Đề án Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây

Cùng với sự phát triển không ngừng của cả nền kinh tế, tỉnh Hà Tây bằng nhiều biện pháp nhằn thu hút các nguồn vốn vào tỉnh đã cải thiện được vị trí xếp hạng của mình về khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh. Từ một ví trí cuối của bảng xếp hạng về thu hút đầu tư các tỉnh, tỉnh Hà Tây đã vươn lên top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số cạnh tranh cao nhất trong cả nước. Với hai năm cố gắng trong công tác xúc tiến đầu tư cũng như trong tất cả các ngành các cấp của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian tới liệu Hà Tây còn giữ được lợi thế cạnh tranh đó hay không, còn giữ được nhịp độ thu hút đầu tư vào tỉnh về cả quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư trong và ngoài nước vao tỉnh hay không? Liệu đầu tư vào Hà tây có bị bão hòa, các nhà đầu tư không còn để ý đến tỉnh Hà Tây nữa! xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hà Tây. Trong quá thực tập tại Trung tâm xúc tiến đầu tư – sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây. Em đã lựa chọn đề tài “Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây”

docx62 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển không ngừng của cả nền kinh tế, tỉnh Hà Tây bằng nhiều biện pháp nhằn thu hút các nguồn vốn vào tỉnh đã cải thiện được vị trí xếp hạng của mình về khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh. Từ một ví trí cuối của bảng xếp hạng về thu hút đầu tư các tỉnh, tỉnh Hà Tây đã vươn lên top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số cạnh tranh cao nhất trong cả nước. Với hai năm cố gắng trong công tác xúc tiến đầu tư cũng như trong tất cả các ngành các cấp của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian tới liệu Hà Tây còn giữ được lợi thế cạnh tranh đó hay không, còn giữ được nhịp độ thu hút đầu tư vào tỉnh về cả quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư trong và ngoài nước vao tỉnh hay không? Liệu đầu tư vào Hà tây có bị bão hòa, các nhà đầu tư không còn để ý đến tỉnh Hà Tây nữa! xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hà Tây. Trong quá thực tập tại Trung tâm xúc tiến đầu tư – sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây. Em đã lựa chọn đề tài “Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hà Tây” Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo và các Cô, Chú trong trung tâm nhưng do kinh nghiệm và trình độ của bản thân nên bài đề án còn nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo và ban cán bộ trong Trung tâm xúc tiến đầu tư – sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Lê Huy Đức đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành báo cáo. Chương I. Vai trò của vốn đầu tư trong phát triển kinh tế ở tỉnh Hà Tây. I. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư. 1. Khái niệm vốn đầu tư. Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Đến lượt mình, vốn đầu tư vào tài sản cố định lại được chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm gia tăng thực tế tài sản cố định, đảm bảo bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực tế của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò kinh tế của vốn sửa chữa lớn tài sản cố định cũng như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng. Như vậy hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói một cách khác, đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại hình tài sản sản xuất. Hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết xuất phát từ 3 lý do. Thứ nhất là, do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm. Trái lại đối với tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm. Vì vậy, phải tiến hành đầu tư đề bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn và duy trì dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn tài sản sản xuất. Thứ hai là, nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải tiến hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động. Tức là, thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất. Thứ ba là, trong thời đại của tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều máy móc, thiết bị… nhanh chóng bị rơi vào trạng thái lạc hậu công nghệ. Do đó phải tiến hành đầu tư mới, nhằm thay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình. Tái sản xuất tài sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và có mối quan hệ ổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Tái sản xuất tài sản cố định và năng lực sản xuất mới, bao gồm 3 giai đoạn của một quá trình đầu tư thông nhất: Giai đoạn một – hình thành các nguồn, khối lượng và cơ cầu vốn đầu tư cơ bản; Giai đoạn hai – giai đoạn chính “chín muồi” của vốn đầu tư cơ bản và biến vốn đó thành việc đưa tài sản cố định và năng lực sản xuất mới vào hoạt động; Giai đoạn ba – hoạt động của tài sản cố định và năng lực sản xuất mới trong thời hạn phục vụ của chúng. Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục đích đầu tư và phương hướng hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp thường được thực hiện dưới dạng: cổ phiếu, tín phiếu,… Hình thức đầu tư này thường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp. 2. Phân loại vốn đầu tư. 2.1. Vốn đầu tư trong nước. Vốn đầu tư trong nước là vốn được huy động tư các nguồn, các thành phần trong nền kinh tế. Nói cách khác, là số vốn được huy động trong giới hạn lãnh thổ của một quốc gia. 2.1.1. Dầu tư của nhà nước. Đầu tư của nhà nước là số vốn được lấy từ ngân sách nhà nước để đầu tư. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư cho các hàng hóa công cộng như: an ninh quốc phòng, giao thông vận tải và chi trả để duy trì hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. 2.1.2. Đầu tư của người dân: là vốn do người dân bỏ ra để đầu tư nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân họ. - Đầu tư trực tiếp: người dân bỏ vốn ra và trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm về việc lỗ hay lãi của hoạt động đầu tư. Người dân có thề đầu tư theo các hình thức như: một cá nhân bỏ vốn ra hoặc góp vốn với một nhóm người khác để tiến hành sản xuất kinh doanh. - Đầu tư gián tiếp: hiện nay tại Việt Nam thị hình thức đầu tư này chủ yếu được thông qua mua bán cố phiếu trên thị trường cổ phiếu. Hoặc người dân có thể mua trái phiếu hay cho vay vốn… 2.2. Vốn đầu tư nước ngoài: là nguồn vốn được huy động từ ngoài nước để đầu tư vào trong nước. 2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là nguồn vốn do các công ty hay các cá nhân ở nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam và họ trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. 2.2.2. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Là nguồn vốn do các công ty hay các cá nhân đưa vốn vào nền kinh tế Việt Nam nhưng họ không trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh họ sẽ lấy lời từ việc chia cổ phần. 2.2.3. Vốn kiều hối. Là nguồn vốn do các kiều bào sống và làm việc ở nước ngoài mang ngoại tệ và công nghệ về nuớc. Họ có thể đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp. 2.3. Nguốn vốn viện trợ của các quốc gia và của các tổ chức phi chính phủ. 2.3.1. Viện trợ không hoàn lại. Là nguồn vốn do các quốc gia hay các tổ chức phi chính phủ viện trợ cho các quốc gia. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng nhưng sẽ với mục tiêu của các nhà viện trợ. Hay nói cách khác là họ sẽ hướng dẫn chúng ta đầu tư vào một khu vực của nền kinh tế hay đầu tư để nhằm vào mục tiêu nào đó và chúng ta sẽ làm theo điều đó. Điều quan trọng ở đây là khu vực và mục tiêu đó có phù hợp với chúng ta hay không, chúng ta có nên đầu tư hay không. Chính phủ sẽ phải thương lượng với các quốc gia và tổ chức viện trợ để tiếp nhận hay không tiếp nhận. 2.3.2. Viện trợ có hoàn lại. Là số vốn viện trợ của các tổ chức hay các quốc gia. Tuỳ vào các trường hợp, số vốn này chúng ta chỉ phải hoàn lại một phần hay hoàn lại với những ưu đãi về mặt lãi suất và thời gian. Nguồn vốn này chúng ta có thể đầu tư theo mục đích của chúng ta hơn so với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại. 2.4. Nếu đứng trên góc độ tính chất của hoạt động đầu tư thì vốn đầu tư được chia ra làm hai loại bao gồm: 2.4.1. Vốn đầu tư khôi phục. Là bộ phận vốn có tác dụng bù đắp các giá trị hao mòn của vốn sản xuất, đây chính là quỹ khấu hao (Dp). 2.4.2. Vốn đầu tư thuần thúy. Chính là phần tích luỹ để tái sản xuất mở rộng quy mô. Từ cách phân loại trên, có thể định nghĩa tổng vốn đầu tư là tổng giá trị xây dựng và lắp đặt thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định(kể cả xây dụng và lắp đặt thay thế). II. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế xã hội nói chung và với Hà Tây nói riêng. 1. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế. 1.1. Đánh giá dựa trên việc phân tích mô hình Harrod – Domar. Trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng kinh tế vào cuối những năm 30 đã xuất hiện một học thuyết kinh tế mới, đó là học thuyết kinh tế của J. Maynard Keynes. Khác với tư tưởng của các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, Keynes cho rằng, nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy một su hướng phát triển của nền kinh tế đưa mức sản lượng thực tế càng về gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt. Để có được sự chuyển dịch này thì đầu tư đóng vai trò quyết định. Khi nghiên cứu mô hình kinh tế do hai nhà kinh tế học là Harrod ở Anh và Domar ở Mỹ đồng thời đưa ra được dựa trên tư tưởng của Keynes, chúng ta đã biết một hệ số ICOR. Mô hình này cho rằng, đầu tư của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho đơn vị đó. Nều gọi đầu ra là Y và tốc độ tăng trưởng của đầu ra là g, có nghĩa là g=∆Y/Y Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy là s trong GDP sẽ là s=S/Y Vì tiết kiệm là nguồn của đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm do đó cũng có thể viết: s = I/Y Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên I =∆K. Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng thì ta sẽ có. K = ∆K/∆Y hoặc k = I/∆Y Và vì ∆Y/Y = I. ∆Y/(I.Y) = (I/Y)/(I/∆Y) Do đó chúng ta có g = s/k. Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà máy, trang thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, các khoản tiết kiệm của dân cư và các công ty chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư. Cần lưu ý rằng tỷ số gia tăng vốn – sản lượng chỉ đo năng lực sản xuất của phần vốn – đầu ra phản ánh năng lực toàn bộ của vốn sản xuất. 1.2. Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế: phân tích dựa trên mô hình AS – AD. Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu vì vậy khi đầu tư thay đổi sẽ tác động đến chi tiêu, công ăn việc làm… Khi đầu tư tăng làm cho đường tổng cầu tăng và dịch chuyển sang phải làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng, chi tiêu và nhu cầu việc làm cũng tăng theo. Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có them các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. sự thay đổi này tác động đến tổng cung. Khi đường tổng cung dịch chuyển sang phải đồng thời cũng làm cho sản lượng tăng lên. Cần lưu ý rằng sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế không phải là quá trình riêng lẻ mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau, tác động liên tục vào nền kinh tế. Ngày này vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào giải quyết công ăn, việc làm cho nguời lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất. Cuối cùng, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. 2. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Tây. Dựa trên những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của vốn đối với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nền kinh tế nói chung và ở Hà Tây nói riêng. Thực tế cho thấy bắt đầu từ năm 1992 đến nay thì việc tăng trưởng kinh tế ở Hà Tây chủ yếu dựa vào vốn đầu tư. Đặc biệt trong những năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng kinh tế được thấy rõ là chủ yếu dựa vào vốn đặc biệt là dựa vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Tây là một trong những tỉnh có mật độ dân cư lớn trong nước, hơn nữa là một khu vực chiến lược để mở rộng thành phố Hà Nội cho nên nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là rất lớn. Là một tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu lại không nhiều kể cả về số lượng mặt hàng và quy mô các mặt hàng. Lý do là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất – xuất khẩu. Vì vậy, nhu cầu về vốn đầu tư cho sản xuất – xuất khẩu là rất lớn để phát huy lợi thế này. Hà Tây được coi là vành đai xanh của thành phố Hà Nội. Là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho thành phố Hà Nội. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy, nhu cầu về vốn để đầu tư cho nông nghiệp cũng rất lớn. Từ những lý do ở trên chúng ta có thể thấy vốn đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Hà Tây. Tỉnh Hà Tây cần phải có cơ chế và chính sách cho phù hợp để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh. III. Sự cần thiết phải tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở tỉnh Hà Tây. Dựa trên những phân tích về vai trò của vốn đầu tư và về đặc điểm tỉnh hình kinh tế xã hội cũng như về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Tây cho thấy cần vốn đầu tư vào tỉnh là rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1. Đầu tư làm tăng công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong tỉnh. Khi đầu tư được tăng lên nghĩa là vốn sản xuất tăng lên, các công ty mở rộng sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu vê việc làm cũng gia tăng, cầu về lao động tăng lên làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. 2. Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển cân đối giữa các vùng. Đầu tư gia tăng, lượng đầu ra của các hàng hóa tăng lên cùng với nhu cầu đa dạng các hàng hóa, dịch vụ. Cùng với nó là việc đầu tư vào các ngành nghề mới, nhu cầu về lao đông có trình độ ngày càng gia tăng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; từ công – nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ. Đầu tư làm gia tăng tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố thúc đẩy hệ số kỹ thuật thay đổi và sự thay đổi này lại là yếu tố quyết định thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế. Thực tế cho thấy sự tác động của tiến bộ kỹ thuật đến cơ cấu ngành được thể hiện ở chỗ: Tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy ngành mới ra đời. Tiến bộ kỹ thuật làm nâng cao năng suất lao động, tác động đến cơ cấu lao động và tiến bộ kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, thúc đẩy việc hợp lý cơ cấu ngành. Trong trường hợp hệ số kỹ thuật của các ngành không thay đổi, nếu thay đổi cơ cấu tài sản cố định và tỷ lệ các yếu tố trung gian đầu vào thì năng lực sản xuất của các ngành cũng thay đổi. Vì trong trường hợp trình độ kỹ thuật không thay đổi, nếu tăng lực lượng sản xuất của tài sản cố định gia tăng và theo đó gia tăng các sản phẩm trung gian thì ngành này cũng sẽ tăng sản phẩm đầu ra. Sự thay đổi cơ cấu tài sản cố định và yếu tố trung gian đầu vào chính là kết quả của sự thay đổi cơ cấu đầu tư. Cơ cấu đầu tư là tỷ lệ phân phối vốn đầu tư vào các ngành khác nhau. Do đó, có thể nói cơ cấu đầu tư là yếu tố quyết định đối với cơ cấu ngành kinh tế. 3. Có vốn để phát huy lợi thế so sánh. Hà Tây có lợi thế về nguồn nhân lực đồi dào, tuy nhiên lợi thế này vẫn chưa được phát huy mạnh mẽ vì thiếu vốn đầu tư, số lao động thất nghiệp vẫn chiểm tỷ lệ lớn đặc biệt là lao động trẻ tuổi. Cần có vốn đầu tư phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động. Lao động trẻ tuổi, họ có tố chất là năng động tuy nhiên về kiến thức và tay nghề lại hạn chế. Vì vậy, có vốn đề đầu tư cho giáo dục nhằm phát huy được lợi thế về con người. Chương II. Thực trạng hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây. I. Khái quánt những đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây. 1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội: 1.1. Vị trí địa lý: Hà Tây là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có tọa độ địa lý : 20,310 – 21,170 vĩ độ Bắc, 105,170 – 1060 kinh độ Đông, là vùng đất nối liền giữa vùng Tây bắc và vùng trung du Bắc bộ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Với diện tích2192,02 km2, Phía Đông Bắc tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội – Trung tâm chính trị, kinh tế và thương mại của đất nước, phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. 1.2. Địa hình, khí hậu: Tỉnh Hà Tây có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp, trũng. Vùng cao chiếm khoảng 7,9% diện tích đất tự nhiên, trong đó có khoảng 7.400 ha là rừng quốc gia. Các vùng núi có độ cao thay đổi từ 300 m đến 1000 m. Trong đó có đỉnh Ba Vì cao 1218 m và một số núi đá vôi ở phía Nam tỉnh (Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp, các núi rừng này thường có độ dốc lớn, hay bị sói mòn, rửa trôi khi mùa mưa đến. Vùng đồi thấp chiếm khoảng 24,8% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu có độ cao từ 30m đến 300m. Địa hình vùng đồi thấp dốc thoải với độ dốc trung bình từ 8% đến 20%. Đây là vùng đất nâu vàng, đỏ. Vùng đồng bằng nằm ở phía đông tỉnh chiếm 67,3% diện tích đất tự nhiên. Chia thành hai dạng: vùng có độ cao từ 10 m đến 30m, ở khu vực Ba Vì với độ dốc < 10%, vùng đất xây dựng tốt, vùng đồng bằng thấp trũng, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, song lại có khu vực quá trũng, đó là: khu vực Mỹ Đức (trong đê hữu ngạn sông Đáy) và khu vực Ứng Hòa - Thường Tín (trong đê tả ngạn sông Đáy). Ngoài ra còn có khu vực Phú Xuyên cũng rất thấp. 1.3. Khí hậu: Tỉnh Hà Tây nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc bộ mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch giữa hai mùa trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 120C . Song nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chỉ xuống đến 16-170C, rất thuật lợi cho phát triển cây vụ đông giá trị kinh tế cao. 1.4. Thủy văn: Tỉnh Hà Tây có các sông lớn chảy qua là: sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và sông Nhuệ. Ngoài hệ thống sông, suối chính còn có các kênh tiêu, mương máng, sông suối nhỏ chằng chịt khắp vùng. Đặc biệt là hệ thống hồ, đập nhân tạo khá phong phú. Hệ thống ao hồ của tỉnh tuy không lớn nhưng đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt cho nhân dân, nuôi trồng thủy sản, là hồ điều hòa điều tiết nước khi mùa mưa đến và tạo cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch. 1.5 Đặc điểm kinh tế, chính trị của Hà Tây: Hà Tây có 14 đơn vị hành chính gồm : 2 thành phố (TP) Hà Đông và Sơn Tây. 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ. Tỉnh lỵ đặt tại TP.Hà Đông. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc Bộ - gồm các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây ở vị trí bao quanh thủ đô Hà Nội về hướng Tây, Tây nam và Phía Nam. Đây có thể được xem là một thế mạnh riêng biệt của Hà Tây mà không một địa phương nào có thể có. Chính điều này đã tạo nên một nét hấp dẫn riêng thu hút các nhà đầu tư khi đến với Hà Tây. Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 : 13,5% , định hướng phát triển cho giai đoạn 2007 – 2010 là 13,5%, giai đoạn 2010 – 2015 là 13%, định hướng cho năm 2020 là 12%. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ g
Luận văn liên quan