoạn, để có thể xây dựng, áp dụng các quy định này. Như đã nêu, ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Luật BHXH, đã thực hiện 6 chế độ trong 9 chế độ BHXH nêu trên. Trước năm 1995, nước ta cũng đã thực hiện 6 chế độ, trong đó có chế độ mất sức lao động, nhưng lại không có chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Quy định các chế độ BHXH là những nội dung cốt lõi của bất kỳ hệ thống BHXH nào, trong đó quy định rõ ràng các quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH; quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chi trả các chế độ BHXH nên em đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI” cho bài đề án chuyên ngành của mình.
Do khả năng và mức độ hiểu biết về kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian có hạn và nghiên cứu thực tập đề án còn hạn chế, song được sự hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo, tập thể Bảo hiểm xã hội chi nhánh KBang – Gia Lai. Nội dung trình bày bài đề án ngoài lời mở đầu và kết luận thì theo bố cục 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHI TRẢ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI
Trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo, em sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, mong Cô hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Hiền và các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng và Quản trị kinh doanh tạo điều kiện giúp đỡ để em ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô.
Quy Nhơn, ngày tháng năm
Trần Thị Minh Hiếu
CHƯƠNG 1:
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHI TRẢ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết...trên cơ sở đóng góp quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện và sử dụng quỹ đó nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và an toàn xã hội. [5]
1.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội
Một là: Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
Hai là: Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc v.v... Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Ba là: Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
Bốn là: Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động v.v... Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.[5]
1.2. Bản chất và đối tượng của bảo hiểm xã hội
1.2.1. Bản chất của bảo hiểm xã hội
BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (Bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai sản v.v.... Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động.
Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:
Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.
Chăm sóc sức khoản và chống bệnh tật.
Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.[5]
1.2.2. Đối tượng và đối tượng tham gia của bảo hiểm xã hội
1.2.2.1. Đối tượng của BHXH
BHXH là một hệ thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm vì có các nguyên nhân như ốm đau tai nạn, tuổi già. Chính vì vậy, đối tượng của BHXH là phần thu nhập của người lao động bị biến động hoặc giảm, mất đi do gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra.
Đối tượng của BHXH không chỉ là các khoản thu nhập theo lương mà bao gồm các khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ cấp cho người lao động có nhu cầu đóng góp thêm để được hưởng mức trợ cấp BHXH.[5]
1.2.2.2. Đối tượng tham gia BHXH
Đối tượng tham của BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một khoản % nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của luật BHXH. Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó trong xã hội. Trong thời kì đầu khi triển khai BHXH ở hầu hết các nước chỉ áp dụng đối với những người làm công ăn lương để đảm bảo mức đóng góp ổn định, đảm bảo an toàn quỹ BHXH. Hiện nay khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng người lao động trong và ngoài doanh nghiệp Nhà nước tăng lên rất nhiều thì đối tượng tham gia BHXH và đối tượng của BHXH cũng được mở rộng ra. Vì vậy đối tượng tham gia của BHXH bao gồm:
Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: là người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH một cách bắt buộc với mức đóng và mức hưởng BHXH theo quy định của luật BHXH.
Đối tượng tự nguyện tham gia BHXH: áp dụng cả với người làm công ăn lương và người lao động không làm công ăn lương. Thường là do sự đóng góp của người lao động cùng với sự giúp đỡ của ngân sách Nhà nước.[5]
1.3. Hoạt động chi trả các chế độ của bảo hiểm xã hội
1.3.1. Khái niệm chế độ bảo hiểm xã hội
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó là những quy định chung, rất khái quát về cả đối tượng, phạm vi, các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra đối với BHXH. Việc ban hành các chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của toàn bộ kinh tế - xã hội. Chính sách này có thể biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật, hiến pháp song lại rất khó thực hiện nếu không được cụ thể hóa và không thông qua các chế độ BHXH.
Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Chế độ BHXH thường được biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật và dưới luật, các thông tư, điều lệ Tuy nhiên, dù có cụ thể đến đâu thì các chế độ BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mọi chi tiết trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Vì vậy khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH để đảm bảo tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH. [5]
1.3.2. Vai trò chi trả bảo hiểm xã hội
Chi trả BHXH là việc cơ quan BHXH trích ra một khoản tiền theo quy định từ quỹ BHXH để chi trả cho người lao động và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định.
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, chi trả các chế độ BHXH luôn được coi là trọng tâm của công tác chi trả BHXH. Bởi lẽ việc chi trả các chế độ BHXH này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhóm đối tượng nhạy cảm nhất trong xã hội. Đa số họ đều là những người đã cống hiến rất nhiều cho đất nước trong khi công tác. Và sau cả cuộc đời làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào khoản tiền trợ cấp BHXH. Vì vậy, công tác chi trả các chế độ BHXH có một vai trò rất quan trọng; ngoài việc nó chính là hoạt động cụ thể, thiết thực nhất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nó còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự cống hiến của họ cho xã hội. Ngoài ra công tác chi trả cho các chế độ BHXH còn có các vai trò khác, cụ thể như:
Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH. Vì vậy, tổ chức chi trả BHXH chính là thực hiện các chế độ BHXH, đảm bảo cho chính sách BHXH của quốc gia được thực thi; đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người lao động và mục đích của chính sách BHXH, của Nhà nước. Bởi suy cho cùng, mục đích cuối cùng của bất kì một Nhà nước nào khi thực hiện chính sách BHXH cũng là chi trả, trợ cấp cho người lao động khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình của họ.
Công tác chi trả các chế độ BHXH không những có ý nghĩa về mặt vật chất mà nó còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Vì việc chi trả các chế độ BHXH là chi trả cho những rủi ro, những sự kiện bảo hiểm xảy ra với người lao động và gây ra khó khăn nhất định đối với người lao động từ đó giúp họ vượt qua được khó khăn và an tâm trong cuộc sống.
Chi trả các chế độ BHXH có thể được chi trả một lần hoặc được tiến hành thường xuyên vì vậy nó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp khó khăn. Đồng thời quá trình thụ hưởng thường liên quan chặt chẽ với quá trình đóng góp trước đó. Vì vậy việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH có tác dụng rất lớn đối với cả người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH sẽ an tâm hơn trong cuộc sống từ đó tích cực lao động sáng tạo nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm cho người sử dụng lao động, làm tăng của cải cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Còn người lao động khi được hưởng trợ cấp BHXH sẽ có được cuộc sống ấm no, ổn định, càng thêm tin tưởng vào chính sách BHXH của Nhà nước.
Chi trả các chế độ BHXH chính là nội dung và cũng là mục đích hoạt động của quỹ BHXH. Nó còn đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối, có thu thì phải có chi.
Với những vai trò quan trọng như vậy, công tác chi trả các chế độ BHXH cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo cho quỹ BHXH không bị thâm hụt, muốn vậy việc chi trả trợ cấp cũng cần phải dựa trên những cơ sở khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, quốc gia. [5]
1.3.3. Nguyên tắc chi trả bảo hiểm xã hội
Một là: Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng.
Hai là: Bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
Ba là: Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện.
Bốn là: Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả.
Năm là: Chi trả các chế độ BHXH được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch.[5]
1.3.4. Phương tiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Việc chi trả trợ cấp BHXH có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: tiền mặt, séc, chuyển khoản, hiện vật hay dịch vụ Trong đó các phương tiện như tiền mặt, hiện vật và dịch vụ là những phương tiện được sử dụng chủ yếu đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì thường sử dụng các phương tiện như tiền mặt và chuyển khoản. Việc sử dụng phương tiện nào còn phụ thuộc vào việc sử dụng phương thức chi trả nào.[1]
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và mô hình tổ chức bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Kbang
Kbang là một huyện miền núi đông Trường Sơn. Toàn huyện có 14 xã, thị trấn, trong đó có nhiều dân tộc anh, em cùng chung sống trên địa bàn. Trình độ dân trí thấp, nền kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày. Đường giao thông đi lại chưa thuận tiện, nhất là vào mùa mưa. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Huyện Kbang có nhiều dân tộc sinh sống đan xen nhau trên địa bàn, nhưng hai nhóm cơ bản là cộng đồng dân cư người kinh chiếm số đông và cộng đồng dân cư bản địa. Theo số liệu thống kê tổng hợp năm 2013 với 36.274 lao động chiếm 57,28% thì trong 6 tháng đầu năm 2015 tốc độ tăng t